Bước vào tháng đầu năm dương lịch, cũng là tháng giáp tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra nhộn nhịp, sôi động hơn, đặc biệt là lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Các hoạt động văn hóa xã hội triển khai kế hoạch để chuẩn bị phục vụ tết Nguyên đán; Tình hình sản xuất các sản phẩm tiêu dùng phục vụ Tết như: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất nước uống, bánh kẹo, thuốc lá…; các hoạt động văn hoá thông tin, thể thao; chăm lo tết cho các đối tượng gia đình chính sách.v.v.. được đẩy mạnh thực hiện.
Với khí thế thi đua sôi nổi bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình dịch covid-19 trên địa bàn tỉnh đang được kiểm soát tốt và có xu hướng giảm; tiếp tục duy trì ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; tuy nhiên ít nhiều cũng còn tác động ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống tinh thần của nhân dân.Kết quảthực hiện trong tháng đầu năm 2022của các ngành, lĩnh vực như sau:
- Về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Thời tiết cơ bản thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển nên năng suất lúa các vụ đạt khá, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 26.689 ha, giảm 0,85% so cùng kỳ.
- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2022tiếp tục chuyển biến tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh dần trở lại trạng thái bình thường mới.Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2022 ước tính tăng 2,15% so với tháng trước và tăng 4,56% so với cùng kỳ năm 2021.
- Hoạt động thương mại, xuất nhập khẩutăng khá so với tháng trước,do các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và dịch vụ từng bước được hoạt động trở lại. Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2022 tăng 6,32% so với tháng trước và tăng 14,52% so cùng kỳ; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăngkhá, tháng 01/2022 xuất khẩu tăng 7,47%và nhập khẩu tăng 13,15% so cùng kỳ và xuất siêu đạt 465,5 triệu USD.
- Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa đều tăng khá so với tháng trước do tháng giáp Tết nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách tăng.Sản lượng vận chuyển hành khách tháng 01/2022 ước tính tăng 10,61% và luân chuyển tăng 10,92%; vận tải hàng hóa tăng 18,4% và luân chuyển tăng 19,2% so với tháng trước.
- Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tăng mạnh; Dự ước tháng 01/2022 đạt 448,5 tỷ đồng, tăng 17,87% so cùng kỳ.
- Công tác an sinh xã hội, đời sống nhân dân được chính quyền, các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần nên từng bước được cải thiện đạt những kết quả tích cựctrong bối cảnh đời sống nhân dân còn gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tháng 01 năm 2021 như sau:
1. Sản xuất công nghiệp
Tháng 01 năm 2022 là tháng giáp tết Nguyên Đán cổ truyền dân tộc, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực do kiểm soát được tình dịch bệnh Covid-19, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cũng như sự chỉ đạo quyết tâm của lãnh đạo địa phương đến nay hoạt động sản xuất công nghiệp cơ bản đã trở lại trạng thái ổn định và có chiều hướng tăng trưởng song song với việc thích ứng an toàn,đặc biệt là tháng giáp tết Nguyên đán, nhiều doanhtập trung đẩy mạnh sản xuất để giao hàng cho các đối tác, khách hàng đảm bảo với tiến độ giao hàng theoký hợp đồngđã ký kếttừ đầu năm. Đến nay cơ bản các doanh nghiệp ngành công nghiệp lực lượng lao động đã trở lại làm việc gần 100%.
Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2022 tăng 2,15% so tháng trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 7,38%;Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,44%; sản xuấtvà phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nướcgiảm 0,82%;cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướcgiảm3,4%,
Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2022 tăng 4,56% so so cùng kỳ, trong đó ngành khai khoáng tăng 3,96%;Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,68%; sản xuấtvà phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nướctăng 2,23%;cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướctăng 3,63%và có 23/27 ngành sản xuất tăng và 4/27 ngành giảm so cùng kỳ.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng, giúp tránh khỏi nguy cơ bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường xã hội, điển hình một số ngành tăng khá so cùng kỳ như: sản xuất đồ uống tăng 11,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,83%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 5,02%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 14,52%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 11,35%; công nghiệp chế biến chế tạo khác tăng 8,27%... nguyên nhân tăng nhờ có sự quyết liệt, tích cực trong công tác quản lý, điều hành và chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Chính phủ vừa tập trung kiểm soát khống chế lây lan và kiểm soát dịch bệnh Covid-19, vừa ổn định phát triển kinh tế, trong đó chú trọng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Mặt khác sau thời gian tạm ngừng sản xuất để phòng chống dịch, nay doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất để giao hàng theo hợp đồng và ký kết các hợp đồng mới. Tuy nhiên một số ngành vẫn gặp khó khăn nên chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ như: Sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 7,22%; Sản xuất xe có động cơ giảm 21,32%; Sản xuất phân phối điện tử, máy tính giảm 5,12%.
2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông nghiệp trong tháng đầu năm 2022 tập trung vào việc gieo cấy, chăm sóc lúa vụ Đông Xuân và gieo trồng cây hoa màu. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn trong tháng tương đối ổn định, các trang trại và hộ chăn nuôi qui mô chuẩn bị sản lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường tết Nguyên Đán. Sản xuất thủy sản, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn phát triển ổn định.
a) Nông Nghiệp
- Tiến độ gieo cấy vụ Đông xuân năm 2021 - 2022:Tính đến thời điểm 15/01/2022, toàn tỉnh gieo cấyđạt 26.689 ha, giảm 0,15% (-228 ha) so cùng kỳ.Diện tích gieo trồng vụ Đông xuân trên địa bàn so với cùng kỳ giảm do một số diện tích thu hoạch vụ mùa chậm nên người dân chưa chuẩn bị kịp các khâu làm đất mà chủ yếu tranh thủ xuống giống trên những diện tích đã thu hoạch vụ mùa sớm. Mặt khác những tháng đầu vụ thời tiết đang trong mùa khô, nhiều chân ruộng không đủ nước để thực hiện gieo trồng, vì thế diện tích gieo trồng trong vụ chủ yếu là gieo trồng trên những diện tích chủ động được nguồn nước.
Vụ Đông Xuân 2021-2022 các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đối với cây lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh với diện tích12.603ha/16.731 ha theo kế hoạch; bắp diện tích 6.603 ha ở giai đoạn phát triển thân lá; đậu các loại với diện tích984ha; rau, nấm các loại với diện tích 4.953 ha đang cho thu hoạch với sản lượng thu hoạch trong tháng đạt 29.327 tấn.
Cây lâu năm
Tình hình sản xuất cây lâu năm chủ yếu là chăm sóc, làm cỏ, bón phân và phun thuốc trừ sâu cho các loại cây trồng như: Xoài, điều, chôm chôm, cao su… do gần vào dịp Tết nguyên đán nên một số cây ăn quả đang thu hoạch để phục vụ nguyên liệu cho chế biến thực phẩm và tiêu dùng của người dân như: Chuối, thơm, vú sữa, cam, quýt, bưởi, chuối, mãng cầu …
Theo kết quả điều tra 01/11/2021:Tổng diện tích hiện có cây lâu năm toàn tỉnh hiện có là 169.608,35 ha, giảm 0,27%, (giảm 463,27 ha) so cùng kỳ. Trong đó: Diện tích cây ăn quả là 73.443,26 ha, tăng 3.547,17 ha (+5,07%) chiếm 43,3% tổng diện tích; cây công nghiệp lâu năm là 94.816,36 ha, giảm 4,05%. Dự ướcsản lượng thu hoạch trong tháng 01/2022 như sau: Chuối đạt 9.087,8 tấn, tăng 5,58%, thanh long đạt 1.393,9 tấn, tăng 1,68%, cam đạt 894,2 tấn, tăng 4,12%, bưởi đạt 3.401,2 tấn, tăng 5,01%. Nguyên nhân tăng là do hầu hết sản lượng cây ăn cây ăn quả vào dịp thu hoạch phục vụ cho nhu cầu chế biến và tiêu dùng trong dịp tết Nguyên Đán nên sản lượng tăng khá.
Chăn nuôi
Tổng đàn gia súc có đến thời điểm tháng 01/2022 là 2.231.985 con, tăng 11,48% so cùng kỳ. Trong đó trâu đạt 3.959 con, tăng 1,05%; Bò đạt 87.246 con, tăng 0,07%. Heo đạt 2.140.780 con(Không tính heo con chưa tách mẹ), tăng 229.657 con (+12,02%) so cùng kỳ. Nguyên nhân đàn gia súc tăng và do dịch bệnh không phát sinh nên các doanh nghiệp và trang trại chủ động tăng đàn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.
Về tình hình giá heo hơi trên địa bàn Đồng Nai đến ngày 14/01 dao động trong khoảng từ 49.000 đến 51.000 đồng/kg. Sản lượng thịt heo trong tháng 01 tăng 3,52%, tương đương với 371.078 con xuất chuồng, trọng lượng bình quân xuất chuồng là 97,34 kg/con. Sản lượng tăng là do sau thời gian dài giá heo hơi rớt chạm đáy hiện đang dần hồi phục. Bên cạnh đó, thị trường xã hội tiêu thụ mạnh đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán nên sản lượng tăng so với những tháng trước.
Dự ước sản lượng thịt gia súc tháng 01/2022 đạt 36.534,7 tấn, tăng 3,52% so cùng kỳ. Trong đó: Thịt trâu đạt 21,5 tấn, tăng 3,47%, Thịt bò đạt 393,9 tấn, tăng 2,99%, Thịt heo đạt 36.119,4 tấn, tăng 3,52%. Nguyên nhân tăng là do giá tiêu thụ ổn định đồng thời vào dịp Tết, nên nhu cầu tiêu thụ nguồn thực phẩm khá lớn, tác động đến việc tăng sản lượng xuất chuồng.
Tổng đàn gia cầm là 24.641,03 ngàn con, tăng 2,96% so cùng kỳ. Trong đó gà đạt 22.274,42 ngàn con, tăng 3,78% so cùng kỳ. Nguyên nhân đàn gà tăng là do thị trường xã hội trong dịp Tết Nguyên Đán tăng. Bên cạnh đó một số trang trại mở rộng quy mô chăn nuôi để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường sản phẩm gà trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán. Sản lượng thịt gia cầm trong tháng ước đạt 15.386,58 tấn, tăng 3,23% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng thịt gà ước đạt 13.311,06 tấn, tăng 4,26% so cùng kỳ.
b) Lâm nghiệp
Tháng 01 năm 2021 tình hình sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và ươm cây giống lâm nghiệp. Các đơn vị lâm nghiệp và các hộ gia đình đã gieo ươm cây giống lâm nghiệp để chuẩn bị cho công tác trồng rừng khi mùa mưa tới.
Trong tháng 01/2022 sản lượng khai thác gỗ ước đạt 21.166,4 m3tăng 2,22% so với tháng cùng kỳ.Sản lượng Củi khai thác ước đạt 196 ste, tăng 4,53% so tháng cùng kỳ.
c) Thủy sản
Dự ước diện tích nuôi trồng thủy sản không sử dụng lồng bè, bể bồn hiện có là 8.722,5 ha. Trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh 4.912,62 ha, hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến là 3.809,88 ha. Thủy sản lồng bè nuôi trồng chủ yếu ở TP. Biên Hòa, huyện Định Quán, huyện Vĩnh Cửu và huyện Tân Phú do những địa bàn này nằm dọc theo sông Đồng Nai và sông La Ngà, thuận lợi được nguồn nước nên chủ động đầu tư thêm lồng bè để nuôi cá, mặt khác trong những năm gần đây việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày một tăng, thúc đẩy người nuôi trồng thủy sản mở rộng qui mô sản xuất.
Dự ước sản lượng thủy sản trong tháng 01/2022 đạt: 6.064,63 tấn, tăng 3,05% so với cùng kỳ. Trong đó: Sản lượng thủy sản khai thác đạt 487,67 tấn, giảm 0,2%. Nguyên nhân sản lượng khai thác giảm là do nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng khan hiếm.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 5.576,96 tấn, tăng 3,34% so với so cùng kỳ. Nguyên nhân sản lượng nuôi trồng tăng khá là do các hộ dân chủ động được việc thả con giống, đảm bảo thời gian thu hoạch và tiêu thụ dịp cuối năm, giá thủy sản sẽ có xu hướng tăng và ổn định.
3. Thương mại du lịch, giá cả, xuất nhập khẩu và vận tải
3.1 Thương mại dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 01/2022 ước đạt 18.973,4 tỷ đồng, tăng 6,32% so tháng trước và tăng 14,52% so tháng cùng kỳ Nguyên nhân tăng cao so cùng kỳ vì tháng 01 năm nay cận Tết Nguyên đán trong khi tháng 01 năm trước chưa phải tháng Tết. Trong đó: Trong đó kinh tế nhà nước ước đạt 937,55 tỷ đồng,giảm9,04%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 17.658,56 tỷ đồng, tăng 16,65%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 377,29 tỷ đồng,giảm5,28% so với cùng kỳ. Cụ thể ở các lĩnh vực:
a) Bán lẻ hàng hóa
Tháng 01 năm 2022 cận kề với Tết Nguyên đán Nhâm Dần nên nhu cầu mua bán hàng hoá của người dân sôi động, sức mua trên thị trường tăng lên, năm nay mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng lượng hàng hóa trên thị trường khá dồi dào, đa dạng, phong phú về chủng loại, giá các mặt hàng cũng tương đối ổn định chưa có sự tăng giá đột biến. Dự tính tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 01 năm 2022 đạt 14.974,77 tỷ đồng,tăng5,95%so với tháng trước và tăng 19,96% so tháng cùng kỳ.
Nhóm lương thực, thực phẩm dự tính đạt 4.276,32 tỷ đồng, tăng 3,28% so với tháng trước và tăng 39,55% so với tháng cùng kỳ. Tháng 01/2022 cận kề với Tết cổ truyền dân tộc, nên nhu cầu và sức mua các mặt hàng lương thực – thực phẩm rất cao, do có sự chuẩn bị tốt nên nguồn cung khá dồi dào, các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát…. trong diện bình ổn giá cũng được tỉnh quan tâm và chỉ đạo các sở, ngành có nguồn dự trữ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm của người dân… Mặt khác tháng 01/2021 không trùng vào dịp Tết Nguyên đán nên nhu cầu của người dân chưa cao, vì vậy doanh thu nhóm ngành hàng này tăng cao so với cùng kỳ.
Nhóm hàng may mặc đạt 419,21 tỷ đồng, tăng 13,39% so tháng trước, do nhu cầu mua sắm tăng cao, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài làm cho thu nhập của người dân giảm nên sức mua và nhu cầu tiêu dùng có phần hạn chế hơn so với năm trước, vì vậy doanh thu nhóm này giảm 16,45% so với cùng kỳ.
Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 1.423,81 tỷ đồng,tăng5,55% so với tháng trước và tăng 5,01% so với tháng cùng kỳ. Tháng 01nhiều cửa hàng, siêu thị tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng thiết yếu đồ dùng gia đình như tủ lạnh, máy giặt điều hòa, đồ điện các loại, một số mặt hàng nội thất như bàn ghế, nệm, rèm cửa tăng đã làm cho doanh thu trong nhóm này tăng so với tháng trước và cùng kỳ.
Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt1.894,64 tỷ đồng, tăng 6,89% so với tháng trước và tăng 10,28% so với tháng cùng kỳ. Tháng cuối năm nên nhu cầu mua sắm đồ gỗ nội thất của người dân tăng cao, các cửa hàng nội thất cũng đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút người tiêu dùng. Ngoài ra, tháng 01 các đơn vị nhà thầu tập trung đẩy mạnh tiến độ thi công, gấp rút hoàn thiện công trình sữa chữa, xây mới nhà ở, các công trình dân dụng nên nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng cũng tăng…làm cho doanh thu nhóm này tăng so với tháng trước.
Nhóm xăng dầu các loại dự tính đạt 2.475,2 tỷ đồng, tăng 8,42% so với tháng 12/2021 và tăng 53,97% so với tháng cùng kỳ. Tháng 01 các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục tăng mạnh. Nhu cầu sử dụng, vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh khu vực cá thể, tư nhân vào dịp giáp Tết, các doanh nghiệp vận tải và tư nhân đã đẩy mạnh tăng chuyến, phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển và đi lại của người dân. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của giá thế giới nên giá giá xăng, dầu trong nước tiếp tục tăng trong tháng 01 và tăng cao so với cùng kỳ. Vì vậy, doanh thu nhóm hàng này tăng mạnh so với tháng trước và so với cùng kỳ.
Các nhóm hàng khác cũng có mức tăng so với tháng trước như: Nhóm ô tô con tăng 5,5%; nhóm phương tiện đi lại tăng 6,2%, doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 5,72% nguyên nhân là do thời điểm cuối năm nhu cầu làm mới, tân trang lại các phương tiện này tăng.
b) Lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành
Doanh thu ngành lưu trú, ăn uống trong tháng 01 ước đạt 1.555,56 tỷ đồng, tăng 4,75% so với tháng trước, trong đó: Doanh thu hoạt động lưu trú dự ước đạt 12,04 tỷ đồng, tăng 2,41%; Doanh thu hoạt động ăn uống dự ước đạt 1.543,52 tỷ đồng tăng 4,77% so với tháng trước. So với cùng kỳ thì doanh thu ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 2,4% nhất là ngành dịch vụ lưu trú giảm 45,72%; dịch vụ ăn uống giảm 1,79%.
Doanh thu du lịch lữ hành tháng 01/2022 ước đạt426 triệu đồng, tăng 42,95% so với tháng trước, giảm 91,18% so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm so cùng kỳ là do tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ngành du lịch phục hồi chậm nên nhu cầu đi du lịch của người dân còn hạn chế.Lượt khách du lịch theo tour473 lượt khách, tăng 42,47% so với tháng trước, giảm 89,58% so với cùng kỳ. Ngày khách du lịch theo tour đạt 498 ngày khách, tăng 43,1% so với tháng trước và giảm 95,66% so với cùng kỳ.
c) Hoạt động dịch vụ
Doanh thu dịch vụ tháng 01/2022 ước đạt2.442,65 tỷ đồng, tăng 9,73% so với tháng trước và giảm 1,73% so với tháng cùng kỳ.Các nhóm ngành dịch vụ đều có mức tăng so với tháng trước do trùng vào dịp Tết nguyên đán nên các dịch vụ hoạt động kinh doanh bất động sản, tuyển dụng lao động, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí, dọn dẹp nhà cửa và sửa chữa đồ dùng gia đình tăng cao.
3.2. Giá cả thị trường
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2022 so với tháng trước tăng 0,54% và so với cùng tháng năm trước tăng 2,52%, đây là tháng có chỉ số giá tăng cao nhất trong năm.Làtháng giáp Tết Nguyên đán nhu cầu mua sắm và tiêu dùng tăng cao nên giá cả hàng hóa tăng theo quy luật.Nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng này tăng 0,54% so với tháng trước là do: Nhóm nhà ở, điện, nước và VLXD tăng 1,5% đóng góp vào mức tăng chung của CPI là 0,3%; nhóm giao thông tăng 1,24% đã góp phần làm cho CPI tháng này tăng 0,13%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24% đã tác động làm cho CPI tháng này tăng 0,08%.
Giá vàng trong tháng tiếp tục biến động. Trong tháng giá vàng bình quân tăng 0,45% so với tháng trước và giảm 1,18% so với cùng kỳ.
Giá Đô la Mỹ cũng có biến động, chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này là 99,91%, giảm 0,09% so tháng trước và giảm 1,36% so với cùng tháng năm trước.
3.3.Xuất,nhập khẩuhàng hóa
Mặc dù vẫn còn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn để tìm kiếm các đơn hàng mới. Tháng 01/2022 tình hình sản xuất của hầu hết doanh nghiệp ổn định, xuất khẩu hàng hoá vẫn duy trì khả quan, tuy nhiên do trùng vào dịp Tết Nguyên đán nên thời gian sản xuất và tình hình xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó tháng 01/2022 là tháng đầu năm nên các doanh nghiệp chưa có nhiều đơn hàng mới nên việc sản xuất và xuất khẩu chưa bằng những tháng cuốinăm làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm so với tháng trước.Ước kim ngạch xuất khẩu tháng 01 năm 2022 trên địa bàn đạt 2.076,17 triệu USD, giảm 8,29% so với tháng trước tăng 7,47% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 52,64 triệu USD, tăng 18,25%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 500,39 triệu USD, tăng 42,44%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.523,14 triệu USD, giảm 0,84% so cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu tháng 01/2022 vẫn tập trung chủ yếu ở các nước: Hoa Kỳ đạt 629,4 triệu USD, chiếm 30,31%; Trung Quốc đạt 204,92 triệu USD, chiếm 9,9%; Nhật Bản đạt 180,41 triệu USD, chiếm 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; Các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao như: Đài Loan, Hàn Quốc, Bỉ, Đức, Nga… chiếm tổng tỷ trọng 50,69%.
Kim ngạch nhập khẩu tháng 01 năm 2022 ước đạt 1.610,68 triệu USD, giảm 5,67% so tháng trước, tăng 13,15% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 21,19 triệu USD, tăng 9,18%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 297,76 triệu USD, tăng 0,47%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.291,73 triệu USD, tăng 16,62% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu tháng 01/2022 giảm so với tháng trước là do hầu hết các doanh nghiệp nghỉ Tết, mặt khác nguyên liệu dùng cho sản xuất các đơn hàng của năm mới các doanh nghiệp đã chủ động nhập từ cuối năm 2021.
Thị trường nhập khẩu trong tháng 01/2022 chủ yếu ở các nước: Trung Quốc ước đạt 423,58 triệu USD, chiếm 26,3%; Hàn Quốc ước đạt 225,93 triệu USD, chiếm 14,03%; Nhật Bản ước đạt 109,5 triệu USD, chiếm 6,8%; Các thị trường còn lại chiếm tổng tỷ trọng 52,87% tổng kim ngạch nhập khẩu.
3.4. Giao thông vận tải
Tháng 01/2022 là tháng cận Tết Nguyên đán nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách tăng so với tháng trước. Dự tính doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi, hỗ trợ vận tải tháng 01 đạt 1.925,84 tỷ đồng,tăng 20,09% so tháng trước, tăng 23,95% so cùng kỳ.
a)Vận tải hành khách
Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 30 khu công nghiệp hoạt động với trên 700 ngàn công nhân, trong đó gần 70% số công nhân đến từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Tây và Tây Nguyên, do đó nhu cầu về quê ăn Tết tăng mạnh so với tháng trước. Bên cạnh đó, kể từ ngày 10/01/2022 tỉnh đã cho phép các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, nội tỉnh hoạt động trở lại bình thường nhưng vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, giá vé đi trong dịp cận Tết cũng tăng trên 40% so với ngày thường. Dự tính doanh thu vận tải hành khách tháng 01/2022 đạt 88,63 tỷ đồng, tăng 14,9% so tháng trước và giảm 58,07% so với cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ ước đạt 88,56 tỷ đồng, tăng 14,9% so tháng trước và giảm 58,06% so cùng kỳ; Đường thủy ước đạt 0,07 tỷ đồng, tăng 13,66% so tháng trước và giảm 66,15% so cùng kỳ.
Tính đến ngày 14/01/2022, trên địa bàn tỉnh có 250 tuyến xe khách cố định (trong đó có 248 tuyến liên tỉnh) hoạt động; 20 tuyến xe buýt và 1.523 xe taxi phân bố đều khắp các địa bàn các huyện, thành phố đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết; vận tải đường sắt cũng khởi sắc hơn so tháng trước, tổng số vé Tết đã bán là 6.471 vé.
b)Vận tải hàng hóa
Dự tính doanh thu vận tải hàng hóa tháng 01/2022 đạt 1.055,15 tỷ đồng, tăng 21,6% so tháng trước và tăng 16,43% so cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ ước đạt 1.044,71 tỷ đồng, tăng 21,61% so tháng trước và tăng 16,42% so cùng kỳ; Đường thủy ước đạt 10,44 tỷ đồng, tăng 20,45% so tháng trước và tăng 17,68% so cùng kỳ.
Hoạt động vận tải hàng hóa tháng 01/2022 so với tháng trước và so với cùng kỳ đều có mức tăng cao. Nguyên nhân là do trong tháng 01 nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ cho tết Nguyên Đán tăng mạnh;Sau thời gian bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 đến nay tình hình sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã ổn định trở lại và tập trung tăng tốc sản xuất, tích cực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch sản xuất trong năm, hàng hóa và nguyên vật liệu được vận chuyển nhiều;bên cạnh đó tháng01/2022giácác mặt hàngxăng,dầuđang ở mức cao, chi phí nhân công và các chi phí liên quan quan đến việc lưu thông hànghóa tăngnên một số đơn vị vận tải tư nhân phải tăng giá cước vận chuyển để bù lỗ góp phần tăng doanh thu cho ngành vận tải hàng hóa.Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 5.218 nghìn tấn, tăng 18,4% so với tháng trước và tăng 15,65% so với cùng kỳ. Khối lượng luân chuyển đạt 446.189 nghìn tấn.km, tăng 19,2% so tháng trước và tăng 12,41% so cùng kỳ.
3.5. Bưu chính, viễn thông
Doanh thu dịch vụ bưu chính, chuyển phát tháng 01/2022 ước đạt 21,24 tỷ đồng, tăng 17,20% so với tháng trước và tăng 70,87% so với tháng cùng kỳ. Cuốinăm nhu cầu mua sắm tăng cao nhất là hiện nay nhu cầu mua bán online tăng mạnh, nhiềuđơn vị kinh doanh online cũngmởcác chương trình khuyến mãi cuối nămđểkích cầu và thanh lý hàng tồnlàm cho doanh thu nhóm bưu chính, chuyển phát tăng cao so với tháng trước và tháng cùng kỳ.
4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tháng 01/2022 đang gấp rút để hoàn thành việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2021 và hoàn thành các hạng mục công trình công ích vào phục vụ cho dịp Tết nguyên đán Nhân dần và triển khai kế hoạch thực hiện vốn đầu tư năm 2022. Dự ước thực hiện vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 01 năm 2022 thực hiện 448,5 tỷ đồng, giảm 65,66% so với tháng 12 năm 2021và tăng 17,87% so cùng kỳ, bằng 4,72% so kế hoạch năm 2022, nguyên nhân giảm mạnh so tháng 12/2021 là do tháng 01/2022 là tháng đầu năm và là tháng giáp tết Nguyên Đán Nhâm Dần nên chủ yếu tập trung các dự án công trình còn dở dang và chuyển tiếp của năm 2021, công trình mới chưa được khởi công.
5. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Tính từ đầu năm đến ngày 15/01/2021, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốnlà1.824 tỷ đồng, bằng 23,35% so với cùng kỳ năm 2021 (7.811,1 tỷ đồng). Trong đó: Có 202 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 29,49% so với cùng kỳ với số vốn đăng ký 1.092 tỷ đồng; có 38 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn là 732,4 tỷ đồng.
6. Hoạt động Ngân hàng
Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến 31/01/2022 đạt 281.844 tỷ đồng, tăng 1,08% so với 31/12/2021. Trong đó:Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 263.586 tỷ đồng, tăng 1,1% so với 31/12/2021; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 15.312 tỷ đồng, tăng 0,47 % so vớiđầu năm.
Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, hiện lãi suất huy động tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,3 - 3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,2 – 5,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 5,4-6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,1-6,9%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng. Lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ tiếp tục duy trì ở mức 0%.
Hoạt động tín dụng:Đến 31/01/2022tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đạt284.040tỷ đồng, tăng1,61% so với 31/12/2021(trong đó nợ xấu ước chiếm0,75% trên tổng dư nợ cho vay).
Phân theo thời hạn:Dư nợ ngắn hạn ước đạt 153.579 tỷ đồng, tăng 1,8% so31/12/2021. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 129.208 tỷ đồng, tăng 1,4% so vớiđầu năm.
Phân theo loại tiền:Dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 238.302 tỷ đồng, tăng 1,8% so31/12/2021; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 44.485 đồng, tăng 0,65% so vớiđầu năm.
*Kết quả tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19:
Tính đến ngày30/11/2021, cácTCTD trên địa bàn thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay cho27.346khách hàng, kể cảdoanh nghiệplớn,doanh nghiệpnhỏ, các hộ kinh tế gia đình với tổng giá trị nợ lũy kế là10.953 tỷ đồng.Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ,giữ nguyên nhóm nợcho 26.453 khách hàng vớitổng giá trị nợ lũy kếlà 9.013 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 893 khách hàng vớitổng giá trị nợ lũy kếlà 1.940 tỷ đồng, số tiền lãi đã được miễn, giảm lũy kế là 3 tỷ đồng.
7. Một số tình hình xã hội
a) Văn hóa thông tin
Tháng 01 năm 2022, ngành VHTTDL tập trung tuyên truyền cổ động trực quan các nhiệm vụ chính trị như:Kỷ niệm 76 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam (06/01); Kỷ niệm 49 năm Ngày ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01).Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022) và mừng Xuân Nhâm Dần 2022...
Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai đã Thực hiện và phát sóng trực tuyến phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của nhân dân các chương trình nghệ thuật: “Bác Hồ một tình yêu bao la”; “Lung linh sắc hoa” – Tri ân, tôn vinh lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19; “Xuân khát vọng” - Mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022 và “Tết sum vầy – Xuân bình an”. Tổng số các buổi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của nhân dân là 18 buổi, phục vụ cho khoảng 24.500 lượt người xem.
b) Thể dục thể thao
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Đồng Nai tập trung Xây dựng kế hoạch, điều lệ tổ chức các hoạt động Mừng Đảng - mừng Xuân Nhâm Dần năm 2022; Phát hành Thể lệ, Kế hoạch tổ chức Hội diễn Lân – Sư – Rồng.
c) Y tế
Tính từ ngày 16/12/2021-16/01/2022 trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 61.705 trường hợp mắc bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, giảm 60% so với tháng trước, trong đó qua Realtime RT-PCR là 5.488 ca, qua Test nhanh kháng nguyên là 56.217ca. Luỹ kế từ lúc dịch xuất hiện đến nay toàn tỉnh đãghi nhận 295.809 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó qua Realtime RT-PCR là 99.346 ca, qua Test nhanh kháng nguyên là 196.463 ca 3,54% trường hợp đang điều trị; 95,9% trường hợp đã điều trị khỏi bệnh; 0,56% trường hợp tử vong.
- Sốt xuất huyết:Ghi nhận463 trường hợp,giảm 21,26% so với tháng trước (588) và giảm 53,33% so với tháng cùng kỳ. Trong đó sốtrường hợpmắc SXHD ≤ 15 tuổi là 392trường hợp, chiếm tỷ lệ 84,67%. Không ghi nhậntrường hợptử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 12 ổ dịch, giảm 52 % so với cùng kỳ.
- Tay chân miệng:Ghi nhận 12 trường hợp, tăng 01 trường hợp so với tháng trước và giảm 99,1% so với tháng cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.
Một số dịch bệnh khác như: Sởi, sốt rét, ho gà, uốn ván trong tháng không ghi nhận trường hợpmắc.
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm:Tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn tăng cường công tác truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh cho cáccơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm.Phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các đơn vị cung cấp suất ăn cho các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung.Trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.
* Kế hoạch bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết
Căn cứ Kế hoạch số: 10681/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 21/12/2021 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm về việc “Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Mùa Lễ Hội Xuân năm 2022”. Trong đó thành lập 04 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại 9 huyện, thành phố Long Khánh, TP. Biên Hòa,Các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố chú trọng các loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên Đán. Các đoàn của tỉnh tập trung thanh tra, kiểm tra các nơi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn như các chợ đầu mối, các siêu thị, cơ sở thương mại tập trung …
Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến các quy định về ATTP, kiến thức về ATTP; Huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP trong dịp trước, trong và sau tết, cũng như mùa Lễ hội xuân 2022.
d) Giáo dục
Một số hoạt động giáo dục trọng tâm trong tháng 01 như:Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở khối lớp 2 và lớp 6 trên địa bàn tỉnh; thực hiện kiểm tra việc tổ chức kiểm tra học kỳ I và sơ kết học kỳ I của các cơ sở giáo dục; tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện phổ cập giáo dục - xóa mù chữ năm 2021 tại 11 huyện/thành phố; thực hiện biên soạn tài liệu chương trình giáo dục địa phương đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023 trình UBND tỉnh; kiểm tra, thẩm định trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận.
Về dự kiến học sinh các cấp học trong toàn tỉnh sẽ quay trở lại học trực tiếp từ ngày 14/2, tức sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Theo Sở GD-ĐT, đến ngày 11/01, toàn tỉnh đã có 250 trường từ tiểu học đến THPT tổ chức cho học sinh đến lớp học trực tiếp sau thời gian dài học trực tuyến do dịch bệnh Covid-19. Trong số 250 trường tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp, số học sinh tham gia đi học đạt tỷ lệ 93% tổng số học sinh các trường. Đối với các trường THPT hiện ưu tiên cho học sinh khối 12 được đi học trực tiếp; bậc THCS ưu tiên cho học sinh khối 9. Một số địa phương như các huyện: Trảng Bom, Định Quán, Cẩm Mỹ đã cho học sinh hầu hết các khối lớp đến trường học bình thường.
e) Giải quyết việc làm
Trong tháng 01, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm giải quyết việc làm cho 4.495 lượt người (đạt 5,62% kế hoạch năm).
Tiếp nhận 4.765 hồ sơ đề nghị hưởng BHTN, ban hành 1.859 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền là 53.065,46 triệu đồng. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho số lao động thất nghiệp 4.800 lượt người, hỗ trợ học nghề cho 46 người.
f) Đào tạo nghề
Trong tháng 01, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 3.519 người, trong đó: Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 3.519 người.
Toàn tỉnh có 5.068 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, trong đó: sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 5.068 người./.