Thực hiệnNghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh Uỷ và Nghị quyết số:20/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. UBND tỉnh sớm triển khai việc giao chỉ tiêu kế hoạch KTXH năm 2021 cho các ngành và địa phương làm căn cứ phấn đấu thực hiện; đồng thời Tỉnh ủy, UBND có sự chỉ đạo tích cựccó trọng tâm, trọng điểmngay từ những tháng đầu năm.Tuy nhiên bước vào Quý III/2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp khó lường làm ảnh hưởng nặng nề đến tình hình sản xuất kinh doanh và mọi mặt của đời sống xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Dịch bệnh Covid-19đangdiễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm,nguy cơ bùng phát dịch cao trong cộng đồng;toàn tỉnhđãthực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 08/7/2021 của UBND tỉnh về quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.Thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh từ ngày 09/7/2021 cho đến nay.Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh; thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thưTrung ương Đảng và Chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ; Tỉnh ủy và UBND tỉnh ban hành Kế hoạch từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội, an nình quốc phòng, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới, với mục tiêu thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế, nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hộiđãđề ra.
Tuy nhiên,do ảnh hưởng nặng của dịch Covid-19đã khiến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, các ngành sản xuất kinh doanh9 tháng năm nay tăng thấp hoặc giảmsovớicùng kỳ.Trên cơ sở kết quả thực hiện 8 thángvà ước tính tháng 9, Cục Thống kêdựước tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn 9 tháng năm 2021 như sau:
1. Sản xuất công nghiệp
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục gặp khó khăn, do tình hình dịch bệnhkéo dài vàchưa có dấu hiệu giảm, dịch lây lan vào các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, toàn tỉnh tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đến 20/9 và các biện pháp phòng chống dịch theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTgngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, nên nhiều doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất dài ngày. Theo báo cáo của Ban quản lý các KCN tỉnh tính đến ngày 17/9/2021 trong các khu công nghiệp của tỉnh có trên 1.122 DN đăng ký thực hiệnphương án 3 tại chỗvới tổng số lao động lưu trú là 140.308;Có 07 doanh nghiệp thực hiện phương án “01 cung đường, 02 địa điểm”, với tổng số lao động lưu trú là 1.077 người.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có 58 doanh nghiệp đề nghị ngừng thực hiện phương án “03 tại chỗ” với 5.396 lao động, nguyên nhândocác doanh nghiệp khó duy trì sản xuất do thời gian giãn cách xã hội kéo dài nhiều ngày; thiếu nguyên liệu đầu vào, đầu ra tạm thời cũng bị hạn chế; không đủ nguồn lao động để duy trì sản xuất; các chi phí để thực hiện lưu trú lao động tại nhà máy quá nhiềunên doanh nghiệp không chịu nổi.
- Đối với các doanh nghiệp ngoài Khu công nghiệp(số liệu cập nhật đến 17/9/2021):Có 204 doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” (tổng số lao động lưu trú là 16.641 người); trong đóCụm công nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” là 22 doanh nghiệp với số lao động lưu trú là 2.089 người.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Một số doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn thuộc ngành giày da, dệt, may mặc tạm thời cho công nhân nghỉ một thời gian để phòng chống dịch, mặc khác do giãn cách xã hội, một số địa bàn buộc phải phong tỏa, cách ly nên người lao động không đến doanh nghiệp để làm việc, một số doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” nhưng không đảm bảo điều kiện phải ngừng sản xuất, một số doanh nghiệp công nhân nghỉ về quê tránh dịch; Mặt khác số doanh nghiệp khó khăn trong việc cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Để tránh nguy cơ bị đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, nguyên vật liệu..nội địa; UBND tỉnh ban hành Kế hoạchsố: 11102/KH-UBND ngày 15/9/2021 về việc từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng để từng bước mở cửa và phục hồi sản xuấtsau ngày 15/9/2021.
Tháng 9 sản xuấtcông nghiệptiếp tụcgặp khó khăn và chưa hết giãn cách xã hội;do thời gian giãn cách kéo dàinhiều doanh nghiệp vẫn ngưng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, một sốdoanh nghiệp không đảm bảo tiến độ giao hàng, chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy do khó khăn về lưu thông…doanh nghiệp không nhận được đơn hàng mới hoặc mất khách hàng, phải tạm ngừng sản xuất cho đến khi hết thời gian giãn cách sẽ hoạt động trở lại.
Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp(IIP)tháng 9/2021 tăng 8,68% so tháng trước và giảm 6,76% so tháng cùng kỳ năm 2020, trong tháng 9 có 26/27 ngành sản xuất tăng, nguyên nhân tăng là do trong tháng 9 nới rộng quy định cho người lao động các vùng"vàng, cam, đỏ"được xét nghiệm và cách ly 7 ngày xét nghiệm lại, nếu có kết quả tiếp tục âm tính thì cho trở lại nhà máy để sản xuất hoặc, từ nhà máy trở về nơi cư trú, đồng thời nhanh chóng mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng"vàng, cam, đỏ", các doanh nghiệp phục hồi sản xuất tốt hơn,mặt khác dự kiến sau ngày 20/9 nới lỏng giãn cách nên một số doanh nghiệp dự kiến sản xuất trở lại;cụ thể một số ngành tăng như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 10,24%; sản xuất đồ uống tăng 7,06%; dệt tăng 5,11%; sản xuất trang phục, tăng 17,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 10,28%; sản xuất hoá chất tăng 13,7%; sản xuất kim loại tăng 18,58%; sản xuất thiết bị điện tử và sản phẩm quang học tăng 3,78%; sản xuất gường tủ, bàn ghế tăng 12,82%.
Luỹ kế 9 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 2,91% so với cùng kỳđây là mưc tăng thấp nhất so cùng kỳ 9 tháng của nhiều năm qua, nguyên nhân tăng chậm làảnh hưởng nặng nề của đợtdịch Covid-19 lần thứ 4, cộng thêm một số nước trên Thế giới là khách hàng, thị trường, đối tác quan trọng vẫn đang phải vật lộn với đại dịch Covid-19, khiến cho nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất bị thiếu hụt và thị trường tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,64%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,56%; sản xuất và phân phối điện giảm 9,59%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 4,25%. Như vậy do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên chỉ số sản xuất công nghiệplũy kế giảm dần qua 3 tháng vừa qua(6 tháng tăng 7,54%; 7 tháng tăng 7,12%; 8 tháng tăng 4,41%)9 tháng tăng 2,91%.
2. Hoạt động xây dựng trên địa bàn
Bước sang quý III/2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạpđến nay, chưa có dấu hiệu giảm,nguy cơ bùng phát dịch cao. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng tỉnh Đồng Nai gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, tình hình xây dựng của các hộ gia đình cũng phải ngừng thi công để chống dịch, do đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh ngành xây dựng trong quý 3 và 9 tháng đầu năm 2021 như:Thiếu lao động, thiếu vật liệu để thi công và nguồn cung cấp trang thiết bị, vật tư bị gián đoạn do phải thực hiện giãn cách xã hội. Đời sống của người lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn do nghỉ việc vì thực hiện giãn cách xã hội.
Dự ước 9 tháng đầu năm 2021 giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn(theo giá thực tế)đạt 32.756,89 tỷ đồng, giảm 2,26% so cùng kỳ.
3. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản
a. Cây hàng năm
Tình hình sản xuất cây hàng năm tương đối thuận lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, các địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chống hạn, chống ngập úng ở cây trồng, nên giảm thiểu được thiệt hại của các loại cây trồng. Tuy nhiên do thời tiết nắng nóng ở thời điểm vụ Đông xuân, một số diện tích bị thiếu nước, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, bên cạnh đó diễn biến tình hình dịch bệnh Covid -19 đã ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sản xuất và tiêu thụ của một số sản phẩm.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tính đến ngày15/9/2021 đạt142.438,96 ha, giảm 2.148,4 ha (-1,49%) so cùng kỳ. Cụ thể diện tích gieo trồng một số cây chủ yếu như sau: cây lúa đạt 54.332 ha, giảm 1.315,5 ha (-2,36%); cây bắp đạt 34.638 ha, giảm 397,7 ha, (-1,14%); mía đạt 5.067 ha, giảm 537 ha (-9,58%); đậu các loại đạt 3.564 ha, giảm 255,1 ha (- 6,68%) so với cùng kỳ.
- Ước năng suất:Dự ước năng suất lúa đạt 57,82 tạ/ha, tăng 0,55%; ngô đạt 81,31 tạ/ha, tăng 0,56%; khoai lang đạt 155,62 tạ/ha, tăng 7,13%; mía đạt 713,24 tạ/ha, giảm giảm 0,08%; đậu nành đạt 16,24 tạ/ha, tăng 1,44%; rau các loại đạt 163,38 tạ/ha, tăng 0,59%, đậu các loại đạt 13,82 tạ/ha, tăng 1,3%, nguyên nhân năng suất một số cây trồng chính tăng là do, người dân từng bước cải thiện được việc đầu tư, chăm sóc cây trồng, áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, thay đổi các loại giống cây trồng hợp với khí hậu thổ nhưỡng, chủ động được nguồn nước từ ao, hồ và giếng khoan, đảm bảo cho cây trồng phát triển.
- Ước tính sản lượng:Dự ước sản lượng thu hoạch cây hàng năm 9 tháng đầu năm 2021 so cùng kỳ như sau: Sản lượng lúa đạt 209.552,97 tấn, giảm 5.288,24 tấn (- 2,46%); Bắp đạt 194.052,58 tấn, giảm 2.224,07 tấn (-1,13%); Rau các loại đạt 212.391,43 tấn, tăng 6.969,05 tấn (+3,39%); Đậu các loại đạt 3.363,96 tấn, giảm 595,51 tấn (-15,04%) so cùng kỳ.
- Cây lâu năm:Tổng diện tích hiện có là 170.572,41 ha, tăng 499,07 ha (+0,29%) so cùng kỳ. Trong đó: Diện tích cây ăn quả đạt 70.632,52 ha, tăng 736,43 ha (+1,05%) so cùng kỳ và chiếm 41,41% tổng diện tích cây lâu năm, nguyên nhân diện tích tăng, là do một số diện tích cây hàng năm hiệu quả canh tác thấp nên người dân chuyển sang trồng cam, bưởi và xoài phù hợp với thổ nhưỡng đất.
b. Chăn nuôi
Chín tháng đầu năm 2021 ngành chăn nuôi phát triển cơ bản ổn định, dịch bệnh trên đối tượng vật nuôi được kiểm soát tốt.Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại: chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại quy mô lớn;Tuy nhiên do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến thị trường tiêu thụ chững lại, các thương lái nhập heo đang tạm ngưng, khiếnđầu ra của các trại nuôi lợn tại Đồng Nai gặp khóđang không tiêu thụ được; Cáctrang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tư nhân vì không tìm được đầu ra nên bị thiệt hại nặng nềnhất vì không được bao tiêu đầu ra như các trại chăn nuôi gia công.Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến nhiều hộ phải bán sớm cắt lỗ. Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, đẩy giá cám lên cao, ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn lợn. Hiện giá lợn sống trên toàn quốc dao động trong khoảng 49.000-52.000 đồng/kg, Giá gà thịt cũng có xu hướng giảm mạnh(gà lông trắng giá từ 18-25ngàn/kg, gà lông màu giá từ 25-30 ngàn/kg), nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nên nhu cầu giảm, việc vận chuyển cũng gặp khó khăn,các loại trứng gà, trứng vịt từ 15-32 ngàn đồng/1 chục quả.
Tổng đàn gia súc có đến thời điểm tháng 9/2021 là 2.487.801 con, tăng 23.316 con (+0,95%) so cùng kỳ. Trong đó trâu là 3.725 con, tăng 8 con hay tăng 0,22%; bò là 85.673 con, giảm 979 con hay giảm 1,13%; Heo đạt 2.398.403 con(Không tính heo con chưa tách mẹ), tăng 24.287 con (+1,02%) so cùng kỳ, nguyên nhân mức tăng đàn chậm là do thời gian qua, hàng loạt chợ đầu mối, chợ truyền thống đồng loạt tạm ngưng hoạt động để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 nên đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn về kênh tiêu thụ hoặc buộc phải bán với giá rẻ hơn so với mặt bằng chung ngoài thị trường, nên nhiều trang trại chăn nuôi heo hạn chế việc tái đàn.
Tổng đàn gia cầm có đến thời điểm tháng 9/2021 là 25.307,71 ngàn con, giảm 7,54% so cùng kỳ. Trong đó đàn gà đạt 23.632,2 ngàn con, giảm 8,03% so cùng kỳ và chiếm 93,38% tổng đàn gia cầm, nguyên nhân đàn gia cầm giảm là do ảnh hưởng của dịch covid-19 một số chuồng trại do việc phong tỏa nên một số địa phương không xuất chuồng được(hoặc có xuất chuồng nhưng việc tái đàn còn gặp khó khăn trong khâu lưu thông)dẫn đến tổng đàn giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ.
2.2) Lâm nghiệp
- Công tác trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng:Trong tháng 9 các đơn vị lâm nghiệp tiếp tục xuống giống trồng rừng trên phần diện tích đất trống. Ước diện tích rừng trồng mới tập trung trong tháng 9 đạt 503,33 ha, tăng 1,07% so với tháng cùng kỳ; luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021 diện tích rừng trồng mới ước đạt được 3.923,15 ha(bao gồm rừng thân gỗ, thân tré, nứa), tăng 3,43% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do các chủ rừng tiến hành trồng mới trên những diện tích đã thu hoạch để đảm bảo nguồn cung của thị trường.
Dự ước số cây lâm nghiệp trồng phân tán trong tháng 9 đạt 45,05 ngàn cây, lũy kế 9 tháng đạt 375,62 nghìn cây, tăng 0,72 nghìn cây (+0,19%) so cùng kỳ.
- Khai thác gỗ và lâm sản:Trong tháng 9/2021 sản lượng khai thác gỗ ước đạt 18.393 m3, giảm 17,39% so với tháng cùng kỳ; Luỹ kế 9 tháng ước đạt được 207.664 m3, giảm 1,08% so với cùng kỳ, nguyên nhân giảm là do gỗ tràm và các giống keo loạigỗ nguyên liệu giấy chưa đến thời kỳ khai thác. Sản lượng củi khai thác tháng 9 ước đạt 629,2 ste, tăng 2,2% so tháng cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng ước đạt 2.164,85 ste, tăng 4,56% (+94,35 ster) so với cùng kỳ.
2.3) Thủy sản
Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 9/2021 đạt 5.570,73 tấn, giảm 1,22% so với tháng cùng kỳ, Trong đó: Cá ước đạt 5.087,68 tấn, giảm 0,95%; tôm ước đạt 415,55 tấn, giảm 4,04%; thuỷ sản khác ước đạt 67,5 tấn, giảm 3,45%, nguyên nhân giảm là do thị trường thụ giảm, bị gián đoạn do dịch Covid-19, nhiều nhà hàng, khách sản, các bếp ăn tập thể của các doanh nghiệp, trường học đóng cửa, nên các hộ nuôi trồng thủy sản hạn chế thu hoạch.
Dự ước tổng sản lượng thủy sản quý III/2021 đạt 16.231,65 tấn, tăng 2% so với quý cùng kỳ, Trong đó: Cá ước đạt 14.372,73 tấn, tăng 2,05%; tôm ước đạt 1.618,7 tấn, tăng 2,08%; thuỷ sản khác ước đạt 240,22 tấn, giảm 1,55%.
Lũy kế 9 tháng tổng sản lượng thủy sản đạt 51.667 tấn, tăng 5,25% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 46.773,3 tấn, tăng 5,86%, sản lượng khai thác đạt 4.893,7 tấn, giảm 0,26% so cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng chậm là do bước sang quý 3/2021 tình hình dịch bùng phát, các hoạt động mua bán, sản xuất kinh doanhbịngắt quãng, gián đoạn, cáccửa hàng, chợ đầu mốitạm ngưng hoạt độngđể thực hiện giãn cách xã hội, làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thị trường xã hội. Tính đến hết ngày 20/9/2021 trên địa bàn tỉnh có 78/148 (Chiếm 52%) chợ truyền thống ngưng hoạt động do cách ly y tế phòng chống dịch Coivd-19, bao gồm 5 chợ hạng 1; 21 chợ hạng 2 và 52 chợ hạng 3.
4. Thương mại dịch vụ, giá cả, vận tải và du lịch
Tháng 9 năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp. Toàn tỉnh đang tập trung toàn lực để dập dịch, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hộitoàn tỉnh để phòng chống dịch.Để chuẩn bị cho lộ trình trở lại bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch số: 11102/KH-UBND ngày 15/9/2021 về việc từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng… Qua đó nới dần việc thực hiện giãn cách xã hội đối với các vùng đã kiểm soát được dịch, quy định rõ ràng các tiêu chí, nguyên tắc, nội quy thực hiện lộ trình khôi phục và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều chợ truyền thống và siêu thị tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tính đến ngày 20/9/2021 trên địa bàn tỉnh có 2/11 siêu thị và 78/148 chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động(chiếm 52%), trong đó có 5 chợ hạng 1, 21 chợ hạng 2 và 52 chợ hạng 3. Trước tình hình đó Sở Công Thương phối hợp các Doanh nghiệp và các địa phương, Siêu thị, chuỗi cửa hàng, điểm bán nhu yếu phẩm, điểm tập kết… tăng cường nguồn hàng hóa, để cung cấp, đáp ứng cho nhu cầu của người dân trong thời gian phòng, chống dịch. Tính đến đầu tháng 9, các địa phương trong tỉnh đã triển khai, bố trí292điểm bán hàng thiết yếu, bình ổn giá để thay thế các chợ trong mùa dịch Covid-19nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân; Có 247 điểm tập kết trung chuyển hàng hóa; 227 cửa hàng tiện lợi thuộc các hệ thống: Bách hóa Xanh, Vinmart+, Co.opFood, Porkshop đang hoạt động. TP.Biên Hòa là địa phương có số lượng cửa hàng tiện lợi nhiều nhất với hơn 120 cửa hàng thuộc các hệ thống nói trên. Ngoài ra còn triển khai các điểm bán hàng bình ổn giá lưu động trên địa bàn, nhằm kết nối thu mua nguồn rau củ quả, thực phẩm ở địa phương và một số vùng lân cận, hỗ trợ nông dân địa phương tiêu thụ nông sản, cũng như triển khai thêm kênh mua hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân ở các khu vực cách ly, phong tỏa trong thời gian giãn cách xã hội.Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải 9 tháng năm 2021 như sau:
a) Thương mại dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 9 năm 2021 ước đạt 13.004,75 tỷ đồng, tăng 2,53% so với tháng trước và giảm 14,57% so tháng cùng kỳ năm trước. Quý III/2021 ước tính đạt 35.764,68 tỷ đồng, giảm 8,71% so với quý trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung 9 tháng năm 2021 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính đạt137.464,97tỷ đồng, tăng 1,12% so với cùng kỳ(nếu loại trừ yếu tố giágiảm 1,34%). Trong đó kinh tế nhà nước ước đạt 7.609,8 tỷ đồng, giảm 7,15%, kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 126.984,63 tỷ đồng, tăng 1,83%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2.870,5 tỷ đồng, giảm 5,67% so với cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng doanh thu bán lẻ ước đạt 112.961,93 tỷ đồng, chiếm 82,18% và tăng 5,64% so với cùng kỳ.Do trong quý III năm 2021 tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp,lây lan nhanh trong cộng đồng, thời gian thực hiện giãn cách xã hội kéo dài đã làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể gặp nhiều khó khăn do phải tạm ngưng sản xuất để phòng chống dịch làm cho doanh thu thương mại tháng 7 và 8 năm 2021 giảm mạnh, bước sang tháng 9 các hoạt động kinh tếtừng bước phục hồi,các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh mặt hàng thiết yếu ở "vùng xanh" được phép hoạt động trở lại nhưng vẫn bảo đảm công tác phòng chống dịch, làm cho một số nhóm có doanh thu 9 tháng giảm so cùng kỳ như: Hàng may mặc giảm 3,26%; gỗ và vật liệu xây dựng giảm 1,19%; Ô tô các loại giảm 9,23%... Tuy nhiên bên cạnh có một số nhóm có tốc độ tăng khá so với cùng kỳ như: Nhóm lương thực, thực phẩm tăng 17,82%; Nhóm xăng, dầu các loại tăng 8,92%; Nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm đá quý tăng 8,54%; Nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 7,96%...
Các hoạt động khách sạn, nhà hàng, đều chịu ảnh hưởng từ đầumùa dịchdịch, do thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nên giảm doanh thu giảm mạnh. Riêng Du lịch lữ hành tháng 8 và 9 không có doanh thu. Cụ thể như sau:
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 9 ước tính đạt 330,47 tỷ đồng, tăng 3,28% so tháng trước. Ước tính quý 3 đạt 1.383,34 tỷ đồng, giảm 58,11% so với quý trước và giảm 65% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung 9 tháng năm 2021 doanh thu ước tính đạt 8.751,79 tỷ đồng, giảm 20,75% so với cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ lưu trú 126,87 tỷ đồng, giảm 23,16%, Dịch vụ ăn uống 8.624,92 tỷ đồng, giảm 20,72% so cùng kỳ.
Doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng ước đạt 17,96 tỷ đồng, giảm 45,37% so với cùng kỳ. Đây là hoạt động gặp khó khăn nhất từ năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid -19 bùng phát trở lại làm cho ngành này gặp khó khăn hơn. Các cơ sở lưu trú, lữ hành phải tạm đóng cửa nên doanh thu giảm mạnh so cùng kỳ.
Doanh thu dịch vụ khác tháng 9 ước tính đạt 943,07 tỷ đồng, tăng 2,06% so tháng trước. Ước tính quý 3 đạt 3.266,8 tỷ đồng, giảm 56,39% so với quý trước và giảm 47,67% so với quý cùng kỳ năm trước.Tính chung 9 tháng năm 2021 doanh thu ước tính 15.733,28 tỷ đồng, giảm 12,24% so với cùng kỳ.
b) Giá cả thị trường
Tháng 9 năm 2021 tình hình giá cả thị trường ổn định. Các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh đếnnay, tuy nhiên đã từng bước đượcnớilỏngchuẩn bị cho lộ trình trở lại bình thường mới, theo đógiai đoạn này các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu ở "vùng xanh" được phép hoạt động trở lại; các cửa hàng ăn uống được phép bán mang về, hoạt động kinh doanh và ra đường diễn ra từ 6h đến 18h tuy nhiên vẫn phải bảo đảm công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, Sở Công Thương và nhiều địa phương, đã triển khai các kênh bán hàng thay thế, điểm trung chuyển, tập kết hàng hóa nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếuvới giá bình ổn, được niêm yết giá rõ ràng nên hiện nay lượng hàng hóa và giá nhiều mặt hàng ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 giảm 0,5% so tháng trước, tăng 2,95% so cùng tháng năm trước. Bình quân cùng kỳ tăng 2,46%.
- Chỉ số giátiêu dùngbình quân 9 tháng so cùng kỳtăng2,46%. Trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,53%); Đồ uống và thuốc lá (+0,46%); May mặc, mũ nón và giày dép (+0,41%); Nhà ở và vật liệu xây dựng (+3,84%); Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,52%); Thuốc và dịch vụ y tế (+0,22%); Giao thông (+9,23%); Giáo dục (+3,07%); Đồ dùng và dịch vụ khác (+1,54%). Có 2 nhóm có chỉ số giảm đó là bưu chính viễn giảm 0,39% và văn hóa, giái trí và du lịch giảm 0,61%.
- Giá vàng trong nước biến động theo với giá vàng thế giới; Chỉ số giá vàng tháng 8/2021 giảm 0,14% so với tháng trước; giảm 0,01% so với tháng cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 11,01% so cùng kỳ.
- Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 9/2021 giảm 0,3% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước giảm 0,47%; bình quân 9 tháng tăng 0,25%.
c) Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp,Đồng Nai và các tỉnh thành phía Nam tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ khiến cho gián đoạn quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa; việc thiếu container và giá cước vận chuyển tăng cao, sản xuấtnhiềudoanh nghiệp áp dụng phương án“3 tại chỗ”(sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ)nhằm tránh sự lây lan của dịch bệnh; mộtsố doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh và đảm bảo sức khoẻ người lao động…. đã ảnh hưởng hoạt độngxuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn; hầu hết các nhóm ngành xuất, nhập khẩu chủ yếu giảm so tháng trước. Tình hình cụ thể như sau:
Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 năm 2021 ước tính 1.367,3 triệu USD, tăng 6,67% so tháng trước và giảm 18,3% so tháng cùng kỳ năm trước.Trong tháng 9dự kiến nới lỏng giãn cách xã hội nên một số doanh nghiệpđã bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất trở lại, tuy nhiên trong các doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu ổn định, phục hồi sản xuất trong trạng thái bình thường mới sau ngày 20/9 và hoạt động cầm chừng chưa đạt hết công suất do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lao động, nguyên vật liệu, đơn hàng... nên kim xuất khẩu tăng thấp so tháng trước.Cụ thể: Sản phẩmgỗdự ướctăng 6,07%; hàng dệt may tăng 7,32%; giày dép các loại tăng 8,34%; Máy tính, linh kiện điện tử tăng 4,05%; Máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng tăng 5,26%; Xơ, sợi dệt các loại tăng 3,73%...
Tính chung 9 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16.299,7 triệu USD, tăng 21,02% so cùng kỳ(chủ yếu do 6 tháng đầu năm tăng cao).Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 386,87 triệu USD, tăng 6,73%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.096,55 triệu USD, tăng 12,97%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12.816,3 triệu USD, tăng 23,64%. Một số nhóm hàng 9 tháng đạt mức tăng khá so cùng kỳ như: Sản phẩm gỗ tăng 29%; Máy tính, sản phẩm, linh kiện điện tử tăng 41,37%, Máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng tăng 24,34%; Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 31,33%; Xơ, sợi dệt các loại tăng 67,12%; Sản phẩm từ sắt thép tăng 47,46% ... Tuy nhiên tăng trưởng đang có phần chậm lại do dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so cùng kỳ như: Hàng dệt, may giảm 2,53%; Giày dép các loại giảm 8,68%... Giày dép và dệt may là 2 mặt hàng sản xuất, xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2021, ngành dệt may, giày dép của Đồng Nai chịu thiệt hại nặng nề do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Nhiềudoanhnghiệp phải tạm dừng hoạt động vì các nguyên nhân chính là nằm trong vùng phong tỏa, xuất hiện ca F0, khó thực hiện phương châm “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm”. Các doanh nghiệp có số lượng lao động lớn đã dừng hoạt động từ 10-15 ngày khi xuất hiện ca F0 như: Công ty TNHH Changshin Việt Nam có 42 ngàn lao động; Công ty CP Taekwang Vina Industrial 33 ngàn lao động; Công ty TNHH Giày Dona Standard 29 ngàn lao động; Công ty TNHH Pousung Việt Nam khoảng 25 ngàn lao động; Công ty TNHH Pouchen Việt Nam 17 ngàn lao động; Công ty TNHH Hwaseung Vina 15 ngàn lao động... làm cho kim ngạch xuất khẩu 2 ngành này giảm so cùng kỳ.
Hoạt động xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả của việc kiểm soát dịch bệnh cũng như tiến trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lớn đang hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động đã ảnh hưởng rất lớn trong việc hoàn thành các đơn hàng đã ký kết trong điều kiện phải đảm bảo phòng chống dịch với những yêu cầu nghiêm ngặt như "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, hai điểm đến"… nếu dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài đến những tháng cuối năm thì xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng lớn do sản xuất bị gián đoạn, phải trì hoãn, hủy đơn hàng và có nguy cơ bị mất thị trường, thay đổi chuỗi cung ứng.
Về thị trường xuất khẩu 9 tháng tập trung chủ yếu: Hoa Kỳ ước đạt 4.852,71 triệu USD, chiếm 29,77% tổng kim ngạch xuất khẩu; Trung Quốc ước đạt 1.725,82 triệu USD, chiếm 10,59%; Nhật Bản ước đạt 1.492,56 triệu USD, chiếm 9,16%, Hàn Quốc ước đạt 862,98 triệu USD, chiếm 5,29%, các thị trường khác: Đài Loan, Bỉ, Đức; Nga... chiếm 1% - 5% tổng kim ngạch.
- Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 9 đạt 1.445,04 triệu USD, tăng 4,24% so với tháng trước. Một số nhóm hàng chủ yếu tăng so tháng trước như: Thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 11,7%, Chất dẻo (Plastic) nguyên liệu tăng 3,5%, Xơ, sợi dệt các loại tăng 4,3%, Vải các loại tăng 6,67%, Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày tăng 22,31%, Sắt thép các loại tăng 3,19%, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,94%...
Tính chung 9 tháng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 14.296,69 triệu USD, tăng 37,96% so cùng kỳ.Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 184,34 triệu USD, giảm 17,85%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 2.413,55 triệu USD, tăng 7,96%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 11.698,8 triệu USD, tăng 48,03% so cùng kỳ. Nhu cầu về nguyên liệu để sản xuất cuối năm tăng, các hoạt động kinh tế bước vào trạng thái bình thường mới, đồng thời các biện pháptháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế; kiểm soát và có biện pháp kịp thời để đảm bảo nguồn cung và giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước làm cho kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng khá so cùng kỳ.
Một số mặt hàng nhập khẩu 9 tháng tăng khá so cùng kỳ như : Thức ăn gia súc và nguyên liệu 802,15 triệu USD (+11,47%); Hóa chất 1.187,95 triệu USD (+69,86%); Chất dẻo (Plastic) nguyên liệu 1.234,97 triệu USD (+42,66%); Xơ, sợi dệt các loại 329,4 triệu USD (+32,4%); Máy vi tính, SP điện tử và linh kiện 776,2 triệu USD (+50,97%);… một số ngành do sản xuất cầm chừng nên nhập khẩu tăng thấp và giảm như: Vải các loại 569,89 triệu USD, tăng 3,51%; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày giảm 0,53%; Máy móc thiết bị, DCPT khác giảm 0,39%..
Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc ước đạt 3.691,78 triệu USD, chiếm 25,82% tổng kim ngạch nhập khẩu; Hàn Quốc 1.954,81 triệu USD, chiếm 13,67%; Hoa Kỳ 1.100,16 triệu USD, chiếm 7,7%; Nhật Bản 1.000 triệu USD, chiếm 7%; Các thị trường khác như: Thái Lan, Brazil, Indonesia… chiếm tỷ trọng từ 2% - 6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
d) Hoạt động vận tải
Tháng 9/2021 tình hình vận chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh tăng nhẹ so với tháng trước, nguyên nhân là do sau ngày 20/9/2021 một số doanh nghiệp đã có kế hoạch khôi phục lại sản xuất nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch, một số đơn vị đưa rước công nhân và một số tuyến xe buýt đã hoạt động trở lại. Bên cạnh đó việc cấp QR Code đối với phương tiện xe ôtô vận tải hàng hóa là một giải pháp hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch, không gây ùn tắc giao thông tạo điều kiện thuận lợi lưu thông vận chuyển hàng hoá trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19. Các phương án để giữ vững, mở rộng “vùng xanh”, từng bước khôi phục chuỗi cung ứng hàng hóa, hoạt động giao thương, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm… đã góp phần tăng doanh thu và sản lượng vận tải so với tháng trước. Tình hình cụ thể như sau:
Sản lượng vận tải hành khách tháng 9 ước đạt 633,8 nghìn lượt khách, tăng 0,21% so tháng trước; luân chuyển hàng hóa ước đạt 28.580,6 nghìn lượt khách.km, tăng 0,16% so tháng trước. Tính chung 9 tháng sản lượng hành khách ước đạt 37,78 triệu lượt khách, giảm 18,24% so cùng kỳ; luân chuyển hành khách ước đạt 2.165,82 triệu lượt khách.km, giảm 16,64% so cùng kỳ. Trong đó: Khối lượng vận chuyển đường bộ ước đạt 37,17 triệu lượt khách, giảm 18,11%; luân chuyển đạt 2.165,48 triệu lượt khách.km, giảm 16,64% so cùng kỳ.
Sản lượng vận tải hàng hóa tháng 9 ước đạt 2,43 triệu tấn, tăng 4,16% so tháng trước; luân chuyển hàng hóa ước đạt 200,4 triệu tấn.km, tăng 4,08%. Tính chung 9 tháng sản lượng hàng hóa ước đạt 36,32 triệu tấn, giảm 8,29%; luân chuyển ước đạt 3.081,1 triệu tấn.km, giảm 6,17% so cùng kỳ. Trong đó: Khối lượng vận chuyển đường bộ ước đạt 33,1 triệu tấn, giảm 2,39%; luân chuyển đạt 2.731,9 triệu tấn.km, giảm 1,15% so cùng kỳ.
Dự ước doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 9 ước tính 738,8 tỷ đồng, tăng 4,49% so tháng trước; giảm 47,06% so tháng cùng kỳ. Tính chung 9 tháng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tính 12.075,16 tỷ đồng, giảm 5,67% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu vận tảihành khách ước tính 1.373,18 tỷ đồng,giảm 15,25%, doanh thu vận tảihàng hóa 7.128,79 tỷ đồng, giảm 3,89%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải 3.573,19 tỷ đồng,giảm 7% so cùng kỳ.
5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển
- Dự ước 9 tháng đầu năm vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện 64.474,5 tỷ đồng, giảm 5,71% so cùng kỳ, trong đó vốn ngân sách nhà nước đạt 7.109,1 tỷ đồng, giảm 3,17%; vốn ngoài nhà nước đạt 30.74,72 tỷ đồng, tăng 2,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 26.990,7 tỷ đồng, giảm 13,75% so cùng kỳ.
6. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp
Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày 20/9/2021 đạt 991,19 triệu USD, tăng 10,5% so cùng kỳ. Trong đó: Cấp mới 43 dự án, giảm 21,8% với vốn đăng ký 314,55 triệu USD, tăng 28,1% so cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn 86 dự án với vốn bổ sung 676,64 triệu USD, tăng 3,9% so cùng kỳ.
Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 23/9/2021 là 13.601 tỷ đồng, giảm 47% so cùng kỳ. Trong đó: Cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 24 dự án với số vốn là 10.507,3 tỷ đồng, giảm 51,4%; điều chỉnh tăng vốn 11 dự án với số vốn là 3.093,6 tỷ đồng, giảm 23,9% so cùng kỳ.
Tính từ đầu năm đến ngày 14/9/2021tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốnlà: 70.196,58 tỷ đồng, tăng 27,28% so với cùng kỳ. Trong đó,có 2.160 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoảng 45.708,031 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, bằng 78,66% số lượng doanh nghiệp thành lập mới và tương đương về số vốn thành lập mới và 570 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung khoảng 24.488,55 tỷ đồng.
- Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh:Tính từ đầu năm đến ngày 14/9/2021 có 242 doanh nghiệp giải thể và 256Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động; 654 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
7) Hoạt động ngân hàng
Tháng 9 năm 2021 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai tiếp tụctriển khai các chủ trương, chính sách mới về tiền tệ, ngân hàng đến các Tổ chức tín dụng trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các TCTD trên địa bàn đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và thị trường vàng; hoạt động ngân hàng trên địa bàn được thông suốt, liên tục, ổn định nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịch an toàn, hiệu quả. Kết quả hoạt động ngân hàng như sau:
Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bànước đến 30/9/2021 đạt 269.140 tỷ đồng([3]), tăng 9,48% so với 31/12/2020. Trong đó:Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 251.642 tỷ đồng, tăng 9,86% so với 31/12/2020; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 14.915 tỷ đồng, tăng 3,45% socuối năm 2020.Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, hiện lãi suất huy động tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,1 - 3,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,0 – 5,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,6 - 6,7%/năm. Lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ là 0%.
Tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đến30/9/2021ước đạt273.781tỷ đồng([4]), tăng12,07% so với 31/12/2020(trong đó nợ xấu ước chiếm0,73% trên tổng dư nợ cho vay).Trong đó: Tổng dư nợ cho vay ước đạt: 272.682 tỷ đồng, tăng 12,34% so với 31/12/2020,bao gồm:Dư nợ ngắn hạn ước đạt 145.211 tỷ đồng, tăng 14,56% so31/12/2020. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 127.471 tỷ đồng, tăng 9,91% socuối năm 2020.
+ Phân theo loại tiền:Dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 230.252 tỷ đồng, tăng 11,64% so31/12/2020; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 42.430 tỷ đồng, tăng 16,31% socuối năm 2020.
Hiệnlãi suất cho vay ngắn hạntối đabằng VNDđối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên ở mức4,5%/năm;lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0 - 6,0/năm; lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ của các TCTD ở mức 8,5 -10,5%/năm.
8. Một số tình hình xã hội
a) Văn hóa thông tin
Chín tháng năm 2021 toàn ngành tập trung tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm của đất nước như:Kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam (06/01); Kỷ niệm 48 năm Ngày ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01);Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02) ; Tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Kỷ niệm 60 năm thành lập khu Ủy miền Đông Nam bộ và Trung ương Cục miền Nam (1961-2021); Kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4); Kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5); kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5); Tuyên truyền kỷ niệm 75 năm thành lập QĐNDVN và 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; Tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9…
b) Thể thao
Tính từ đầu năm đến tháng 9 năm 2021, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Đồng Nai đã đăng cai tổ chức 02 giải thể thao cấp quốc gia, 01 giải cụm miền Đông Nam bộ và 10 giải thể thao cấp tỉnh.
Các đội tuyển thể dục thể thao Đồng Nai đã tham gia 01 giải quốc tế, 19 giải quốc gia (đạt 58 huy chương các loại); 08 giải cụm, khu vực, mở rộng (đạt 43 huy chương các loại). Trong đó, một số bộ môn đạt thành tích cao như: Cầu mây đạt 01 HCB, 04 HCĐ tại Giải Vô địch Cầu mây quốc gia năm 2021; Vovinam đạt 03 HCB, 03 HCĐ tại Giải Vô địch Vovinam các đội mạnh toàn quốc lần thứ XII; Điền kinh đạt 02 HCV và 02 HCĐ tại Giải Điền kinh Cúp Tốc độ Thống Nhất TP.HCM… Đặc biệt, tại Cuộc đua xe đạp toàn quốc - Cúp Truyền hình TP.HCM lần thứ 33 năm 2021, sau 22 chặng đua đội Bikelife Đồng Nai xuất sắc giành chiếc áo vàng chung cuộc…
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Đồng Nai đã tạm ngưng hầu hết các hoạt động thi đấu và tổ chức thi đấu trực tiếp đồng thời chuyển sang hình thức thi đấu trực tuyến. Trong thời gian qua, đơn vị đã tổ chức 02 giải thi đấu trực tuyến, gồm: Giải vô địch các Câu lạc bộ Yoga trực tuyến tỉnh Đồng Nai năm 2021(có 65 vận động viên ở 04 nhóm tuổi tham gia thi đấu) và Giải vô địch các Câu lạc bộ Cờ vua trực tuyến tỉnh Đồng Nai năm 2021 (có 41 vận động viên của 06 huyện, thành phố thuộc tỉnh tham gia Hệ phong trào và 90 vận động viên thuộc 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia Hệ mở rộng). Đồng thời, triển khai thực hiện 21 bài tập Yoga trực tuyến, đăng tải trên trang Thông tin điện tử, các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube) của đơn vị.
c) Giáo dục - Đào tạo
Do diễn biến phức tạp dịch Covid-19 UBND tỉnhĐồng Nai đã ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 cụ thể: Khai giảng đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông là ngày 12/9/2021. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nên các trường học không thể tổ chức lễ khai giảng năm học mới như mọi năm và học sinh sẽ học bằng hình thức trực tuyến và qua truyền hình. Cụ thể, học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 (bậc tiểu học), lớp 6 (bậc THCS) và 10 (bậc THPT) sẽ học qua truyền hình kết hợp với trực tuyến. Các lớp phổ thông còn lại sẽ học bằng hình thức trực tuyến.
- Tình hình tổ chức dạy và học trong mùa dịch covid-19:
Học sinh toàn tỉnh đã chính thức bước vào năm học mới 2021-2022 với các hình thức học tập từ xa. Tùy theo điều kiện thực tế của học sinh, các thầy cô giáo đã kết hợp nhiều hình thức dạy học nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng việc tổ chức dạy học trực tuyến trong giai đoạn hiện nay vẫn là lựa chọn phù hợp nhất. Thực tế, đây cũng đang là hình thức dạy học chủ đạo được các trường học trong toàn tỉnh áp dụng.
Tùy theo điều kiện của đa số học sinh, nhà trường, giáo viên sẽ lựa chọn hình thức học tập phù hợp. Do đang trong thời gian giãn cách xã hội nên việc giao bài tập về nhà chủ yếu được thực hiện thông qua các ứng dụng như: Facebook, Zalo, Azota… do đó, ngoài hình thức chủ đạo là học trực tuyến, các giáo viên còn kết hợp nhiều hình thức dạy học khác để hỗ trợ việc tự học của học sinh. Đối với các học sinh đầu cấp, giáo viên thông báo lịch học trên Đài PT-TH Đồng Nai và nhắc nhở hằng ngày để học sinh tham gia học. Thời khóa biểu cũng được sắp xếp phù hợp để học sinh có thể phối hợp học trên truyền hình và học trực tuyến.
d) Y tế
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trong cộng đồng và tại các doanh nghiệp. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trên hết và trước hết, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, sớm kiểm soát dịch bệnh, Các lực lượng chức năng đang khẩn trương thực hiện chiến dịch xét nghiệm Covid-19 diện rộng cho 2,1 triệu người dân trong tỉnh để phát hiện sớm, bóc tách F0 trong cộng đồng... Tính từ đầu năm đến ngày 21/9/2021, đã ghi nhận 42.508 trường hợp mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh, trong đó đang điều trị 20.735 bệnh nhân, khỏi bệnh 21.385, tử vong 392 trường hợp; Cách ly tập trung 29.578 trường hợp; cách ly tại nhà 64.954. trường hợp. Trước tình hình đó, Sở Y tế đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh; ngành y tế đã tích cực và chủ động tham mưu các cấp thẩm quyền triển khai các giải pháp đáp ứng kịp thời theo từng cấp độ dịch; tăng cường chỉ đạo các đơn vị quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh dịch COVID-19…
Hoạt động tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19:Cơ bản hoàn thành tiêm chủng Đợt 1-8, đang triển khai Đợt 9 (từ ngày 17/9/2021). Tính đến ngày 21/9/2021 trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tiêm 1.864.230 liều vắc xin COVID-19 cho 1.758.110 người(chiếm tỉ lệ 78,0% đối tượng trên 18 tuổi toàn tỉnh), trong đó có 106.120 người đã tiêm đủ liều (chiếm tỉ lệ 4,71%).
Một số dịch bệnh khác phát sinh 9 tháng năm 2021 như sau:
Sốt xuất huyết: Có4.962trường hợp mắc (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là3.180, chiếm tỷ lệ 64,09%), tăng75,27% so với cùng kỳ 2020 (2.831 trường hợp).Ghinhận01trường hợp tử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 135 ổ dịch, tăng 365,51% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ổ dịch xử lý trong toàn tỉnh đạt 98,84% (855 ổ dịch được xử lý/865 ổ dịch phát hiện).
- Sởi:Ghi nhận 08 trường hợp mắc, giảm 93,85% so với cùng kỳ 2020 (130).Không ghi nhận trường hợp tử vong.
- Hội chứng tay chân miệng:Ghi nhận 2.889trường hợp, tăng47,77%so với cùng kỳ năm 2020 (1.955trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong.
- Uốn ván: Ghi nhận06 trường hợp, giảm 07 trường hợp so với cùng kỳ năm 2020 (13 trường hợp).
Hoạt động phòng, chống dịch:Trướctình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ lan rộng trong cộng đồng, nhất là thành phố Biên Hoà và huyện Thống Nhất... Sở Y tế chủ động tham mưu các cấp thẩm quyền; chỉ đạo các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các Trung tâm Y tế huyện, thành phốtriển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnhCovid-19 trên địa bàn tỉnh như:Xây dựng các khu cách ly, bệnh viện dã chiến và tăng cường xét nghiệm nhanh tầm soát diện rộng,Tăng cường xét nghiệm tầm soát ở các khu vực nguy cơ cao như các chợ, khu nhà trọ công nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn được đánh giá nguy cơ cao và nguy cơ rất cao. Yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn 7 huyện, thành phố thực hiện xét nghiệm cho tất cả người lao động.
Thường xuyên triển khai các giải pháp khống chế dịch Sốt xuất huyết, Sởi, Tay chân miệng. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh tại các đơn vị trực thuộc.Chuẩn bị đầy đủ cơ số cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc vàhóa chất sẵn đáp ứng kịp thời cho công tác phòng, chống dịch, nhất là dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác.
Phối hợp tốt với Sở Thông tin và truyền thông, các địa phương, báo, đài phát thanh, truyền hình…tăng cường công tác tuyền truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh trong việc chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhất là tại khu vực có yếu nguy cơ như nơi các bệnh nhân dương tính lưu trú, làm việc và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu vực đông dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Tình hình vệ sinh thực phẩm:9tháng năm 2021 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát (02 đoàn kiểm tra liên ngành) và tổ chức 11.119 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm/15.419 tổng số cơ sở, trong đó: 10.079 cơ sở đạt (chiếm 90,65%), số cơ sở vi phạm là 1.040 cơ sở, nhắc nhở 992 cơ sở, phạt tiền 48 cơ sở với số tiền phạt là 619.611.000 đồng.Trong tháng 9/2021xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân các vụ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật với 259 ca mắc và 01 ca tử vong.
e) Giải quyết việc làm
Chín tháng năm 2021 giải quyết việc làm cho 39.748 lượt người (đạt 49,69% kế hoạch năm), trong đó: Các doanh nghiệp tuyển dụng: 26.166 lượt người; Lồng ghép các chương trình KTXH khác: 13.582 lao động
- Tiếp nhận 26.145 hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 35.741 lao động, trong đó ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 35.820 người với tổng số tiền hưởng là 893.900,54 triệu đồng. Tư vấn giới thiệu việc làm cho số lao động thất nghiệp: 40.132 lượt người, số người có quyết định hỗ trợ học nghề là 799 người.
- Hỗ trợ đưa người lao động có nhu cầu về quê: Có hơn 3.000 người lao động và công dân được hỗ trợ, gồm: khoảng 2.500 người trở về tỉnh Đắk Lắk và 1.400 người trở về tỉnh Ninh Thuận bằng phương tiện tự túc có sự hỗ trợ dẫn đường của Công an tỉnh Đồng Nai.
- Tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp: Tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/8/2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 15 vụ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công tại 15 doanh nghiệp với sự tham gia của 8.807/11.555 lao động, trong đó có 10 vụ xảy ra tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 04 vụ xảy ra tại doanh nghiệp có vốn trong nước và 01 vụ củadoanh nghiệp liên doanh Đài Loan - Pháp (giảm 04 vụ so với cùng kỳ năm 2020).
f) Đào tạo nghề:Trong 9 tháng năm 2021 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới và đào tạo cho 52.559 người, đạt 65,95% kế hoạch năm 2021 và giảm 13,21% so cùng kỳ, trong đó: Cao đẳng: 5.189 người, Trung cấp: 8.864 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 38.506 người. Có 31.45 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 45,58% kế hoạch năm 2021 và giảm 31,28% so cùng kỳ, trong đó: Cao đẳng: 2.088 người, Trung cấp: 4.733 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 24.631 người (bao gồm 483 người thuộc Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn).