Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 30/01/2021-15:30:00 PM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2021 của tỉnh Đồng Nai

Tháng đầu năm 2021, với khí thế thi đua sôi nổi bước vào thực hiện kế hoạch năm 2021,trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, tiếp tục duy trì ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đầu năm có những kết quả tích cực, thể hiện ở những lĩnh vực trọng tâm :

1. Sản xuất công nghiệp

- Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tháng 01/2021tăng 2,46% so với tháng 12/2020 và tăng 10,55% so với tháng 01/2020, nguyên nhân tăng khá cao so cùng kỳ là do tháng 01 năm trước (Tháng 01/2020) trùng vào dịp tết nguyên đán Canh Tý nên các doanh nghiệp nghỉ từ 7 đến 10 ngày, trong khi tháng 01/2021 chưa phải tháng nghỉ tết, do vậy chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm nay có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ, tuy nhiên tháng 01/2021 dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh nên mức tăng trưởng không cao. Trong đó: ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 11,33%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng gần 11%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 3,37%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 15,61%. Trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng gần 11% thì có 18/22 ngành có mức tăng khá so cùng kỳ như: Chế biến thực phẩm tăng 5,26%; sản xuất đồ uống tăng 4,99%, sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 15,66%, dệt tăng 5,93%; sản xuất trang phục tăng 4,59%, sản xuất da và cac sản phẩm có liên quan tăng 14,05%, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 19,9%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại đúc sẵn tăng 23,5%. Trong nhóm này có một số ngành tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 do thị trường xuất khẩu chưa có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên trong các tháng gần đây nhờ có hợp đồng của các đối tác nhất là các doanh nghiệp ngoài liên minh Châu âu EU nên các doanh nghiệp ngành da giày có đơn hàng và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; các doanh nghiệp ngành gỗ tích cực, chủ động tìm kiếm hợp đồng tiêu thụ từ các nước Châu Âu sang các nước Châu Á. Tuy nhiên các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu chưa có dấu hiệu phục hồi, vẫn còn khó khăn lớn. Một số doanh nghiệp giày da có mức tăng khá như: Công ty Pouchen, Changshin, Teakwang, Pou sung đều có mức tăng trưởng từ 5-15%, các doanh nghiệp sản xuất xe gắn máy như VMEP có mức tăng trên 13%, các doanh nghiệp chế biến gỗ tăng 1,25% so cùng kỳ.

- Sản phẩm sản xuất công nghiệp ước tháng 01 năm 2021 các sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ như:Đá xây dựng các loại 1.443,1 ngàn m3, tăng 11,33%; Cà phê các loại 40,6 ngàn tấn, tăng 29,78%; thuốc lá sợi đạt 2.047 tấn, tăng 24,06%, vải các loại 46,1 triệu m2, tăng 25,32%, máy giặt 44,69 ngàn cái, tăng 38,1%, giường tủ, bàn ghế 1.361,4 ngàn chiếc, tăng 24,79%, nguyên nhân một số sản phẩm sản xuất tăng là do những tháng gần đây đã có những hợp đồng xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trở lại, nên trong tháng 01/2021 triển khai sản xuất để đảm bảo tiến độ giao hàng. Tuy nhiên cũng có một số sản phẩm chủ yếu giảm đó là: Thức ăn gia súc, gia cầm đạt 270,5 ngàn tấn, giảm 6,53%; giày dép các loại đạt 18 triệu đôi, giảm 4,23%, thép dạng thô và bán thành phẩm đạt 43,3 ngàn tấn, giảm 9,15% so cùng kỳ.

- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 1/2021 dự tính bằng97,31% so với tháng 12/2020 và bằng 97,99% so cùng kỳ. Một sốngành có chỉ số tiêu thụgiảm so tháng 12/2020 như: sản xuất sản phẩm thuốc lá (-30,28%); sản xuất da và các sản phẩm liên quan (-11,8%); sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (-11,78%); sản xuất kim loại (-8,23%); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (-10,58%); sản xuất xe có động cơ, phương tiện vận tải.. đều có xu hướng giảm nhẹ, nguyên nhân chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng này giảm chung là 2,69% so tháng trước là do vừa bước sang tháng đầu năm dương lịch, nhiều doanh nghiệp chưa ký được đơn hàng mới, mặt khác do ảnh hưởng dịch Covid-19 vẫn còn chứa nhiều tiềm ẩn phức tạp trên Thế giới, do đó mà thị trường xuất khẩu và tiêu thụ cũng phần nào chịu ảnh hưởng.

- Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạotháng 01/2021dự ước tăng 0,27% sovới tháng 12/2020 và giảm 14,81% so tháng cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng so tháng trước như:Sản xuất chế biến thực phẩm (+10,84%); Sản xuất đồ uống (+7,36%) Sản xuất sản phẩm thuốc lá (+4,08%);Sản xuất trang phục (+1,2%); Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm là: ngành dệt (-2,68%);Sản xuất trang phục (-2,48%); Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (-28,25%);Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (-2,63%).

- Chỉ số sử dụng lao động: Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có sự biến động đáng kể. Chỉ số lao động trong các doanh nghiệp tháng 01/2021 tăng 0,32% so với tháng trước và giảm 6,57% so cùng kỳ năm 2020, trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 22,54% so tháng trước và giảm 2,3% so cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tương ứng tăng 0,59% và giảm 9,35%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 0,94% và giảm 6,41% so cùng kỳ. Số lao động đang làm việc trong các ngành khai khoáng bằng 100% so tháng trước và giảm 4,52% so cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tương ứng tăng 0,33% và giảm 6,74%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tương đương tháng trước và tăng 0,61%%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải bằng 100% so tháng trước và tăng 23,7% so cùng kỳ.

­ 2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

2.1. Nông Nghiệp

a) Cây hàng năm

Theo kết quả điều tratổng diện tích cây hàng năm vụ Mùa năm 2020 ước đạt 48.080,05 ha, giảm 4,5% (-2.263,56 ha) so cùng kỳ. Trong đó: Cây lương thực 31.828,03 ha, giảm 8,92%; chiếm 66,2% so với tổng diện tích vụ Mùa.

+ Diện tích cây lúa giảm 1.789,92 ha, giảm ở các huyện như: Xuân Lộc giảm 363 ha, huyện Định Quán giảm 337,8 ha, huyện Thống Nhất giảm 313 ha, huyện Nhơn Trạch giảm 292 ha, huyện Vĩnh Cửu giảm 249 ha, huyện Long Thành giảm 260 ha… Nguyên nhân giảm do người dân chuyển đổi một phần diện tích kém hiệu quả sang trồng rau các loại, các loại cây ăn trái; một số diện tích thuộc các dự án khu dân cư; dự án Sân bay Long Thành…

+ Cây bắp giảm 1.327,51 ha, tập trung ở một số huyện như: Huyện Thống Nhất giảm 601 ha; huyện Long Thành giảm 401 ha, huyện Xuân Lộc giảm 165 ha, huyện Cẩm Mỹ giảm 195,5 ha… diện tích cây bắp giảm do chuyển đổi trồng rau các loại; diện tích thuộc dự án giải toả sân bay Long Thành và một số diện tích trồng xen trên tán cây Tiêu và cây tràm...

Năng suất một số cây trồng chính tăng, giảm trong vụ Mùa so cùng kỳ như sau: Lúa: 54,45 tạ/ha (+0,44%); bắp: 78,16 tạ/ha (+2,57%); đậu tương: 11,71 tạ/ha (-0,09%); đậu phộng: 28,77 tạ/ha (-21,29%); rau các loại: 181,82 tạ/ha (-1,7%); đậu các loại: 14,62 tạ/ha (-0,03%). Riêng năng suất mía giảm 30,18% (-69,82 tạ/ha) do giá mía thấp, người nông dân đến lúc thu hoạch không xuất được mía do các công ty chế biến đường, bên cạnh đó diện tích mía thu hoạch trong vụ là lưu gốc từ năm trước vì thế nên năng suất mía trong vụ giảm sâu so cùng kỳ.

Sản lượng thu hoạch cây trồng vụ Mùa năm 2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Sản lượng lúa: 105.1148,47 tấn, giảm 9.237,53 tấn (-8,08%); bắp: 97.824,9 tấn, giảm 7.662,49 tấn (-7,26%). Nguyên nhân sản lượng lúa, bắp giảm chủ yếu là do giảm một số diện tích bắp trồng xen trên cây lâu năm đã gần khép tán nên năng suất thấp. Đậu tương: 131,26 tấn, tăng 0,7 tấn (+0,53%); Lạc: 1.137,71 tấn, giảm 173,7 tấn (-13,25%); rau các loại: 112.613,67 tấn, tăng 8.587,36 tấn (+8,25%); đậu các loại: 2.242,55 tấn, tăng 41,3 tấn (+1,88%)…

- Tiến độ gieo cấy vụ Đông xuân 2020- 2021tính đến ngày 15/01/2021 đạt 26.734 ha, giảm 0,47% (-125 ha) so cùng kỳ, trong đó: Diện tích cây lương thực đạt 16.511 ha, giảm -2,03% (- 342 ha), bao gồm: diện tích lúa đạt 9.756 ha, giảm 0,63% (+62 ha); diện tích bắp đạt 6.754 ha, giảm 3,98% (- 280 ha); Diện tích cây củ có bột đạt 2.633 ha, tăng 1,86% (+48 ha), bao gồm: diện tích khoai mỳ đạt 2.485 ha, tăng 2,05% (+50 ha); diện tích khoai lang đạt 45 ha, giảm 6,25% (-3 ha); diện tích cây có bột khác đạt 103 ha, tăng 0,98% (+1 ha). Diện tích cây thực phẩm đạt 4.855 ha, tăng 1,61% (+77 ha) so cùng kỳ, bao gồm: diện tích rau các loại đạt 3.867 ha, tăng 2,14% (+81 ha); diện tích đậu các loại đạt 988 ha, giảm 0,4% (-4 ha). Cây công nghiệp hàng năm đạt 1.059 ha, giảm 0,24% (-3 ha) và cây hàng năm khác đạt 1.677 ha, tăng 5,96% (+94 ha), nguyên nhân diện tích gieo trồng vụ đông xuân giảm là do những tháng đầu vụ thời tiết vào mùa khô nhiều chân ruộng không đủ nước để gieo trồng vì thế diện tích gieo trồng trong vụ chủ yếu là gieo trồng trên những diện tích chủ động được nguồn nước.

b) Cây lâu năm

Trong tháng 01 tình hình sản xuất cây lâu năm trên địa bàn chủ yếu là chăm sóc, làm cỏ, bón phân và phun thuốc trừ sâu cho các loại cây trồng, đồng thời đồng thời do gần vào dịp tết nên người dân đang chuẩn bị thu hoạch các loại cây ăn quả phục vụ cho việc chế biến thực phẩm và tiêu dùng.

Tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 169.707,35 ha, giảm 0,47% so cùng kỳ. Trong đó: Diện tích cây ăn quả là 69.941,38 ha, tăng 9,74% và chiếm 41,21%; cây công nghiệp lâu năm là 98.410,66 ha, giảm 7,83% và chiếm 57,99%, nhóm cây này giảm chủ yếu là cây tiêu, điều, cà phê do tuổi thọ cây trồng cao, năng suất thấp nên người dân chủ động chuyển đổi cây trồng.

Dự ước sản lượng thu hoạch trong tháng 1 năm 2021 như sau:Chuối ước đạt 8.607,82 tấn, tăng 8,03%; thanh long đạt 1.370,93 tấn, tăng 5,05%; bưởi đạt 3.239,01 tấn, tăng 14,53% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch cao su ước đạt 1.873,9 tấn, tăng 3,87% so cùng kỳ.

Công tác phòng chống sinh vật hại: Các địa phương chủ động phòng trừ các đối tượng sâu hại phát triển mạnh trong điều kiện nắng nóng trên các cây trồng điều, xoài, cây cà phê và cây ăn trái. Ngoài ra, những cây trồng ra bông trong vụ Đông Xuân như xoài, chôm chôm, sầu riêng, cây có múi, điều, cà phê… theo dõi, hướng dẫn bón phân, tưới nước đầy đủ để nuôi bông, trái; chú trọng chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh thường gây hại trên lá non, bông và trái. Tình hình dịch bệnh trong tháng có phát sinh nhưng không ảnh hưởng nhiều đến cây trồng,do đó cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

c) Chăn nuôi

Tổng đàn gia súc có đến thời điểm tháng 01/2021 dự kiến là 2.002.222 con, tăng 130.626 con (+6,98%) so cùng kỳ. Trong đó trâu đạt 3.918 con, tăng 262 con (+7,17%); Bò đạt 87.181 con, tăng 714 con (+0,83%) so cùng kỳ. Sản lượng thịt trâu là 19,58 tấn, tăng 0,75 tấn (+3,98%); Sản lượng thịt bò là 359,07 tấn, tăng 12,97 tấn (+3,75%) so cùng kỳ.

Tổng đàn Heo dự ước đạt 1.911.123 con (Không tính heo con chưa tách mẹ), tăng 129.650 con (+7,28%) so cùng kỳ năm trước, nguyên nhân tăng hiện nay là hầu hết các đơn vị chăn nuôi có quy mô lớn đủ điều kiện an toàn đảm bảo công tác tái đàn, đảm bảo con giống, đặc biệt là Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty JapFa Việt Nam, Công ty CJ ViNa AgriBD, thuê lại các chuồng trại để trống trước đây, để tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi,tuy nhiên việc tái đàn và mở rộng quy mô chăn nuôi vẫn trong tầm kiểm soát và phòng chống dịch tả heo Châu Phi. Đây cũng là nguyên nhân để các hộ chăn nuôi đầu tư phát triển chăn nuôi còn hạn chế.

Giá heo hơi trên địa bàn Đồng Nai tăng nhẹ, giá heo đến ngày 17/01 dao động trong khoảng từ 78.000 đến 82.000 đồng/kg.Sản lượng thịt heo trong tháng đạt 41.660,12 tấn, tăng 1.449,23 tấn (+3,6%) so cùng kỳ; Số con xuất chuồng là 411.651 con, tăng 22.009 con (+5,65%) so cùng kỳ, trọng lượng bình quân xuất chuồng là 101,2 kg/con. Nguyên nhân sản lượng tăng là do gần tết Nguyên Đán thị trường tiêu thụ tăng, Mặt khác do tâm lý vần đề dịch bệnh, nên người chăn nuôi cũng tính toán, thời gian và giá hợp lý để xuất chuồng, hạn chế việc nuôi kéo dài, một số trang trại heo trọng lượng từ 90 kg trở lên được giá là xuất chuồng, để vệ sinh chuồng trại và nuôi tiếp lứa sau, đây cũng là yếu tố khách quan của tình hình chăn nuôi hiện nay. Dự báo nguồn cung thịt heo vào thời gian tới sẽ dồi dào hơn hiện nay vì ngoài yếu tố tăng đàn thì thịt heo trong nước còn chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ thịt nhập khẩu giá rẻ.

Tổng đàn gia cầm thời điểm tháng 01/2021 dự ước là 27.604,08 ngàn con, tăng 5,6% so cùng kỳ. Trong đó gà đạt 26.184,03 ngàn con, tăng 1.397,65 ngàn con (+5,64%) so cùng kỳ, nguyên nhân đàn gà tăng là do thị trường tiêu thụ ổn định, dịch bệnh không phát sinh, nên các trang trại đã chủ động tăng đàn. Hơn nữa, khoảng 80% tổng đàn gà tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức trại tập trung, áp dụng các quy trình an toàn dịch bệnh nên đảm bảo chất lượng sinh trưởng vật nuôi. Hiện nay, một số trang trại nuôi gà thịt đã kết nối được các doanh nghiệp tiêu thụ, tạo thành chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn, góp phần thúc đẩy hoạt động chăn nuôi phát triển. Các trang trại nuôi gà tập trung ở các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Cẩm Mỹ.

Sản lượng thịt gà trong tháng 01/2021 đạt 12.767,15 tấn, tăng 1.105,36 tấn (+9,48%) so cùng kỳ.

Tình hình dịch bệnh:Từ ngày 16/12/2020 đến 15/01/2021 bệnh Dịch tả heo Châu Phi xảy ra tại 02 hộ trên địa bàn xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ,đã tiêu hủy 80/80 con tổng đàn heo bệnh, chết. Do kịp thời xử lý đã khống chế hiệu quả, tiêu hủy heo bệnh, heo chết theo quy định, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chuồng trại và xung quanh không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Tiếp tục tập trung công tác thông tin tuyên truyền đến tận cơ sở chăn nuôi để biết, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tăng tần suất tiêu độc khử trùng, làm sạch môi trường, hạn chế sự lây lan mầm bệnh, tăng cường diệt các loại côn trùng, gặm nhấm,... và kiểm soát chặt chẽ, tách biệt các loài vật nuôi khác để ngăn chặn lây lan bệnh cho đàn heo.

Từng bước tổ chức chặt chẽ công tác tái đàn, chỉ những hộ chăn nuôi đảm bảo các điều kiện vệ sinh chuồng trại, nằm ngoài khu dân cư mới được tái đàn để đảm bảo phát triển bền vững, tái đàn hiệu quả. Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, có môi trường vệ sinh chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn tái đàn...

Tập trung triển khai công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, chủ động phòng chống dịch bệnh, không để phát sinh các dịch bệnh khác, ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi và nguồn cung thực phẩm, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán sắp tới.

2.2. Lâm nghiệp

Tháng 01 năm 2021 tình hình sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là triển khai thực hiện công tác Phòng cháy chữa cháy rừng và ươm cây giống lâm nghiệp.Các đơn vị lâm nghiệp và các hộ gia đình đã gieo ươm cây giống lâm nghiệp để chuẩn bị cho công tác trồng rừng khi mùa mưa tới.

Thực hiện triển khai Công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021 và Phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021. Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 14/12/2020 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021.

2.3. Thủy sản

Tình hình nuôi trồng thủy sản tháng 01 năm 2021 phát triển ổn định, không phát sinh dịch bệnh trên thủy sản nuôi. Người nuôi trồng thủy sản đã chú trọng đến đầu tư thâm canh tăng năng suất để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Dự ước diện tích nuôi trồng thủy sản không sử dụng lồng bè, bể bồn hiện có là 8.845,92 ha.Trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh 4.912,62 ha và hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến là 3.933,3 ha.

Thủy sản lồng bè nuôi trồng chủ yếu ở TP. Biên Hòa, huyện Định Quán, huyện Vĩnh Cửu và huyện Tân Phú do những địa bàn này nằm dọc theo sông Đồng Nai và sông La Ngà, thuận lợi được nguồn nước nên chủ động đầu tư thêm lồng bè để nuôi cá, mặt khác trong những năm gần đây việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày một tăng, thúc đẩy người nuôi trồng thủy sản mở rộng qui mô sản xuất.

Dựước sản lượng thủy sản trong tháng 01 năm 2021 đạt: 4.781,02 tấn, tăng 4,01% so với tháng cùng kỳ. Trong đó cá đạt 4.255,21 tấn, tăng 3,94% và chiếm 89% so với tổng sản lượng,Tôm đạt 481,25 tấn, tăng 4,56% và chiếm 10,07%. Năm nay do giá thịt heo khá cao, nên nhu cầu thị trường về thủy sản có xu hướng tăng, thị trường tiêu thụ xã hội khá ổn định.

Sản lượng khai thác đạt 492,64 tấn, giảm 0,53%, trong đó:Cá đạt 433,7 tấn, giảm 0,86%; tôm đạt 29,05 tấn, giảm 0,76% nguyên nhân sản lượng khai thác có giảm là do nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên ngày càng khan hiếm, nhiều ngư dân đã chuyển sang ngành nghề khác để đảm bảo cuộc sống.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 01/2021 đạt 4.281,85 tấn, tăng 4,4% so với tháng cùng kỳ, trong đó:Cá đạt 3.830,23 tấn, tăng 4,75% và chiếm 89,45% so tổng sản lượng nuôi trồng;sản lượng tôm đạt 437,23 tấn, tăng 1,43% và chiếm 10,21% so tổng sản lượng nuôi trồng. Sản lượng tăng chủ yếu là cá và tôm nuôi không sử dụng lồng bè, bể bồn.

3. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch

3.1 Thương mại dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 01/2020 ước đạt 16.885,7 tỷ đồng, tăng 3,84% so tháng trước và tăng 2,01% so cùng kỳ. Trong đó: Thương nghiệp ước đạt 12.670,7 tỷ đồng, tăng 3,5% so tháng trước và giảm 0,52% so cùng kỳ; Khách sạn, nhà hàng ước đạt 1.657,2 tỷ đồng, tăng 1,97% so tháng trước và tăng 16,25% so cùng kỳ; Du lịch lữ hành ước đạt 4,7 tỷ đồng, tăng 6,58% so tháng trước và giảm 46,08% so cùng kỳ; Dịch vụ ước đạt 2.553,1 tỷ đồng, tăng 6,9% so tháng trước và tăng 7,14% so cùng kỳ. Cụ thể ở các lĩnh vực:

a) Bán lẻ hàng hóa

Tháng 01/2021 là tháng cận Tết Nguyên đán nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao hơn các tháng trước. Các doanh nghiệp, siêu thị, tiểu thương và các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa dồi dào; nhất là các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng với mức giá bình ổn. Tuy nhiên một số nhóm ngành giảm so với cùng kỳ như lương thực thực phẩm, nhóm hàng may mặc… do tháng 01/2020 là tháng trùng vào dịp Tết Nguyên đán nên nhu cầu mua sắm tăng mạnh, còn năm nay Tết nguyên đán nằm trong tháng 02 nên chủ yếu tập trung mua sắm vào những ngày cuối tháng 01 và đầu tháng 02. Dự tính tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 01/2021đạt 12.670,7 tỷ đồng, chiếm 75%,tăng 3,5% sovới tháng trước và giảm 0,52% so với tháng cùng kỳ.

Nhóm lương thực, thực phẩm dự tính tháng 01/2020 ước đạt 3.127,1 tỷ đồng, tăng 4,78% so tháng trước và giảm 7,8% so cùng kỳ, các mặt hàng như bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến tăng mạnh vào những ngày cuối năm làm cho doanh thu tăng cao so với tháng trước. Nhóm hàng may mặc ước đạt 516,38 tỷ đồng, tăng 5,74% so với tháng trước và giảm 6,47% so với tháng cùng kỳ, do nhu cầu mua sắm hàng may mặc thời điểm này chưa cao.

Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 1.386,73 tỷ đồng, tăng 3,83% so với tháng trước và tăng 1,83% so với tháng cùng kỳ. Tháng 01 nhiều cửa hàng, siêu thị tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng thiết yếu đồ dùng gia đình như tủ lạnh, máy giặt điều hòa, đồ điện các loại, một số mặt hàng nội thất như bàn ghế, nệm, rèm cửa tăng đã làm cho doanh thu trong nhóm này tăng so với tháng trước.

Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 1.725,54 tỷđồng, tăng 2,13% so với tháng trước và tăng 5,02% so với cùng kỳ, nguyên nhân tăng là do nhiều công trình đang gấp rút hoàn thiện trước Tết nên nhu cầu mua sắm gỗ nội thất, vật liệu xây dựng tăng. Nhóm xăng, dầu các loại ước đạt 1.647,1 tỷ đồng, tăng 3,83% so với tháng trước và tăng 1,5% so với cùng kỳ, vì là tháng cận Tết nên nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.

Các nhóm hàng khác cũng có mức tăng so với tháng trước như: Nhóm ô tô con tăng 2,26%; nhóm phương tiện đi lại tăng 2,85%, doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 4,08% nguyên nhân là do thời điểm cuối năm nhu cầu làm mới, tân trang lại các phương tiện này tăng.

b) Lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành

Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tháng 01/2021, dự tính đạt 1.661,92 tỷ đồng, tăng 1,98% so với tháng trước và tăng 15,87% so với cùng kỳ. Tháng 01 nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã khôi phục sản xuất kinh doanh thời gian ảnh hưởng của dịch, nhiều chuyên gia nước ngoài đã sang làm việc ở doanh nghiệp; Mặt khác do dịch Covid-19 cơ bản được khống chế nên nhu cầu ăn uống, du lịch và sử dụng các dịch vụ phục vụ cá nhân của người dân cũng tiếp tục tăng. Cụ thể từng lĩnh vực như sau:

- Doanh thu dịch vụ l­ưu trú tháng 01/2021 ước đạt 22,66 tỷ đồng, tăng 7,79% so với tháng trước, giảm 19,11% so với tháng cùng kỳ. Lượt khách phục vụ đạt 224.376 lượt khách, tăng 6,72% so với tháng trước và giảm 21,27% so với cùng kỳ; Ngày khách phục vụ đạt 138.328 ngày khách, tăng 6,54% so với tháng trước, giảm 33,54% so với tháng cùng kỳ. Hiện nay Đồng Nai có nhiều khu du lịch được đầu từ mạnh mẽ làm cho nhu cầu tham quan, du lịch trong những ngày lễ tăng; nhiều cơ sở lưu trú cũng đã đầu tư, xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của người dân trong các kỳ nghỉ lễ.

- Dịch vụ ăn uống ước đạt 1.634,53 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 16,96% so với cùng kỳ. Là tháng cận tết Nguyên đán nên nhiều đơn vị, công ty tổ chức tổng kết, liên hoan cuối năm; bên cạnh đó nhu cầu về cưới hỏi cũng tăng làm cho dịch vụ ăn uống trong tháng 1 tăng hơn so với tháng trước.

- Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 4,730 tỷ đồng, tăng 6,57% so với tháng trước, giảm 46,08% so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm do vẫn còn ảnh hưởng của dịch Covid-19, du lịch quốc tế còn hạn chế do các nước trên thế giới dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Lượt khách du lịch theo tour 4.415 lượt khách, tăng 7,03% so với tháng trước, giảm 69,18% so với cùng kỳ. Ngày khách du lịch theo tour đạt 11.126 ngày khách, tăng 5,07% so với tháng trước và giảm 64,69% so với cùng kỳ.

c) Hoạt động dịch vụ

Doanh thu dịch vụ tháng 01/2021 ước đạt 2.553,1 tỷ đồng, tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 7,14% so với tháng cùng kỳ. Các ngành hoạt động lĩnh vực kinh doanh này khá hiệu quả, cụ thể như: Dịch vụ kinh doanh bất động sản ước đạt 660,9 tỷ đồng, tăng 7,73% so tháng trước và giảm 4,86% so cùng kỳ; Dịch vụ hành chính và hỗ trợ ước đạt 304,6 tỷ đồng, tăng 5,7% so tháng trước và tăng 13,74% so cùng kỳ; Dịch vụ giáo dục và đào tạo đạt 180,4 tỷ đồng, tăng 4,79% so tháng trước và tăng 0,36% so cùng kỳ; Dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 232,2 tỷ đồng, tăng 3,37% so tháng trước và tăng 35,85% so cùng kỳ; Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí đạt 599,9 tỷ đồng, tăng 8,92% so tháng trước và tăng 1,46% so cùng kỳ…

3.2. Giá cả thị trường

Tháng 01/2021 mặc dù là tháng giáp Tết Nguyên đán, nhưng giá cả các mặt hàng tương đối ổn định. Một số mặt hàng lương thực – thực phẩm so với tháng trước xấp xỉ hoặc bằng, làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2021 so với tháng trước giảm 0,65% và giảm 0,93% so bình quân cùng kỳ.

Tình hình giá cả các loại hàng hóa tăng, giảm như sau:

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: Chỉ số giá nhóm này so tháng trước tăng 0,03% và tăng 2,77% so bình quân cùng kỳ. Trong đó:

Nhóm hàng lương thực so với tháng trước giảm 0,02%; so với cùng tháng năm trước tăng 6,91%. Nguyên nhân giảm so với tháng trước là do hiện nay nhiều cửa hàng gạo nhập hàng mới về, hơn nữa lượng gạo dự trữ khá lớn, nên nhiều cửa hàng giảm giá bán, nhất là số gạo còn tồn đọng làm cho giá gạo giảm nhẹ. Bên cạnh đó do vừa mới kết thúc vụ Mùa nên sản lượng lúa ở trong dân còn nhiều làm cho giá gạo ở khu vực nông thôn giảm. Giá sắn củ trong tháng 01 cũng giảm bình quân 3,88% so với tháng trước.

Nhóm hàng thực phẩm tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 2,28% so với cùng tháng năm trước. Do nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng nên trong những ngày đầu tháng 01/2021 giá heo hơi bất ngờ tăng trở lại nguyên nhân là do sản lượng heo cung cấp ra thị trường bị hạn chế; một số chủ trang trại và những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hạn chế bán heo thịt ra thị trường để dành bán cho thị trường tết Nguyên đán sắp tới. Bên cạnh đó một số công ty chăn nuôi lớn cũng dành một phần heo thịt để chế biến các sản phẩm từ thịt như giò, chả, xúc xích làm cho nguồn heo thịt cung cấp cho thị trường giảm nên giá heo tăng trở lại, bình quân trong tháng 1 giá thịt heo tăng 0,63%. Cũng trong tháng 01/2021 giá các mặt hàng thịt bò, thịt gà tiếp tục tăng trở lại do cuối năm nhu cầu liên hoan, cưới hỏi ăn uống tăng cao làm cho giá các mặt hàng này tăng.

Ăn uống ngoài gia đình tăng 0,06% so với tháng trước và tăng 2,22% so với cùng tháng năm trước. Mặc dù nhu cầu ăn uống cuối năm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực – thực phẩm ổn định nên nhiều quán ăn, nhà hàng ổn định giá dịch vụ ăn uống, nhằm thu hút khách hàng, hơn nữa do tình hình dịch Covid-19 nên việc kinh doanh ăn uống cũng hạn chế.

Nhóm Đồ uống và thuốc lá: Chỉ số giá nhóm này tăng 0,08% so với tháng trước và giảm 0,13% so với cùng kỳ. Là tháng cận tết Nguyên đán nhưng năm nay tình hình giá cả tương đối ổn định, chưa có nhiều biến động, thị trường cũng chưa sôi động như các năm trước, giá các mặt hàngnước ngọt vẫn giữ ổn định chỉ các mặt hàng rượu, bia tăng 0,25% so với tháng trước

Nhóm may mặc, mũ, nón, giày dép: Chỉ số giá nhóm này so với tháng trước tăng 0,06% so với tháng trước và tăng 0,16% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên mức chi tiêu của người dân năm nay cũng hạn chế hơn so với năm trước, giá cả nhiều mặt hàng quần, áo, giày dép không cao, năm nay giá các mặt hàng này chỉ tăng nhẹ như nhóm quần áo may sẵn tăng 0,11%.

Nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD: Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 4,42% so với tháng trước và giảm 5,42% so với cùng kỳ. Trong tháng giá nhà trọ tăng 0,49%; Tháng 01/2021 khác với mọi năm thời tiết mát mẻ hơn nên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt không cao nên trong tháng giá giảm 0,11%. (Riêng giá điện và dịch vụ điện sinh hoạt tháng 12/2020 giảm 19,91%. Nguyên nhân là do được sự chỉ đạo của Chính phủ và thực hiện công văn số 9764/BCT-ĐTĐL về việc giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid – 19 đợt 2. Công ty điện lực Đồng Nai thực hiện giảm giá điện tháng 10,11,12 đã làm cho giá điện tháng 12/2020 giảm mạnh so với tháng trước). Bên cạnh đó trong tháng01/2021 giá các mặt hàng gas và dầu hỏa của nhóm lại tăng so với tháng trước do ảnh hưởng của giá thế giới làm cho giá gas tăng 8,58%; dầu hỏa tăng 7,64%.Giá các mặt hàng vật liệu xây dựng cũng tăng 1,57% nguyên nhân là do giá sắt thép xây dựng tăng mạnh.

Nhóm Giao thông: Chỉ số giá nhóm này so với tháng trước tăng 2,33%; so với cùng kỳ giảm 10,93%. Trong tháng 01/2021 do ảnh hưởng của giá thế giới làm cho giá các mặt hàng xăng, dầu được điều chỉnh tăng làm cho chỉ số giá nhiên liệu tăng 5,11%. Nhu cầu cuối năm tăng làm cho giá dịch vụ trông giữ xe cũng tăng 2,06% so với tháng trước. Tuy nhiên so với cùng kỳ giảm vì tháng 01/2020 trùng vào dịp Tết nên các dịch vụ giao thông cao hơn năm nay.

Nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch: Chỉ số giá nhóm này giảm 0,23% so với tháng trước, so với cùng kỳ giảm 1,75%; trong tháng giá các mặt hàng tivi tiếp tục giảm 1,5% làm cho nhóm thiết bị văn hóa giảm 1,43%; giá các mặt hàng dụng cụ và đồ dùng thể thao cũng giảm 1,16% do nhiều cửa hàng giảm giá bán các mặt hàng tồn kho để chuẩn bị nhập hàng mới.

Các nhóm còn lại có chỉ số giá ổn định, tăng giảm không nhiều.

Giá vàng trong tháng tiếp tục biến động. Trong tháng giá vàng quân tăng 3,21% so với tháng trước và tăng 26,91%so với cùng kỳ.

Giá Đô la Mỹ cũng có biến động, chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này là 99,87%, giảm 0,13% so tháng trước; và tăng 0,94% so với cùng tháng năm trước.

3.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 01 năm 2020 trên địa bàn tỉnh đạt 1.813,54 triệu USD, giảm 2,43% so tháng trước và tăng 27,13% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 41,99 triệu USD, tăng 0,89%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 336,29 triệu USD, tăng 33,24%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.435,26 triệu USD, tăng 26,73% so cùng kỳ. Nguyên nhân tháng 01 năm nay kim ngạch xuất khẩu tăng cao so cùng kỳ do tháng 01 năm trước trùng vào dịp Tết Nguyên đán nên doanh nghiệp nghỉ Tết 7 – 10 ngày do đó giá trị xuất khẩu đạt thấp. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã dần phục hồi, đẩy mạnh sản xuất ngay tháng đầu năm; Tuy vậy thị trường xuất khẩu sang Châu Âu và Mỹ vẫn còn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Bên cạnh đó tháng 01/2021 là tháng đầu năm nên các doanh nghiệp chưa có nhiều đơn hàng mới nên việc sản xuất và xuất khẩu chưa bằng những tháng cuối năm làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm so với tháng trước.

Tháng này hầu hết các ngành hàng xuất khẩu đều tăng cao so với cùng kỳ như:Hạt điều nhân (+102,5%); Hạt tiêu (+126,62%); Cao su (+298,78%); Sản phẩm gỗ (+48,73%);Hàng dệt may (+1,37%); Giày, dép (+12,39%); Máy tính, linh kiện điện tử (+104,37%); Máy móc thiết bị (+58,41%); Phương tiện vận tải và phụ tùng (+49,43%); Xơ, sợi (+41,76%); Sản phẩm sắt thép (+31,51%). Nguyên nhân tăng cao so cùng kỳ do tháng 01/2020 trùng vào dịp Tết Nguyên đán nên các doanh nghiệp nghỉ dài ngày. Tháng 01 năm nay các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường, mặt khác nhiều doanh nghiệp vẫn giữ được thị phần ổn định ký kết các hợp đồng vào những tháng cuối năm 2020 nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được ổn định và liên tục. Ngoài ra giá xuất khẩu của một số mặt hàng cũng đang có xu hướng tăng so cùng kỳ làm cho kim ngạch xuất khẩu tháng 01/2021 tăng tương đối cao so cùng kỳ.

Thị trường xuất khẩu tháng 01/2021 vẫn tập trung chủ yếu ở các nước: Hoa Kỳ đạt 534,97 triệu USD, chiếm 29,5%; Trung Quốc đạt 237,59 triệu USD, chiếm 13,1%; Nhật Bản đạt 184,84 triệu USD, chiếm 10,19% tổng kim ngạch xuất khẩu; Các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao như: Đài Loan, Hàn Quốc, Bỉ, Đức, Nga…

Kim ngạch nhập khẩu tháng 01 năm 2021 ước đạt 1.537,64 triệu USD, giảm 6,93% so tháng trước, tăng 53,89% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 24,37 triệu USD, tăng 205,02%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 314,06 triệu USD, tăng 68,66%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.199,21 triệu USD, tăng 48,97% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu tháng 01/2021 giảm so với tháng trước là do nguyên liệu dùng cho sản xuất các đơn hàng của năm mới các doanh nghiệp đã chủ động nhập từ cuối năm 2020; Bên cạnh đó một số doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Mỹ sản xuất cầm chừng nên kim ngạch nhập khẩu giảm so tháng trước. Tuy nhiên, so với cùng kỳ kim ngạch nhập khẩu tăng cao, nguyên nhân là do hiện nay nhiều doanh nghiệp đang khôi phục lại sản xuất sau thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó tháng 01/2021 không trùng vào tháng Tết Nguyên đán như năm trước nên tình hình sản xuất của các doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường, trong khi tháng 01 năm trước nghỉ Tết nhiều ngày.

Một số mặt hàng nhâp khẩu chủ yếu đều tăng cao như: Thức ăn gia súc và nguyên liệu (+22,63%); Hóa chất (+14,39%); Chất dẻo nguyên liệu (+43,3%); Bông các loại (+47,73%); Sắt thép (+71,74%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (+125,29%); Máy móc thiết bị (+49,1%)…

Thị trường nhập khẩu trong tháng 01/2020 chủ yếu ở các nước: Trung Quốc ước đạt 412,78 triệu USD, chiếm 26,84%; Hàn Quốc ước đạt 258,87 triệu USD, chiếm 16,83%; Đài Loan ước đạt 172,88 triệu USD, chiếm 11,2% tổng kim ngạch nhập khẩu.

3.4. Giao thông vận tải

Tháng 01/2021 là tháng cận Tết Nguyên Đán nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách chuẩn bị để phục vụ Tết tăng lên rất cao so với tháng trước. Dự tính doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi, hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát đạt 1.582,5 tỷ đồng, tăng 1,81% so tháng trước, giảm 0,11% so cùng kỳ (trong đó doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 1.570,43 tỷ đồng, tăng 1,82% so tháng trước và giảm 0,08% so cùng kỳ). Cụ thể từng nhóm ngành như sau:

a) Vận tải hành khách

Dự tính doanh thu vận tải hành khách tháng 01/2021 đạt 202,66 tỷ đồng, tăng 1,13% so tháng trước và giảm 9,04% so với cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ ước đạt 202,46 tỷ đồng, tăng 1,13% so tháng trước và giảm 9,04% so cùng kỳ; Đường thủy ước đạt 0,2 tỷ đồng, tăng 0,61% so tháng trước và giảm 3,43% so cùng kỳ.

Khối lượng vận chuyển đạt 5.626 nghìn HK, tăng 0,73% so với tháng trước và giảm 7,71% so với cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ đạt 5.532,4 nghìn HK, tăng 0,74% so tháng trước và giảm 7,76% so cùng kỳ; Đường thủy đạt 93,5 nghìn HK, tăng 0,43% so tháng trước, giảm 4,79% so cùng kỳ.

Khối lượng luân chuyển tháng 01/2021 đạt 325.110 nghìn HK.km, tăng 0,78% so tháng trước và giảm 3,91% so cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ đạt 325.058 nghìn HK.km, tăng 0,78% so tháng trước và giảm 3,91% so cùng kỳ; Đường thủy đạt 52,3 nghìn HK.km, tăng 0,38% so tháng trước và giảm 4,39% so cùng kỳ.

Tình hình vận tải hành khách tháng 01/2021 giảm so với cùng kỳ là do tháng 01/2020 trùng vào dịp Tết Nguyên đán nên nhu cầu đi lại của người dân cao hơn năm nay, mặt khác do năm nay còn ảnh hưởng của dịch bệnh, cuộc sống khó khăn nên nhiều công nhân không về quê, dịch vụ vui chơi giải trí và tham quan du lịch cũng hạn chế.

b) Vận tải hàng hóa

Dự tính doanh thu vận tải hàng hóa tháng 01/2021 đạt 905,35 tỷ đồng, tăng 1,59% so tháng trước và giảm 0,18% so cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ ước đạt 896,51 tỷ đồng, tăng 1,59% so tháng trước và giảm 1,16% so cùng kỳ; Đường thủy ước đạt 8,84 tỷ đồng, tăng 1,04% so tháng trước và giảm 2,37% so cùng kỳ.

Nguyên nhân là do trong tháng 01/2021 nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ cho tết Nguyên Đán tăng cao; Tình hình sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã ổn định trở lại, hàng hóa và nguyên vật liệu được vận chuyển nhiều; Nhiều doanh nghiệp hoàn thành các đơn hàng mới nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng so với tháng trước. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước vẫn giảm nhưng ở mức thấp.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 4.410,7 nghìn tấn, tăng 1,48% so với tháng trước và giảm 3,61% so với cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ đạt 4.282,5 nghìn tấn, tăng 1,51% so tháng trước và giảm 3,66% so cùng kỳ; Đường thủy đạt 128,2 nghìn tấn, tăng 0,55% so tháng trước, giảm 1,84% so cùng kỳ.

Khối lượng luân chuyển tháng 01/2021 đạt 394.964,1 nghìn tấn.km, tăng 1,42% so tháng trước và giảm 0,73% so cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ đạt 373.256,9 nghìn tấn.km, tăng 1,47% so tháng trước và giảm 0,7% so cùng kỳ; Đường thủy đạt 21.707,2 nghìn tấn.km, tăng 0,56% so tháng trước và giảm 1,2% so cùng kỳ.

c) Hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát

Dự tính doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 01/2021 đạt 462,4 tỷ đồng, tăng 2,57% so với tháng trước và tăng 4,65% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ bưu chính, chuyển phát tháng 01/2021 đạt 12,1 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và giảm 3,84% so với cùng kỳ năm trước.

­­ 4. Vốn đầu tư thực hiện

Kế hoạch thực hiện vốn đầu tư thực hiện năm 2021 bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý được giao 9.071,6 tỷ đồng tăng 15,22% so năm 2020. Dự ước tháng 01 năm 2021 vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý đạt 371,92 tỷ đồng, giảm 70,23% so tháng trước và tăng 7,17% so cùng kỳ. Nguyên nhân vốn đầu tư thực hiện đạt thấp so với tháng 12 là do tháng đầu năm chủ yếu tập trung thực hiện các dự án công trình chuyển tiếp từ 2020 sang và công trình mới chưa được khởi công, nên vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giảm mạnh so với tháng trước. Cụ thể các nguồn vồn như sau:

a) Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh quản lý

Dự ước tháng 01 năm 2021 thực hiện 224,7 tỷ đồng, giảm 66,2% so với tháng 12/2020; tăng 7,29% so cùng kỳ và bằng 3,85% so với kế hoạch năm.

Tình hình thực hiện công trình trọng điểm năm 2021:

- Dự án Cải tạo nâng cấp đường ĐT 768 đoạn từ cầu Vượt Thủ Biên đến giao với đường ĐT 767, thị trấn Vĩnh An (H. Vĩnh Cửu). Dự ước tháng 01/2021 thực hiện 6,3 tỷ đồng, đạt 6,63% vốn kế hoạch

- Dự án đầu tư Xây dựng cầu Thanh Sơn (H. Định Quán): Dự ước thực hiện trong tháng 01/2021 là 7,8 tỷ đồng, đạt 18,14% vốn kế hoạch..

- Dự án Tuyến thoát nước dải cây xanh (H. Nhơn Trạch): Dự ước thực hiện trong tháng 01/2021 là 3,9 tỷ đồng,đạt 39% vốn kế hoạch.

Một số dự án khác: Dự án Kè gia cố bờ sông Đồng Nai đoạn từ khu dân cư dọc sông rạch cát phường Thống Nhất đến nhà máy xử lý nước thải số 2 phường Tam Hiệp; Dự án đối ứng theo cam kết với JICA khi triển khai dự án thoát nước xử lý nước thải giai đoạn 1 từ vốn ODA; Dự án xây dựng cầu Vàm Cái Sứt trên đường Hương lộ 2 nối dài(TP. Biên Hòa); Dự ước thực hiện trong tháng 01/2021 của các dự án là 4,2 tỷ đồng đạt 2,76% vốn kế hoạch.

b) Nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý

Dự ước tháng 01 năm 2021 thực hiện 120,5 tỷ đồng, bằng 25,61% so với tháng 12/2020; tăng 7,1% so cùng kỳ và bằng 4,71% so kế hoạch năm 2021. Tình hình thực hiện các công trình như sau: Dự án Trụ sở Ban chỉ huy quân sự (H. Định Quán) ước thực hiện tháng 01/2021 là 1,5 tỷ đồng; Dự án hệ thống thoát nước khu vực Suối nước Trong (H. Long Thành) dự ước ớc tháng 01/2021 thực hiện 1,2 tỷ đồng; Dự án đường từ xã Đắc Lua đi huyện Đăng Hà (tỉnh Bình Phước), dự ước tháng 01/2021 thực hiện 1,3 tỷ đồng; Dự án Trung tâm tổ chức sự kiện (H. Tân Phú) dự ước tháng 01/2021 thực hiện 1,1 tỷ đồng.

c) Nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do cấp xã quản lý

Dự ước tháng 01 năm 2021 thực hiện 26,5 tỷ đồng, bằng 23,1% so tháng 12/2020; tăng 6,41% so với cùng kỳ và bằng 3,91% so kế hoạch. Nguyên nhân tháng 01/2021 giảm mạnh so với tháng 12/2020 là do hiện nay tiếp tục thực hiện các dự án chuyển tiếp, các dự án mới chưa được triển khai thực hiện.

Nhìn chung tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng đầu năm còn thấp là do hầu hết các dự án mới chưa được khởi công giải ngân mà chủ yếu thực hiện các công trình chuyển tiếp, bên cạnh đó còn gặp những khó khăn, đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng... nên tình hình thực hiện vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước còn thấp.

5. Tình hình thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành

Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 04/01/2019 của Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Chỉ đạo Dự án thu hồi đất, bồi hường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành. Năm 2020, các đơn vị đã giải ngân được 6.593.859 triệu đồng; Lũy kế giải ngân từ năm 2018 đến nay là 7.699.915 triệu đồng (đạt 42,33% kế hoạch).

Ngày 05/01/2021, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP tổ chức Lễ khởi công xây dựng Cảng HKQT Long Thành - Dự án thành phần 3, theo Quyết định giao đất đợt 1 giai đoạn 1 với diện tích 12.845.705,6 m², hiện nay đang thực hiện công tác rà phá bom mìn.

6. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp

- Vốn đầ tư FDI: Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày 20/01/2021 đạt 251,75 triệu USD. Trong đó: Cấp mới 6 dự án với vốn đăng ký 199,35 triệu USD; điều chỉnh vốn 8 dự án với vốn bổ sung 52,39 triệu USD.

- Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 22/01/2021 là 1.531,31 tỷ đồng. Trong đó: Cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 4 dự án với số vốn là 607,3 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn 3 dự án với số vốn là 924 tỷ đồng.

- Đăng ký thành lập mới doanh nghiệp ngoài nhà nước: Tính từ đầu năm đến ngày 15/01/2021, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốnlà:7.811,1 tỷ đồng, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2020 (1.660,5 tỷ đồng). Trong đó số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 156 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là1.597,7tỷ đồng và 59 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với vốn đăng ký bổ sung là6.213,4 tỷ đồng, tăng 43,6% so cùng kỳ.

- Tiếp tục triển khai thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng và trả kết quả tại nhà: tính từ đầu năm đến ngày 15/01/2021 đã có 486 lượt doanh nghiệp đăng ký trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, 73 doanh nghiệp đăng ký trả kết quả tại nhà.

- Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh:Tính từ đầu năm đến ngày 15/01/2021 có có 33 doanh nghiệp giải thể và 39 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động; 238 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh không hiệu quả.

7. Tài chính – Ngân hàng

a) Tài chính

Tháng đầu năm 2021 ngành Tài chínhhướng dẫn thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2021 trên địa bàn; Hướng dẫn các đơn vị thực hiện khóa sổ kế toán năm 2020. Thực hiện thẩm định dự toán, cấp kinh phí và báo cáo kinh phí hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 theo Quyết định của UBND tỉnh.

Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 20/01/2021 ước đạt 4.771,5 tỷ đồng, đạt 10,11% dự toán năm và bằng 57,4% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địa ước đạt3.721,5 tỷ đồng, bằng 55,73% so với cùng kỳ;Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu: 1.050 tỷ đồng, đạt 7,92% so dự toán năm và tăng 11,02% so với cùng kỳ.

Dự ước tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 20/01/2021 đạt 1.650 tỷ đồng,đạt 5,75% so với dự toán giao đầu năm, tăng 0,71% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển: 250 tỷ đồng, đạt 2,76% so với dự toán tăng 14,7% so với cùng kỳ;Chi thường xuyên: 1.400 tỷ đồng, đạt 10% so với dự toán giao đầu năm, bằng 98,56% so với cùng kỳ.

b) Hoạt động ngân hàng

Tháng 01 năm 2021, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Naitriển khai các chủ trương, chính sách mới về tiền tệ, ngân hàng đến các TCTD. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các TCTD trên địa bàn đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và thị trường vàng. Triển khai các văn bản và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid- 19. Công tác thanh toán, đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Kết quả hoạt động ngân hàng như sau:

Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến 31/01/2020 đạt 248.001 tỷ đồng, tăng 1,16% so với 31/12/2020. Trong đó: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 231.810 tỷ đồng, tăng 1,2% so với 31/12/2020; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 14.489 tỷ đồng, tăng 0,5% so cuối năm 2020. Mặt bằng lãi suất tiền gửi bằng VND của TCTD có xu hướng giảm, lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,6-6,8%/năm.

Hoạt động tín dụng:Đến 31/01/2021tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đạt 246.786 tỷ đồng, tăng 1,02% so với 31/12/2020 (trong đó nợ xấu ước chiếm 0,68% trên tổng dư nợ cho vay)

Phân theo thời hạn:Dư nợ ngắn hạn ước đạt 128.272 tỷ đồng, tăng 1,2% so 31/12/2020. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 116.938 tỷ đồng, tăng 0,83% so cuối năm 2020.

Phân theo loại tiền: Dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 208.514 tỷ đồng, tăng 1,1% so 31/12/2020; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 36.696 tỷ đồng, tăng 0,59% so cuối năm 2020.

Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đabằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm; lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0-6,0/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6,0%/năm.

* Kết quả tháo gỡ khó khăn đối với Khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến 30/11/2020:

Thực hiện theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, của NHNN Việt Nam, NHNN chi nhánh tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các TCTD trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đối tượng được hỗ trợ tập trung hoạt động trong những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Vận tải kho bãi, Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Giáo dục - Đào tạo; Xuất nhập khẩu; Y tế và Dược phẩm,… Tính đến 30/11/2020, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 1.452 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay với số tiền là 2.784 tỷ đồng. Trong đó, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 1.066 khách hàng với dư nợ 1.082 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 399 khách hàng với dư nợ1.734 tỷ đồng. Cho vay mới lãi suất ưu đãi đạt87.875 tỷ đồng cho 21.670 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch.

8. Một số tình hình xã hội

a) Văn hóa thông tin

Tháng 01 năm 2021 ngành VHTTDL tập trung tuyên truyền cổ động trực quan các nhiệm vụ chính trị: Chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam (06/01); Kỷ niệm 48 năm Ngày ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01). Kết quả đã thực hiện: 550m2 băng rôn; In, treo 750 lá cờ nội dung; 630m2 pano; Treo 1.500 lá cờ Đảng, cờ Tổ quốc. Thực hiện kế hoạch tập luyện chương trình Mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu và chương trình Nghĩa vụ Quân sự chủ đề “Ngàn hoa dâng Đảng” phục vụ cơ sở năm 2021.

- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật: Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai đã luyện tập và biểu diễn các chương trình múa rối cạn; biểu diễn các chương trình ca múa nhạc đặc sắc phục vụ các nhiệm vụ chính trị như: Lễ đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới của huyện Nhơn Trạch; Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2021...Tổng số buổi biểu diễn trong tháng là 16 buổi, phục vụ khoảng hơn 4.000 lượt người xem.

b) Thể dục thể thao

Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Đồng Nai tập trung xây dựng các Điều lệ, Kế hoạch tổ chức các giải trong khuôn khổ hoạt động Mừng Đảng mừng Xuân Tân Sửu 2021. Tham gia 02 giải quốc gia, đạt 01 HCĐ (Giải vô địch quốc gia Việt dã Leo núi “Chinh phục đỉnh cao Bà Rá” lần thứ 27 năm 2021 tại Bình Phước); tham gia 02 giải cụm, khu vực mở rộng.

c) Y tế

Tính đến 20/01/2021 tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang được khống chế, kiểm soát. Không có ca phát sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở, đường sông, đường biển vẫn còn rất phức tạp. Đặc biệt, cận kề Tết Nguyên đán, tình trạng người dân các tỉnh biên giới vượt biên, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khá nhiều. Trong tháng 01/2021 các đoàn kiểm tra của Sở Y tế Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất. Qua kiểm tra cho thấy cả 2 bệnh viện đều đạt tiêu chí Bệnh viện an toàn về phòng, chống Covid-19. Đến nay, qua công tác kiểm tra, tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, đa khoa khu vực, trung tâm y tế, các bệnh viện tư nhân trong tỉnh đều đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.

- Sốt xuất huyết: Ghi nhận 992trường hợp (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 640 ca mắc, chiếm tỷ lệ 64,5%), giảm 16,1% so với tháng trước và tăng 23,2% so với tháng cùng kỳ 2020. Hoạt động xử lý ổ dịch:Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 208 ổ dịch, giảm 20,9% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ổ dịch xử lý trong toàn tỉnh đạt 99,21%.

- Sởi:Trong tháng ghi nhận 07 trường hợp mắc sởi, tăng 04 trường hợp so với tháng trước và giảm 93% so với tháng cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.

- Sốt rét:Trong tháng không ghi nhậntrường hợp mắc sốt rét. Số xét nghiệm thực hiện trong tháng: 2.346 mẫu

- Tay chân miệng:Số trường hợp mắc tay chân miệng trong tháng là 1.171, giảm 20%so với tháng trước và tăng 168% so với tháng cùng kỳ năm 2020 (437 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong.

Hoạt động xử lý ổ dịch: Trong tháng phát hiện và xử lý 223/224 ổ dịch, số ổ dịch phát hiện tăng 3% so với tháng trước (231 ổ dịch). Tỷ lệ xử lý ổ dịch đạt 98%.

- Uốn ván: Ghi nhận 02 trường hợp mắc, giảm 03 trường hợp so với cùng kỳ năm 2020 (34 trường hợp).

Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm: Thực hiện công tác thanh kiểm tra liên ngành, xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 01/2021 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát (02 đoàn kiểm tra liên ngành) và tổ chức 1.970 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm/12.079 tổng số cơ sở, trong đó: 1.723 cơ sở đạt (chiếm 78,46%), số cơ sở vi phạm là 247, nhắc nhở 235 cơ sở, phạt tiền 12 cơ sở với số tiền phạt là 289,5 triệu đồng. Trong tháng không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm.

* Kế hoạch bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết

Căn cứ Kế hoạch số: 1993/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 21/12/2020 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm về việc “Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và Mùa Lễ Hội Xuân năm 2021”. Trong đó triển khai đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATVSTP. Các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố chú trọng các loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết nguyên đán. Các đoàn của tỉnh tập trung thanh tra, kiểm tra các nơi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn như các chợ đầu mối, các siêu thị, cơ sở thương mại tập trung,…

d) Giáo dục

Một số hoạt động giáo dục trọng tâm trong tháng 01 như: Tổ chức 2 đoàn kiểm tra việc tổ chức và thực hiện công tác kiểm tra HKI các môn Toán, Văn, tiếng Anh đối với lớp 9 ở các phòng GD&ĐT và các trường THCS trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục kiểm tra, đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Kiểm tra chuyên môn các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn toàn tỉnh. Kiểm tra tình hình thực hiện Sữa học đường năm 2020. Kiểm tra công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục của các huyện, thành phố trong tỉnh.

Kiểm tra công nhận các đơn vị huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2020. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy chế chuyên môn tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Tổ chức thi học sinh giởi lớp 12 năm học 2020-2021, kỳ thi được tổ chức tại 3 hội đồng thi, gồm hội đồng thi Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Trường THPT Trấn Biên và Trường THPT Đinh Tiên Hoàng với gần 3.350 thí sinh tham gia, Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh được Sở GD-ĐT tổ chức định kỳ hằng năm nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, cũng như thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài của tỉnh.

e) Đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Trong tháng 01, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo Sơ cấp và đào tạo thường xuyên cho 2.816 người đạt 3,53% kế hoạch năm. Toàn tỉnh có 2.075 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, trong đó: Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 1.516 người (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn có 185 người tốt nghiệp, trong đó 92,97% có việc làm tương đương 172/185 người tốt nghiệp)

Trong tháng 1 giải quyết việc làm cho 3.587 lao động, trong đó: Các doanh nghiệp tuyển dụng: 2.416 lượt người thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội cho 1.171 lao động; Các chương trình khác giải quyết 476 lao động.


Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

  • Tổng số lượt xem: 873
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)