Báo cáo của Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 23 tháng 5 năm 2012.
1. Nông nghiệp
Trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp tháng Năm tập trung chủ yếu vào chăm sóc lúa đông xuân ở các địa phương phía Bắc và thu hoạch lúa và hoa màu vụ đông xuân, xuống giống lúa hè thu ở các địa phương phía Nam.
Tính đến 15/5/2012, các địa phương phía Bắc đã kết thúc gieo trồng lúa đông xuân, diện tích ước tính đạt 1156,1 nghìn ha, bằng 102,4% vụ đông xuân 2011. Hiện nay lúa đông xuân tại các tỉnh ĐBSH đang bắt đầu trỗ, thời tiết cơ bản thuận lợi cho cây trồng phát triển, riêng các tỉnh Bắc Trung bộ đã có gần 25 nghìn ha lúa gặp nắng nóng cục bộ trong thời kỳ lúa trỗ đại trà cuối tháng 4 và đầu tháng 5 làm ảnh hưởng đến số bông đậu; Sâu bệnh đã bắt đầu phát sinh trên 56 nghìn ha lúa và trên các trà lúa, chủ yếu là bệnh khô vằn (gần 19500 ha); đạo ôn (13,8 nghìn.ha); rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại lúa giai đoạn đòng - chín sữa (8440 ha); sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân gây hại nhẹ trên trà lúa xuân muộn và trên trà lúa đang trỗ (7210ha). Một số tỉnh có diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh lớn là : Ninh Bình (14,8 nghìn ha), Bắc Giang (gần 6000ha), Thái Nguyên (5300ha), Nghệ An (9400ha). Theo đánh giá ban đầu, nếu từ nay đến cuối vụ không có bất thường, năng suất lúa đông xuân của các địa phương phía Bắc ước đạt 62 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha (-1,3%)so đông xuân 2011 do các nguyên nhân trên, ngoài ra trên một số diện tích trà sớm khi cấy gặp rét ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa, làm giảm năng suất (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương);sản lượng lúa toàn miền ước đạt 7166,4 nghìn tấn, bằng 98,2% so đông xuân 2011.
Cũng đến tính đến trung tuần tháng Năm, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 1908,4 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 96,4% cùng kỳ năm trước, trong đó các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kết thúc thu hoạch, sản lượng đạt 10,83 triệu tấn, tăng 351 nghìn tấn (+3,3%) so đông xuân 2011 là mức cao nhất từ trước đến nay do tăng cả diện tích (+0,8%); năng suất (+ 2,5%). Các vùng khác cũng đang thu hoạch lúa đông xuân. Do thời tiết thuận lợi nên diện tích, năng suất và sản lượng của hầu hết các tỉnh đều tăng khá: Năng suất lúa Vùng Duyên Hải Nam trung bộ tăng 4,2%; sản lượng tăng 11,6%; Vùng Tây nguyên năng suất tăng 8,2%; sản lượng tăng5,2%; Vùng Đông Nam Bộ năng suất tăng 3%; sản lượng tăng 7,5%.
Như vậy, ước tính sản lượng lúa đông xuân cả nước ước đạt 20,2 triệu tấn, tăng 427,2 nghìn tấn (+2,2%) so vụ đông xuân 2011.
Cùng với việc thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương phía Nam đã gieo sạ được 1291,7 nghìn ha lúa hè thu, bằng 103,2% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1227,3 nghìn ha, bằng 106,6%. Hiện nay, lúa Hè Thu 2012 đang ở giai đoạn đẻ nhánh đến trổ, lúa sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên, trong tháng, đã xuất hiện những cơn mưa nhưng nhiệt độ bình quân trong ngày vẫn cao, nên đã ảnh hưởng một phần đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa và hiện tượng lúa ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn vẫn xuất hiện rãi rác tại một số tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang).
Ngoài việc tập trung chăm sóc, thu hoạch lúa đông xuân và gieo cấy lúa hè thu, các địa phương trên cả nước còn đẩy mạnh gieo trồng các loại cây hoa màu. Tính đến trung tuần tháng Năm, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 590,9 nghìn ha, bằng 87,4% cùng kỳ năm trước; khoai lang 92,7 nghìn ha, bằng 94,3%; lạc 166,7 nghìn ha, bằng 93%; đậu tương 58,7 nghìn ha, bằng 50,2%; rau đậu các loại 519,1 nghìn ha, bằng 103,4%.
Chăn nuôi
- Chăn nuôi trâu, bò: Theo số liệu sơ bộ tính đến thời điểm 1/4/2012, cả nước có 2,658 nghìn con trâu, giảm 5,14%; 5,31 triệu con bò, giảm 7% so so thời điểm 1/4/2011. Đàn trâu bò trong những tháng qua không chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh tuy nhiên do diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp, hiệu quả chăn nuôi còn thấp, thời gian tái đàn chậm nên đàn trâu bò của cả nước thời gian gần đây có xu hướng giảm dần. Đàn bò sữa có 158,4 nghìn con, tăng 0,88% và có chiều hướng tăng về số đầu con do giá sữa ổn định, dịch bệnh không xảy ra, người chăn nuôi có lãi nên đầu tư nhiều hơn. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 6 tháng qua ước đạt 50,4 nghìn tấn, tăng 3,68%; sản lượng thịt bò ước đạt 174,8 nghìn tấn, giảm 1,54%, sản lượng sữa đạt 204 nghìn tấn, tăng 14,24%.
- Chăn nuôi lợn: Hiện đang gặp khó khăn do giá đầu vào tăng, giá thịt lợn hơi có chiều hướng giảm, tâm lý người tiêu dùng vẫn còn bị ảnh hưởng từ việc sử dụng chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi lợn và dịch lợn tai xanh vẫn còn xảy ra rải rác ở các tỉnh trên cả nước nên người chăn nuôi không dám mạnh dạn đầu tư tăng đàn. Tính đến thời điểm 1/4/2012, đàn lợn cả nước có 26,69 triệu con, tăng 1,49%; sản lượng thịt lợn xuất chuồng 6 tháng qua đạt 1,9 triệu tấn, tăng 4,78% so với cùng thời điểm năm 2011.
- Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm phát triển tương đối tốt do dịch cúm gia cầm đã được khống chế và thời gian quay vòng ngắn nên việc khôi phục, phát triển đàn khá thuận lợi. Tuy nhiên, hiện tại thời tiết nắng nóng cũng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của đàn gia cầm và là nguy cơ tiềm ẩn gây bùng phát dịch bệnh. Tính đến thời điểm 1/4/2012, tổng đàn gia cầm của cả nước có 310,7 triệu con, tăng 5,8%; sản lượng thịt gia cầm hơi giết bán 439,3 nghìn tấn, tăng 13,71%; sản lượng trứng đạt 4,1 triệu quả, tăng 4,63% so với cùng thời điểm năm 2011.
Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm
Theo Cục Thú y, tính đến ngày 21/5/2012 cả nước vẫn còn 4 tỉnh là Điện Biên, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Lai Châu có dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày; không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.
2. Lâm nghiệp
Trong kỳ điều kiện thời tiết khô hạn tại hầu khắp các vùng trong cả nước, đặc biệt tình trạng hạn hán tại các tỉnh Trung bộ và miền núi phía bắc đã ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp, nhất là khu vực Bắc bộ do đang tiến hành trồng rừng vụ xuân. Các địa phương đang tích cực thực hiện công tác phòng chống cháy rừng, đồng thời tiếp tục triển khai trồng rừng vụ xuân (các tỉnh miền Bắc); gieo ươm, chăm sóc cây giống chuẩn bị hiện trường trồng rừng (các tỉnh miền Nam).
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu tháng 5 như sau: Diện tích từng trồng mới tập trung ước đạt 11,5 nghìn ha, bằng 95,8%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 13,1 triệu cây (bằng 99,2%); sản lượng gỗ khai thác 390 nghìn m3 (tăng 12,7%); củi khai thác 2,64 triệu ste (tăng 2,3%) so cùng kỳ năm 2011
Tính chung 5 tháng đầu năm: Diện tích rừng trồng tập trung ước đạt 39,5 nghìn ha, bằng 98,5%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 92,5 triệu cây (tăng 2,3%); sản lượng gỗ khai thác 1 821 nghìn m3 (tăng 9,9%); củi khai thác 12,6 triệu ste (tăng 2,4%) so cùng kỳ 2011.
Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nên nhiều địa phương có nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt các tỉnh Trung bộ và miền núi phía bắc, các địa phương đã tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng, tuy nhiên do sự bất cẩn của người dân khi đi rừng săn bắt hoặc khai thác, thu nhặt lâm sản, làm nương rẫy nên một số nơi đã xảy ra cháy rừng. Diện tích rừng bị thiệt hại trong tháng là 363,6 ha, trong đó: diện tích rừng bị cháy 357,3 ha, diện tích rừng bị chặt phá 6,3 ha. Tính chung 5 tháng đầu năm diện tích rừng thiệt hại là 1 164,7 ha, tăng gấp 3,3 lần so cùng kỳ năm 2011, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1 065,8 ha (tăng gấp 5,3 lần); diện tích rừng bị phá 98,9 ha (bằng 64%).
3. Thủy sản
Sản lượng thuỷ sản tháng 5 ước đạt 528,1 nghìn tấn tăng 4,8% so cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng cá ước đạt 417,8 nghìn tấn tăng 4,2%, sản lượng tôm ước đạt 43 nghìn tấn tăng 7 %, các loại thủy sản khác ước đạt 67,3 nghìn tấn, tăng 7,7%.
Tổng sản lượng thuỷ sản trong 5 tháng đầu năm 2012 ước đạt 2 074,5 nghìn tấn tăng 4,3% so cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng cá ước đạt 1598,6 nghìn tấn tăng 3,7%, sản lượng tôm ước đạt 182,7 nghìn tấn tăng 6,6%, các loại thủy sản khác ước đạt 293,2 nghìn tấn, tăng 6,5%.
Nuôi trồng thuỷ sản
Sản lượng nuôi trồng tháng 5 ước đạt 307,9 nghìn tấn,tăng 5,6%. Trong đósản lượng cá đạt 262,5 nghìn tấn, tăng 5%; sản lượng tôm đạt 129,6 nghìn tấn, tăng 8,4%. Trong 5 tháng đầu năm, sản lượng nuôi trồng ước đạt 1014,6 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó cá đạt 800,6 nghìn tấn tăng 4,2%, tôm đạt 129,6 nghìn tấn tăng 7,9%. Tình hình nuôi trồng thủy sản tương đối thuận do thời tiết và giá cảkhá ổn định đối với các mặt hàng tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, nghêu lụa...
Dịch bệnh trên tôm nuôi nhìn chung không nhiều so với cùng kỳ, phần lớn các diện tích bị bệnh đều được xử lý kịp thời. Riêng Sóc Trăng, dịch bệnh lại tái diễn, mặc dù địa phương đã thận trọng hơn trong công tác thả nuôi nhưngtôm nuôi vẫn bị bệnh trên diện tích17 000 ha, chiếm 72% diện tích thả nuôi do mầm mống dịch từ năm trước chưa được xử lý triệt để.
Trong tháng, các diện tích tôm nuôi công nghiệp đang trong thời kỳ chăm sóc. Sảnlượng tôm thu hoạch được khá ở các vùng nuôi quảng canh cải tiến, tỉa thưa thả bù: Cà mau thu được 14 nghìn tấn, tăng 20% so với cùng kỳ; Bạc Liêu thu được 4 nghìn tấn, tăng 9%... Nuôi cá tra lại gặp nhiều rủi ro, giá cá tra chưa tăng trở lại, cả người nuôi và doanh nghiệp đều khó khăn. Nguyên nhân do các doanh nghiệp thiếu vốn, hàng đang còn tồn đọng nhiều chưa xuất được.Sản lượng cá tra thu hoạch của Đồng Tháp đạt 30 nghìn tấn, tăng 4,6% so cùng kỳ; Cần Thơ đạt 8,1 nghìn tấn, tăng 1,3%; An Giang đạt 22 ngàn tấn, giảm 22%... Các loại cá và thủy sản nuôi khác phát triển mạnh: Phong trào nuôicá rô phi, cá chẽm, cá kèo… tiếp tục được người dân nông thôn đầu tư phát triển lan rộngtrên các đầm phá, hồ đập thủy lợi và ruộng lúa; cá hồng cá mú, cá giò, tu hài, nghêu lụa, sò huyết... trên vùng biển; nuôicá lồng bè tăng mạnh với đối tượng nuôi chính là cá diêu hồng, cá bống tượng, cá lóc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long...
Khai thác thuỷ sản
Sản lượng thủy sản khai thác tháng 5 ước đạt 220,2 nghìn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ, nâng sản lượng khai thác trong 5 tháng đầu năm đạt 1059,9 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 996 nghìn tấn, tăng 4,2%
Thời tiết biển khá thuận lợi, các nghề ra khơi đều đạt sản lượng khávới các nghề Vây khơi,lưới quét, lưới cản, giã cào, 3 màn, mành đèn, chông, câu, pha xúc, lưới dũ...vớicác đối tượng khai thác chủ yếu là cá ngừ,cá cơm, cá nục, cá trác, cá hố, cá động, cá bạc má, mực ống, nang, lá… Mặc dù giá xăng dầu tăng vào tháng 3 nhưng các địa phương thực hiện tích cực Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ xăng dầu cho tàu có công suất lớn khai thác trên các vùng biển xa bờ vàtriển khai dự án quan sát bằng vệ tinh cho tàu cá có công suất 90CV trở lên. Mặt khác, giá cả các mặt hàng thu mua thủy sản tăngnên đã tạo điều kiện cho ngư dân phấn khới bám biển./.
TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
|
Đến ngày 15/05/2012
|
|
|
|
Thực hiện
|
Thực hiện
|
So với
|
15/05/2011
|
15/05/2012
|
cùng kỳ (%)
|
1. Gieo cấy lúa Đông xuân miền Bắc
|
1 129.0
|
1 156.1
|
102.4
|
2. Gieo cấy lúa Hè thu ở Miền Nam
|
1 251.7
|
1 319.4
|
105.4
|
Trong đó:Đồng bằng sông Cửu Long
|
1 150.8
|
1 227.3
|
106.6
|
3. Thu hoạch lúa Đông xuân miền Nam
|
1 973.3
|
1 908.4
|
96.7
|
4. Gieo trồng màu lương thực
|
|
|
|
Trong đó: -Ngô
|
675.7
|
591.3
|
87.5
|
-Khoai lang
|
98.3
|
92.8
|
94.4
|
-Đậu tương
|
116.9
|
58.7
|
50.2
|
- Lạc
|
179.3
|
167.2
|
93.3
|
5. Gieo trồng rau, đậu các loại
|
501.9
|
519.1
|
103.4
|
File đính kèm: BCKTNongnghiepT5.12.pdf
Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư