Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 24/10/2011-09:36:00 AM
Báo cáo tình hình một số vấn đề nổi lên trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp tháng 10 năm 2011
Báo cáo của Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24 tháng 10 năm 2011
1. Nông nghiệp
1.1. Trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp tháng 10 năm 2011 tập trung chủ yếu vào thu hoạch lúa mùa tại các địa phương phía Bắc; thu hoạch lúa hè thu, thu đông và gieo cấy lúa mùa tại các địa phương phía Nam.
Lúa mùa: Tính đến ngày 15/10/2011, các địa phương phía Bắc thu hoạch được 434,5 nghìn ha lúa mùa, chiếm 35% diện tích gieo cấy và bằng 48,7% cùng kỳ năm trước. Vùng đồng bằng sông Hồng thu hoạch 188,1 nghìn ha, chiếm 32,5% diện tích gieo cấy và bằng 45,3% so cùng kỳ (Vĩnh Phúc đạt 100%, Hà Nội đạt 72,3%, Hải Dương 44,5%, Hải Phòng 13%, Thái Bình 19,5% so cùng kỳ). Tiến độ thu hoạch lúa năm nay chậm hơn so với cùng kỳ chủ yếu do gieo cấy vụ muộn hơn so vơi năm trước. Trong những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10 do ảnh hưởng của cơn bão số 5, số 6 và không khí lạnh gây mưa đã làm cho nhiều diện tích trà lúa đầu sắp thu hoạch bị đổ ngã, rụng bông, người dân phải thu hoạch khi cây còn xanh; cây lúa trà cuối giảm khả năng đậu hạt, ngoài ra sâu bệnh cũng phát sinh trên các trà lúa, đặc biệt là sâu đục thân và rầy nâu ... gây ảnh hưởng, làm giảm năng suất thu hoạch. Theo đánh giá sơ bộ của các tỉnh, năng suất lúa mùa miền Bắc vẫn tăng nhẹ so cùng kỳ năm 2010 do các địa phương đã chủ động bơm tiêu úng kịp thời nhằm giảm thiệt hại đến mức tối thiểu.
Tính đến trung tuần tháng 10, các địa phương phía Nam gieo cấy được 497,8 nghìn ha lúa mùa, bằng 69,4% so với cùng kỳ, chủ yếu do thu hoạch vụ hè thu năm nay muộn hơn năm 2010 và mưa nhiều. Trước tình hình trên, một số tỉnh chỉ đạo những diện tích thu hoạch hè thu chậm hoặc tại các vùng trũng, thấp hay ngập lụt không gieo cấy vụ mùa để tránh ngập úng hư hại và chuyển sang trồng đông xuân sớm.
Lúa hè thu + thu đông: Tính đến 15 tháng 10, cả nước đã thu hoạch 2145,4 nghìn ha lúa hè thu và thu đông, chiếm 81,3 diện tích xuống giống. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch được khoảng 86% diện tích lúa hè thu và thu đông, trong đó lúa thu đông thu hoạch 46% diện tích xuống giống (Đồng Tháp 77%, Vĩnh Long 75%, Cần Thơ 97%, An Giang 5% diện tích lúa thu đông). Nước lũ tại Vùng này lên cao nhất trong 10 năm gần đây, làm ngập và hư hại nhiều diện tích lúa, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng (Đồng Tháp khả năng mất trên 10 nghìn tấn lúa thu đông).
Lúa hè thu chính vụ ở các vùng khác đã cơ bản thu hoạch xong,ước tính diện tích, năng suất và sản lượng đều tăng ở tất cả các vùng.
Cây hàng năm khác: Cùng với việc thu hoạch lúa mùa, các tỉnh miền Bắc bắt tay vào sản xuất vụ đông nhưng do nhiều diện tích lúa mùa chưa thu hoạch và mưa nhiềunên tiến độ gieo trồng một số cây vụ đông năm nay giảm rõ rệt so với năm trước. Tính đến ngày 15/10, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 124,2 nghìn ha, bằng 80,2%; khoai lang đạt 15,6 nghìn ha, bằng 50,8%; rau đậu đạt 59,7 nghìn ha bằng 80,6%; đậu tương đạt 25,7 nghìn ha, bằng 1/3 cùng kỳ năm trước.
Thiệt hại do mưa lũ: Mưa lũ lớn xảy ra liên tiếp trong tháng qua đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang. Theo ước tính ban đầu, có gần 42 nghìn ha lúa mùa, hè thu, thu đông và rau màu bị ảnh hưởng, trong đó gần 20 nghìn ha bị mất trắng: Quảng Ninh mất trắng 3900 ha lúa và rau màu; Hà Tĩnh có 3851 ha lúa hè thu bị ngập úng, trong đó 460 ha mất trắng; Bình Thuận có khoảng 415 ha thanh long, 280 ha lúa và 100 ha hoa màu khác bị ngập nước, 1.100 ha lúa mới trồng bị hỏng phải gieo sạ lại; Mưa kéo theo lũ quét cũng làm hỏng gần 6400 ha rau màu của tỉnh Lâm Đồng,...Riêng tại vùng lúa trọng điểm ĐBSCL, đã có hơn 8000 ha lúa thu đông bị mất trắng trong tổng số 15000 ha lúa và rau màu bị ngập úng do lũ lớn; Mưa lũ tại vùng này cũng làm ngập nhiều diện tích cây ăn trái, chủ yếu tại 2 tỉnh đầu nguồn là Đồng Tháp và An Giang: Tại Đồng Tháp có 2.085 ha lúa thu đông bị mất trắng, 933 ha hoa màu bị ngập nặng (mất trắng 28 ha); 3.418 ha vườn cây ăn trái bị ngập (trong đó có 1.011 ha bị thiệt hại 100%). Tại An giang: Do lũ dâng cao cộng với cơn bão số 5 đã làm ngập nhiều tuyến đê bao với tổng chiều dài hơn 450km và vỡ một số tuyến đê tổng chiều dài vỡ 322m. Đến thời điểm này, có khỏang 66 ngàn ha lúa bị đe dọa, 671 ha lúa bị ngập; 4.251ha lúa bị mất trắng; diện tích bị gặt ép là 37 ha; diện tích hoa màu bị ngập là 15ha; diện tích mất trắng là 287 ha.Hiện nay tình hình mưa lũ hiện nay còn diễn biến phức tạp, do vậy thiệt hại về sản xuất nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng.
1.2. Chăn nuôi
Chăn nuôi trâu, bò phát triển ổn định và không có biến động lớn do dịch bệnh đã được khống chế. Ước tính đàn trâu xấp xỉ cùng kỳ, đàn bò giảm nhẹ do đồng cỏ bị thu hẹp.
Chăn nuôi lợn: Trong tháng dịch lợn tai xanh vẫn còn xuất hiện ở một vài điểm nhưng không bùng phát, lây lan rộng. Trong thời gian qua người nuôi lợn đã tập trung đầu tư tái đàn nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường những tháng cuối năm nên đàn lợn của cả nước có chiều hướng tăng, phát triển ở quy mô gia trại, trang trại với số lượng đầu con lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá thịt lợn trên thị trường giảm khá mạnh trong khi các chi phí đầu vào vẫn ở mức cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người chăn nuôi lợn, ước tính đàn lợn đạt 97 - 98% so cùng kỳ nhưng tăng khoảng 2-3% so tháng trước .
Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm cả nước phát triển tương đối tốt và tiếp tục tăng do dịch bệnh đã được khống chế nhưng vẫn còn nhiều khó khăn do giá thịt gia cầm giảm mạnh. Hiện tại, giá gia cầm trên thị trường miền Bắc đã tụt xuống mức rất thấp, có nơi chỉ còn 27-28 nghìn đồng/kg , ảnh hưởng đến việc tiếp tục mở rộng đàn, ước tính đàn gia cầm tăng khoảng từ 7-8% so cùng kỳ.
2. Lâm nghiệp
Trong tháng, điều kiện thời tiết cả nước có mưa trên diện rộng nên thuận lợi cho công tác lâm sinh, diện tích rừng mới trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay cơ bản các tỉnh, thành phố phía Bắc đã hoàn thành công tác trồng rừng 2011, các địa phương thuộc Trung và Nam Bộ đang tiếp tục trồng rừng chính vụ. Tuy nhiên trong kỳ nhiều địa phương thuộc khu vực Trung và Nam Bộ có mưa lớn gây ngập lụt đã ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp, do mưa lũ nên tiến độ trồng rừng chậm hơn so cùng kỳ năm 2010. Tổng hợp kết quả sản xuất tháng 10 đạt được như sau: Diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 5,5 nghìn ha; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước tính 6,85 triệu cây, tăng 0,7%; sản lượng củi khai thác 2,62 triệu ste, tăng 0,8%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 432 nghìn m3, tăng 6,4%.
Tính chung 10 tháng đầu năm 2011, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 157 nghìn ha, so cùng kỳ năm 2010 chỉ bằng 83,1%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 170,5 triệu cây, tăng 0,3%; Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 3.530 nghìn m3, tăng 12,2%. Sản lượng củi khai thác 24,3 triệu ste, tăng 2,1%.
Tình hình thiệt hại rừng: Do đang trong mùa mưa lũ nên ít xảy ra cháy rừng, tình hình chặt phá rừng làm nương rẫy cũng hạn chế nhiều so các tháng trước. Trong kỳ chỉ xảy ra 9 vụ cháy rừng, diện tích bị cháy 11 ha; số vụ chặt phá rừng là 42 vụ, diện tích bị phá 9 ha chủ yếu tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc. Tính chung 10 tháng đầu năm diện tích rừng bị thiệt hại 2.017 ha, chỉ bằng 25,9% so cùng kỳ năm 2010, trong đó: Diện tích rừng bị cháy 994 ha, bằng 14,8%, diện tích rừng bị phá 1.023 ha bằng 96,7%.
3. Thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản sản xuất ước đạt 467,2 nghìn tấn, tăng 4,4%, trong đó cá đạt 342 nghìn tấn, tăng 4,3%; tôm đạt 70 nghìn tấn, tăng 4,9%.
3.1 Nuôi trồng thuỷ sản
Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 249,5 nghìn tấn, tăng 4,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng cá đạt 187 nghìn tấn, tăng 3,3%; sản lượng tôm đạt 47 nghìn tấn, tăng 4,4%, sản lượng thủy sản khác đạt 16 nghìn tấn, tăng 15%.
Sản xuất cá tra tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất qui mô lớn, các địa phương đang đẩy mạnh việc triển khai và mở rộng diện tích nuôi theo các tiêu chuẩn Global GAP, SQF, BMP, GAP.... nhằm hướng đến tạo nguồn hàng đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất lượng phục vụ nhu cầu xuất khẩu từng bước nâng cáo giá trị hàng hóa nông sản chế biến trên thị trường thế giới. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích thả nuôi cá tra hiện nay chủ yếu là của các Công tyxây dựng vùng nuôi tập trung nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến chiếm khoảng 75% diện tích nuôi cá tra công nghiệp. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản thay thế các mặt hàng thực phẩm khác tăng lên cả trên thị trường trong nước và thế giới làm cho giá cá tra tăng nhẹ trở lại với mức giá từ 21-24 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, với mức giá này các hộ nuôi vẫn không có lãi.
Nuôi nuôi tôm sú còn gặp khó khăn trên các diện tích trước đây bị dịch bệnh nuôi thả lại do mưa nhiều làm thay đổi môi trường cùng với nguồn nước còn lẫn mầm bệnh chưa được xử lý hết từ trươc đó, điển hình tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến tre:Nếu trước đây, tôm thả 30- 40 ngày mới có hiện tượng bị chết chết thì hiện này xuất hiện tình trang tôm bị chết sơm và có trường hợp tôm mới thả 6- 7 ngày đã bị chết. Tuy nhiên trên các diện tích nuôi thân thiện với môi trường như nuôi kết hợp với cá, lúa,nuôi tỉa thưa thả bù cho sản lượng thu hoạch khá và ổn định, trong đó Cà Mau thu được 9 nghìntấn, tăng 12%; Trà Vinh8 nghìn tấn, tăng 12,4%; Kiên Giang 1,5 nghìn tấn Tăng 40%. Ngoài ra, sản lượng tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng nhanh ở nhiều địa phương do năng suất cao, chu kỳ nuôi ngắn nên diện tích được mở rộng.
3.2. Khai thác thuỷ sản
Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 218 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khai thác biển đạt 198 nghìn tấn, tăng 5,3%.
Thời tiết biển mặc dù có bão nhưng ảnh hưởng không nhiều đến khai thác thủy sản so với cùng kỳ năm trước; bước vào vụ cá Nam, các luồng cá nục, cá cơm khá dày rất thuận lợi cho ngư dân đánh bắt tại khu vực biển miền Trung,thêm vào đó các địa phương đang đẩy mạnh thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ cho tàu có công suất lớn khai thác trên các vùng biển xa nên phần lớn các tàu đi đánh bắt đều đạt sản lượng khá chủ yếu từ những đội tàu hoạt động vùng biển xa bờ với các nghề khai thác chủ lực, đóng góp sản lượng lớn như: nghề cào và nghề lưới vây ánh sáng.
Tính chung 10 tháng, tổng sản lượng thuỷ sản các loại đạt 4549 nghìn tấn, tăng 3,9%. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2413 nghìn tấn, tăng 5,5%, trong đó sản lượng cá nuôi đạt 1848 nghìn tấn, tăng 5,5%, sản lượng tôm nuôi đạt 385 nghìn tấn, tăng 4,6%; khai thác thủy sản đạt 2136 nghìn tấn, tăng 2,2%,khai thác hải sản (biển) đạt 1975 nghìn tấn, tăng 2,3%.
4. Tình hình thị trường nông sản, vật tư trong nước
4.1. Lương thực: giá lúa cấp thấp tại các tỉnh ĐBSCL tuần này giảm từ 300-400 đồng/kg so với tháng trước, giá mua tại kho từ 6.700– 7.600 đồng/kg (tùy loại): lúa Jasmin ở mức 7.500 đồng/kg, lúa IR 50404 ở mức 6.800 đồng/kg, lúa VNĐ 95-20 có giá 7000đ/kg; Giá gạo bán ổn định: gạo Jasmin có giá 13.500-15.000đ/kg, gạo CLC có giá 11.500-12.500đ/kg.
4.2. Thực phẩm: Giá sản phẩm chăn nuôi đã giảm và dần đi vào ổn định. Cụ thể, giá lợn hơi tại các trại chăn nuôi tập trung ở mức 50.000 (đứng giá); Giá lợn thịt giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg, thịt nạc thăn 88.000 - 92.000 đồng/kg (giảm 3000đ/kg), thịt heo đùi 85.000 đồng/kg, (tăng nhẹ); Thịt bò thăn 150.000 đồng/kg (giảm khá mạnh, khoảng 20% so tháng trước); cá điêu hồng sống từ 34.000 đồng /kg (giảm 4000đ/kg), Giá cá tra ở mức 34.000 đồng/kg (đứng giá), giá cá lóc nuôi 50.000 đồng/kg (giảm 5000đ/kg)
4.3. Rau quả các loại: giá rau hiện nay khá ổn định. Rau muống 5.000đồng/kg (đứng giá), mồng tơi, cải ngọt, cải xanh 6.000 đồng/kg (tăng 2000đ/kg), dưa leo 7.000 đồng/kg (đứng giá), cà chua 7.000 đồng/kg (giảm 3000đ/kg), bí xanh 7.000 đồng/kg (tăng 1000đ/kg),
4.4. Vật tư nông nghiệp: Giá phân có xu hướng tăng, giá bán lẻ phân Urê Phú Mỹ 11.800 đồng/kg (giảm 200đkg), Urê Liên xô có giá 11400đ/kg; phân DAP Trung Quốc 15.200 đ/kg (giảm 800đ/kg)
5. Tình hình thiên tai, dịch bệnh:
5.1. Thiên tai:
* Mưa lũ tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên
- Người chết: 14 người (tăng 04 người so với báo cáo nhanh ngày 19/10, Bình Định: 02, Đà Nẵng: 01, Kon Tum: 01); Người mất tích: 05 người; Người bị thương: 16 người.
- Nhà bị ngập: 65.754 căn.
- Lúa bị ngập: 3.146 ha; Hoa màu bị ngập, hư hại: 15.733 ha;
- Số hộ phải di dời: 7.395 hộ
Hiện tại, nước lũ tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã rút.
* Lũ tại đồng bằng sông Cửu Long: Tổng hợp số liệu thiệt hại tính đến ngày 20/10/2011 như sau:
- Số người chết: 49 người
- Nhà bị ngập nước: 88.325 nhà
- Lúa bị ngập úng: 23.064 ha
- Đê bao, bờ bao bị sạt lở: 1.471,8 km;
5.2. Tình hình dịch bệnh
- Dịch Cúm gia cầm : hiện không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương. Cả nước còn tỉnh Quảng Ngãi có ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
- Dịch Lở mồm long móng (LMLM): không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương. Hiện nay, cả nước còn tỉnh Nghệ An có dịch LMLM chưa qua 21 ngày.
- Dịch Tai xanh trên lợn: không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương. Hiện cả nước còn 05 tỉnh là Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng và Quảng Nam có ổ dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày./.
TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Đến ngày 15/10/2011
Thực hiện
15/10/10
(Nghìn ha)
Thực hiện
15/10/11
(Nghìn ha)
Thực hiệnso cùng kỳ 2010
(%)
1. Thu hoạch lúa mùa ở miền Bắc
892.2
434.5
48.7
Tr. đó: Đồng bằng sông Hồng
415.5
188.1
45.3
2. Gieo cấy lúa mùa ở miền Nam
717.4
497.8
69.4
3.Thu hoạch lúa hè thu
2 154.5
2 145.4
99.6
- Miền Bắc
161.5
160.0
99.1
- Miền Nam
1 993.0
1 985.4
99.6
3 . Gieo trồng một số cây vụ đông
- Ngô
154.8
124.2
80.2
-Khoai lang
30.8
15.6
50.8
-Đậu tương
83.5
25.7
30.7
- Rau, đậu các loại
74.0
59.7
80.6

Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1665
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)