Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 30/11/2020-00:56:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 năm 2020 tỉnh Bình Thuận
Trong tháng sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất vụ mùa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển ổn định; chăn nuôi lợn trên đà phục hồi tốt, tổng đàn lợn tăng so với thời điểm trước khi có dịch tả lợn Châu phi năm trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 ước tăng 20,16% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 ước đạt 48 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng trước và giảm 22,63% so với cùng kỳ năm trước...

I. Nông, lâm, thuỷ sản

Trong tháng sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất vụ mùa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển ổn định; chăn nuôi lợn trên đà phục hồi tốt, tổng đàn lợn tăng so với thời điểm trước khi có dịch tả lợn Châu phi năm trước. Công tác ngăn ngừa dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được theo dõi, triển khai thường xuyên. Sản lượng khai thác thuỷ sản biển giảm do ngư trường khai thác gặp khó khăn vì ảnh hưởng của các cơn bão.

1. Trồng trọt:

* Cây hàng năm:

Tiến độ sản xuất vụ Mùa (tính đến ngày 10/11/2020): Diện tích đạt 85.572,2 ha, tăng 0,4% so với vụ cùng kỳ năm trước. Cụ thể:

- Cây lương thực: Diện tích đạt 46.638,7 ha, bằng 96,9% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, cây lúa đạt 41.662,5 ha, bằng 98% so với vụ cùng kỳ, do huyện Tuy Phong xuống giống trễ; cây bắp đạt 4.976,2 ha, bằng 88,2% so với vụ cùng kỳ, do giá trị cây bắp có xu hướng giảm nên năm nay người dân giảm gieo trồng).

- Nhóm cây chất bột: Diện tích đạt 28.367,3 ha, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, cây mỳ đạt 27.966 ha, tăng 5,8% so với vụ cùng kỳ, diện tích mỳ tập trung chủ yếu ở Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân là những vùng sản xuất thuận lợi cho cây trồng này, năm nay cây mỳ gặp nhiều thuận lợi về điều kiện gieo trồng, nguồn nước tưới đầy đủ nên người dân tích cực gieo trồng.

- Nhóm cây công nghiêp ngắn ngày: Diện tích đạt 3.368,6 ha, bằng 91,6% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, mía đạt 1.222 ha, bằng 96,7% so với cùng kỳ năm trước; mè đạt 121 ha, bằng 54,5% so với cùng kỳ năm trước, diện tích mè giảm sâu do diện tích gieo trồng ở một số nơi chuyên trồng mè bị ngập lụt do mưa lớn nên người dân giảm gieo trồng như ở xã Bình Tân huyện Bắc Bình; đậu phộng đạt 2.010,6 ha, bằng 92,4% so với vụ cùng kỳ, vì thời điểm này huyện Tuy Phong vẫn chưa gieo trồng).

- Cây rau, đậu các loại: Diện tích đạt 6.554 ha tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, rau các loại đạt 2.762,6 ha, bằng 97,9% so với cùng kỳ; đậu các loại đạt 3.791,4 ha, tăng 24,3% so với cùng kỳ, do cây đậu đen hiện đang có giá trị kinh tế cao, dẫn đến người dân chuyển đổi diện tích gieo trồng nhiều như ở Bắc Bình).

- Nhóm cây hàng năm khác: Diện tích đạt 643,6 ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước; tăng mạnh ở cây gia vị và cây dược liệu các loại do nhu cầu sản phẩm này ngày càng cao, nên người dân tích cực gieo trồng.

* Cây lâu năm:

Trong tháng thời tiết thuận lợi, mưa nhiều các địa phương tập trung trồng mới và chăm sóc các loại cây lâu năm. Do ảnh hưởng của giá đầu ra một số mặt hàng nông sản ở mức thấp, nên nhìn chung tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh so với cùng kỳ không có biến động lớn. Cụ thể một số cây trồng chính như sau:

- Thanh long: Đang là mùa cao điểm nhà vườn chong đèn trái vụ để phục vụ Tết Nguyên đán sắp đến. Do ảnh hưởng của các cơn bão, mưa nhiều trên cây xuất hiện nhiều nấm bệnh, dự báo khả năng sản lượng chong điện thấp, các khoản chi phí như phân, thuốc, rơm rạ, tiền điện nhìn chung không tăng. Đến thời điểm 15/11/2020, toàn tỉnh có 11.261,9 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.

- Cây điều: Một số địa phương như Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc đang phát triển thêm diện tích trồng mới. Nhìn chung, cây điều trên địa bàn tỉnh chủ yếu trồng bằng giống điều truyền thống, trên những vùng đất bạc màu, phần lớn diện tích đã già cỗi; việc chăm sóc, bón phân ở một số địa phương người trồng chưa quan tâm đúng mức, khả năng chịu sâu bệnh thấp nên năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao.

- Cao su: Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu cao su gặp khó khăn và chưa có nhiều khởi sắc, hiện đang trong mùa thu hoạch, giá bán đang ở mức thấp chỉ đủ bù đắp được chi phí, chưa đem lại lợi nhuận cho người trồng, diện tích toàn tỉnh trong thời gian tới dự kiến khó có khả năng tăng.

- Cây tiêu: Đã kết thúc vụ thu hoạch năm 2020, đang trong thời gian tập trung bón phân và chăm sóc cho vụ thu hoạch tiếp theo. Do giá tiêu trong vài năm trở lại đây giảm sâu chưa có dấu hiệu hồi phục; trên nhiều vườn tiêu xuất hiện sâu bệnh, năng suất thấp hiệu quả kinh tế không cao nên người trồng e ngại đầu tư, phát triển thêm diện tích trồng mới.

- Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể.

* Tình hình sâu bệnh: Công tác ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng được triển khai thường xuyên, tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng không diễn biến phức tạp, chỉ xảy ra dưới dạng cục bộ và ảnh hưởng không đáng kể đến cây trồng.

- Cây lúa: Bệnh đạo ôn lá nhiễm 1.779 ha, tăng 422 ha so với cùng kỳ; ốc bươu vàng nhiễm 1.316 ha, tăng 1.066 ha so với cùng kỳ; sâu đục thân (dảnh héo) nhiễm 885 ha, tăng 355 ha so với cùng kỳ; chuột phá hoại diện tích 804 ha, tăng 104 ha so với cùng kỳ.

- Cây bắp: Sâu keo mùa thu nhiễm 95 ha, giảm 843 ha so với cùng kỳ.

- Cây mỳ: Bệnh khảm lá virus nhiễm 2.483 ha, tăng 1.970 ha so với cùng kỳ.

- Cây điều: Bọ xít muỗi nhiễm 248 ha; bệnh thán thư diện tích gây hại 130 ha.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu nhiễm 6.740 ha, tăng 3.350 ha so với cùng kỳ; ốc sên gây hại 1.910 ha, tăng 1.191 ha so với cùng kỳ; bệnh thối rễ tóp cành 1.038 ha, giảm 246 ha so với cùng kỳ; bệnh thán thư cành, quả nhiễm 1.210 ha, tăng 358 ha so với cùng kỳ.

- Cây tiêu và cao su: Các đối tượng gây hại rải rác trên toàn vùng nhưng không đáng kể.

* Tình hình tưới phục vụ sản xuất:

Tính đến ngày 15/11/2020, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn trên diện rộng, lượng nước trên hệ thống kênh nối mạng, nước tại một số hồ tăng cao, sau khi thực hiện xả lũ lượng nước hữu ích đạt 234,2 triệu m3, đạt 72,4% thiết kế đảm bảo cho phòng chống lũ lụt. Hồ thủy điện Đại Ninh đạt 299,1 triệu m3, đạt 91,8% dung tích hữu ích hiện tại; hồ thủy điện Hàm Thuận đạt 560,1 triệu m³, đạt 74,1% dung tích hữu ích hiện tại. Ngoài việc tiếp tục ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, hiện nay các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được 100% kế hoạch tưới cây thanh long (19.791 ha/19.791 ha); cây hàng năm tưới đạt 91% so với kế hoạch sản xuất (28.291 ha/30.933 ha).

2. Chăn nuôi:

Đàn gia súc, gia cầm trong tháng duy trì và phát triển ổn định. Chăn nuôi trâu, bò phát triển khá do đang ở thời điểm mùa mưa, nguồn thức ăn và đồng cỏ chăn thả dồi dào; chăn nuôi lợn trên đà phục hồi tốt, tổng đàn đã tăng hơn so với thời điểm trước khi có bệnh Dịch tả lợn Châu phi năm trước, mặc dù giá bán lợn có giảm so với các tháng trước, nhưng vẫn ở mức cao đảm bảo cho người chăn nuôi có lời; chăn nuôi gia cầm phát triển khá, một số dự án, doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gà đã và đang hình thành.

Ước tại thời điểm 15/11/2020, có 180.010 con trâu, bò, tăng 2,2% so với cùng kỳ; đàn lợn có 308.880 con tăng 14,9% so với cùng kỳ; đàn gia cầm có 4.230 ngàn con, tăng 20,5% so với cùng kỳ, trong đó, đàn gà 2.820 con, tăng 20% so với cùng kỳ; đàn lợn và gia cầm tăng nhiều, do có 02 doanh nghiệp và 12 trại chăn nuôi tăng mới so với năm trước.

* Công tác phòng, chống dịch:

Trong tháng, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh ổn định, một số bệnh truyền nhiễm xảy ra trên gia súc, gia cầm ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra, ngành thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương tăng cường giám sát dịch bệnh, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp gia súc, gia cầm bị bệnh; thực hiện triển khai tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao thường xuất hiện dịch bệnh trên địa bàn để tiêu diệt các mầm bệnh; đồng thời vận động người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm và quản lý giết mổ động vật.

- Công tác tiêm phòng: Đã tiêm phòng 1.118.452 liều vắc xin; trong đó, đàn trâu bò 42.379 liều, đàn lợn 40.393 liều, đàn gia cầm 1.035.680 liều; luỹ kế 11 tháng (đến 15/11/2020) đã tiêm phòng 22.723.123 liều vắc xin; trong đó, đàn trâu bò 168.324 liều, đàn lợn 520.024 liều, đàn gia cầm 22.034.775 liều.

- Kiểm dịch động vật: Đã kiểm dịch 67.218 con lợn, 1.856 con trâu bò, 115.030 con gia cầm, 6.561 kg thịt dê, 2,2 triệu quả trứng gia cầm; lũy kế 11 tháng (đến 15/11/2020) đã kiểm dịch 949.074 con lợn, 9.430 con trâu bò, 2.379.610 con gia cầm, 208 con dê, 48.612 kg thịt dê, 27,9 triệu quả trứng gia cầm.

- Kiểm soát giết mổ: Đã kiểm soát giết mổ 259 con trâu bò, 3.104 con lợn, 3.120 con gia cầm, 312 con dê; luỹ kế 11 tháng (đến 15/11/2020) đã kiểm soát 2.356 con trâu bò, 27.428 con lợn, 59.857 con gia cầm, 2.285 con dê.

3. Lâm nghiệp:

Trong tháng, diện tích rừng trồng mới được 120 ha, lũy kế 11 tháng đạt 2.000 ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác giao khoán, khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng dân cư sống gần rừng và đây được xem như là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc khôi phục lại rừng và tạo điều kiện thuận lợi cho rừng tự nhiên phát triển. Đối với công tác khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ và tái sinh rừng tự nhiên với mục tiêu bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên và nâng cao chất lượng rừng. Các địa phương đã thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát về thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ theo các nội dung quy định cụ thể trong hợp đồng đã được ký kết giữa nhà nước với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn,… trong việc nhận khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Lũy kế diện tích rừng được giao khoán bảo vệ trong 11 tháng là 132.792 ha; tăng 1,8% so với cùng kỳ, trong đó giao khoán cho đồng bào dân tộc thiểu số 86.179,4 ha.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Triển khai thực hiện kịp thời trên lĩnh vực bảo vệ rừng và PCCCR. Việckiểm tra, truy quét chống phá rừng tại các điểm nóng và vùng giáp ranh luôn được tăng cường. Trong tháng đã phát hiện 19 vụ vi phạm lâm luật, lũy kế 11 tháng 257 vụ, phá rừng trái phép 14 vụ, khai thác gỗ và lâm sản khác 66 vụ, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép 96 vụ và vi phạm khác 81 vụ. Đã lập hồ sơ xử lý 254 vụ vi phạm hành chính, khởi tố hình sự 06 vụ, phương tiện bị tịch thu gồm: 2 ô tô máy kéo, 2 xe trâu bò kéo, 105 xe máy, 54 phương tiện khác, 208,3 m3 gỗ các loại,...

4. Thuỷ sản:

- Diện tích nuôi trồng thủy sản: Ước trong tháng đạt 295,2 ha, giảm 1,4% so tháng cùng kỳ năm trước; luỹ kế 11 tháng ước đạt 2.703,7 ha, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, diện tích nuôi cá ước đạt 1.737 ha, giảm 1,3%; diện tích nuôi tôm 941,7 ha, giảm 2,2%).

- Sản lượng nuôi trồng: Ước trong tháng đạt 1.231,6 tấn, giảm 1,4% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 11 tháng ước đạt 12.776,1 tấn, giảm 1% so cùng kỳ (trong đó, cá các loại 5.197 tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ; tôm nuôi nước lợ 7.517,5 tấn, giảm 1,6%); nguyên nhân giảm do ảnh hưởng của thời tiết và ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ đầu năm nên hộ nuôi hạn chế thả giống.

- Sản lượng khai thác: Trong tháng, thời tiết và ngư trường gặp khó khăn cho hoạt động đánh bắt thủy sản, do ảnh hưởng liên tiếp của các cơn bão lớn đến dồn dập. Một số tàu cá làm nghề vây rút chì, mành chụp, nghề câu khơi bắt đầu lên ụ để tu bổ, sửa chữa hoặc nằm nghỉ bờ dài ngày, một số lượng tàu nằm bờ tránh gió bão. Sản lượng thuỷ sản khai thác trong tháng ước đạt 15.164 tấn giảm 11,1% so tháng cùng kỳ năm trước, mức giảm cao nhất từ đầu năm đến nay, lũy kế 11 tháng ước đạt 203.777,3 tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, khai thác biển ước đạt 203.197,1 tấn tăng 0,7% so với cùng kỳ).

Mặc dù nguồn lợi thuỷ sản gần bờ giảm nhiều và chủ trương cấm đánh bắt một số loài hải sản thuộc vùng ven bờ theo quy định của địa phương; nhưng với sự đầu tư tàu thuyền công suất lớn đánh bắt xa bờ, ngư dân tích cực ra khơi bám biển, các chuyến đánh bắt xa bờ dài ngày hoạt động ngày càng tăng góp phần giữ vững sản lượng khai thác. Khai thác thuỷ sản nội địa hiện nay giảm đáng kể do diện tích mặt nước ngày càng thu hẹp, các loại thuỷ sản được khai thác ở các sông, suối đầm hồ thuỷ lợi chủ yếu là các loại cá rô, lóc, trạch, trê, tôm, cua,…

- Sản xuất giống thuỷ sản: Sản lượng giống sản xuất chủ yếu là tôm giống, ước trong tháng sản xuất 2 tỷ post, tăng 2,6% so với tháng cùng kỳ, lũy kế 11 tháng ước đạt 21,7 tỷ post, bằng 95,3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất tôm giống trong những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng giá cả, tôm thương phẩm tiêu thụ chậm. Công tác quản lý chất lượng giống thuỷ sản, nhất là giống tôm bố mẹ luôn được tăng cường. Các cơ sở này cung cấp cho thị trường trong tỉnh và chủ yếu là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chất lượng tôm giống được kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước khi xuất đi ngoài tỉnh.

- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Trong tháng (từ ngày 11/10-09/11/2020) đã xử phạt 19 vụ vi phạm với các hành vi; luỹ kế 11 tháng (tính đến ngày 09/11/2020), đã phát hiện và xử lý 428 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phạt 2,9 tỷ đồng.

5. Công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản:

Trong tháng đã tổ chức 08 lớp tập huấn kiến thức ATTP với 364 người tham dự. Đã thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP cho 88 lượt cơ sở/88 lượt cơ sở đạt điều kiện (lũy kế 11 tháng thẩm định 714 lượt cơ sở/ 709 lượt cơ sở đạt điều kiện ATTP); thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh VTNN cho 34 cơ sở (lũy kế 11 tháng thẩm định 220 cơ sở, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho 218 cơ sở). Tổ chức khảo sát điều kiện sản xuất đảm bảo ATTP tại 05 cơ sở, test nhanh 12 mẫu giò chả, chả cá hàn the tại các chợ, kết quả đạt yêu cầu. Xây dựng 02 chuỗi cung ứng thủy sản an toàn với sản lượng 1.620 tấn sản phẩm (lũy kế 11 tháng đã xây dựng 21 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với sản lượng 19.722,7 tấn).

II. Công nghiệp; đầu tư phát triển; đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư

1. Công nghiệp:

Hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 11/2020 trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao hơn tháng trước để chuẩn bị cho tháng tiêu thụ cao điểm cuối năm và phục vụ tết Dương lịch, tết Nguyên đán, điều này đóng góp tích cực cho quá trình phục hồi nền kinh tế của tỉnh.

Chỉ số sản xuấttoàn ngành công nghiệp tháng11 ước tăng 20,16% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành khai khoáng tăng 2,84%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,47%, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 24,16%, ngành cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,7%. Luỹ kế chỉ số sản xuấttoàn ngành công nghiệp 11 thángước tăng 14,12% so với cùng năm trước (11 tháng năm 2019 tăng 19,36%); trong đó, ngành khai khoáng tăng 11,24%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,2%, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 18,17%, ngành cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,96%.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao trong tháng 11 so với cùng kỳ chủ yếu do có sự khởi sắc của các ngành sau: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 12,49%; dệt may tăng 17,94%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 33,31%; In, sao chép bản ghi các loại tăng 37,14%; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 14,13%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 27,84%.

Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện tiếp tục đóng góp lớn vào tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Sản lượng điện sản xuất tháng 11 ước đạt 3.319 triệu kWh, tăng 24,45% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 11 tháng, sản lượng điện sản xuất ước đạt 30.249,6 triệu kWh, tăng 18,66% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010), luỹ kế 11 tháng năm 2020 ước 33.170,8 tỷ đồng, tăng 9,62% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp khai khoáng 666,8 tỷ đồng, tăng 10,13%; công nghiệp chế biến chế tạo 15.552 tỷ đồng, tăng 1,16%; sản xuất và phân phối điện 16.693,2 tỷ đồng, tăng 18,96%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải 258,7 tỷ đồng, tăng 3,98%.

2. Đầu tư phát triển:

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh trong 11 tháng năm 2020 tiếp tục được triển khai theo kế hoạch và đẩy nhanh tiến độ, thi công các công trình nhà ở để hoàn thành trước năm. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát các dự án đầu tư công; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Trong tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ước đạt 414,8 tỷ đồng, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 11 tháng đạt 3.840,4 tỷ đồng, đạt 95,7% so với kế hoạch năm 2020 và tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 3.112,8 tỷ đồng, tăng 57,4%, đạt 96,3% kế hoạch năm; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 646,5 tỷ đồng, tăng 21,0%, đạt 93,0% kế hoạch năm; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 80,9 tỷ đồng, tăng 13,1%, đạt 95,3% kế hoạch năm.

Tiếp tục thực hiện hiện các dự án trọng điểm của tỉnh. Luỹ kế 11 tháng, các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm của tỉnh đã được quan tâm triển khai thực hiện; được ưu tiên bố trí vốn; định kỳ hàng tháng, rà soát đánh giá tiến độ thực hiện của từng dự án, giải quyết kịp thời các vướng mắc khó khăn,…

3. Đăng ký kinh doanh:

Trong 11 tháng, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 120 doanh nghiệp (có 25 đơn vị trực thuộc), tăng 21,21% so với cùng kỳ năm trước, đây là tín hiệu tích cực cho thấy những dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là các ngành nghề liên quan tới du lịch, lĩnh vực có sự tác động lớn đến nhiều ngành nghề dịch vụ khác. Trong thời gian tới, cần có những chính sách để tiếp tục kích cầu du lịch trong tỉnh, thu hút khách du lịch nội địa, từ đó giúp các doanh nghiệp du lịch và các ngành, lĩnh vực có liên quan vực dậy ngay sau dịch (vận tải, khách sạn, ăn uống và bán lẻ).

Tháng 11 (tính từ ngày 15/10 đến ngày 13/11/2020), có 104 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 42 đơn vị trực thuộc), giảm 18,11% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký mới 593,59 tỷ đồng, giảm 69,13% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp đã giải thể 24 doanh nghiệp (trong đó, có 09 đơn vị trực thuộc), giảm 11,11% so với cùng kỳ năm trước; tạm ngừng hoạt động 13 doanh nghiệp (trong đó, có 5 đơn vị trực thuộc), tăng 62,5% so với cùng kỳ năm trước; đăng ký chuyển đổi loại hình 6 doanh nghiệp, giảm 53,85% so với cùng kỳ năm trươc; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 11 doanh nghiệp (trong đó có 01 đơn vị trực thuộc), tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Lũykế 11 tháng (đến ngày 13/11/2020), có 1.279 doanh nghiệp thành lập mới (có 422 đơn vị trực thuộc), tăng 9,22% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký 8.759,62 tỷ đồng, giảm 17,66% so với cùng kỳ năm trước; tạm ngừng hoạt động 254 doanh nghiệp (có 55 đơn vị trực thuộc), tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước (điều này cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn và dai dẳng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh); đăng ký thay đổi loại hình 1.110 doanh nghiệp (có 235 đơn vị trực thuộc), tăng 6,73% so cùng kỳ. Số doanh nghiệp đã giải thể 276 doanh nghiệp (có 159 đơn vị trực thuộc), tăng 7,81% so với cùng kỳ năm trước.

4. Đăng ký đầu tư:

Trong tháng 11 có 01 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, với tổng diện tích đất 4 ha; tổng vốn đăng ký 1 tỷ đồng. Luỹ kế 11 tháng (tính đến ngày 19/11/2020), có 42 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư, giảm 39 dự án so với cùng kỳ; với tổng diện tích đất 566 ha, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký 7.144 tỷ đồng, giảm 49% so với cùng kỳ năm trước. Đến nay (đến ngày 19/11/2020), trên địa bàn tỉnh có 1.589 dự án được cấp, với tổng diện tích đất 50.031 ha và tổng vốn đăng ký 321.179 tỷ đồng.

Trong tháng không có dự án khởi công, dự án đi vào hoạt động và dự án thu hồi. Lũy kế 11 tháng (tính đến ngày 19/11/2020), có 08 dự án khởi công, có 02 dự án đi vào hoạt động và 08 dự án bị thu hồi.

Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được thực hiện, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm và chú trọng. Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn.

III. Thương mại, giá cả; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải

1. Thương mại, giá cả:

Nhìn chung, thị trường hàng hoá trong tháng 11 trên địa bàn tỉnh không có biến động lớn. Công tác ổn định thị trường, cung cầu hàng hoá luôn được đảm bảo. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 11 ước đạt 5.873,3 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 2,44% và tăng 13,1% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 3.981,4 tỷ đồng, tăng 2,05% so tháng trước và tăng 17,43% so với tháng cùng kỳ năm trước; dịch vụ ước đạt 592,5 tỷ đồng, tăng 2,33% so tháng trước và tăng 4,19% so tháng cùng kỳ năm trước; lưu trú, ăn uống ước đạt 1.299,4 tỷ đồng, tăng 3,72% so tháng trước và tăng 5,3% so tháng cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 11 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 54.253,2 tỷ đồng, tăng 2,37% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 37.912,5 tỷ đồng, tăng 8,28% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ước đạt 5.655,5 tỷ đồng, giảm 1,92% so với cùng kỳ năm trước; lưu trú, ăn uống ước đạt 10.685,2 giảm 12,55% so với cùng kỳ năm trước).

Trước tình hình mưa bão, lũ lụt xảy ra liên tiếp, theo đó, tại các đại lý, cửa hàng bán lẻ, chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh đều tổ chức dự trữ hàng hoá nhằm bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Công tác quản lý thị trường được tăng cường; công tác kiểm tra, kiểm soát chặt về hoạt động thương mại, đặc biệt là giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý xảy ra. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày cho người dân như: Gạo, muối, trứng, thực phẩm,… giá cả cơ bản ổn định. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm về buôn bán hàng cấm vẫn còn diễn ra.Trong tháng 10 năm 2020, đã kiểm tra 121 vụ, phát hiện và xử lý 42 vụ vi phạm, trong đó 04 vụ vi phạm hàng cấm, 11 vụ hàng nhập lậu; 04 vụ vi phạm về đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá, 16 vụ vi phạm trong kinh doanh; 02 vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và 01 vụ vi phạm khác... Đã xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 262,6 triệu đồng. Luỹ kế 10 tháng năm 2020, đã kiểm tra 1.553 vụ, phát hiện và xử lý 338 vụ vi phạm (trong đó có 48 vụ vi phạm hàng cấm, 57 vụ vi phạm hàng nhập lậu, 12 vụ vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng và sở hữu trí tuệ; 26 vụ vi phạm đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá, 93 vụ vi phạm trong kinh doanh, 30 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, 72 vụ vi phạm trên các lĩnh vực khác),... Đã xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 2.819,5 triệu

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 so với tháng trước tăng 0,14%; so với tháng cùng kỳ năm trước tăng 1,34%; so với tháng 12/2019 giảm 0,24%. Bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 3,81% so với bình quân 11 tháng năm 2019.

So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 6 nhóm hàng tăng giá: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,17%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,19%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1%. Có 2 nhóm hàng giảm giá: Giao thông giảm 0,6%; Văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,02%. Có 3 nhóm hàng trong tháng giá ổn định: Thuốc và dịch vụ y tế; Bưu chính viễn thông; Giáo dục không tăng, giảm so với tháng trước.

2. Du lịch:

Tình hình hoạt động du lịch trong tháng 11 có tăng hơn tháng trước, tuy nhiên vẫn còn giảm sâu so với cùng kỳ năm trước. Các công ty du lịch lữ hành đang chuẩn bị kế hoạch cho các tour du lịch cuối năm, công tác tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch đang được ngành du lịch tích cực triển khai. Công tác kích cầu du lịch được tiếp tục thực hiện, trong đó chú trọng tính mới, độc đáo, giá thấp và có thêm khuyến mãi đa dạng,...

Dự ước trong tháng 11, các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đón và phục vụ 411,9 ngàn lượt khách, tăng 4,74% so với tháng trước và giảm 31,67% so với tháng cùng kỳ năm trước; số ngày khách phục vụ đạt 797,3 ngàn ngày khách, tăng 5,8% so với tháng trước và giảm 21,44% so với tháng cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 11 tháng, ước đạt 2.880 ngàn lượt khách, giảm 50,328% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách phục vụ ước đạt 5.171,8 ngàn ngày khách, giảm 46,34% so với cùng kỳ năm trước.

Lượng khách quốc tế đến tỉnh trong tháng 11 tiếp tục đạt thấp, chỉ đạt 3,4 ngàn lượt khách, tăng 2,58% so với tháng trước và giảm 95,26% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 11 tháng, khách quốc tế đến tỉnh đạt 171,2 ngàn lượt khách, giảm 75,62% so với cùng kỳ năm trước; ngày khách phục vụ đạt 613,1 ngàn ngày khách, giảm 71,62% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách quốc tế đến Bình Thuận chủ yếu dịch chuyển từ vùng này sang vùng khác trong cả nước.

Doanh thu từ hoạt động du lịch trong tháng 11 ước đạt 895,8 tỷ đồng, tăng 2,52% so với tháng trước và giảm 32,28% so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế 11 tháng, ước đạt 8.493,2 tỷ đồng, giảm 38,61% so với cùng kỳ năm trước.

3. Xuất, nhập khẩu:

Với sự phục hồi khá tích cực từ đầu quý III/2020 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh sau 11 tháng đã tăng 0,25% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới sụt giảm do tác động của dịch. Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh tiếp tục giảm 16,97% so với 11 tháng năm 2019.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 ước đạt 48 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng trước và giảm 22,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng thủy sản ước đạt 15,8 triệu USD, tăng 1,81% so với tháng trước và tăng 46,64% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản ước đạt 0,72 triệu USD, tăng 10% so với tháng trước và giảm 61,04% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng hoá khác ước đạt 28,6 triệu USD, giảm 0,35% so với tháng trước và tăng 5,63% so với cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 424,60 triệu USD, tăng 0,25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng thủy sản ước đạt 145,83 triệu USD, tăng 16,09%. Nhóm hàng nông sản ước đạt 12,12 triệu USD, tăng 3,73% (mặt hàng cao su vẫn giảm sâu so với cùng kỳ; mặt hàng thanh long tăng khá, chủ yếu đi thị trường Canada, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Úc,...). Nhóm hàng hoá khác ước đạt 266,65 triệu USD, giảm 6,84% (chủ yếu giảm ở mặt hàng may mặc và giày dép; mặt hàng giày dép trong tháng 10, tháng 11 đã bắt đầu xuất khẩu trở lại tuy nhiên tổng kim ngạch 11 tháng vẫn giảm 25,91% so với cùng kỳ; mặt hàng dệt may giảm nhẹ 1,68% so cùng kỳ).

+ Xuất khẩu trực tiếp 11 tháng năm 2020 đạt 406,59 triệu USD, tăng 0,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất sang thị trường Châu Á ước đạt 270,08 triệu USD, tăng 0,85% (giảm chủ yếu ở thị trường Hàn Quốc các mặt hàng mực khô, cá khô, cá tươi; thị trường Đài Loan các mặt hàng quần áo, giày dép; thị trường Iraen các mặt hàng giày dép, cá tươi). Xuất sang thị trường Châu Âu đạt 54,47 triệu USD, tăng 6,02% (tăng chủ yếu ở thị trường Anh các mặt hàng giày dép, tôm thẻ; thị trường Đức các mặt hàng tôm thẻ; thị trường Hà Lan các mặt hàng tôm thẻ; thị trường Bỉ các mặt hàng đồ gỗ nội thất). Xuất sang thị trường Châu Mỹ đạt 77,70 triệu USD, giảm 2,94% (giảm chủ yếu ở thị trường Belizơ các mặt hàng đế giày và gót giày).

Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các FTA đã có hiệu lực và đang tiếp tục đàm phán, ký kết đây sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa. Cùng với việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động của Chính phủ đã và đang là động lực rất lớn trong việc phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như thu hút mở rộng đầu tư và xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp.

+ Ủy thác xuất khẩu 11 tháng ước đạt 18,01 triệu USD, giảm 2,87% so với cùng kỳ (chủ yếu giảm ở mặt hàng áo sơ mi, quần dài).

- Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trong tháng 11 ước đạt 56,03 tỷ USD, tăng 23,42% so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy hoạt động sản xuất bước đầu đã dần phục hồi, các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị kế hoạch sản xuất phục vụ cho nhu cầu cuối năm (nhập khẩu hàng thuỷ sản tăng 63,76%, vải may mặc tăng 47,83%, hàng hoá khác tăng 28,06%, gỗ và sản từ phẩm gỗ tăng 14,44%, phụ liệu vải may mặc tăng 1,9%;…)

Luỹ kế 11 tháng ước đạt 712,51 triệu USD, giảm 16,97% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước giảm 18,19%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,74% (giảm sâu ở các mặt hàng như máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác).

4. Giao thông vận tải:

Tình hình vận tải hàng hoá và hành khách tháng 11 trên các tuyến đường bộ, đường sắt và đường biển ổn định, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Vận tải hàng hoá và hành khách có sự phục hồi tích cực về lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển so với tháng trước. Trong tháng, lượng hành khách vận chuyển và hàng hóa vận chuyển tăng so với tháng trước, tuy nhiên so với tháng cùng kỳ năm trước vẫn còn giảm lớn.

- Vận tải hành khách:

+ Ước tháng 11 đã vận chuyển 1.444,9 nghìn hành khách và luân chuyển 69,1 triệu hk.km. Lũy kế 11 tháng, vận chuyển 14.204,5 nghìn hành khách, giảm 40,27% so với cùng kỳ và luân chuyển 703,7 triệu hk.km, giảm 40,77% so cùng kỳ năm trước.

+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 11 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 1.434,2 nghìn hành khách; lũy kế 11 tháng đạt 14.100,2 nghìn hành khách, giảm 40,22% so với cùng kỳ. Vận chuyển hành khách đường thủy đạt 10,7 nghìn hành khách; lũy kế 11 tháng đạt 104,2 nghìn hành khách, giảm 45,93% so với cùng kỳ. Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 68,05 triệu hk.km, lũy kế 11 tháng đạt 692,5 triệu hk.km, giảm 40,62% so với cùng kỳ; luân chuyển hành khách đường thủy đạt 1,10 triệu hk.km, lũy kế 11 tháng đạt 11,15 triệu hk.km, giảm 48,68% so với cùng kỳ năm trước.

- Vận tải hàng hoá:

+ Ước tháng 11 vận chuyển hàng hoá đạt 623,5 nghìn tấn và luân chuyển hàng hoá đạt 33,7 triệu tấn.km. Lũy kế 11 tháng đã vận chuyển 6.676,8 nghìn tấn hàng hoá, giảm 28,99% so với cùng kỳ và luân chuyển hàng hoá đạt 364,1 triệu tấn.km, giảm 31,20% so với cùng kỳ năm trước.

+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 11 vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 623 nghìn tấn, lũy kế 11 tháng đạt 6.671,3 nghìn tấn, giảm 28,98% so với cùng kỳ; vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,5 nghìn tấn, lũy kế 11 tháng đạt 5,5 nghìn tấn, giảm 36,91% so với cùng kỳ; luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 33,6 triệu tấn.km, lũy kế 11 tháng đạt 363,52 triệu tấn.km, giảm 31,19% so với cùng kỳ; luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 62,3 nghìn tấn.km, lũy kế 11 tháng đạt 636,7 nghìn tấn.km, giảm 36,76% so với cùng kỳ năm trước.

- Cảng quốc tế Vĩnh Tân: Khối lượng bốc xếp hàng hoá tháng 11 ước đạt 55.000 tấn; lũy kế 11 tháng, đạt 708.465 tấn (trong đó, khối lượng bốc xếp ngoài ước đạt 18.838 tấn); các mặt hàng chủ yếu thông qua cảng gồm quặng Ilmenite, cát, tro bay, xi măng,... Ước doanh thu 11 tháng đạt 30,36 tỷ đồng.

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi ước tháng 11 đạt 141,8 tỷ đồng, tăng 3,04% so với tháng trước và giảm 32,82% so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế 11 tháng ước đạt 1.508,9 tỷ đồng, giảm 31,44% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 575,8 tỷ đồng, giảm 38,92% so với cùng kỳ; Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 899,2 tỷ đồng, giảm 25,82% so với cùng kỳ; Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 33,8 tỷ đồng, giảm 26,51% so với cùng kỳ.

5. Bưu chính, viễn thông:

Hạ tầng mạng viễn thông 3G, 4G được phát triển mở rộng; đảm bảo an toàn mạng lưới thông tin; thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông với 1.230 cơ sở kinh doanh dịch vụ BCVT, đạt bán kính phục vụ bình quân là 1,4 km/cơ sở. Tổng số thuê bao điện thoại cố định là 30.840, số thuê bao điện thoại di động trả sau 31.950, mật độ điện thoại 147 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao Internet ước đạt 138.830 thuê bao, tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) là 61,75%, vượt cao so với kế hoạch.

IV. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng

1. Thu, chi ngân sách:

Từ nay đến cuối năm tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý thu, đẩy mạnh chống thất thu, trốn thuế; chú trọng công tác thanh kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế. Trong điều hành chi, tiếp tục thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán được giao; cắt giảm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết,... quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 của tỉnh.

Ước thu ngân sách tháng 11 đạt 600 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng đạt 9.603,2 tỷ đồng, đạt 89,33% dự toán năm, giảm 21,43% so cùng kỳ năm trước; trong đó thu nội địa (trừ dầu) đạt 7.432,3 tỷ đồng, đạt 97,16% dự toán năm, giảm 14,12%. Trong tổng thu ngân sách gồm: Thu thuế, phí 5.978,9 tỷ đồng, đạt 89,28% dự toán năm, giảm 14,63%; thu tiền nhà, đất 1.453,3 tỷ đồng, đạt 152,51% dự toán năm, giảm 11,98% (trong đó, thu tiền sử dụng đất 905 tỷ đồng, đạt 129,29% dự toán năm, giảm 29,31%); thu dầu thô 1.080,8 tỷ đồng, đạt 83,14% dự toán năm, giảm 36,01% và thu thuế xuất nhập khẩu 1.089,9 tỷ đồng, đạt 60,55% dự toán năm, giảm 42% so cùng kỳ năm trước.

Dự ước các khoản thu 11 tháng tăng (giảm) so cùng kỳ năm trước như sau: Thu từ doanh nghiệp nhà nước 1.015,1 tỷ đồng (giảm 31,79%), thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 895,5 tỷ đồng (giảm 6,30%), thu ngoài quốc doanh 1.235,3 tỷ đồng (giảm 9,34%), thuế thu nhập cá nhân 578,3 tỷ đồng (giảm 5,7%), thuế bảo vệ môi trường 471,5 tỷ đồng (giảm 13,8%); lệ phí trước bạ 252,1 tỷ đồng (giảm 38,51%); thu từ các loại phí, lệ phí 149 tỷ đồng (giảm 7,63%); thu khác ngân sách 205 tỷ đồng (giảm 42,02%); thu xổ số kiến thiết 1.086,2 tỷ đồng (tăng 13,72%); thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 71 tỷ đồng (giảm 50,95%); thu tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 13,1 tỷ đồng (tăng 4,53%), thu tiền thuê mặt đất, mặt nước 534,8 tỷ đồng (tăng 51,46%); thu tiền sử dụng đất 905 tỷ đồng (giảm 29,31%); thu từ dầu thô 1.080,8 tỷ đồng (giảm 36,01%) và thu thuế xuất nhập khẩu đạt 1.089,9 tỷ đồng (giảm 42%).

Tổng chi ngân sách trong tháng 11 ước thực hiện 500 tỷ đồng (chi ngân sách nhà nước 450 tỷ đồng); lũy kế 11 tháng 12.891,7 tỷ đồng (chi ngân sách nhà nước 9.183,7 tỷ đồng); trong đó chi đầu tư phát triển 3.841,8 tỷ đồng, chi thường xuyên 5.341,9 tỷ đồng.

2. Hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng trên địa bàn tiếp tục ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương; các tổ chức tín dụng đã chủ động rà soát, hỗ trợ khách hàng vay vốn, mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là cho vay để duy trì và khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

- Tính đến ngày 31/10/2020, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn 699 tỷ đồng, chiếm 1,08% tổng dư nợ, tăng 0,51% so với đầu năm. Đến ngày 11/11/2020, đã giảm lãi vay cho 2.703 khách hàng với số tiền lãi được giảm 1,16 tỷ đồng. Cùng với việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn, giảm lãi vay, các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, triển khai thực hiện các chương trình cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước khi dịch bệnh xảy ra, doanh số cho vay mới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ ngày 23/01/2020 là 11.599 tỷ đồng/5.000 khách hàng.

- Tình hình thực hiện lãi suất: Hiện nay, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 3,3–4%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng là 4,1–6,6%/năm; kỳ hạn từ trên 12 tháng trở lên là 5,3 - 7,5%/năm; lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 4,5%/năm (riêng Quỹ tín dụng nhân dân là 5,5%/năm), các lĩnh vực khác từ 7 - 9%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 9 - 12%/năm.

- Hoạt động huy động vốn (tính đến ngày 31/10/2020), nguồn vốn huy động đạt 39.525 tỷ đồng, tăng 1,33% so với đầu năm. Ước đến 30/11/2020, vốn huy động đạt 40.175 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm.

- Hoạt động tín dụng: Các Tổ chức tín dụng tiếp tục mở rộng cho vay đi đôi với an toàn và hiệu quả, gắn với thực hiện các chính sách của trung ương và địa phương. Tính đến 31/10/2020, tổng dư nợ cho vay đạt 64.726 tỷ đồng, tăng 9,74% so với đầu năm. Trong đó dư nợ cho vay bằng VND đạt 63.688 tỷ đồng, chiếm 98,4% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 34.763 tỷ đồng, chiếm 53,7% tổng dư nợ. Ước tính đến ngày 30/11/2020, dư nợ đạt 66.062 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm.

- Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của Trung ương và Địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 35.875 tỷ đồng, chiếm 55,4% tổng dư nợ; cho vay xuất khẩu đạt 604 tỷ đồng, chiếm 1% tổng dư nợ; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 14.325 tỷ đồng, chiếm 22,1% tổng dư nợ; cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 2.909 tỷ đồng.

- Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP: Dư nợ đạt 945,2 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 295,3 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 641,9 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 8 tỷ đồng), trong đó nợ xấu 21,19 tỷ đồng/5 tàu; nợ cơ cấu lại thời hạn 111,27 tỷ đồng/90 tàu.

- Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Quyết định số 813/QĐ-NHNN và Nghị quyết số 30/NQ-CP: Dư nợ cho vay đạt 321 tỷ đồng phục vụ nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi tôm giống công nghệ cao, chăn nuôi bò sữa công nghệ cao; dư nợ cho vay chăn nuôi lợn, sản xuất thuốc thú y, thức ăn gia súc đạt 531 tỷ đồng.

- Cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP: Hiện đang được triển khai tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, dư nợ đạt 55 tỷ đồng/142 hộ.

- Hoạt động thanh toán, cung ứng tiền mặt: Tăng cường đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển lương qua tài khoản, thanh toán qua POS. Mạng lưới ATM, POS tiếp tục được mở rộng, hoạt động thông suốt và an toàn. Đến 31/10/2020, trên địa bàn có 187 máy ATM (tăng 12 máy so với đầu năm) và 1.845 máy POS (tăng 225 máy so với đầu năm), hầu hết máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

- Tình hình thị trường ngoại tệ và vàng trên địa bàn: Các Tổ chức tín dụng trên địa bàn đã bám sát điều hành tỷ giá và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Nhìn chung, các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt. Diễn biến thị trường vàng, ngoại hối trên địa bàn tiếp tục phát triển theo hướng ổn định. Doanh số mua bán ngoại tệ trong 10 tháng đạt 494,7 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 109 triệu USD.

V. Một số tình hình xã hội

1. Lao động - Xã hội:

Trong tháng, đã giải quyết việc làm cho 2.617 lao động, lũy kế 11 tháng (đến ngày 10/11/2020) đã giải quyết việc làm cho 20.130 lao động, đạt 83,88% so với kế hoạch năm (trong đó, cho vay vốn giải quyết việc làm 1.012 người). Tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 3.175 người, lũy kế 11 tháng tổng số người tuyển mới đào tạo nghề nghiệp 13.396 người, đạt 121,78% so với kế hoạch năm (trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn 4.089 người).

Tính đến ngày 10/11/2020, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa vận động được 7,9 tỷ đồng, đạt 131,2% so với kế hoạch năm; Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh được 1,94 tỷ đồng, đạt 97,4% kế hoạch năm.

Công tác chính sách người có công: Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho 31 đối tượng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công. Trợ cấp mai táng phí cho 34 trường hợp; Chế độ cho các đối tượng khác: Trợ cấp một lần cho 01 trường hợp; trợ cấp thờ cúng liệt sĩ cho 13 trường hợp đổi người thờ cúng; tiếp nhận 06 hồ sơ liệt sĩ, di chuyển tỉnh ngoài 03 hồ sơ (01 hồ sơ liệt sĩ, 01 hồ sơ thương binh, 01 hồ sơ người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày); quyết định trợ cấp Ưu đãi giáo dục cho 07 trường hợp, 04 trường hợp giới thiệu giám định y khoa, 03 Quyết định điều chỉnh thông tin trong hồ sơ liệt sĩ.

Tổng số người đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone đến 14/11/2020 là 1.625 người, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý 3.627 người (114 nữ); có 114/124 xã, phường, thị trấn có người sử dụng chất ma túy, chiếm 91,93% số xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy.

Thực hiện hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, lũy kế đến nay (tính từ đến 08/11/2020), đã hỗ trợ cho 115.234 đối tượng, với số tiền 117,7 tỷ đồng. Hỗ trợ nhóm đối tượng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm và hộ kinh doanh 684 đối tượng với số tiền 1,3 tỷ đồng; lũy kế đối tượng được hỗ trợ 27.403 đối tượng với số tiền 28 tỷ đồng của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

2. Y tế:

Công tác phòng, chống dịch bệnh được các đơn vị giám sát chặt chẽ nhất là các bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, sốt rét, tay chân miệng, cúm A, viêm não vi rút, Zika,... Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh. Tính đến ngày 19/11/2020, tỉnh liên tiếp 251 ngày không ghi nhận thêm trường hợp nào nhiễm Covid-19.

Trong tháng, có 05 cas mắc sốt rét, 243 cas mắc sốt xuất huyết, 160 cas mắc tay chân miệng, tất cả không có cas tử vong. Số bệnh nhân mắc bệnh phong 06 bệnh nhân, không có bệnh nhân phát hiện mới và mới tàn tật độ II, có 422 bệnh nhân đang quản lý.

Công tác phòng chống Lao: có 1.127 tổng số lượt khám, số bệnh nhân thu dung điều trị 150. Số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới 75.

Số nhiễm HIV mới phát hiện 07 cas (lũy kế 1.539 cas); có 03 cas chuyển AIDS mới (lũy kế 1.066 cas); không có cas tử vong (lũy kế 532 cas).

Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai tích cực; trong tháng (từ 15/10 đến 15/11/2020), không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm. Lũy kế 11 tháng (đến ngày 15/11/2020), trên địa bàn tỉnh xảy ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm, với tổng số người mắc là 21 người; trong đó, có 02 người tử vong, xác định nguyên nhân do độc tố tự nhiên từ cá nóc mú, thịt cóc sống.

Các bệnh viện, các đơn vị điều trị chủ động thực hiện tốt công tác thường trực, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; thực hiện đầy đủ các quy định chuyên môn của Bộ Y tế; tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Trong tháng 11 đã khám 82,7 ngàn lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, số bệnh điều trị nội trú 13.221, số bệnh nhân chuyển viện là 751 và 28 bệnh nhân tử vong.

3. Hoạt động văn hóa:

Trong tháng (từ ngày 20/10–20/11/2020), tăng cường công tác tuyên truyền kỷ niệm 25 năm Ngày Du lịch Bình Thuận, Lễ hội Ka tê năm 2020, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV; 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11),…

Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh: Tổ chức “Đêm nhạc gây quỹ vì miền Trung thân yêu”; chương trình Liên hoan Hiphop “Nhịp điệu trẻ” và chương trình nghệ thuật “Bình Thuận - Điểm hẹn xanh” phục vụ kỷ niệm 25 năm ngày Du lịch Bình Thuận. Đội Tuyên truyền và chiếu phim lưu động biểu diễn 22 buổi chương trình ca nhạc và tuyên truyền về tác hại ma túy đá, với kịch bản “Ngáo đá”; thực hiện 99 buổi chiếu phim phục vụ nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh biểu diễn 08 buổi phục vụ chính trị; Tham gia cùng với Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam phục vụ lễ khai mạc Asean 37 tại Hà Nội.

Hoạt động Thư viện: Cấp mới 126 thẻ (thiếu nhi 71 thẻ); phục vụ 1.384 lượt bạn đọc (thiếu nhi 580 lượt), lượt bạn đọc truy cập website 234,51 ngàn lượt, luân chuyển 3.331 lượt tài liệu (thiếu nhi 1.458 lượt). Sưu tầm 107 tin, bài cho Tập thông tin tư liệu Bình Thuận, 23 tin, bài chuyên mục Thông tin kinh tế. Bổ sung 3.395 bản sách từ chương trình mục tiêu quốc gia. Phục vụ xe ô tô thư viện lưu động tại 11 điểm, với 20.900 lượt tài liệu luân chuyển, thu hút 6.446 lượt bạn đọc.

Hoạt động bảo tồn, bảo tàng trong tháng đã đón 18.031 lượt khách; Lũy kế 11 tháng (tính đến 15/11/2020), đã đón 140.720 lượt khách, trong đó 12.184 lượt khách nước ngoài. Đã trình tỉnh xem xét xếp hạng di tích cấp tỉnh cho di tích đền thờ Thiên Y A Na (xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình).

4. Thể dục thể thao:

Thể dục, thể thao quần chúng: Tổ chức các giải Bóng chuyền bãi biển vô địch các CLB tỉnh; Bóng chuyền Hơi nữ vô địch tỉnh; các trận lượt về giải Bóng đá hạng Nhì năm 2020 (bảng B); Hành trình xe đạp “Hội tụ 25 năm ngày Du lịch Bình Thuận” (24/10/1995 - 24/10/2020).

Thể thao thành tích cao: Tham dự các giải Vovinam vô địch trẻ quốc gia tại Hậu Giang (đạt 02 huy chương vàng, 03 huy chương bạc, 05 huy chương đồng), giải vô địch Judo CLB toàn quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh (đạt 02 huy chương vàng, 01 huy chương đồng), giải vô địch Taekwondo CLB toàn quốc tại Huế (đạt 03 huy chương vàng, 04 huy chương bạc, 08 huy chương đồng), giải Điền kinh Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng (đạt 01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc), giải vô địch Bóng rổ trẻ toàn quốc tại Bà Rịa - Vũng Tàu (đạt 01 huy chương bạc, 02 huy chương đồng). Lũy kế 11 tháng năm 2020, đạt 112 huy chương (18 huy chương vàng, 29 huy chương bạc, 65 huy chương đồng); 20 kiện tướng (đạt 44,4% so với chỉ tiêu 45); 98 vận động viên Cấp 1 (đạt 151% so với chỉ tiêu 65).

5. Giáo dục và Đào tạo:

Trong tháng công tác dạy và học được duy trì ổn định, gắn với thực hiện phòng chống dịch Covid-19 không để lây lan trong học đường. Ngành giáo dục đã ban hành Quyết định công nhận 373 học sinh đạt danh hiệu Học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp tỉnh năm học 2020-2021; trong đó, có 14 giải Nhất, 39 giải Nhì và 320 giải Ba (tăng 18 giải so với năm học trước, trong đó: giải nhất giảm 01, giải nhì giảm 24, giải ba tăng 43).

- Tổng số học sinh có mặt đầu năm 2020 - 2021:

+ Số học sinh mầm non ra lớp đầu năm 63.283, đạt 99,37%, trong đó nhà trẻ 7.131 đạt 80,12%, mẫu giáo 56.152 vượt chỉ tiêu 2,16%.

+ Số học sinh tiểu học ra lớp đầu năm 119.344 học sinh, vượt chỉ tiêu 6,15%.

+ Số học sinh THCS ra lớp đầu năm 80.849, vượt chỉ tiêu 1,39%; tuyển mới vào lớp 6 phổ thông 22.587, vượt chi tiêu 4,86%; tuyển mới lớp 6 DTNT 306 đạt 97,14%; tổng số học sinh DTNT 1.081, đạt 91,30%;

+ Trung học phổ thông: số học sinh ra lớp đầu năm 37.197 đạt 99,54% kế hoạch, trong đó tổng số học sinh DTNT 813 học sinh; tổng số học sinh trường chuyên 1.215 học sinh; tuyển mới lớp 10 DTNT 332 học sinh, tuyển mới lớp 10 chuyên 415 học sinh.

+ Số trường đạt chuẩn quốc gia: Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia 251 trường đạt 46,22%, trong đó: 44 trường mầm non đạt 30,99%, 121 trường tiểu học đạt 49,39%, 72 trường THCS đạt 55,38%, 14 trường THPT đạt 53,85%.

6. Hoạt động Bảo hiểm (từ 15/10-14/11/2020):

Công tác giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, trả sổ BHXH cho người lao động cơ bản đúng kế hoạch. Công tác thu vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, dẫn đến số tiền nợ cao. Tính đến ngày 31/10/2020 đã tiếp nhận 757 đơn đề nghị của các đơn vị, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp xin giãn, miễn đóng, miễn lãi chậm đóng, dừng đóng vào các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; thông báo giảm 20.590 lao động, trong đó có 8.416 lao động thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động; 10.297 lao động nghỉ việc không hưởng lương, đã xác nhận 9.009 sổ BHXH để bảo lưu.

Luỹ kế 10 tháng (đến ngày 31/10/2020), toàn tỉnh có 91.337 người tham gia BHXH bắt buộc, giảm 4,4% so với cùng kỳ; có 82.149 người tham gia BHTN, giảm 4,6% so với cùng kỳ; số người tham gia BHXH tự nguyện 7.814 người, tăng 136,1% so với cùng kỳ; Số người tham gia BHYT 989.831 người, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Đã xét duyệt, giải quyết cho 50.773 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, giảm 10,2% so với cùng kỳ. Trong đó, hưởng các chế độ BHXH dài hạn 983 lượt người; hưởng trợ cấp BHXH một lần 10.157 lượt người; hưởng chế độ BHXH ngắn hạn 28.009 lượt người; hưởng trợ cấp BHTN 11.536 lượt người. Tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh đạt 85,5% dân số.

Tổng số đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng đến đầu tháng 11/2020 là 15.653 người. Tổng thu 10 tháng là 1.963 tỷ đồng, đạt 78,2% kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 127,4 tỷ đồng, tăng 6,34% so với cùng kỳ năm trước.

7. Tai nạn giao thông (từ ngày 15/10-14/11/2020):

Số vụ tai nạn giao thông 43 vụ, so với tháng trước tăng 06 vụ và so với cùng kỳ năm trước tăng 05 vụ. Luỹ kế 11 tháng 326 vụ (trong đó đường sắt 01 vụ), so với cùng kỳ năm trước giảm 68 vụ.

Số người bị thương 39 người, tăng 17 người so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 05 người. Luỹ kế 11 tháng 230 người, giảm 64 người so với cùng kỳ năm trước.

Số người chết 12 người, giảm 13 người so với tháng trước và tăng 02 người so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 11 tháng 177 người (trong đó đường sắt 01), so với cùng kỳ giảm 34 người.

Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra và tập trung trên tuyến quốc lộ 1A, nguyên nhân của các vụ tai nạn trên là do người tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, đi không đúng phần đường, làn đường, chuyển hướng sai quy định, không nhường đường, lái xe đã uống rượu bia,... ngoài ra còn có các nguyên nhân khác và do người đi bộ gây ra.

8. Thiên tai, cháy nổ:

- Thiên tai: Trong tháng (tính đến ngày 15/11/2020) xảy ra 01 vụ thiên tai, do sóng to, gió mạnh, làm sạt lở nghiêm trọng 1.419 m bờ biển tại huyện Tuy Phong, giá trị thiệt hại chưa được đánh giá. Lũy kế 11 tháng 27 vụ thiên tai, 02 người chết, ước tổng giá trị thiệt hại ban đầu 38,78 tỷ đồng.

- Cháy nổ: Trong tháng xảy ra 04 vụ cháy (bằng vụ so cùng kỳ), không thiệt hại về người, không xảy ra nổ; ước thiệt hại ban đầu khoảng 90 triệu đồng. Lũy kế 11 tháng có 69 vụ cháy, tăng 60,47% so với cùng kỳ; tổng thiệt hại 11,9 tỷ đồng, tăng 5,5 lần so với cùng kỳ.

- Vi phạm môi trường: Trong tháng xảy ra 02 vụ (tăng 01 vụ so với cùng kỳ), xử phạt 198,5 triệu đồng. Lũy kế 11 tháng có 19 vụ (giảm 18 vụ so với cùng kỳ), đã xử phạt 1.801,3 triệu đồng./.



Website Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận

    Tổng số lượt xem: 548
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)