Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 09/12/2020-16:30:00 PM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 năm 2020 của tỉnh Đồng Nai

1. Sản xuất công nghiệp

Năm 2020 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp thấp, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây.

Với những nỗ lực của Chính phủ cùng các bộ, ngành ở Trung Ương và sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt hiệu quả của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh trong suốt thời gian qua; dịch bệnh Covid-19 trên cả nước ta và một số Quốc gia được khống chế nên kinh tế phục hồi vào cuối năm 2020. Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng khá ở những tháng cuối năm.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh tháng 11 năm 2020 tăng 1,84% so tháng trước. Trong đó: Khai khoáng tăng 2,11%;Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,83%; Sản xuấtvà phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 1,9%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,44%. Trong các ngành công nghiệp cấp II có một số ngành tăng so tháng trước như: sản xuất xe có động cơ tăng 8,78%; in sao chép bản ghi các loại tăng 6,99%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 6,11%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 5,26%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 4,78%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 4,78%; Sản xuất đồ uống tăng 4,27%; sản xuất sản phẩm cao su và plastic tăng 3,11%; sản xuất gường, tủ, bàn ghế tăng 2,93%; Sản xuất trang phục tăng 2,45%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 2,41%; sản xuất sản phẩm thuốc, hóa dược liệu tăng 2,41%... nguyên nhân tăng do nhu cầu tiêu thụ một số mặt hàng tăng và thị trường tiêu thụ dần ổn định; các doanh nghiệp đã ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, do vậy tình hình sản xuất nhiều ngành tăng so tháng trước. Bên cạnh đó có một số ngành sản xuất chỉ số tháng 11 giảm so tháng 10 như: Sản xuất điện tử giảm 1,4%, sản xuất hóa chất giảm 1,48%; sản xuất thuốc lá giảm 1,02%... ngoài ra một số ngành còn lại chỉ số tăng thấp.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2020tăng 5,89% so cùng kỳ.Trong đó:ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 6,01%; ngành công nghiệp chế biến tăng 6,46%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 2,37%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 12,12%. Trong các ngành công nghiệp cấp II các ngành có sự tăng, giảm như sau: Ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 2,76% do các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm, sản xuất chế biến thức ăn gia súc vẫn ký được hợp đồng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khá ổn định nên ít bị ảnh hưởng; Ngành dệt tăng 2,14%, đây là ngành chịu ảnh hưởng nặng của dịch Covid 19, tuy nhiên qua tháng 11 tình hình sản xuất kinh doanh của ngành này đã khá hơn do có thêm hợp đồng mới; Ngành sản xuất trang phục tăng 3,35%; Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 7,75%, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong thời gian dịch bệnh nhưng các doanh nghiệp ngành này đã chủ động tìm kiếm hợp đồng mới nên giữ được mức tăng trưởng khá; Ngành sản xuất thiết bị điện tử và sản phẩm quang học giảm 2,59%. Là ngành chịu sự ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh covid – 19, nhiều hợp đồng sản xuất kinh doanh phải hủy bỏ, một số doanh nghiệp khác sản xuất cầm chừng, nhiều doanh nghiệp sản xuất khó khăn do thiếu nguồn cung nguyên liệu và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng (C.ty TNHH Olympus Việt Nam giảm trên 20% so cùng kỳ); sản xuất gường, tủ, bàn ghế giảm 4,98%. Các tháng cuối năm tuy có tăng nhưng so với cùng kỳ vẫn giảm, nguyên nhân giảm mạnh là do thị trường xuất khẩu sản phẩm ngành này 9 tháng đầu năm 2020 gặp nhiều khó khăn do những nhà nhập khẩu chủ yếu là Mỹ và các nước Eu ngừng nhập hàng, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm, tồn kho cao (Công ty TNHH gỗ LeeFu, công ty TNHH Timber Inductries giảm trên 20%).

-Chỉ số sản phẩm công nghiệpước tháng 11 năm 2020 tăng so với tháng cùng kỳ năm trước như: Đá xây dựng các loại 1.703,1 nghìn m3,tăng 5,99%; cà phê các loại 42,2 nghìn tấn, tăng 9,32%; thuốc lá sợi 2.220 tấn, tăng 16,97%; vải các loại 52,4 triệu m2, tăng 29,13%; quần áo các loại 15.531,6 nghìn cái, tăng 9,12%; Thuốc bảo vệ thực vật 333,1 tấn, tăng 39,14%; sơn các loại 13,3 nghìn tấn, tăng 15,07%; gường,tủ,bàn ghế 1.502 nghìn chiếc, tăng 14%; Nước uống 13,8 triệu m3, tăng 15,79%; bao bì các loại 18,8 ngàn tấn, tăng 16,11%...

- Chỉ số sản phẩm công nghiệp 11 thángnăm 2020 các sản phẩm có chỉ số tăng, giảm so cùng kỳ như: Thuốc lá sợi (+11,73%); Cà phê các loại (+10,87%); Bột ngọt (+9,03%); nước uống (+7,96%); Quần áo các loại (+7,03%); đá xây dựng (+6,02%); giầy dép các loại (+1,99%); vải các loại (+2,93%). Các sản phẩm giảm như: máy giặt (-23,62%); bê tông trộn sẵn (-5,49%); gường, tủ, bàn ghế (-2,82%); thức ăn gia súc, gia cầm (-2,58%).v.v.

-Chỉ số tiêu thụtoàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạotháng11 giảm 0,56%so vớitháng 10 và tăng 1,66% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng tăng 8,32% so với cùng kỳ. Một sốngành có chỉ số tiêu thụ11 tháng tăng, giảm so cùng kỳ như: Ngành sản xuất thuốc lá (+19,11%); sản xuất da và các sản phẩm liên quan (+10,24%); Ngành chế biến thực phẩm (+9,23%); Dệt (+6,71%); sản xuất sản phẩm cao su và plastic (+10,24%);sản xuất trang phục (+4,65);sản xuất thuốc và hóa dược liệu (+8,06%); sản xuất hóa chất (+8,88%);sản xuất xe có động cơ (-18,46%);sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính (-13,28%); sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (- 8,94%); sản xuất gường, tủ, bàn ghế (-3,02%)…

-Chỉ số tồn khotoàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạotại thời điểm 30/11/2020dự tính tăng 2,09% so với tháng trước và giảm 15,13% so cùng kỳ.Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so cùng kỳ như:sản xuất sản phẩm thuốc lá (+27,84%); sản xuất xe có động cơ (+25,87%); sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (+ 7,98%); sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (+1,3%)…một số ngành có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất đồ uống (-39,11%); sản xuất thiết bị điện (-36,03%); sản xuất gường, tủ, bàn ghế (-24,07%); Dệt (-25,13%)…

-Chỉ số sử dụng lao động:Tình hìnhsử dụng lao động trong các doanh nghiệp có sự biến động đáng kể vào những tháng cuối năm do sau khi dịch bệnh đã được khống chế, các doanh nghiệp đi vào sản xuất ổn định, ký được nhiều đơn hàng nên doanh nghiệp phải tuyển dụng thêm công nhân để hoàn thành các đơn hàng . Chỉ số lao động trong các doanh nghiệp tháng 11 tăng 1,05% so với tháng 10 và giảm 8,18% so cùng kỳ năm 2019, trong đó: doanh nghiệp nhà nước tăng 0,09% so tháng trước và giảm 8,58% so cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng tăng 0,61% và giảm 12,14%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 1,11% và giảm 7,82% so cùng kỳ. Số lao động đang làm việc trong các ngành khai khoáng tăng 0,08% so tháng trước và giảm 4,8% so cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tương ứng tăng 1,06% và giảm 8,25%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng ổn định so tháng trước và giảm 2,85%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,6% so tháng trước và giảm 2,09% so cùng kỳ.

Chỉ số sử dụng lao động 11 tháng năm 2020 giảm 2,95% so cùng kỳ. Chia theo loại hình: doanh nghiệp nhà nước giảm 1,25%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 3,79%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm 2,91%. Chia theo ngành kinh tế cấp I: ngành khai khoáng tăng 16,08%; ngành chế biến, chế tạo giảm 3,05%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tăng 1,67%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải giảm 1,62% so cùng kỳ.

2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

2.1. Nông nghiệp

Tình hình sản xuất cây hàng năm tháng 11 và 11 tháng năm 2020 trên địa bàn tỉnh có những thuận lợi về giá vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu ổn định, thời tiết tương đối phù hợp cho việc gieo trồng và phát triển đối với cây trồng; công tác chuẩn bị đối với các vụ sản xuất luôn được người dân đã thực hiện tốt khâu làm đất, con giống và nguồn nước đảm bảo cho cây trồng phát triển.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tính đến ngày 15/11/2020 đạt148.527,59 ha, giảm 6.992,76 ha (-4,5%) so cùng kỳ, diện tích giảm chủ yếu là cây lương thực có hạt do một số diện tích thiếu nước và chuyển đổi cây trồng giao đất cho các dự án. Cụ thể ở một số cây trồng chủ yếu như sau:

Diện tích nhóm cây lương thực là 91.915 ha, chiếm 61,88% so với tổng diện tích cả năm, giảm 6.442 ha (-6,55%), bao gồm lúa giảm 3.106 ha (-5,29%), bắp giảm 3.336 ha (-8,42%); Nhóm cây củ có bột đạt 17.475 ha, chiếm 11,77% so với tổng diện tích cả năm, tăng 1.090 ha (+6,65%); Cây mía diện tích là 5.610 ha, chiếm 3,78% so với tổng diện tích cả năm, giảm 3.216 ha (-36,44%); Nhóm cây thuốc lá, thuốc lào là 971 ha, chiếm 0,65% so với tổng diện tích cả năm, tăng 232 ha (+31,31%); Nhóm cây có hạt chứa dầu là 1.841 ha, chiếm 1,24% so với tổng diện tích cả năm, tăng 99 ha (+31,31%); Nhóm cây rau, đậu các loại và hoa là 21.653 ha, chiếm 14,58% so với tổng diện tích cả năm, tăng 870 ha (+4,19%); Nhóm cây hàng năm khác là 9.063 ha, chiếm 5,96% so với tổng diện tích cả năm, tăng 376 ha (+4.32%).

- Ướcnăng suất:Người dân đã chủ động được khâu làm đất, chăm bón và phòng chống dịch bệnh tốt, cộng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như trong việc sử dụng phân bón nên năng suất cây trồng đạt khá. Cụ thể: năng suất lúa đạt 57,5 tạ/ha (+2,23%); bắp đạt 80,06 tạ/ha (+6,26%); khoai lang đạt 267,59 tạ/ha (+11,52%); mía đạt 732,36 tạ/ha (-5,75%); đậu tương đạt 16,01 tạ/ha (+1,01%); đậu phộng đạt 26,13 tạ/ha (-2,93%).

- Ướcsản lượng:Căn cứ trên diện tích gieo trồng và năng suất từng loại cây trồng, dự ước sản lượng thu hoạch cây trồng 11 tháng năm 2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Sản lượng lúa đạt 319.995,32 tấn (-3,18%); bắp đạt 277.729,18 tấn (-2,69%); khoai lang đạt 6.903,82 tấn (-31,17%); mía đạt 352.045,45 tấn (-40,11%); rau các loại đạt 264.177,8 tấn (+9,64%); đậu các loại đạt 5.366,36 tấn (+1,69%) so cùng kỳ.

Cây lâu năm

Dự ước tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 170.043,28 ha, giảm 0,3%, (-511,2 ha) so cùng kỳ. Trong đó diện tích cây ăn quả đạt 64.186,56 ha, tăng 0,75%, cây công nghiệp lâu năm đạt 105.856,72 ha, giảm 0,93% so cùng kỳ, trong đó diện tích cây điều, tiêu, cà phê và cao su là chiếm tỷ lệ lớn nhưng lại có xu hướng giảm nhanh, do chuyển đổi mục đích đất sử dụng sang đất phi nông nghiệp, một số diện tích chuyển sang đất dự án, hạ tầng.v.v.

Về sản lượng: Sản lượng xoài tháng 11 đạt 9.352,47 tấn, lũy kế 11 tháng đạt 88.192,62 tấn, tăng 6,44%; chuối đạt 12.524,56 tấn, lũy kế đạt 115.633,38 tấn, tăng 7,68%; bưởi đạt 7.045 tấn, lũy kế đạt 59.154,39 tấn, tăng 12,68% so cùng kỳ, ngoài ra các loại cây ăn quả như cam, dứa (thơm), mít, sầu riêng, đu đủ, thanh long và ổi sản lượng tăng khá so cũng kỳ, nguyên nhân tăng là do hiện nay các hộ dân thực hiện tốt từ khâu chăm sóc, bón phân, đặc biệt là việc áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật trong trồng trọt khá tốt, nên sản lượng đạt khá và tránh được sâu bệnh.

Dự ước sản lượng cao su tháng 11 thu hoạch đạt 7.125,45 tấn, lũy kế 11 tháng đạt 46.087,46 tấn, tăng 4,02%; cà phê đạt 6.015,41 tấn, lũy kế đạt 10.233,81 tấn, tăng 3,46%. Riêng cây tiêu năm này sẽ thu hoạch muộn do ảnh hưởng thời tiết nên sang cuối tháng 12 mới vào mùa thu hoạch.

Chăn nuôi

Tháng 11 năm 2020 tình hình chăn nuôi tiếp tục phát triển, công tác tái đàn có chuyển biến tích cực. Ngành Thú y tiếp tục triển khai cho các đơn vị kết hợp với các cơ quan chuyên môn chú trọng tới công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; Chỉ đạo các địa phương phải tập trung vào công tác quản lý, kiểm tra, giám sát từ cơ sở chăn nuôi đến hoạt động vận chuyển, kinh doanh và giết mổ; Rà soát công tác tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm tại địa phương, các đầu mối lưu thông trên địa bàn. Do đó tình hình dịch bệnh có phát sinh nhưng chỉ ở thể nhẹ, không phát sinh thành dịch.Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tại thời điểm tháng 11/2020 như sau:

Đơn vị tính

Chính thức cùng kỳ

Thực hiện kỳ báo cáo

So sánh cùng kỳ (%)

I. Gia súc

Con

1.906.583

1.950.468

102,30

1. Trâu

Con

3.831

3.887

101,46

2. Bò

Con

85.496

86.947

101,70

Tr. đó: Bò sữa

Con

644

647

100,47

3. Heo(Không tính heo con chưa tách mẹ)

Con

1.817.256

1.859.634

102,33

II. Gia cầm

1000 con

22.538,43

23.747,95

105,37

Trong đó: Gà

1000 con

20.401,85

21.128,85

103,56

Số lượng đàn:Tổng đàn gia súc hiện có là 1.950.468 con, tăng 43.885 con (+2,3%) so cùng kỳ. Trong đó trâu đạt 3.887 con, tăng 56 con (+1,46%); bò đạt 86.947 con, tăng 1.451 con (+1,7%); heo đạt 1.859.634 con(không tính heo con chưa tách mẹ), tăng 2,33% tương đương tăng 42.378 con. Nguyên nhân tổng đàn heo hiện nay tăng là hầu hết các đơn vị chăn nuôi có qui mô lớn có đủ điều kiện an toàn đảm bảo công tác tái đàn, đảm bảo con giống cho các hộ có nhu cầu mua.

Tổng đàn gia cầm hiện có là 23.747,95 ngàn con, tăng 5,37% so cùng kỳ, trong đó gà đạt 21.128,85 ngàn con, tăng 727 ngàn con (+3,56%). Nguyên nhân đàn gà tăng mạnh là do thị trường tiêu thụ ổn định, dịch bệnh không phát sinh, nên các trang trại đã chủ động tăng đàn. Hơn nữa, khoảng 80% tổng đàn gà tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức trại tập trung, áp dụng các quy trình an toàn dịch bệnh nên đảm bảo chất lượng sinh trưởng vật nuôi.

- Sản lượng sản phẩm:Dự ướcsản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm toàn tỉnh trong tháng 11/2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Sản lượng thịt trâu dự ước18,75tấn, tăng 11,14%; thịt bò dự ước346,74tấn,tăng 8,95%; thịt heo35.554,19tấn, tăng 4,59%; thịt gia cầm20.212,65tấn, tăng 4,24%; sản lượng trứng gia cầm đạt70.596,63ngàn quả, tăng3,52% so cùng kỳ.

Lũy kế 11 tháng sản lượng thịt trâu ước đạt225,33tấn, tăng 0,73%; thịt bò 4.012,47 tấn, tăng 2,36%; thịt heo 359.188,82 tấn, tăng 0,89%; thịt gia cầm đạt 157.766,71 tấn, tăng 5,2%; sản lượng trứng gia cầm đạt 1.065.453,32 ngàn quả, tăng 4,99% so với cùng kỳ.

2.2. Lâm nghiệp

- Công tác trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng:Trong tháng 11/2020, các đơn vị lâm nghiệp tiếp tục xuống giống trồng rừng trên phần diện tích đất trống. Dự uớc diện tích rừng trồng mới trong tháng 11 đạt 258,45 ha, tăng 19,97%, lũy kế 11 tháng đạt 4.538,98 ha, tăng 7,08% so cùng kỳ. Công tác chăm sóc rừng tiếp tục thực hiện nhằm đảm bảo diện tích rừng hiện có sinh trưởng và phát triển tốt, diện tích rừng được chăm sóc dự ước ước tháng 11 đạt 528,47 ha, tăng 1,24%; lũy kế 11 tháng diện tích rừng được chăm sóc đạt 13.171,74 ha, tăng 1,14% so cùng kỳ.

Ước tính trong tháng 11 số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 2,54 ngàn cây tăng 8,55%; luỹ kế 11 tháng đạt 60,76 ngàn cây, tăng 1,44% so cùng kỳ.

- Khai thác gỗ và lâm sản:Việc tổ chức khai thác theo phương án thiết kế khai thác đảm bảo duy trì và phát triển vốn rừng, các lâm trường thực hiện việc khai thác tân thu, tỉa thưa các cây gỗ lớn để đảm bảo mật độ cây rừng.

Trong tháng 11 sản lượng khai thác gỗ ước đạt 26.745 m3tăng 5,23% so với tháng cùng kỳ. Luỹ kế 11 tháng tổng số gỗ khai thác ước đạt được 261.026 m3, tăng 5,29% so với cùng kỳ, nguyên nhân tăng là do gỗ tràm và các giống keo loạigỗ nguyên liệu giấy đã đến thời kỳ khai thác nên tăng khá so với cùng kỳ. Sản lượng Củi khai thác tháng 11/2020 ước đạt 261,45 ste; luỹ kế 11 tháng ước đạt 2.697,32 ste, tăng 5,38% so với cùng kỳ.

-Công tác PCCCR và quản lý bảo vệ rừng: Chi cục Kiểm lâm tiếp tục thực hiệnkế hoạch Quản lý bảo vệ rừng năm 2020; Xây dựng kế hoạch phúc tra công tác PCCCR tại các đơn vị chủ rừng; Triển khai thực hiện dự án nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng của các đơn vị chủ rừng. Phối hợp với các lực lượng chức năng và đơn vị chủ rừng tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát lâm sản tại những địa bàn trọng điểm và các khu vực giáp ranh với tỉnh bạn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ vi phạm.

Qua kiểm tra trong 10 tháng đầu năm 2020lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và tiếp nhận 192 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (tăng 15 vụ so với cùng kỳ), gồm: 37 vụ phá rừng; 41 vụ khai thác rừng trái phép; 31 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật;14 vụ vi phạm quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã; 18 vụ mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản; 39 vụ vi phạm quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng; 09 vụ vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng rừng và 03 vụ vi phạm các quy định về PCCR.

2.3. Thủy sản

Tình hình sản xuất thủy sản tháng 11 và 11 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh thuận lợi, ổn định, hoạt động nuôi trồng thủy sản luôn được người dân quan tâm, đầu tư, từng bước được cải thiện về phương thức nuôi trồng, con giống, công tác phòng chống dịch bệnh tốt, nhất là kiểm soát được nguồn thức ăn, con giống… giá tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thị trường xã hội ổn định và tăng so cùng kỳ.

Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 11/2020 đạt 7.996,95 tấn, tăng 4,28% so với cùng kỳ. Lũy kế 11 tháng sản lượng thủy sản đạt 61.087,17 tấn, tăng 4,75% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá đạt 53.997,2 tấn, tăng 4,77%; tôm đạt 6.103,77 tấn, tăng 4,64%; thuỷ sản khác đạt 986,2 tấn, tăng 4,49%. Nguyên nhân sản lượng thuỷ sản 11 tháng đầu năm tăng là dongười nuôi cá tập trung thả nuôicác loại cá nước ngọt quen thuộc, vừa phù hợp với khí hậu, môi trường nước, vừa có kỹ thuật lâu năm như cá tra, cá rô phi, cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá diêu hồng… các loại cá này có giá tiêu thụ ổn định, thị trường tiêu thụ xã hội rộng khắp, loại thủy sản này dễ nuôi và phù hợp với nguồn nước và khí hậu vùng miền, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của của xã hội ổn định nên sản lượng nuôi trồng tăng so cùng kỳ.

-Sản lượng thủy sản khai thác:Sản lượng khai thác tháng 11 ước đạt 402,38 tấn, giảm 0,68% so với cùng kỳ; Luỹ kế 11 tháng đạt 5.671,92 tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳ. Trong đó: Cá đạt 4.912,1 tấn, giảm 1,8%; Tôm đạt 367,62 tấn, tăng 1,78%; thủy sản khác đạt 392,2 tấn, giảm 12,41% so với cùng kỳ. Nguyên nhân sản lượng khai thác 11 tháng đầu năm giảm là do việc đánh bắt thủy sản tự nhiên cạn kiệt dần, thu nhập không ổn định, một số hộ dân sinh sống bằng nghề khai thác đánh bắt thủy sản dọc Sông Đồng Nai, sông La Ngà đã chuyển đổi ngành nghề khác để đảm bảo cuộc sống.

-Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng:Người dân đã quan tâm chú trọng đến việc nuôi trồng thủy sản nhất là đầu tư về khoa học kỹ thuật trong việc nuôi trồng, chăm sóc con giống, vật nuôi, tăng cường phòng chống dịch nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh, phát hiện và xử lý kịp thời khi phát sinh dịch khống chế không để dịch phát tán, tận dụng các nguồn nước phù hợp với các loại thủy sản, mở rộng diện tích ao hồ, bể bồn và lồng bè. Do đó sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng trong tháng 11 ước đạt 7.594,57 tấn, tăng 4,56%; luỹ kế 11 tháng đạt 55.415,25 tấn, tăng 5,54% so với cùng kỳ. Trong đó: cá đạt 49.085,1 tấn, tăng 5,47%; tôm đạt 5.736,15 tấn, tăng 4,83%; thủy sản khác đạt 594 tấn, tăng 19,76% so với cùng kỳ.

3. Thương mại, giá cả, xuất nhập khẩu, vận tải và du lịch

Tháng 11 năm 2020, các hoạt động kinh tế diễn biến tương đối ổn định trên các lĩnh vực. Hoạt động thương mại, dịch vụ có phần sôi động hơn tháng trước. Giá một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp, siêu thị và cửa hàng kinh doanh thương mại đưa ra nhiều chương trình giảm giá bán, khuyến mại hấp dẫn đối với một số mặt hàng, thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa... đã tác động kích cầu tiêu dùng, làm cho nhu cầu mua sắm của người dân cũng tăng lên đáng kể. Dịch vụ lưu trú, ăn uống và một số ngành dịch vụ khác tăng khá so tháng trước. Tình hình thương mại, vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống và các ngành dịch vụ khác tháng 11 và 11 tháng năm 2020 như sau:

a. Thương mại

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 11 năm 2020 ước đạt 15.653,76 tỷ đồng, tăng 1,56% so tháng trước. Dự ước 11 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 167.007,1 tỷ đồng, tăng 5,77% so cùng kỳ.

Tình hình bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 11 và 11 tháng năm 2020 phân theo ngành hoạt động

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 11/2020,dự ướcđạt11.968,06tỷ đồng,tăng0,79%sovới tháng trước và tăng 12,72% so cùng tháng năm trước.Nhìn chung thị trường hàng hóa trong tháng 11 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tương đối ổn định, các mặt hàng phong phú, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống ổn định,nhu cầu mua sắm có phần sôi động hơn do sau thời gian dài chịu ảnh hưởng dịch covid các hoạt động kinh doanh đã trở lại hoạt động bình thường, đời sống của đa số người dân được cải thiện đã góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 11 tăng so với tháng trước và so tháng cùng kỳ. Cụ thể một số nhóm có tốc độ tăng cao so với tháng trước như: Nhóm Lương thực, thực phẩm dự ước đạt 2.932,51 tỷ đồng (+1,02%); Nhóm Xăng, dầu các loại dự ước đạt 1.562,66 tỷ đồng (+0,9%); Nhóm Gỗ và vật liệu xây dựng dự ước đạt 1.638,77 tỷđồng (+0,84%); Nhóm vàng bạc đá quý dự ước đạt 343,84 tỷ đồng(+0,81%);Nhóm nhiên liệu khác dự ước đạt 166,84tỷ đồng (+0,73%);Nhómhàng hóa khác dự ước đạt 1.051,75tỷ đồng (+0,71%)...

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá11tháng năm 2020,dự ước đạt130.778,48tỷ đồng, tăng9,97% so cùng kỳ.Những tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch covid-19 nên nhu cầu mua sắm hàng hóa người dân giảm, mặt khác do một phần đời sống của người dân gặp khó khăn vì phải nghỉ việc không lương, tạm ngưng kinh doanh nên chi tiêu tiết kiệm hơn. Bước sang quý 3 sức mua trên thị trường đã tăng trở lại, một số mặt hàng thiết yếu tăng cao. Bên cạnh đó việc mua hàng online ngày càng phổ biến và phát triển rộng rãi đã giúp người dân tích cực mua hàng không cần phải đến nơi công cộng. Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo địa phương vừa phòng chống dịch vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế nên lĩnh vực thương mại vẫn phát triển ổn định. Do đó dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa 11 tháng năm 2020 tăng so cùng kỳ mặc dù tăng thấp hơn cùng kỳ các năm trước. Cụ thể: Nhóm vàng, bạc, đá quý, kim loại quý dự ước đạt 3.642,02tỷ đồng, tăng16%; Nhóm Ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) dự ước đạt8.422,89tỷ đồng, tăng13,34%; Nhóm Lương thực, thực phẩm dự ước đạt32.308,98tỷ đồng, tăng 13,67%; Nhóm Phương tiện đi lại dự ước đạt13.246,68tỷ đồng, tăng 12,03%;Nhómđồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đìnhdự ước đạt 14.440,8 tỷ đồng, tăng 4,68% so với cùng kỳ...

- Doanh thu lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành tháng 11/2020dự ước đạt 1.451,19 tỷ đồng, tăng 4,7% so với tháng trước, tăng 6,48% so với tháng cùng kỳ năm trước. Do kiểm soát tốt dịch covid - 19 nên nhu cầu đi du lịch, ăn uống và các dịch vụ phục vụ cá nhân của người dân tăng. Các nhà hàng, khách sạn, vũ trường, karaoke, du lịch… cũng đã có nhiều hình thức để thu hút khách hàng. Cụ thể:

+Doanh thu dịch vụ l­ưu trú dự ước đạt 19,72 tỷ đồng, tăng 2,14% so với tháng trước, giảm 27,33% so với tháng cùng kỳ năm trước; Lượt khách phục vụ: 198.590 lượt khách tăng 2,04% so với tháng trước và so với tháng cùng kỳ năm trước giảm 28,58%; Ngày khách phục vụ: 124.233 ngày tăng 1,41% so với tháng trước và so với tháng cùng kỳ năm trước giảm 36,55%.

+ Dịch vụ ăn uống dự ước đạt 1.427,59 tỷ đồng, tăng 4,73% so với tháng trước, tăng 7,55% so với tháng cùng kỳ. Do nhiều công ty trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, nhiều công ty mở rộng sản xuất nên nhu cầu cung cấp suất ăn cho công nhân tăng, các công ty cung cấp suất ăn công nghiệp cũng đã hoạt động trở lại. Bên cạnh đó thời điểm cuối năm nên dịch vụ cưới hỏi, nhu cầu ăn uống, liên hoan tăng cao làm cho dịch vụ ăn uống trong tháng 11 tăng so với tháng trước.

+ Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch dự ước đạt 3,885 tỷ đồng, tăng 8,31% so với tháng trước, giảm 53,49% so với tháng cùng kỳ năm trước. Lượt khách du lịch theo tour 3.576 lượt tăng 6,75% so với tháng trước và so với tháng cùng kỳ năm trước giảm 74,63%; Ngày khách du lịch theo tour 9.155 ngày tăng 7,42% so với tháng trước và so với tháng cùng kỳ năm trước giảm 71,17%. Mặc dù giá tour du lịch bình quân 11 tháng năm 2020 có giảm hơn so với năm 2019 nhưng do chi phí của các tour du lịch còn nhiều chi phí khác như: Tiền vé thăm quan, tiền hoa hồng… nên giá tour du lịch trong tháng 11 ổn định và có xu hướng tăng. Bên cạnh đó tâm lý người dân còn lo ngại nên nhiều tour du lịch khách hàng chỉ đi ngắn ngày và chủ yếu là đi trong nước nên lượt khách du lịch theo tour giảm nhiều so cùng kỳ.

- Doanh thu lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 11 tháng năm 2020,dự ước đạt 13.913,62 tỷ đồng, giảm 6,92% so cùng kỳ. Doảnh hưởng của tình hìnhdịch bệnhCovid-19,nhiều đơn vị kinh doanh ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành phải tạm ngưng hoạt độngmột thời gian dài đã làm chodoanh thu của các ngành nàygiảm. Cụ thể:Doanh thu dịch vụ l­ưu trú dự ước đạt 204,15 tỷ đồng, giảm 31,8% so cùng kỳ. Lượt khách phục vụ: 2.031.022 lượt khách (-33,69%); Ngày khách phục vụ: 1.326.002 ngày (-41,55%); Dịch vụ ăn uống dự ước đạt 13.669,12 tỷ đồng (-6,11%); Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch dự ước đạt 40,35 tỷ đồng (-56,06%). Lượt khách du lịch theo tour 51.427 lượt (-66,49%), Ngày khách du lịch theo tour 118.549 ngày (-64,46%).

- Doanh thu dịch vụ kháctháng 11 ước đạt 2.234,51 tỷ đồng, tăng 3,75% so tháng trước; giảm 0,25% so cùng tháng năm trước. Dự ước 11 tháng đạt 22.315 tỷ đồng, giảm 7,15% so cùng kỳ. Cụ thể ở một số ngành như:

+ Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản: Ước đạt 563 tỷ đồng, tăng 5,25% so tháng trước. Dự ước 11 tháng đạt 6.003,62 tỷ đồng, giảm 15,26% so cùng kỳ. Do dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng nhiều đến ngành bất động sản. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch để khắc phục kho khăn, đồng thời xây dựng nguồn lực và nhân lực để chủ động cơ cấu lại tổ chức và dự án theo hướng thiết thực và hiệu quả, do đó nhiều dự án bất động sản trong tháng 11 giá trị tăng so tháng trước.

+ Doanh thu dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ: Ước đạt 276,5 tỷ đồng, tăng 3,37% so tháng trước.Là tháng của quý IV nên nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm nên cần nhiều lao động thời vụ do vậy việc cung ứng lao động trong tháng tăng. Bên cạnh đó cuối năm là thời điểm các công trình được gấp rút hoàn thiện nên nhu cầu thuê máy móc, thiết bị xây dựng tăng và nhu cầu đi lại cũng tăng cao nên việc thuê xe ôtô để di chuyển cũng tăng.Dự ước 11 tháng đạt 2.807,19 tỷ đồng, tăng 0,01% so cùng kỳ.

+ Dịch vụ giáo dục và đào tạo: Ước đạt 165,2 tỷ đồng, tăng 1,79% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước giảm 2,75%. Dự ước 11 tháng đạt 1.581,53 tỷ đồng, giảm 13% so cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 11 và 11 tháng năm 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Dự ước
11 tháng năm 2020

Chính thức 11 tháng năm2019

Cơ cấu (%)

Ước 11 tháng năm 2020 so
cùng kỳ (%)

Tổng mức bán lẻ

167.007,11

157.900,97

100,00

105,77

- Thương nghiệp

130.778,48

118.920,01

78,31

109,97

- Khách sạn, nhà hàng

13.873,27

14.855,93

8,31

93,39

- Du lịch, lữ hành

40,35

91,82

0,02

43,94

- Dịch vụ

22.315,01

24.033,20

13,36

92,85

b. Giá cả thị trường

* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2020 so với tháng 10/2020.​

Tháng 11 mặc dù giá các mặt hàng xăng, dầu giảm do ảnh hưởng của giá thế giới nhưng nhiều mặt hàng giá có xu hướng tăng làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11/2020 tăng 0,07% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng có 4 nhóm chỉ số giá tăng, 2 nhóm ổn định và 5 nhóm giảm so tháng trước. Cụ thể ở một số ngành như sau:

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,65% so tháng trước. Trong đó:

Nhóm hàng lương thực tăng 1,23%do mặt hàng gạo tẻ thường tăng 1,63%, gạo tẻ ngon tăng 0,63%; bột mì và ngũ cốc khác tăng 0,53%.

Nhóm hàng thực phẩm tăng 0,83%. Nguyên nhân tăng là do trong tháng 10 mưa nhiều ở các tỉnh phía Nam, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung đã làm cho nhiều diện tích rau, củ, quả bị hư hại nên sản lượng các mặt hàng này giảm đã làm cho giá các mặt hàng này tăng so tháng trước, như: bắp cải tăng 13,03%; rau muống tăng 23,87%; su hào tăng 13,32%... Các mặt hàng thủy sản tươi sống tăng 0,94% nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên việc đánh bắt thủy sản của ngư dân gặp nhiều khó khăn làm cho sản lượng giảm nên giá tăng… Bên cạnh những mặt hàng tăng giá thì cũng có những mặt hàng giảm giá như thịt heo vẫn tiếp tục giảm bình quân 2,01% do hiện nay nguồn cung thịt heo trong nước đã ổn định, nhiều chủ trang trại tái đàn nay đã đến kỳ xuất bán.

- Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 0,37% so tháng trước. Giá nhóm này giảm chủ yếu giảm giá điện và dịch vụ điện sinh hoạt giảm 3,31%; giá nước và dịch vụ nước sinh hoạt giảm 3,08%. Nguyên nhân giảm là do tháng 10 thời tiết mưa nhiều nên nhu cầu sử dụng điện, nước giảm đã làm cho giá giảm so tháng trước.

- Nhóm Giao thông giảm 0,71% so tháng trước, chủ yếu do giá xăng, dầu thế giới giảm làm cho giá các mặt hàng này trong nước cũng giảm theo do vậy chỉ số giá nhiên liệu giảm 1,71%.

- Các nhóm còn lại tương đối ổn định, tăng, giảm nhẹ so tháng trước.

* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2020 so với tháng 12/2020 tăng 1,04%. Có 7/11 nhóm hàng hoá có chỉ số tăng, đó là:Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 7%;giáo dục tăng 4,46%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 2,42%;đồ uống và thuốc lá tăng 1,25%;thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,27%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,31%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,15%; Có 4/11 nhóm giảm: Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,57%; giao thông giảm 15,17%; bưu chính viễn thông giảm 0,28%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,82%.​

* Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng so cùng kỳ tăng 3,46%.Trong đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+10,87%); đồ uống và thuốc là (+1,33%); thuốc và dịch vụ y tế (+1,51%); giáo dục (+4,78%); may mặc, mũ nón, giày dép (+1,09%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD (+1,37%); thiết bị đồ dùng gia đình (+0,34%); hàng hóa và dịch vụ khác (+2,33%). Có 3 nhóm giảm là giao thông (-12,23%); bưu chính viễn thông (-0,19%); văn hóa, giải trí và du lịch (-0,4%).

* Giá vàng: Trongtháng giá vàng tăng 1,5% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 29,42%; so tháng 12 năm trước tăng 30,12% và so bình quân cùng kỳ tăng 26,09%.

* Giá Đô la Mỹ:Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này giảm 0,02% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 1%; so tháng 12 năm trước tăng 1,14% và so bình quân cùng kỳ tăng 0,74%.​

c. Xuất, nhập khẩu hàng hóa​

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp những tháng cuối năm có dấu hiệu tích cực hơn so với những tháng trước, do thị trường thế giới có chuyển biến tốt hơn, tuy nhiên nhìn chung vẫn còn khó khăn do các thị trường lớn như: Mỹ, châu âu… vẫn chịu ảnh hưởng của dịch Covid.

- Kim ngạch xuất khẩu 11 thángước đạt 17.011,63triệu USD, giảm3,82% so cùng kỳ, trong đó: Kinh tế nhà nước đạt450,89triệu USD, giảm9,36%; kinh tế ngoài nhà nước đạt3.506,88triệu USD, giảm7,62%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt13.053,85triệu USD, giảm2,54%.

Một số ngành hàng xuất khẩu11tháng năm 2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau:Hạt điều ước đạt272,21triệu USD (-8,15%); Cà phê ước đạt397,39triệu USD (+12%); Hạt tiêu ước đạt35,85triệu USD (+4,84%); Cao su ước đạt64,57triệu USD (+13,82%); Sản phẩm gỗ đạt1.498,09triệu USD (+10,1%); Hàng dệt may đạt1.557,8triệu USD (-15,36%); Giày dép các loại ước đạt3.655,54triệu USD (-6,08%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử đạt755,34triệu USD (+35,48%); Máy móc thiết bị ước đạt1.655,51triệu USD (+7,16%); Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt7847,58triệu USD (-3,18%); Xơ, sợi dệt đạt1.021,83triệu USD (-22,33%); Sản phẩm từ chất dẻo ước đạt315,37triệu USD (-3,4%); Sản phẩm sắt thép đạt504,97triệu USD (-21,1%).

Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các thị trường chủ lực truyền thống11 tháng/2020như: Hoa Kỳ ước đạt4.898,6triệu USD,tăng 0,49% so cùng kỳ và chiếm28,79%; Trung Quốcước đạt2.031,6triệu USD,tăng4,12% và chiếm 12,9%;Đức:478,6triệu USD, tăng2,33%, chiếm2,81%; Đài Loan:318,2triệu USD,tăng4,99%, chiếm1,87%;Nhật Bản:1.799,5triệu USD,giảm5,77% và chiếm 10,58%; Hàn Quốc:933,2triệu USD,giảm1,09% và chiếm5,49%;Beligium:602,5triệu USD,giảm9,95% và chiếm3,54%;Thái Lan:405,8triệu USD,giảm6,04% và chiếm2,39%; HongKong:355,9triệu USD,giảm24,23% và chiếm2,09%;Indonesia:325,9triệu USD,giảm21,29% và chiếm1,92%…

- Kim ngạch nhập khẩuướcđạt13.145,88triệu USD, giảm8,96% so cùng kỳ. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu11tháng giảm là doảnh hưởng của dịch bệnhCovid-19đã làm ảnh hưởng đếntình hình nhập khẩu của các doanh nghiệp, nhất là đối với các mặt hàng xơ, sợi dệt các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc. Cụ thể, một số mặt hàng biến động so cùng kỳ như sau: Thức ăn gia súc và nguyên liệu ước đạt886,95triệu USD (+29,78%); Chất dẻo nguyên liệu ước đạt1.093,63triệu USD (-17,37%); Vải các loại704,63triệu USD (-18,42%); Nguyên phụ liệu dệt, may ước đạt687,83triệu USD (-8,21%); Bông ước đạt505,18triệu USD (-10,4%); Sắt thép các loại ước đạt828,25triệu USD (-24,02%); Máy móc thiết bị ước đạt1.418,31triệu USD (-15,24%)…

Thị trường nhập khẩu chủ lực trong11tháng/2020 là: Trung Quốc ước đạt2.923,3triệu USD, chiếm 22,24% và giảm1,83%; Hàn Quốc ước đạt1.863,5triệu USD, chiếm 14,18%, giảm18,45%; Đài Loan ước đạt1.379,3triệu USD, chiếm10,49%,giảm 13,76%; Nhật Bản ước đạt1.070,1triệu USD, chiếm8,14%,giảm23,04%; Hoa kỳ ước đạt1.009,1triệu USD, chiếm7,68%, giảm21,89% so cùng kỳ…

d. Giao thông vận tải

Vận tải, kho bãi ước tháng 11:Doanh thu vận tải kho bãiước đạt 1.504,61tỷ đồng, tăng 1,59% so tháng trước, tăng 5,68% so cùng kỳ năm trước.Trong tháng 11/2020 mặc dù trên thế giới dịch bệnh covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng tình hình sản xuất trong nước đã có phần khởi sắc hơn tháng trước, nhiều đơn hàng đã được xuất khẩu làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa,cũng như nhu cầu làm các dịch vụ logistic, kê khai hải quan cao hơn tháng trước dẫn đến doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi dự ước tháng 11/2020 tăng hơn so với tháng 10/2020. Trong đó:

+ Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 197,89 tỷ đồng, tăng 1,03% so tháng trước và tăng 2,39% so cùng kỳ năm trước; khối lượng vận chuyển ước đạt 5.968 nghìn HK, tăng 0,67% so tháng trước và tăng 1,82% so cùng tháng năm trước; khối lượng luân chuyển ước đạt 412.127 nghìn HK.km, tăng 0,62% so tháng trước và tăng 1,36% so cùng kỳ.

+ Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 872,54 tỷ đồng, tăng 1,26% so tháng trước và tăng 5,44% so cùng kỳ năm trước; khối lượng vận chuyển ước đạt 4.121,3 nghìn tấn, tăng 0,83% so tháng trước và tăng 4,6% so cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 381.3105 nghìn tấn.km, tăng 0,79% so tháng trước và tăng 5,6% so cùng kỳ. Nguyên nhân là do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất cũng như xuất nhập khẩu đã ổn định trở lại nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng hơn so với tháng trước.

+ Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 434,18 tỷ đồng, tăng 2,51% so tháng trước vàtăng 7,77% so cùng kỳ năm trước.

Hoạt động vận tải, kho bãi 11 tháng:Dự ước đạt 15.577,57 tỷ đồng, giảm 2,45% so cùng kỳ. Trong đó:

Vận tải hành khách ước đạt 1.944,45 tỷ đồng, giảm 8,32%; Sản lượng vận chuyển hành khách ước đạt 57.077 nghìn HK, giảm 9,18% và luân chuyển ước đạt 3.104.202 nghìn HK.Km, giảm 4,97% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó: Đường bộ đạt 56.043 ngàn hành khách vận chuyển, giảm 9,2% và 3.103.603 ngàn hành khách.km luân chuyển, giảm 4,97%; đường sông đạt 1.034 ngàn hành khách vận chuyển, giảm 7,61% và 599 ngàn hành khách.km luân chuyển, giảm 8,77%.

Vận tải hàng hoá ước đạt 8.846,57 tỷ đồng giảm 1,42%; Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 50.290,4 nghìn.tấn, giảm 5,02%, luân chuyển hàng hóa đạt 3.988.318 nghìn tấn.km giảm 2,77% so cùng kỳ.Trong đó: Đường bộ đạt 48.926 ngàn tấn vận chuyển, giảm 5,11% và 3.755.392 ngàn tấn.km luân chuyển, giảm 2,82%; đường sông đạt 1.364,3 ngàn tấn vận chuyển, giảm 2,29% và 232.926 ngàn tấn.km luân chuyển, giảm 1,94%.

Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 11 tháng ước đạt 4.786,55 tỷ đồng, giảm 1,78% so cùng kỳ.

4. Đầu tư phát triển

Những tháng cuối năm tình hình thực hiện vốn đầu tư có nhiều khởi sắc do đẩy nhanh tiến độ giải ngân, các Dự án đầu tư công khẩn trương thực hiện theo kịp tiến độ.

Dự ước thực hiện vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do địa phương quản lý tháng 11 năm 2020 thực hiện 1.169,77 tỷ đồng, tăng 11,1% so tháng trước, ước 11 tháng 6.456,68 tỷ đồng và tăng 7,62% so cùng kỳ đạt 82% so kế hoạch năm. Tình hình thực hiện các nguồn vốn như sau:

- Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh quản lý

Ước tháng 11 năm 2020 thực hiện 614,36 tỷ đồng, tăng 9,3% so với tháng 10/2020 và tăng 7,6% so cùng kỳ, đạt 83,3% so kế hoạch năm 2020. Đến ngày 11 tháng 11 năm 2020 toàn tỉnh đã giải ngân được3.150,56tỷ đồng đạt40% so với kế hoạch, dự kiến sẽ giải ngân theo đúng kế hoạch trong tháng 12/2020.

Tình hình thực hiện công trình trọng điểm năm 2020:Dự án mở rộng, tu bổ tôn tạo di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh:Dự ước khối lượng thực hiện trong tháng 11/2020 là 2,6 tỷ đồng, lũy kế 11 tháng 14,4 tỷ đồng;Dự án Cải tạo nâng cấp đường ĐT,768 đoạn từ cầu Vượt Thủ Biên đến giao với đường ĐT,767, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu. Dự ước khối lượng thực hiện trong tháng 11/2020 là 54,05 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đến tháng 11 là 56,55 tỷ đồng; Dự án nâng cấp đường ĐT 763 đoạn từ Km0+000 đến Km29+500, dự ước tháng 11/2020 thực hiện 15,64 tỷ đồng. lũy kế 11 tháng 2020 là 101,09 tỷ đồng; Dự án kè gia cố bờ sông Đồng Nai đoạn từ khu dân cư dọc sông rạch cát phường Thống nhất đến nhà máy xử lý nước thải số 2 phường Tam Hiệp thành phố Biên Hòa, dự ước tháng 11/2020 thực hiện 7,9 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng năm 2020 là 48,9 tỷ đồng; Dự án Xây dựng mới cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai , dự ước thực hiện tháng 11 là 2,15 tỷ đồng, lũy kế 11 tháng 55,63 tỷ đồng.

* Đặc biệt dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành đây là công trình trọng điểm quốc gia, dự án thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính Phủ, trung ương quản lý nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến nay công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư được UBND tỉnh tập trung quyết liệt chỉ đạo đến ngày 30 tháng 10/2020 dự án đã giải ngân được 2.573,9 tỷ đồng. UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương để hoàn thành bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ như cam kết, bảo đảm hoàn thành thủ tục chi trả và dọn dẹp mặt bằng hơn 1,8 ngàn ha đất khu vực ưu tiên để bàn giao đã hoàn thành trong tháng 10/2020. Đồng thời, tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại (trong phạm vi toàn bộ 5 ngàn ha đất) để giải ngân hết số vốn đã bố trí cho dự án (23 ngàn tỷ đồng) theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại văn bản số 4740/VPCP-CN ngày 14-6-2020 của Văn phòng Chính phủ.

Các dự án khác:Dự án xây dựng nâng cấp mở rộng đường Đỗ Văn Thi xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa: Dự ước tháng 11/2020 thực hiện 500 triệu đồng Dự án xây dựng hồ chứa nước Cầu Dầu – TP. Long Khánh: Dự ước thực hiện tháng 11/2020 là 420 triệu đồng; Dự án xây dựng nâng cấp đường vào khu hành chính huyện Long Thành dự ước thực hiện tháng 11/2020 là 92 triệu đồng.

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý:

Dự ước tháng 11 năm 2020 thực hiện 449,5 tỷ đồng, tăng 15,3% so với tháng 10/2020, dự ước11 tháng năm 2020 thực hiện 1.840,41 tỷ đồng,tăng 3,33% so cùng kỳ và đạt 79,46% so với kế hoạch năm 2020. Tình hình thực hiện các công trình như sau: Dự án xây dựng trung tâm hành chính huyện Long Thành dự ước thực hiện tháng 11/2020 là 570 triệu đồng;Dự án xây dựng đường vào khu TĐC ấp 3 xã Phú Lợi tháng 11/2020 ước thực hiện 310 triệu đồng; Dự án làm đường Nguyễn Hữu Cảnh đoạn song hành QL1A từ đường đinh tiên hoàng đến ngã ba cây gáo H.Trảng Bom tháng 11/2020 ước thực hiện 420 triệu đồng; Dự án xây dựng đường Cây Khế - Bưng Môn. Huyện Long Thành tháng 11/2020 ước thực hiện 223 triệu đồng.

- Nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do cấp xã quản lý:

Dự ước tháng 11 năm 2020 thực hiện 105,9 tỷ đồng, tăng 5% so tháng 10/2020, ước11 tháng năm 2020 thực hiện 530,92 tỷ đồng vàtăng 25,57% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do một số dự án như giao thông nông thôn, đường điện đang được tập trung triển khai ở các tháng cuối năm nên tình hình thực hiện vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước tăng so với cùng kỳ.

5. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

- Tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2020, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốnlà:71.136,9tỷ đồng, tăng 61,6% so với cùng kỳ năm 2019 (34.247,6 tỷ đồng), trong đó số đăng ký thành lập mới là3.540 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là58.133tỷ đồng, tăng 74% và 463 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với vốn đăng ký bổ sung là13.003,9 tỷ đồng, tăng 22,5% so cùng kỳ.

Tiếp tục triển khai thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng và trả kết quả tại nhà: tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2020 có 14.609 lượt doanh nghiệp đăng ký trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, 1.519 doanh nghiệp đăng ký trả kết quả tại nhà.

- Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh:Tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2020 có 337 doanh nghiệp giải thể với số vốn 5.480 tỷ đồng và 350 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động; 684doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh không hiệu quả.

6. Tài chính – Ngân hàng

a. Tài chính

Tổng thu ngân sách nhà nước ước năm 2020 đạt 54.203,7 tỷ đồng, đạt 102% so dự toán năm và bằng 97% so với cùng kỳ. Trong đó:Thu nội địaước đạt40.103,7 tỷ đồng, đạt 113% so với dự toán năm và tăng 4,4% so với cùng kỳ;Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu: 14.100 tỷ đồng, đạt 81% so dự toán năm và bằng 82% so với cùng kỳ. Nguyên nhân thu lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn, giảm so cùng kỳ nên số thu ngân sách cũng đạt thấp.

Dự ước tổng chi ngân sách địa phươngnăm 2020 ướcđạt 20.746 tỷ đồng,đạt 93% so với dự toán giao đầu năm và tăng 6% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển: 7.039 tỷ đồng, đạt 94% so với dự toán giao đầu năm, tăng 2% so với cùng kỳ;Chi thường xuyên: 12.459 tỷ đồng, đạt 92% so với dự toán giao đầu năm, bằng 99% so với cùng kỳ.

b. Hoạt động ngân hàng

Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến 31/12/2020 đạt đạt231.394tỷ đồng, tăng 16,36% so đầu năm. Trong đó: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 215.840 tỷ đồng, tăng 16,09%; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 13.976 tỷ đồng, tăng 18,66%.

Tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đến31/12/2020đạt227.529tỷ đồng, tăng 7,01%so vớiđầu năm. Trong đó: Dư nợ ngắn hạn ước đạt 120.015 tỷ đồng, tăng 8,4% sođầu năm. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 105.812 tỷ đồng, tăng 5,8%.

Đến 30/9/2020, số liệu nợ xấu trên địa bàn là 1.944 tỷ đồng, chiếm 0,87% trên tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn luôn được kiểm soát dưới 2%.

7. Một số tình hình xã hội

a. Văn hóa thông tin

Trong tháng 11 toàn ngành văn hóa thông tin tập trung tuyên truyền các sự kiện chính trịnhằm chào mừng các ngày lễ lớn, chào mừng thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh,nhiệm kỳ 2020-2025 tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Tham gia Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 80 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa và chào mừng đại hội Đảng các cấp do Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại tỉnh Bến Tre. Có 24 đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia Hội thi,Trong đó, đoàn Đồng Nai đoạt 5 huy chương, 02 HCV và 03 HCB...Hoạt động này nhằm tuyên truyền ý nghĩa lịch sử Khởi nghĩa Nam Kỳ báo hiệu thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam, thời kỳ Đảng ta có bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Từ đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc,góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc…

Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai livestream chương trình rối cạn “Sắc màu tuổi thơ” với các tiết mục: Hoa mùa Xuân, 12 con giáp, Múa chim công, Những chu hề ngộ nghĩnh, Những chú chim non, Múa thiên nga…Đây là chương trình nghệ thuật trực tuyến đượcNhà hát dàn dựng, chương trình rối cạn sẽ được biểu diễn trực tuyến 10 buổi (đến 30/11) phục vụ các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.

b. Thể dục, thể thao

Trong tháng 11, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Đồng Nai đã tổ chức 04 trận đấu trong khuôn khổ Giải Bóng đá hạng Nhì quốc gia.

Tổ chức 04 giải thể thao cấp tỉnh, như:Giải vô địch Thể dục dưỡng sinh, Giải đua xe đạp "Về Chiến khu'' huyện Vĩnh Cửu mở rộng lần thứ XV năm 2020 - Cúp DONACOOP,Giải vô địchBơitỉnh Đồng Nai,GiảiBơi học sinhtỉnh Đồng Nai.

Tham gia 29 giải quốc gia, đạt 24 HCV, 24 HCB, 36 HCĐ. Trong đó, một số bộ môn đạt thành tích cao như: Cử tạ (tham gia Giải vô địch Cử tạ quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, đạt 01 HCV, 02 HCB, 03 HCĐ), Bơi lặn (tham gia Giải Bơi, Lặn vô địch quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, đạt 05HCV, 01HCB, 03 HCĐ), Đua xe đạp (tham gia Giải Vô địch Xe đạp đường trường và địa hình trẻ quốc gia lần thứ 26 tại Lào Cai, đạt 04 HCV,01 HCB), Judo (tham gia Giải vô địch các CLB Judo toàn quốc tại TP.HCM, đạt 03 HCV, 01 HCB, 02 HCĐ)…

Tham gia 01 giải khu vực mở rộng, đạt 04 huy chương (02 HCV, 02 HCB tại Giải vô địch Bắn súng TP.HCM mở rộng năm 2020).

c. Giáo dục - Đào tạo

Năm học 2020-2021, toàn ngành tập trung thực hiện các nghị quyết, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về GDĐT, đặc biệt là hoàn thiện cơ chế, chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Trong đó thực hiện09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu năm học 2020-2021 là tiếp tục đổi mới và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Tiếp tục tham mưu thực hiện chương trình giáo dục địa phương để hoàn thành tài liệu giáo dục địa phương đối với lớp 1; Phối hợp phòng Tổ chức cán bộ Sở kiểm tra cấp phép các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm giáo dục kĩ năng sống.

Tổ chức thi, chấm thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 dự thi quốc gia; Ra quyết định thành lập đội tuyển. Đăng ký dự thi học sinh giỏi quốc gia với Bộ GD&ĐT; tham mưu ban hành Quyết định đề nghị giáo viên ra đề thi đề xuất học sinh giỏi lớp 12.

d. Y tế

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại Việt Nam, đã hơn 80 ngày khôngcó ca lây nhiễm trong cộng đồng,tuy nhiêncó thêm nhiều ngườinhiễmtừ nước ngoài nhập cảnh vào nước ta. Trong tháng tỉnh Đồng Nai tiếp nhận283 người là công dân Việt Nam về từ Australia tổ chức cách ly y tế tập trung tại Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân II (xã An Phước, H.Long Thành). Đây là lần thứ 6 tỉnh tổ chức cách ly y tế cho các đoàn về từ nước ngoài với số lượng lớn. Qua đó, nâng tổng số người thuộc diện cách ly y tế tập trung của toàn tỉnh lên hơn 3,3 ngàn người (bao gồm hơn 2,9 ngàn người đã hoàn thành cách ly tập trung đủ 14 ngày và gần 400 người đang thực hiện cách ly tập trung).

Trong tháng 11 ghi nhận 738 trường hợp sốt xuất huyết (trong đó số ca trẻ ≤ 15 tuổi là 395 trường hợp, chiếm 53,52%), giảm 33,03% so với tháng trước và giảm 69,47% so với tháng cùng kỳ 2019. Tính chung 11 tháng có 4.986 trường hợp mắc (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 2.612 trường hợp, chiếm 52,39%), giảm 71,9% so với cùng kỳ; 04 trường hợp sốt rét, giảm 05 trường hợp so với cùng kỳ; Sởi 138 trường hợp, giảm 92,08% so với cùng kỳ; Tay chân miệng (TCM) 5.539 trường hợp, giảm 35,52% so với cùng kỳ. không ghi nhận trường hợp tử vong.

Hoạt động phòng, chống dịch:Ngành Y tế tiếp tục chỉ đạo các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các Trung tâm Y tế huyện, thành phố đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới.Tăng cường xét nghiệm vi rút SAR-CoV-2 trong các cơ sở điều trị nội trú.Các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập, các phòng khám đa khoa đã bố trí, sắp xếp các phòng khám và khu vực cách ly riêng, trang bị khẩu trang, bồn rửa tay, dung dịch sát khuẩn nhanh, xây dựng quy trình phân luồng, tiếp đón các ca nghi ngờ và phổ biến đến toàn thể nhân viên y tếđể chủ động phát hiện, theo dõi, cách ly nhằm ngăn ngừa lây lan cho nhân viên y tế cũng như trong cộng đồng.

Tiếp tục phối hợp cùng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh thực hiện dự án D-MOSS-DFC2. Tăng cường thực hiện giám sát côn trùng định kỳtại các xã trọng điểm trên địa bàn.Phun hóa chất chủ động tại một số địa phương có trường hợp mắc sốt xuất huyết cao;Theo dõi, giám sát tình hình bệnh Sởi, Tay chân miệng trên địa bàn toàn tỉnh.

Thực hiện giám sát côn trùng định kỳ truyền bệnh Sốt rét tại huyện Định Quán, Vĩnh Cửu và Xuân Lộc; tiếp tục giám sát, điều trị và loại trừ sốt rét tuyến huyện, xã thuộc Dự án RAI2E.

- Tình hình kiểm tra, kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm:Tiếp tục thực hiện tốt công tác truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức như phát thanh, truyền hình, báo, băng rôn, áp phích...cho cáccơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm, góp phần ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm tới người sử dụng.Trong tháng 11thực hiện công tác kiểm tra, giám sát (02 đoàn kiểm tra liên ngành) và tổ chức 1.539 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm/12.079 tổng số cơ sở, trong đó: 1.387 cơ sở đạt (chiếm 90,12%), số cơ sở vi phạm là 152, nhắc nhở 138 cơ sở, phạt tiền 14 cơ sở với số tiền phạt là 107 triệu đồng.

e. Giải quyết việc làm

Tháng 11/2020, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện và thành phố giải quyết việc làm cho 7.326 lượt người, trong đó: các doanh nghiệp tuyển dụng 5.569 lượt người; Lồng ghép các chương trình KTXH khác 1.157 lượt người. Lũy kế từ đầu năm giải quyết cho 73.925 lượt người, đạt 92,41% kế hoạch năm

Trong tháng, tổ chức sàn giao dịch việc làm với sự tham gia của 18 lượt doanh nghiệp và 350 lượt người lao động tham gia. Trong đó: Số người được tư vấn: 281 lượt người; Số hồ sơ tiếp nhận tại Sàn: 213 hồ sơ; Số người được tuyển dụng thông qua Sàn: 155 người.

f. Đào tạo nghề:

Trong tháng 11, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 5.319 người, trong đó: Cao đẳng 786 người; Trung cấp 827; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 3.724 người (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 268 người). Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 74.271 người, đạt 95,83% kế hoạch năm 2020. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 64.237 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 94,52% kế hoạch năm 2020.

g. Công tác giảm nghèo:Tính đến cuối tháng 10 năm 2020, toàn tỉnh cho vay tổng số hộ vay là 2.295 hộ so cùng kỳ đạt 74,60%. Trong đó số hộ nghèo vay 204 hộ với số tiền 7.899 triệu đồng; hộ cận nghèo vay 651 hộ với số tiền 28.072 triệu đồng và hộ thoát nghèo vay 1.440 hộ với số tiền 61.256 triệu đồng./.


Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

    Tổng số lượt xem: 910
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)