Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 13/09/2012-13:35:00 PM
Báo cáo tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản tháng 8 và 8 tháng năm 2012
Báo cáo của Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 13 tháng 9 năm 2012
I. NÔNG NGHIỆP
1. Trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp tháng 8 tập trung vào gieo cấy lúa mùa, lúa thu đông; thu hoạch lúa hè thu ở miền Nam và phòng trừ các loại dịch bệnh trên cây trồng. Tiến độ thu hoạch lúa hè thu miền Nam bằng 109,% so với cùng kỳ năm 2011; tiến độ gieo cấy lúa và các cây lương thực đạt khoảng 93% so với cùng kỳ; gieo trồng các cây công nghiệp ngắn ngày bằng 83,8% so với cùng kỳ.
Lúa mùa:Tínhđến ngày 15/8, tổng diện tích gieo cấy lúa mùa cảnướcđạt 1.329ngàn ha, bằng 92,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các tỉnh miền Bắc đã cơ bản hoàn thành diện tích gieo cấy đạt 1.127,8 ngàn ha, bằng 98,9%; các tỉnh miền Nam, vì phải tập trung thu hoạch lúa hè thu, xuống giống lúa thu đông nên diện tích lúa mùa mới đạt hơn 200 ngàn ha, chỉ bằng khoảng 69% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, tại các tỉnh miền Bắc, trừ một số địa bàn vùng miền núi còn rải rác gieo cấy thêm lúa mùa muộn, các địa phương đang tập trung làm cỏ, bón phân, tưới dưỡng cho lúa trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, lúa sinh trưởng tốt. Trà lúa mùa cực sớm và sớm, được các địa phương bố trí để lấy đất gieo trồng cây vụ đông, đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng; các trà lúa chính vụ và muộn đang ở giai đoạn đẻ rộ.
Do ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 4 vào đầu tháng và bão số 5 vào giữa tháng, một số địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có mưa vừa, mưa to và dông. Mưa lớn đã gây úng cục bộ một số diện tích lúa mùa. Các địa phương có diện tích bị ngập đã chủ động tiêu thoát nước đệm, vận hành các hệ thống tiêu nước,... kịp thời cứu lúa và hoa màu.
Lúa hè thu: Tạiđịa bàn Bắc Trung bộ, nhờchủ độngđược nguồn nước ngay từ đầuvụ đã tạo điều kiện cho các địa phương trong vùng mở rộng diện tích bằng việc chuyển một số diện tích đất trồng lúa mùa sớm sang lúa hè thu. Trên tổng diện tích hơn 169 ngàn ha lúa hè thu (tăng hơn vụ trước khoảng 5 ngàn ha) phần lớn diện tích đang ở giai đoạn cuối thời kỳ làm đòng và trỗ bông. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), lúa hè thu đang trong thời kỳ thu hoạch rộ. Tính đến trung tuần tháng 8, các địa phương vùng ĐBSCL đã thu hoạch đạt gần 1,25 triệu ha, chiếm 74% diện tích xuống giống Nhìn chung, lúa hè thu ở nhiều địa phương phát triển tốt, phát triển trong điều kiện thời tiết thuận lợi, triển vọng cho năng suất khá cao.
Lúa thu đông: Do giá lúa trong tháng phục hồi cộng vớiđiều kiện thời tiết tại vùngĐBSCL tương đối thuận lợi nên diện tích lúa thu đông năm nay tiếp tục tăng mạnh. Tổng diện tích xuống giống tính đến trung tuần tháng 8 đạt gần 450 ngàn ha, tăng khoảng 50 ngàn ha so với vụ trước. Một số địa phương có diện tích tăng trên 10 ngàn ha so với vụ trước gồm: Kiên Giang, Trà Vinh, Hậu Giang; nhiều địa phương đạt mức diện tích xuống giống cao nhất từ trước đến nay.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, trên địa bàn ĐBSCL năm nay lũ sẽ bắt đầu sớm hơn, đỉnh lũ cao cũng cao hơn và cao nhất sẽ xuất hiện vào thời điểm chăm sóc cao điểm lúa thu đông 2012 vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Vì vậy một số địa phương đã chủ động đặt lịch thời vụ xuống giống thu đông dứt điểm vào cuối tháng 8; các địa bàn chưa kịp xuống giống sẽ chuyển sang xả lũ; hạn chế xuống giống đối với vùng chưa có các công trình chống lũ hoặc không có giải pháp đảm bảo an toàn cho lúa thu đông. Một điểm đáng chú ý nữa là diện tích lúa dưỡng chết trong vụ thu đông năm nay giảm nhiều so với năm trước, nên triển vọng năng suất năm nay sẽ cao hơn.
Ngoài lúa, trong tháng các địa phương tiếp tục gieo trồng và thu hoạch rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày vụ hè thu và vụ mùa, tính đến ngày 15/8, tổng diện tích gieo trồng các cây màu lương thực cả nước đạt gần 1,5 triệu ha, bằng 92,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích ngô đạt gần 882 ngàn ha, bằng 92% so với cùng kỳ năm trước; khoai lang đạt 122 ngàn ha, bằng 93%; sắn đạt 457 ngàn ha, bằng 94,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày đạt 543 ngàn ha, trong đó diện tích lạc đạt 195 ngàn ha, bằng 91,4% so với cùng kỳ năm trước; đậu tương đạt 115 ngàn ha, bằng 68,3%; thuốc lá đạt 20,6 ngàn ha, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Rau đậu các loại đạt 706 ngàn ha, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình bảo vệ thực vật:
Thời tiết tháng 8 có mưa nhiều, ngày nắng cũng là tác nhân cho sâu bệnh phát triển, nhất là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, chuột... Cơ quan bảo vệ thực vật và các địa phương đã tích cực phòng tránh, xử lý các vùng dịch, không để phát sinh diện rộng.
Sâu cuốn lá nhỏ: Tổng diện tích nhiễm trên 50 ngàn ha, trong đó nhiễm nặng hơn 2.300 ha. Phân bố chủ yếu tại vùng Bắc bộ với gần 26 ngàn ha, nặng gần 2 ngàn ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước; Bắc Trung Bộ gần 5 ngàn ha ha, nặng 327 ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước; Duyên hải Nam Trung bộ 786 ha, nhiễm nặng không đáng kể. Riêng trên các trà lúa thu đông, mùa tại Nam bộ diện tích nhiễm 18,7 ngàn ha, nhiễm nặng 75 ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Rầy các loại: Tổng diện tích nhiễm trên 55 ngàn ha, trongđó nhiễm nặng gần2.500 ha. Phân bố chủ yếu trên lúa thu đông, mùa tại Nam bộ với 46,7 ngàn ha, nhiễm nặng hơn 2 ngàn ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước; số còn lại phân bố trên lúa hè thu, mùa diện tích nhiễm 8.415 ha; nặng 340 ha.
Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm khoảng 740 ha, trongđó nhiễmnặng khoảng 10 ha, tập trung tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, như: Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang,… gây hại chủ yếu trên trà lúa thu đông ở giai đoạn đẻ nhánh với tỷ lệ bệnh phổ biến từ 3-10% số khóm; ngoài ra bệnh còn xuất hiện trên lúa mùa tại tỉnh Cao Bằng với diện tích nhiễm trên 3 ha.
Các bệnh khác cũng phát sinh nhưng với diện hẹp và mức độ thấp hơn năm trước: Bệnh khô vằn 27 ngàn ha, bạc lá 16.832 ha, Bệnh đen lép hạt 13,4 ngàn ha, sâu đục thân 2 chấm (khoảng 3.400 ha) đạo ôn lá (34 ngàn ha, chủ yếu tại địa bàn Nam bộ với hơn 32,5 ngàn ha), đạo ôn cổ bông (chủ yếu tại địa bàn Nam bộ với tổng diện tích hơn 20 ngàn ha)…
Các đối tượng dịch hại khác như: bọ trĩ, sâu phao; sâu keo; tuyến trùng hại rễ,chuột, ốc bươu vàng ...cũng phát sinh rải rác, gây hại nhẹ.
2. Chăn nuôi
Sản xuất chăn nuôi trong tháng 8 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do diễn biến của dịch bệnh, ảnh hưởng của tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi khiến cho sức tiêu dùng giảm rõ rệt; giá thịt lợn, gà, trứng tiếp tục xu hướng giảm gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi, dẫn đến tâm lý chăn nuôi cầm chừng, người chăn nuôi không dám mạnh dạn đầu tư tái đàn.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng thịt cả nước trong tháng 8 ước đạt 275 - 290 ngàn tấn thịt các loại (giảm khoảng 25 ngàn tấn so với tháng trước đó).
Tình hình dịch bệnh
+ Dịch cúm gia cầm: Trong tháng 8, dịch cúm gia cầm bắtđầu tái phát tại một sốtỉnh/thành phố. Các ổ dịch chủ yếu xuất hiện ở một số tỉnh miền Bắc. Gần đây việc nhập lậu gia cầm tăng đã làm cho tình hình tiêu thụ trong nước diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm tại nhiều địa phương chưa được quản lý chặt nên nguy cơ lây lan và bùng phát dịch trên diện rộng trong thời gian tới là rất cao vì virus cúm gia cầm đã biến đổi, đặc biệt là mầm bệnh có thể phát tán từ lượng gia cầm nhập lậu của Trung Quốc qua biên giới các tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn. Hiện nay, cả nước có 05 tỉnh là Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng và Ninh Bình có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
+ Dịch lở mồm long móng: Dịch LMLM hiện vẫnđang tiếp tụcđược cácđịaphương kiểm soát tốt. Hiện nay, nhiều đàn gia súc đã hết miễn dịch và mới được tiêm phòng, vi rút LMLM vẫn lưu hành rộng rãi trong đàn gia súc lành bệnh lâm sàng, gia súc được nhập lậu vào Việt Nam từ các nước xung quanh đang có dịch và có thể gây ra các ổ dịch mới, nguy cơ dịch tiếp tục phát sinh là cao.
+ Dịch lợn tai xanh: Hầu hết cácổdịch phát sinh tại các tỉnh miền Bắc hiệnđãđược kiểm soát; tuy nhiên ổ dịch tại Đắk Lắk còn kéo dài và có diễn biến phức tạp, dịch tại Nghệ An vẫn chưa được kiểm soát, dịch tại Cao Bằng mới xuất hiện và đang được giám sát chặt. Vi rút đã lưu hành rộng rãi trong đàn lợn, kể cả ở một số trại giống lợn của Trung ương và địa phương, kết hợp với điều kiện thời tiết bất thường, độ ẩm không khí cao khiến sức khỏe của đàn lợn bị giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh trỗi dậy. Trong thời gian tới dịch có thể xuất hiện và lây lan rộng, đặc biệt trên địa bàn những tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ. Hiện nay, cả nước có 03 tỉnh: Nghệ An, Đắk Lắk và Cao Bằng có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.
II. LÂM NGHIỆP
Trong tháng, thời tiết thuận lợi do có mưa nhiều tại các địa phương trên cả nước nên các tỉnh đã tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng theo thời vụ; đồng thời thực hiện chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng và khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch. Tính đến 20/8, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 99,7 ngàn ha, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 9,8 ngàn ha, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm trước; trồng mới rừng sản xuất đạt 89,9 ngàn ha, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước; chăm sóc rừng trồng đạt 284,6 ngàn ha, trồng cây phân tán đạt 138,8 triệu cây, khoanh nuôi tái sinh đạt 695 ngàn ha, khoán bảo vệ rừng đạt 2.293 ngàn ha, sản lượng gỗ khai thác đạt 3.104,9 ngàn m3, tăng 11,6 % so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng, nắng nóng, khô hạn vẫn tiếp diễn ở khu vực Trung bộ nên tại một số nơi đã xảy ra cháy rừng. Thống kê sơ bộ trong kỳ đã xảy ra 59 vụ cháy, diện tích rừng bị cháy là 249 ha. Một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy tương đối lớn như: Thừa Thiên - Huế 74,3 ha; Nghệ An 59,8 ha; Phú Yên 35,2 ha; Quảng Ngãi 15 ha…. Tính chung 8 tháng đầu năm diện tích rừng bị cháy là 1.915 ha, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Một số địa phương thuộc Trung du và Miền núi phía bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên vẫn rải rác còn tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy. Số vụ chặt phá rừng xảy ra trong kỳ là 198 vụ, diện tích rừng bị phá là 61 ha. Một số tỉnh có diện tích rừng bị phá nhiều như Sơn La (26,1 ha) và Lâm Đồng (14,9 ha). Tính chung 8 tháng đầu năm diện tích rừng bị phá 685 ha, bằng 73% so với cùng kỳ năm trước.
III. THỦY SẢN
Tổng sản lượng thuỷ sản 8 tháng ước đạt 3.629 nghìn tấn, tăng 4,0% so với cùng kỳ, trong đó khai thác đạt 1.686 ngàn tấn, nuôi trồng đạt 1.943 ngàn tấn.
1. Khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản tháng 8, đặc biệt là đánh bắt xa bờ chịu ảnh hưởngbất lợi của tình hình mưa bão phức tạp, với 2 cơn bão lớn là số 4 và số 5. Tuy nhiên, tính chung cả năm, thời tiết biển tương đối thuận lợi, mưa bão không nhiều so với cùng kỳ năm trước, phần lớn các tàu đi đánh bắt đều đạt sản lượng khá. Mô hình tổ chức khai thác theo kiểu tổ đội, hình thành các nghiệp đoàn nghề cá đã giúp ngư dân tiết kiệm được chi phí, tiếp tục bám biển. Nhằm tạo nguồn lực hỗ trợ các nghiệp đoàn nghề cá,Tng LĐLĐ Việt Nam phát động Chương trình "Tấm lưới nghĩa tình" với phương châm "cả hệ thống công đoàn cùng ngư dân ra khơi". Chương trình đang diễn ra rộng khắp trên cả nước và trở thành nguồn động viên to lớn đối với ngư dân để tiếp tục bám biển, phát triển kinh tế và giữ vững chủ quyền biển đảo.
Ước sản lượng thủy sản khai thác tháng 8 đạt 180 ngàn tấn, đưa sản lượng thuỷ sản khai thác 8 tháng đầu năm đạt 1.686 ngàn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó khai thác biển ước đạt 1.590 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý một số tỉnh khai thác cá ngừ năm nay đạt khá như Bình Định ước đạt 7.133 tấn; Phú Yên ước đạt 6.020 tấn và Khánh Hòa ước đạt 1.050 tấn.
2. Nuôi trồng thuỷ sản
Tình hình nuôi trồng thủy sản đã có nhiều dấu hiệu khả quan. Dịch bện trên tôm nuôi tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ đã cơ bản được khống chế (hiện chỉ còn tại một số điểm cục bộ tại Bạc Liêu và Cà Mau), giá cá tra và tôm đã có xu hướng phục hồi.
Ước sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tháng 8 ước đạt 290 ngàn tấn, đưa sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm ước đạt 1.943 ngàn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó sản lượng cá tra ước đạt trên 736 ngàn tấn với diện tích nuôi khoảng trên 7.091 ha. Một số tỉnh có sản lượng cá tra lớn là An Giang đạt 150.759 tấn, Đồng Tháp đạt 220.351 tấn, Bến Tre đạt 129.000 tấn, Cần Thơ đạt 81.844 tấn, và Vĩnh Long đạt 78.654 tấn.
IV. QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG, GIÁ CẢ NÔNG SẢN VÀ VẬT TƯ NÔNG SẢN
Việc quản lý thị trường còn yếu kém, tình trạng nhập lậu sản phẩm chăn nuôi (như gia súc, gia cầm sống, các sản phẩm giết mổ…) qua các tỉnh biên giới phía Bắc vẫn diễn ra hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, dễ phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn cho ngành chăn nuôi trong nước; tình trạng thương lái nước ngoài thu mua nông sản, ép giá người bán vẫn diễn ra tại một số địa phương.
Tháng 8, giá lương thực ổn định, giá một số sản phẩm chăn nuôi tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ, giá thu mua thủy sản có xu hướng phục hồi.
Giá thịt lợn hơi xuất chuồng dao động trong khoảng từ 35.500 - 41.000 đồng/kg. Gà công nghiệp khoảng 23.500 – 28.500 đồng/kg, gà thịt lông màu giao động khoảng 38.000 đồng/kg, giảm nhẹ so với tháng 8.
Giá cá tra nguyên liệu đang tăng dần và hiện đã đạt mức xấp xỉ 23.000 – 24.500 đồng/kg ở các tỉnh nằm ven sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, và Vĩnh Long. Giá tôm sú hiện đã trở lại mức 205.000 – 210.000 đồng/kg (loại 20 con/kg), tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với hồi trung tuần tháng 7.
So với tháng 7, giá tháng 8 của đa số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giữ nguyên không tăng, chỉ riêng cám gạo sản xuất trong nước có giá là 7.245 đồng/kg, tăng 7,8%. Giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh tăng không đáng kể (khoảng 2%), thức ăn cho lợn thịt giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng là 9.429 đồng/kg; thức ăn cho gà Broiler là 10.720 đồng/kg.
Giá muối trên cả nước vẫn giữ ở mức hợp lý và tăng nhẹ so tháng trước đã góp phần giảm bớt những khó khăn trong sản xuất và đời sống của diêm dân. Giá muối giao động từ 1.200-2.000 đồng/kg./.

File đính kèm:
BCKTNongnghiepT8.2012.pdf

Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1446
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)