Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 07/08/2021-00:58:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 năm 2021 của tỉnh Đồng Nai

Bước sang tháng 7/2021, tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch cao tại một số tỉnh, thành phố trong nước; đặc biệt là các tỉnh phí Nam, xuất hiện các ca nhiễm trong cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh Đồng Naitrong đợt dịch lần thứ 4 diễn biến hết sức phức tạp, số ca bệnh tăng nhanh, chưa có dấu hiệu giảm và có nguy cơ lây lan nhanh, tính từ ngày15/6-17/7/2021 toàn tỉnh ghi nhận 1.188ca mắc Covid-19, trong đó, tập trung nhiều nhất ở TP. Biên Hòa, kế đến là huyện Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch và huyện Thống Nhất....; Dịch lây lan vào một số doanh nghiệp có đông công nhân ở trong và ngoài các khu công nghiệp và khu nhà trọ công nhân, một số doanh nghiệp đã cho công nhân tạm nghỉ việc 14 ngày để phòng dịch. Tình hình diễn biến dịch còn rất phức tạp và khó lường.

Trước tình hình đó thực hiện các Chỉ thị của Chính phủ UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 8 tháng 7 năm 2021 về quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, thực hiện cách ly xã hội trên toàn tỉnh 15 ngày từ ngày 9/7/2021 và có văn bản số 8423/UBND-KGVX ngày 20 tháng 7 năm 2021 về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 01/8/2021, tạm dừng một số hoạt động dịch vụ chưa thật sự cần thiết, cấp bách. Đồng thời chỉ đạo kịp thời các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn triển khai thực hiện quyết liệt công tác phòng chống dịch Covid -19. Quán triệt và thực hiện phương châm vừa chống dịch vừa ổn định phát triển kinh tế. Đối với doanh nghiệp yêu cầu thực hiện các phương án "03 tại chỗ" hoặc "01 cung đường, 02 địa điểm", tuy nhiên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 7 chịu ảnh hưởng khá lớn, nhiều ngành sản xuất kinh doanh giảm so tháng trước; mặc dù về cơ bản vẫn duy trì ổn định. Tình hình KTXH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tháng 7 và 7 tháng năm 2021 từng lĩnh vực như sau.

1. Sản xuất công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng 7 chịu ảnh hưởng do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực hiện chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 08/7/2021 của UBND tỉnh việc thực hiện giãn cách xã hội trên toàn tỉnh Đồng Nai từ ngày 09/7/2021 đến ngày 01/8/2021. Mặc khác, phát hiện một số ca nhiễm bệnh trong công nhân ở các doanh nghiệp và cộng đồng công nhân trong và ngoài khu công nghiệp. Để thực hiện phòng chống dịch một số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, cho công nhân tạm nghỉ từ 7 đến 14 ngày, một số doanh nghiệp tạm ngừng một số phân xưởng sản xuất; mặt khác thực hiện việc cách ly một số địa bàn để phòng chống dịch, nhiều công nhân trong các khu vực cách ly phải nghỉ việc ở nhà cũng ảnh hưởng đến sản xuất, vì vậy chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 giảm đảng kể so với tháng trước. Mặc dù nhiều DN đã thực hiện qui định của UBND tỉnh duy trì hoạt động phải thực hiện các biện pháp "03 tại chỗ" hoặc "01 cung đường, 02 địa điểm" nhưng cũng có một số doanh nghiệp không đảm bảo điều kiện phải tạm ngừng hoạt động một thời gian, ảnh hưởng nhất định đến sản xuất kinh doanh.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2021 giảm 6% so tháng trước, tăng 4,65% cùng kỳ, so với tháng trước ngành khai khoáng giảm 6,45%; ngành chế biến, chế tạo giảm 6,39%; sản xuất và phân phối điện tăng 16,1%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải giảm 0,18% so với tháng trước. Trong tháng 7/2021 hầu hết các doanh nghiệp giảm so với tháng trước, sản xuất có 20/27 ngành sản xuất giảm, trong đó điển hình là: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 7,03%, do nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, giá thức ăn gia súc gia cầm cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc chậm; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 13,06% là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Công ty TNHH Giày Pouchen cho người lao động nghỉ 14 ngày từ ngày 11/7, Công ty cổ phần Taekwang Vina tạm ngừng hoạt động 2 nhà máy với gần 14 ngàn lao động. Đặc biệtCông ty Changshin Việt Nam (Đồng Nai) đã tạm ngừng sản xuất tại 3 nhà máy, với gần 42.000 lao động của Công ty tạm nghỉ việcđể phòng chống dịch Covid-19, do đó chỉ số sản xuất ngành này giảm sâu; Sản xuất kim loại giảm 7,84%; sản xuất sản phẩm điện tử giảm 17,26%; sản xuất máy móc thiết bị giảm 22,01%, sản xuất xe phương tiện vận tải giảm 18,51%, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ chậm là do dịch bệnh covid doanh nghiệp, người dân ít có nhu cầu sử dụng. các ngành có số lượng công nhân lớn và là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như: Ngành may mặc giảm 1,74%; dệt tăng thấp (+1,12%); sản xuất giường tủ, bàn ghế giảm 2,55%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính giảm 17,26%.

Luỹ kế 7 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tăng 7,12% so với cùng kỳ. Sở dĩ chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được ở mức 7,12% chủ yếu do 6 tháng đầu năm sản xuất khá ổn định, tăng trưởng khá. Trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,55%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,16%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 10,23%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,46%.Toànngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,16% thì có 19/22 ngành sản xuất 7 tháng đầu năm tăng cao hơn mức tăng chung so cùng kỳ; trong đó: Sản xuất thuốc lá tăng 9,68%; sản xuất trang phục tăng 11,38%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,16%; sản xuất giấy, sản phẩm từ giấy tăng 9,85%; sản xuất kim loại đúc sẵn 11,72%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 12,7%, Sản xuất thiết bị điện tăng 9,47%.. các ngành sản xuất đồ uống, dệt, hoá chất, sản phẩm cao su và plastic.v.v. có mức tăng từ 2 đến 8%... nguyên nhân tăngnhờ có sự quyết liệt, tích cực trong công tác quản lý, điều hành và chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thực hiện nghiêm túc theo chủ trương Chính phủ vừa tập trung kiểm soát khống chế lây lan và kiểm soát dịch bệnh Covid-19, vừa ổn định phát triển kinh tế trong đó chú trọng đến việc tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh không bị đứt gãy, đặc biệt là 6 tháng đầu năm; Mặc khác nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, nhất là các đơn hàng xuất khẩu các sản phẩm này đang có dấu hiệu tích cực, do doanh nghiệp đã có hợp đồng xuất khẩu từ các nước ngoài liên minh Châu âu EU và Mỹ, nên sản lượng sản xuất đạt khá, cụ thể như: ngành dệt, sản xuất trang phục, giầy da, sản phẩm cao su, sản phẩm giường tủ, bàn ghế đang có dấu hiệu phục hồi tích cực; Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên cả nước, nhất là các địa phương lân cận TP Hồ Chí Minh và Bình Dương, đã ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động xã hội, trong đó hoạt động sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với đà diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 hiện nay của các tỉnh phía Nam, cũng như trên địa bàn tỉnh vẫn không được ngăn chặn sớm, những tháng tiếp theo sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất công nghiệp.

Tuy nhiên cũng có một số ngành sản xuất chỉ số 7 tháng giảm so cùng kỳ đó là: Sản xuất kim loại giảm 1,22%, nguyên nhân giảm do sản phẩm tiêu thụ chậm; Ngành sản xuất sản phẩm điện tử giảm 14,44%. Đây là ngành có mức giảm khá cao trong toàn ngành công nghiệp, nguyên nhân giảm do tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, sản phẩm tồn kho nhiều, khó tiêu thụ và hợp đồng sản xuất vẫn còn ít. Đặc biệt năm nay giảm đi một Công ty sản xuất TCL chuyên sản xuất tivi, máy lạnh, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số sản xuất của ngành này. Riêng ngành sản xuất điện và phân phối điện từ đầu năm đến nay sản lượng liên tục giảm là do có sự điều tiết sản lượng điện vùng của Trung tâm điều tiết sản lượng điện Quốc gia thuộc Tập đoàn Điệnlực Việt Nam, nên sản xuất công ty Điện lực Nhơn Trạch 1,2 sản lượng điện tiếp tục giảm mạnh cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

- Sản phẩm sản xuất công nghiệpdự ước tháng 7 năm 2021 có 14/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng sản xuất tăng so với tháng cùng kỳ như:Cà phê các loại đạt 38,8 tấn, tăng 9,84%; nước ngọt đạt 62,3 triệu lít, tăng 12,81%; thuốc lá sợi đạt 2.598 tấn, tăng 10,04%; Sợi các loại đạt 151,2 ngàn tấn, tăng 17,41%, vải các loại đạt 72,4 triệu m2, tăng 11,68%; quần áo các loại đạt 25 triệu cái, tăng 27,39%; giày dép các loại đạt 59,1 triệu đôi tăng 8,87%, săm lốp các loại đạt 8.780,5 ngàn cái, tăng 31,82%, giường tủ, bàn ghế 1.568,6 ngàn chiếc, tăng 108,73%...

Lũy kế 7 tháng đầu năm có 17/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so cùng kỳ đó là: Cà phê các loại 291,1 ngàn tấn, tăng 13,55%; thuốc lá sợi đạt 16.131 tấn, tăng 10,45%; vải các loại 417,8 triệu m2, tăng 15,53%; quần áo các loại đạt 148,2 triệu cái, tăng 13,78%; giày dép các loại đạt 373,9 triệu đôi tăng 12,19%; bao bì các loại đạt 53,2 ngàn tấn, tăng 29,22%; Sơn các loại đạt 87,7 ngàn tấn, tăng 13,27%; giường tủ, bàn ghế 10.767 ngàn chiếc, tăng 18,84%, nguyên nhân tăng là do thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch, nên các ngành sản xuất có cơ hội tiếp cận với các đơn hàng số lượng lớn khi sản xuất công nghiệp được phục hồi dần, góp phần làm cho sản lượng sản xuất sản phẩm tăng khá so cùng kỳ. Tuy nhiên có một số sản phẩm giảm đó là: Bột ngọt đạt 166,1 ngàn tấn, giảm 5,75%; thức ăn giá súc đạt 2.258,8 ngàn tấn, giảm 4,22%; thuốc trừ sâu đạt 1.268,5 tấn, giảm 20,87% so cùng kỳ.v.v..

2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

a) Nông nghiệp

Cây hàng năm:Tình hình sản xuất cây hàng năm trong tháng 7/2021 thời tiết thuận lợi cho cây trồng phát triển, số diện tích lúa gieo trồng vụ Hè thu sớm, đến nay đã bước vào thu hoạch. Tình hình sâu bệnh trên cây trồng hàng năm phát sinh ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Công tác chuẩn bị phân bón, thuốc trừ sâu được chú trọng ngay từ đầu các vụ.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đến ngày 15/7/2021 là 101.691,7 ha, giảm 470,18 ha (-0,46%) so với cùng kỳ, trong đó: Cây lúa là giảm 2,16%, cây bắp tăng 1,5%; cây khoai lang giảm 31,84%, cây mía tăng 5,3%, rau các loại tăng 5,44% và đậu các loại giảm 10,38%; diện tích lúa, khoai lang và đậu giảm tại các huyện Nhơn Trạch giảm 389 ha, Long Thành giảm 79 ha, Cẩm Mỹ giảm 76 ha; Vĩnh Cửu giảm 64 ha; Tân Phú giảm 40,9 ha... do quy hoạch các dự án và các công trình xây dựng cơ bản, phát triển đô thị như cầu đường, trường học…

b. Ước năng suất:Dự ướcnăng suất lúa đạt 62,08 tạ/ha, tăng 0,46 tạ/ha; ngô đạt 87,12 tạ/ha, tăng 0,57 tạ/ha; khoai lang đạt 111,04 tạ/ha, tăng 1,02 tạ/ha;mía đạt 697,63 tạ/ha, giảm 0,27 tạ/ha; đậu nành đạt 18,95 tạ/ha, tăng 0,08 tạ/ha; rau các loại đạt 156,42 tạ/ha, tăng 0,29 tạ/ha, đậu các loại đạt 14,03 tạ/ha, tăng 0,35 tạ/ha, nguyên nhân năng suất một số cây trồng chính tăng là do, người dân từng bước cải thiện được việc đầu tư, chăm sóc cây trồng, áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, thay đổi các loại giống cây trồng hợp với khí hậu thổ nhưỡng, chủ động được nguồn nước từ ao, hồ và giếng khoan, đảm bảo cho cây trồng phát triển.

c. Ước tính sản lượng:Dự ước sản lượng thu hoạch cây hàng năm 7 tháng đầu năm 2021so cùng kỳ như sau: Lúa đạt 133.137,58 tấn, giảm 2.866,3 tấn (-2,11%); Bắp đạt 123.718,6 tấn, tăng 7.748,6 tấn (+6,68%); khoai lang đạt 1.004,9 tấn, giảm 722,8 tấn (-41,83%); Mỳ đạt 100.139,3 tấn, giảm 8.898,9 tấn (-8,16%); Mía đạt 110.567,4 tấn, tăng 9.087 tấn (+8,95%); Đậu tương đạt 308,7 tấn, giảm 72,7 tấn (-19,06%); Rau các loại đạt 118.575,6 tấn, tăng 6.007 tấn (+5,34%); Đậu các loại đạt 1.921 tấn, giảm 330,7 tấn (- 4,69%) so cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng lúa, khoai lang, mỳ, đậu tương và đậu các loại giảm là do diện tích gieo trồng bị thu hẹp; Riêng sản lượng cây bắp, mía, rau các loại tăng so cùng kỳ một phần là diện tích gieo trồng tăng và thời tiết khá thuận lợi, dịch bệnh không phát sinh kết hợp với cách gieo trồng, chăm sóc và giá cả tương đối ổn định, nên người dân chủ động khâu làm đất để gieo trồng, góp phần sản lượng tăng khá.

Cây lâu năm:Trong tháng 7 năm 2021, hiện nay đang là mùa mưa, sản xuất cây lâu năm chủ yếu chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu cho cây trồng và tiếp tục xuống giống một số cây trồng như: thơm, cam, bưởi, chuối, xoài,chôm chôm, mãng cầu xiêm, bơ, sầu riêngvà một cây ăn quả khác…

- Tổng diện tích hiện có là 170.085,33 ha, tăng 0,01%, tức tăng 12 ha so cùng kỳ; Trong đó diện tích cây ăn quả đạt 69.923,95 ha, tăng 0,04% chiếm 41,11% tổng diện tích, cây công nghiệp lâu năm là 100.161,38 ha, chiếm 58,89% tổng diện tích và giảm 0,02% hay giảm 15,87 ha so cùng kỳ, nguyên nhân giảm vì hiện nay một số diện tích hồ tiêu, cao su, điều, cà phê nằm trong đất giao cho dự án, khu đô thị, bên cạnh đó giá một số sản phẩm nông nghiệp không ổn định, nên người dân không trồng lại phần diện tích càn cỗi, hiệu quả thấpkhiến nông dân kém mặn mà với các loại cây trồng này.

- Dự ước sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tháng 7 và 7 tháng năm 2021 như sau: Xoài đạt 6.759,5 tấn, tăng 4,36%, lũy kế 7 tháng đạt 62.629,6 tấn, tăng 1,7%; Chuối đạt 7.848,3 tấn, tăng 5,3%, lũy kế 7 tháng đạt 79.160,2 tấn, tăng 5,55%; Thanh long đạt 1.153,9 tấn, tăng 2,27%, lũy kế 7 tháng đạt 5.111 tấn, tăng 2,1%; Dứa (thơm) đạt 69,97 tấn, tăng 0,8%, lũy kế 7 tháng đạt 510,65 tấn, tăng 0,8%; Cam đạt 980,2 tấn, tăng 0,8%, lũy kế 7 tháng đạt 5.251,74 tấn, tăng 1,61%; Bưởi đạt 5.366,3 tấn, tăng 2,91%, lũy kế 7 tháng đạt 29.613,1 tấn, tăng 6% so cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng một số cây lâu năm tăng là do các chuỗi liên kết sản xuất gắn liền với việc tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhiều vùng chuyên canh, cánh đồng lớn từng bước đi vào sản xuất ổn định, thúc đẩy người dân mạnh dạn đầu tư chăm sóc và ứng dụng khoa học kỹ thuật cây trồng, nên năng suất đạt khá so cùng kỳ.

Chăn nuôi

Tháng 7 năm 2021 ngành chăn nuôi phát triển cơ bản ổn định, dịch bệnh trên đối tượng vật nuôi được kiểm soát tốt. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương cần thực hiện chặt chẽ các giải pháp, đặc biệt tập trung thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng và kiểm soát vận chuyển để phòng và chống dịch bệnh có hiệu quả, tập trung đẩy mạnh việc tái đàn, khôi phục nguồn cung cho thị trường xã hội. Hiện nay, dịch Covid -19 đã bùng phát trên địa bàn tỉnh, phong tỏa nhiều địa phương trên địa bàn, nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng trong việc tiêu thụ sản phẩm..

- Tổng đàn gia súccó đến thời điểm tháng 7/2021 là 2.572.219 con, tăng 103.381 con (+4,19%) so cùng kỳ. Trong đó: Trâu đạt 3.867 con, tăng 371 con (+10,61%) so cùng kỳ; Bò đạt 86.421 con, tăng 3.436 con (+4,14%) so cùng kỳ; Lợn đạt 2.481.931 con(Không tính lợn con chưa tách mẹ), tăng 99.574 con (+4,18%) so cùng kỳ, nguyên nhân đàn gia súc tăng là do công táctái đàn ở đàn lợn tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện,dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng khá; Giá lợn hơi đến ngày 15/7/2021 dao động trong khoảng 52.000 - 62.000 đồng/kg.

- Tổng đàn gia cầmcó đến thời điểm tháng 7/2021 là là 26.112,02 ngàn con, tăng 10,65% so cùng kỳ. Trong đó gà đạt 24.115,31 ngàn con, tăng 11,86% so cùng kỳ và chiếm 92,35% tổng đàn gia cầm, nguyên nhân gà tăng là do giá gà và thị trường tiêu thụ từ đầu năm đến nay khá ổn định, hơn nữa việc đầu tư chăn nuôi gà chuồng trại chi phí thấp, số vòng quay ngắn, nên một số công ty lớn, như: Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty JapFa Việt Nam, Công ty Emivest Feedmill Việt Nam… đã tổ chức cho người dân nuôi gia công cho đơn vị, nên đàn gia cầm có điều kiện phát triển nhanh.

- Sản lượng sản phẩm:Dự ướcsản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm toàn tỉnh trong tháng 7/2021 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Sản lượng thịt trâu dự ước23,05tấn, tăng 26,37%; thịt bò dự ước 399,94 tấn,tăng 4,4%;thịt heo30.257,53 tấn, tăng 2,75%;thịt gia cầm 12.002,76 tấn, tăng 9,35%; Sản lượng trứng gia cầm đạt104.162,51ngàn quả, tăng7,3% so tháng cùng kỳ.

Lũy kế 7 tháng sản lượng thịt trâu ước đạt 138,33 tấn, tăng 3,25%; thịt bò đạt 2.562,82 tấn, tăng 4,84%; thịt heo đạt 245.129,5 tấn, tăng 3,54%; thịt gia cầm đạt 99.111,04 tấn, tăng 9,22%; Sản lượng trứng gia cầm đạt 719.373,8 ngàn quả, tăng 6,07% so cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng chăn nuôi 7 tháng đầu năm tăng là do ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố đó là nguồn cung và cầu; Tuy nhiên cuối tháng 6 và đầu tháng 7 việc tiêu thụ thịt heo vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các chợ đầu mối tạm ngừng hoạt động do dịch Covid-19 bùng phát: Hiện nay, khi đóng cửa các chợ đầu mối, các thương nhân chuyển hướng cung cấp thịt heo, gà từ các cơ sở giết mổ thẳng đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhưng số lượng các siêu thị và cửa hàng tiện lợi quá ít, không thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, đây cũng là mối lo ngại của người chăn nuôi.

2.2) Lâm nghiệp

- Công tác trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng:Trong tháng 7 đã có nhiều cơn mưa với lượng mưa tương đối nên các đơn vị lâm nghiệp tích cực xuống giống trồng rừng trên phần diện tích đất trống. Ước diện tích rừng trồng mới tập trung trong tháng 7 đạt 740,87 ha, giảm 5,58% so với cùng kỳ; luỹ kế 7 tháng đầu năm 2021 diện tích rừng trồng mới ước đạt được 2.681,48 ha(bao gồm rừng thân gỗ, thân tré, nứa), tăng 1,59% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do các chủ rừng tiến hành trồng mới trên những diện tích đã thu hoạch để đảm bảo nguồn cung của thị trường.

- Khai thác gỗ và lâm sản:Trong tháng 7/2021 sản lượng khai thác gỗ ước đạt 36.728,72 m3, tăng 4,57% so với cùng kỳ; Luỹ kế 7 tháng ước đạt được 163.030,5 m3, tăng 4,83% (+7.505,46 m3) so với cùng kỳ, nguyên nhân tăng là do gỗ tràm và các giống keo loạigỗ nguyên liệu giấy đã đến thời kỳ khai thác nên tăng khá so với cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác tháng 7 ước đạt 271,31 ste, tăng 7,46% so cùng kỳ. Luỹ kế 7 tháng ước đạt 1.364,31ste, tăng 2,39% (+31,38 ster) so với cùng kỳ.

2.3) Thủy sản

Tình hình nuôi trồng thủy sản tháng 7 trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, không phát sinh dịch bệnh; Người nuôi trồng thủy sản chú trọng đến đầu tư thâm canh tăng năng suất để đạt được hiệu quả kinh tế cao; Đặc biệt là phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất tôm càng xanh tại Đồng Nai Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 7/2021 đạt 6.113,49 tấn, tăng 5,36% so với cùng kỳ, trong đó: Cá đạt 5.457,84 tấn, tăng 5,52%; tôm đạt 583,68 tấn, tăng 4,61%; thuỷ sản khác đạt 71,97 tấn, giảm 0,33%. Lũy kế 7 tháng sản lượng thủy sản tăng 1.886,2 tấn, tăng 4,96% so với cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng thuỷ sản tăng cao là do thị trường tiêu thụ xã hội khá ổn định, tâm lý người tiêu dùng hiện nay sử dụng thực phẩm thủy sản khá phổ biến, mặt khác việc nuôi trồng thủy sản từng bước được người dân chuyển hướng nuôi theo quy trình an toàn,xử lý, vệ sinh môi trường nguồn nước nuôi trồng thủy sản tốt xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng VietGAP nên sản lượng nuôi trồng tăng khá.

- Sản lượng thuỷ sản khai thác:Sản lượng khai thác tháng 7 ước đạt 325,3 tấn, giảm 1% so với tháng cùng kỳ; Luỹ kế 7 tháng đạt 4.187,33 tấn, giảm 0,93% so với cùng kỳ, trong đó: Cá đạt 3.619,29 tấn, giảm 0,93%; Tôm đạt 274,43 tấn, giảm 0,85%; thủy sản khác đạt 293,61 tấn, giảm 0,94% so với cùng kỳ, nguyên nhân giảm là do nguồn thủy sản tự nhiên cạn dần; Mặt khác việc đánh bắt thu nhập không ổn định, nên lao động này đã chuyển đổi ngành nghề khác để đảm bảo cuộc sống.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng:Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tháng 7 ước đạt 5.788,19 tấn, tăng 5,74% so với tháng cùng kỳ, trong đó: Cátăng 5,86%, tôm tăng 4,83% và thuỷ sản khác tăng 3,8% so với tháng cùng kỳ. Luỹ kế 7 tháng sản lượng nuôi trồng ước đạt 35.716,67 tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ, trong đó: Cá đạt 31.255 tấn, tăng 5,88%; Tôm đạt 4.004,8 tấn, tăng 4,78%; thủy sản khác đạt 456,8 tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ, nguyên nhân tăng do hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản chủ động mở rộng diện tích nuôi trồng ao hồ, bể bồn và lồng bè, ngoài ra nhiều hộ gia đình chủ động chuyển đổi phương thức nuôi trồng thâm canh, bán thâm canh, quảng canh và quảng canh cải tiến nhằm tăng sản lượng nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của của xã hội; áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc nuôi trồng, chăm sóc con giống, vật nuôi, tăng cường phòng chống dịch nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh, nên sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng khá so cùng kỳ.

­­3. Thương mại dịch vụ, giá cả, vận tải và du lịch

Tháng 7 năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến hết sức phức tạp trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Trong đó xuất hiện nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng với mức độ lây lan nhanh, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh trong 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 9/7/2021 và tiếp tục kéo dài đến ngày 01/8/2021, theo đó các cửa hàng, dịch vụ bị đóng cửa trong thời gian giãn cách xã hội; các chợ truyền thống trên địa bàn TP. Biên Hoà tạm ngưng hoạt động như: Tân Biên, Hóa An, Biên Hòa, Phước Tân, Long Bình Tân, Tân Hiệp… để thực hiện điều tra, truy vết trong phòng, chống dịch Covid-19. Trước tình hình nhiều chợ truyền thống ở TP.Biên Hòa phải tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan đã chuẩn bị các phương án để đảm bảo nguồn hàng hóa thiết yếu cung ứng trên địa bàn. Trong đó các Siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, chủ động đảm bảo nguồn cung ứng các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó TP. Biên Hòa triển khai các điểm bán các loại nhu yếu phẩm gồm: thịt heo, trứng gia cầm, rau củ quả… với giá bình ổn, được niêm yết giá rõ ràng nhằm hỗ trợ người dân trong mùa dịch. Các điểm bán hàng này giúp cho người dân có thêm nhiều địa chỉ mua các mặt hàng thiết yếu với giá cả hợp lý, giảm tải cho các Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tuy nhiên hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải trong tháng như sau:

a) Thương mại dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 năm 2021 ước đạt 15.570,6 tỷ đồng, giảm 2,32% so với tháng trước và giảm 1% so tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính đạt 112.620,94 tỷ đồng, tăng 6,51% so với cùng kỳ(nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,28%). Trong đó kinh tế nhà nước ước đạt 6.483,25 tỷ đồng, tăng 2,08%, kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 103.673 tỷ đồng, tăng 6,84%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2.464,66 tỷ đồng, tăng 5,16% so với cùng kỳ.

Xét theo nhóm ngành hoạt động,doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 7 ước tính 13.082,1 tỷ đồng, giảm 0,78% so tháng trước; 7 tháng ước đạt 90.279,26 tỷ đồng, chiếm 80,16% và tăng 8,28% so với cùng kỳ. Hầu hết các nhóm ngành kinh doanh chính có doanh số tăng so cùng kỳ như: Lương thực, thực phẩmtăng 1,22% so tháng trướcvà tăng 12,98% so cùng kỳ. Đây là nhóm hàng hóa chính tăng cao nhất, nguyên nhân tăng doChỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh, do đónhu cầu mua hàng hoá, nhu yếu phẩm thiết yếu dự trữ của người dân tăng mạnh,làm chogiá nhiều mặt hàng như: Thịt, rau, củ quả tăng cao trong những ngày đầu thực hiện giãn cách, đã làm cho doanh thu nhóm lương thực, thực phẩm tăng. Mặt khác các chợ đầu mối tạm ngưng đóng cửa tác động ảnh hưởng tới nguồn hàng hóa cung ứng trên địa bàn bị giảm.Trước tình hình đó UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương và các đơn vị liên quan chỉ đạo đến các Siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi tiếp tục tăng cường nguồn hàng hóa để cung cấp, đáp ứng cho nhu cầu của người dân, đến nay nguồn cung ứng hàng hóa từ các nhà sản xuất cho thị trường trong tỉnh vẫn được bảo đảm, chủ động trong khâu phân phối hàng hóa, tăng cường hình thức điều phối, giao dịch trực tuyến; Các điểm bán nhu yếu phẩm gồm: thịt heo, trứng gia cầm, rau củ quả… được triển khai các điểm bán bình ổn giá trong TP. Biên Hòa với giá bán được niêm yết giá rõ ràng nhằm hỗ trợ người dân trong mùa dịch.

Các nhóm hàng hóa còn lại mức tăng so cùng kỳ như: Hàng may mặc tăng 5,19%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,81%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 5,64%; gỗ và vật liệu xây dựng 4,81%; phương tiện đi lại tăng 6%; xăng dầu các loại tăng 8,95%...

Các hoạt động khách sạn, nhà hàng, du lịch đều chịu ảnh hưởng, do thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, nên giảm mạnh so với tháng 6, cụ thể như sau:

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 7 ước tính đạt 865,42 tỷ đồng, giảm 8,3% so tháng trước. Ước 7 tháng đạt 8.234,38 tỷ đồng, chiếm 7,31% và giảm 2,52% so với cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ lưu trú 115,96 tỷ đồng, giảm 9,22%, Dịch vụ ăn uống 8.118,42 tỷ đồng, giảm 2,42% so cùng kỳ.

Doanh thu du lịch lữ hành tháng 7 ước tính đạt 0,33 tỷ đồng, giảm 69,17% so tháng trước. Ước 7 tháng đạt 18,07 tỷ đồng, giảm 32,78% so với cùng kỳ. Đây là hoạt động gặp khó khăn nhất từ năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid -19 bùng phát trở lại làm cho ngành này gặp khó khăn hơn nên doanh thu giảm mạnh so cùng kỳ.

Doanh thu dịch vụ khác tháng 7 ước tính đạt 1.622,74 tỷ đồng, giảm 10,35% so tháng trước. Ước 7 tháng đạt 14.089,22 tỷ đồng, chiếm 12,51% và tăng 1,46% so với cùng kỳ. Một số dịch vụ tăng so cùng kỳ như: Dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 9,51%; dịch vụ nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 5,92%; Thông tin và truyền thông tăng 11,31%... bên cạnh đó, do ảnh hưởng dịch Covid-19 làm cho một số ngành dịch vụ giảm so cùng kỳ như: Dịch vụ kinh doanh bất động sản giảm 4,23%; dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 6,73%; sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình giảm 1,32%.

b) Giá cả thị trường

Tháng 7 năm 2021 trước diễn biến phức tạp dịchCovid -19 tỉnh Đồng Nai đã áp dụng các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh trong 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 9/7/2021 và ngày 20/7/2021 UBND tỉnh Đồng Nai có công văn số: 8423/UBND-KGVX về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đến hết ngày 01/8/2021. Theo đó một số cửa hàng, dịch vụ bị đóng cửa, các chợ tạm và một số chợ truyền thống liên quan đến các chợ đầu mối ở TP Hồ Chí Minh. Trước thông tin tỉnh áp dụng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân đã tranh thủ đi mua hàng hóa thiết yếu như gạo, mì gói, rau, củ quả… để tích trữ, làm cho nhiều cửa hàng, Siêu thị bị thiếu hụt nguồn hàng hóa thiết yếu làm cho giá nhiều mặt hàng tăng cao so thời điểm những ngày đầu áp dụng(Nhất là các mặt hàng rau củ quả). Trước tình hình đó UBND tỉnh chỉ đạo của các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành,Siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, chủ động đảm bảo nguồn cung ứng các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm gồm: thịt heo, trứng gia cầm, rau củ quả… với giá bình ổn, được niêm yết giá rõ ràng nhằm hỗ trợ người dân trong mùa dịchnên nguồn hàng hiện nay vẫn được đảm bảo, giá nhiều mặt hàng đã ổn định. Tình hình chỉ số giá tiêu dùng như sau:

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 so với tháng trước tăng 0,62%. Trong 11 nhóm hàng chính thì có 05 nhóm hàng có chỉ số giá tăng như: Nhómhàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,63%;Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%;nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,7%; nhóm thiết bị đồ dùng và gia đình tăng 0,21%; giao thông tăng 2,82% và có 04 nhóm hàng hóa có chỉ số giá giảm như:nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,04%;nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,24%;Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,08%; có 02 nhóm hàng chỉ số giá ổn định so với tháng trước là nhóm giáo dục và nhóm thuốc và dịch vụ y tế.

Cụ thể một số nhóm hàng chính sau:

+ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống so với tháng trướctăng 0,63%; so với cùng tháng năm trước tăng 0,53%. Trong đó: Lương thực tăng 1,2%, nguyên nhân chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhu cầu mua lương thực dự trữ của người dân tăng, bên cạnh đó tình hình vận chuyển gặp khó khăn; Đồng thời một số đại lý gạo nằm trong khu vực cách ly, phong toả từ 14 đến 21 ngày phải đóng cửa; giá xăng dầu trong tháng tiếp tục tăng làm cho chi phí vận chuyển tăng nên giá các mặt hàng lương thực trong tháng tăng so với tháng trước như: Gạo tẻ thường tăng 1,62%; gạo tẻ ngon tăng 0,44%; gạo nếp tăng 0,99%.

Nhóm hàng thực phẩm tăng 0,78% so với tháng trước. Ngoài giá các mặt hàng thịt heo bình quân giảm 3,92% so với tháng trước thì hầu hết giá các mặt hàng thực phẩm khác đều có xu hướng tăng, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh bị cách ly, sản lượng heo thịt tới kỳ xuất bán nhưng khó tiêu thụ vì các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh ngừng hoạt động; một số chợ truyền thống, chợ tạm và chợ tự phát trên địa bàn tạm ngưng làm cho giá mặt hàng heo hơi giảm(hiện giá heo hơi khoảng 51.000 đồng/kg).Mặc dù trong những ngày đầu thực hiện giãn cách giá các mặt hàng thịt heo có tăng giá, đến nay giá mặt hàng này đã ổn định và giảm so với tháng trước. Các mặt hàng thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà, tôm, trứng... tăng cao như: Thịt gia cầm tăng 0,98%; trứng tăng 7,61%; thủy sản tươi sống tăng 0,64%. Đặc biệt là giá các mặt hàng rau, củ, quả tươi tăng mạnh bình quân 7,67%; đây là những mặt hàng có nhu cầu cao, việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn giữa các tỉnh làm cho nguồn cung bị hạn chế; chi phí vận chuyển tăng đã làm cho giá các mặt hàng này tăng mạnh trong tháng. Cụ thể bắp cải tăng 21,94%; su hào tăng 18,27%; rau muống tăng 11,58%...

Ăn uống ngoài gia đình tăng nhẹ 0,04% so với tháng trước;Các nhóm hàng thực phẩm công nghiệp như bánh, mứt, kẹo, chè, cà phê giá ổn định so với tháng trước. Riêng giá các mặt hàng sữa tăng nhẹ do nhu cầu tiêu dùng tăng.

+ Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,7% so với tháng trước, do ảnh hưởng của giá thế giới tăng làm cho giá mặt hàng gas, dầu hỏa trong nước tăng 7,62% so với tháng trước,giá các mặt hàng VLXD tăng 0,4%, giá điện trong tháng 6 tăng 0,78%; giá nước tăng 0,64% so với tháng trước.

+ Nhóm Giao thông so với tháng trước tăng 2,82%. Tháng 7 giá các mặt hàng xăng, dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng do ảnh hưởng của giá thế giới tăng làm cho giá các mặt hàng xăng, dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh, chỉ số nhóm nhiên liệu trong tháng tăng 6,44%; giá xăng các loại được chiều chỉnh tăng 7,14%, giá dầu diezel được điều chỉnh tăng 7,09% so với tháng trước với mức tăng bình quân của xăng RON95-IV tăng 1.414 đồng/lít, xăng E5-RON 92 tăng 1.372 đồng/lít; dầu diesel 0,05S-II tăng 1.083 đồng/lít.

- Chỉ số giá tháng 7 so với tháng 12/2020 tăng 2,02%(tức là chỉ số giá 7 tháng năm 2021). Trong đó có 9/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng đó là: Nhóm giao thông tăng cao nhất với 13,24%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch giảm nhiều nhất với 0,49% do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhu cầu giải trí và du lịch của người dân giảm.

- Chỉ số giá bình quân 7 tháng so cùng kỳ năm tăng 2,23%. Trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,33%); Đồ uống và thuốc lá (+0,35%); May mặc, mũ nón và giày dép (+0,36%); Nhà ở và vật liệu xây dựng (+3,21%); Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,5%); Thuốc và dịch vụ y tế (+0,21%); Giao thông (+7,58%); Giáo dục (+4,38%); Đồ dùng và dịch vụ khác (+1,82%). Có 2 nhóm có chỉ số giảm đó là; Bưu chính viễn giảm 0,34% và văn hóa, giái trí và du lịch giảm 0,53%.

- Giá vàng trong nước biến động theo với giá vàng thế giới; Chỉ số giá vàng tháng 7/2021 giảm 0,6% so với tháng trước; tăng 4,8% so với tháng cùng kỳ năm 2020; bình quân 7 tháng năm 2021 tăng 14,41%.

- Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 7/2021 giảm 0,23% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước giảm 0,34%; bình quân 7 tháng tăng 0,34%.

c) Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, nhiều doanh nghiệp sắp xếplao động áp dụng phương án “3 tại chỗ”(sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ)nhằm tránh sự lây lan của dịch bệnh; một số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh và đảm bảo sức khoẻ người lao động. Hoạt độngxuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gặp khó khăn do sản xuất bị tạm ngưng hoặc làm việc luân phiên; Hầu hết các nhóm ngành xuất, nhập khẩu chủ yếu giảm so tháng trước. Tình hình cụ thể như sau:

Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 năm 2021 ước tính 2.057,9 Triệu USD giảm 4,8% so tháng trước. Hầu hết các các mặt hàng xuất khẩu giảm so tháng trước, trong đó: Sản phẩm gỗ giảm 5,47%; hàng dệt, may giảm 8,49%; giày dép các loại giảm 6,86%; Máy tính, linh kiện điện tử giảm 4,57%; Máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng giảm 4,98%; Xơ, sợi dệt các loại giảm 2,93%...

Tính chung 7 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 13.776,4 triệu USD, tăng 35,38% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 328,47 triệu USD, tăng 20,29%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.601,41 triệu USD, tăng 29,61%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10.846,53 triệu USD, tăng 37,38%. Nguyên nhân tăng cao so cùng kỳ do năm 2020 xuất khẩu bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu giảm sâu, bước sang những tháng đầu năm 2021 thị trường thế giới đang phục hồi, tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát, tạo điều kiện các doanh nghiệp mở rộng các lĩnh vực sản xuất tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên tình hình sản xuất các doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn nhất định do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên 40 tỉnh thành cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam. Trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều ổ dịch trong các doanh nghiệp như: Công ty TNHH Changshin Việt Nam (H.Vĩnh Cửu), Công ty cổ phần Taekwang vina; Công ty Globesst khu công nghiệp Biên Hòa 2 và một số ca nhiễm trong các doanh nghiệp.

Tính đến ngày 20/7/2021 có 228 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp bố trí cho trên 37 ngàn lao động tạm lưu trú tại công ty để vừa đảm bảo sản xuất doanh nghiệp, vừa phòng chống dịch Covid-19.

Về thị trường xuất khẩu 7 tháng tập trung chủ yếu: Hoa Kỳ ước đạt 4.275,58 triệu USD, chiếm 31,04% tổng kim ngạch xuất khẩu; Trung Quốc ước đạt 1.480,32 triệu USD, chiếm 10,75%; Nhật Bản ước đạt 1.263,51 triệu USD, chiếm 9,17%, Hàn Quốc ước đạt 700,53 triệu USD, chiếm 5,08%, các thị trường khác: Đài Loan, Bỉ, Đức; Nga... chiếm 1% - 5% tổng kim ngạch.

- Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 7 đạt 1.602,35 triệu USD, giảm 8,65% so với tháng trước. Hoạt động nhập khẩu trong tháng khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 làm cho các nhóm ngành nhập khẩu giảm so tháng trước. Trong đó: Thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 9,87%, Hóa chất giảm 5,22%, Chất dẻo (Plastic) nguyên liệu giảm 5,63%, Xơ, sợi dệt các loại giảm 2,16%, Vải các loại giảm 9,49%, Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày giảm 3,46%, Sắt thép các loại giảm 5,65%...

Tính chung 7 tháng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 11.285,23 triệu USD, tăng 41,44% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 160,9 triệu USD, giảm 7,32%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 2.165,96 triệu USD, tăng 30,72%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 8.958,36 triệu USD, tăng 45,71% so cùng kỳ. Một số mặt hàng nhập khẩu 7 tháng tăng khá so cùng kỳ: Thức ăn gia súc và nguyên liệu 658,6 triệu USD (+19,09%); Hóa chất 1.085,54 triệu USD (+102,42%); Chất dẻo (Plastic) nguyên liệu 1.071,29 triệu USD (+58,91%); Xơ, sợi dệt các loại 297,37 triệu USD (+52,11%); Vải các loại 523,24 triệu USD (+22,15%); Máy vi tính, SP điện tử và linh kiện 662,25 triệu USD (+77,42%); Máy móc thiết bị, DCPT khác 1.029,41 triệu USD (+17,14%)…

Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc ước đạt 2.097,79 triệu USD (chiếm 25,77% tổng kim ngạch nhập khẩu; Hàn Quốc 1.546,4 triệu USD, chiếm 13,7%; Nhật Bản 816 triệu USD, chiếm 7,23%; Hoa Kỳ 840,23 triệu USD, chiếm 7,45%; các thị trường khác như: Thái Lan, Brazil, Indonesia… chiếm tỷ trọng từ 2% - 6% tổng kim ngạch nhập khẩu.

d) Hoạt động vận tải

Tháng 7 năm 2021 tình hình vận chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh giảm mạnh so với tháng trước, nguyên nhân làthực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nên một số Phường thuộc TP. Biên Hòa và một số xã thuộc các huyện trong tỉnh bị phong tỏa, nhu cầu đi lại của người dân hạn chế, một số đơn vị vận chuyển hành khách nội tỉnh và ngoại tỉnh tạm ngưng hoạt động làm cho hoạt động vận tải hành khách giảm cả về doanh thu và sản lượng so với tháng trước và so với tháng cùng kỳ; đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa, Sở Giao thông vận tải tỉnh đã công bố Luồng xanh của tỉnh Đồng Nai kết nối với Luồng xanh quốc gia qua địa bàn tỉnh phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhằm tạo thuận lợi trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa; vận chuyển công nhân, chuyên gia… trong thời gian Đồng Nai thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tình hình cụ thể như sau:

Sản lượng vận tải hành khách tháng 7 ước đạt 4,2 triệu lượt khách, giảm 18,69% so tháng trước; luân chuyển hàng hóa ước đạt 221,09 triệu lượt khách.km, giảm 18,67%. Tính chung 7 tháng sản lượng hành khách ước đạt 37,34 triệu lượt khách, tăng 3,72%; luân chuyển ước đạt 2.152,5 triệu lượt khách.km, tăng 3,56% so cùng kỳ. Trong đó: Khối lượng vận chuyển đường bộ ước đạt 36,73 triệu lượt khách, tăng 3,82%; luân chuyển đạt 2.152,16 triệu lượt khách.km, tăng 3,56% so cùng kỳ.

Sản lượng vận tải hàng hóa tháng 7 ước đạt 4,16 triệu tấn, giảm 7,22% so tháng trước; luân chuyển hàng hóa ước đạt 339,84 triệu tấn.km, giảm 7,34%. Tính chung 7 tháng sản lượng hàng hóa ước đạt 32,21 triệu tấn, tăng 6,43%; luân chuyển ước đạt 2.737,18 triệu tấn.km, tăng 5,84% so cùng kỳ. Trong đó: Khối lượng vận chuyển đường bộ ước đạt 31,31 triệu tấn, tăng 6,52%; luân chuyển đạt 2.584,3 triệu tấn.km, tăng 5,98% so cùng kỳ.

Dự ước doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 7 đạt 1.336,88 tỷ đồng, giảm 8,51% so tháng trước; giảm 4,68% so tháng cùng kỳ. Tính chung 7 tháng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 10.833,66 tỷ đồng, tăng 7,46% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu vận tảihành khách ước tính đạt 1.359,97 tỷ đồng, tăng 5,28%, doanh thu vận tảihàng hóa 6.365,24 tỷ đồng, tăng 8,95%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tính 3.108,44 tỷ đồng, tăng 5,45% so cùng kỳ.

4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước

Dự ước thực hiện vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do địa phương quản lý tháng 7 năm 2021 thực hiện 633,77 tỷ đồng, giảm 8,14% so với tháng 6 năm 2021, trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh tăng giảm 8,13% và chiếm 68,9%, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện giảm 8,16% và chiếm 24,4%, vốn ngân sách nhà nước cấp xã giảm 8,23% và chiếm 6,7%, nguyên nhân giảm là do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, với mức độ lây lan nhanh trong cộng đồng dân cư, nên trên địa bàn tỉnh nhiều hạng mục công trình bị gián đoạn, thi công chậm, do thiếu đặc biệt lực lao động trong ngành xây dựng là lao động tự do, tâm lý sợ trong vùng phong toả, cách ly nên một ít lao động sớm nghỉ việc về quê, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thi công các công trình. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021 thực hiện 3.180,2 tỷ đồng, tăng 28,91% so cùng kỳ và bằng 35,06% so kế hoạch năm 2021, mức tăng cao là do 6 tháng đầu năm 2021 kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, nên các công trình trình chuyển tiếp từ năm 2020 được chú trọng đẩy nhanh tiến độ, nhưng bước sang tháng 7 việc thi công công trình, dự án có chiều hướng chậm. Cụ thể các nguồn vồn như sau:

a)Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh quản lý

Dự ước tháng 7 năm 2021 thực hiện 436,87 tỷ đồng, giảm 8,13% so với tháng 6/2021. Ước 7 tháng đầu năm 2021 thực hiện 2.091 tỷ đồng, tăng 28,93% so cùng kỳ và bằng 35,86% so với kế hoạch năm, trong đó: Dự án đầu tư xây dựng đường Hương Lộ 2 nối dài, dự ước tháng 7/2021 là 13,6 tỷ đồng; Dự án cải tạo nâng cấp đường ĐT 768 đoạn từ cầu Vượt Thủ Biên đến giao với đường ĐT767 (H. Vĩnh Cửu), dự ước tháng 7/2021 là 15,9 tỷ đồng; Dự án nâng cấp đường ĐT 763 đoạn từ Km0+000 đến Km29+500 (H. Định Quán, Xuân Lộc), dự ước thực hiện trong tháng 7/2021 là 12,3 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng cầu Thanh Sơn vàtuyến đường Cao Cang(H. Định Quán), dựước thực hiện trong tháng 7/2021 là 3,7 tỷ đồng; Dự án xây dựng cầu Vàm Cái Sứt trên đường Hương lộ 2 nối dài(TP. Biên Hòa); Dự ước thực hiện là 7,8 tỷ đồng.Một số dự án dở dang các chủ đầu tư đang tập trung thi công theo kế hoạch.

b)Nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý

Dự ước tháng 7 năm 2021 thực hiện 155 tỷ đồng, giảm 8,16% so với tháng 6/2021; Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021 thực hiện 864,75 tỷ đồng, tăng 30,43% so cùng kỳ và bằng 33,78% so kế hoạch năm 2021, cụ thể các công trình như sau:Dự án chống ngập úng khu vực Suối Cải; dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước tập trung xã Hàng Gòn; Dự án nâng cấp, mở rộng Hồ chứa nước Suối Tre (TP. Long Khánh) dự ước tháng 7/2021 thực hiện 13,3 tỷ đồng; Dự án Trung tâm tổ chức sự kiện (H. Tân Phú) tháng 7/2021 thực hiện 1,4 tỷ đồng;Dự án Trạm bơm ấp 7 Phú Tân (H. Định Quán)tháng 7/2021 thực hiện 4,5 tỷ đồng.

c)Nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do cấp xã quản lý.

Dự ước tháng 7 năm 2021 thực hiện 41,9 tỷ đồng, giảm 8,23% so tháng 6/2021; Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021 thực hiện 224,56 tỷ đồng, tăng 23,19% so với cùng kỳ và bằng 32,95% so kế hoạch.

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 7có xu hướng giảm, Luỹ kế 7 tháng có mức tăng trưởng khá, mặc dù vẫn còn một số tồn tại đó là: Do ảnh hưởng dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, tiến độ do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, công tác giải ngân chưa kịp thời. Với sự quyết tâm của Lãnh đạo tỉnh Ðồng Nai chỉ đạo quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, trong đó khâu giải ngân, giải phóng mặt bằng là quan trọng nhất với mục tiêu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, tập trung công tác giải ngân kịp thời; đồng thời lên các phương án rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc và giám sát về tiến độ thi công.

5. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp

- Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày 20/7/2021 đạt 810,76 triệu USD, tăng 9,12% so cùng kỳ. Trong đó: Cấp mới 33 dự án với vốn đăng ký 283,47 triệu USD, tăng 43,31% so cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn 68 dự án với vốn bổ sung 527,29 triệu USD, giảm 3,28% so cùng kỳ.

- Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 20/7/2021 là 13.379,06 tỷ đồng, giảm 38,43% so cùng kỳ. Trong đó: Cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 23 dự án với số vốn là 10.487,31 tỷ đồng, giảm 43,66%; điều chỉnh tăng vốn 10 dự án với số vốn là 2.891,75 tỷ đồng, giảm7,18% so cùng kỳ.

Tính đến ngày 15/7/2021 có 115 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 54% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng có 2.053 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoảng 44.651 tỷ đồng, tăng 53,74% so với cùng kỳ và 538 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung khoảng 24.162 tỷ đồng.

- Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh:Tính từ đầu năm đến ngày 15/7/2021 có có 227 doanh nghiệp giải thể và 239Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động; 600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

6. Một số tình hình xã hội

a) Văn hóa thông tin

Tháng 7 năm 2021,toàn ngành VHTTDLTập trung tuyên truyền cổ động trực quan các sự kiện: Tuyên truyền Biển, đảo Việt Nam; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Kỷ niệm 67 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954-20/7/2021); Kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021); Tuyên truyền Kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026; Chạy xe cổ động tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 kết hợp chiếu phim lưu động được 140 buổi; Xây dựng Kế hoạch tập luyện chương trình tuyên truyền lưu động bằng hình thức onlinedo diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật:Thực hiện chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai đã tạm dừng cả các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

b) Giáo dục - Đào tạo

Toàn ngành Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, khuyến cáo của ngành Y tế về công tác phòng chống dịch Covid-19. Ban hành các văn bản về tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT và tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh đầu cấp học năm học 2021- 2022.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay,diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao, tuy nhiên được sự chỉ đạo UBND tỉnh, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh và các địa phương đã có sự hỗ trợ đối với thí sinh rất kịp thời, tạo tâm lý tốt cho các thí sinh tại tất cả 57 điểm thi trên toàn tỉnh, đến ngày 8/7 cótrên 30 ngàn thí sinh đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT (đợt 1) năm 2021. Toàn tỉnh còn gần 900 thí sinh nằm trong các khu vực bị phong tỏa phòng dịch Covid-19, do đó chưa thể thi được đợt 1 và sẽ được tổ chức thi vào đợt 2 sắp tới. Những thí sinh phải thi vào đợt 2 chủ yếu nằm ở 3 trường THPT của H. Thống Nhất là Trường THPT Thống Nhất, Trường THPT Kiệm Tân và Trường THPT Dầu Giây.

c) Y tế

Trong tháng 7/2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, bùng phát trên 40 tỉnh thành cả nước, đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh với ca nhiễm bệnh nhiều nhất cả nước, số ca lây nhiễm tiếp tục tăng trong những ngày qua. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, lây lan nhanh trong cộng đồng và tại các doanh nghiệp. Tính từ ngày 15/6-17/7/2021 toàn tỉnh ghi nhận 1.188 trường hợp mắc bệnh. Cộng dồn từ lúc dịch xuất hiện đến nay, đã ghi nhận 1.222 trường hợp mắc Covid-19(trong đó 33 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh; 1.187 trường hợp đang điều trị; 02 trường hợp tử vong).Số trường hợp F1 đang cách ly, theo dõi: 3.873 trường hợp; Số trường hợp đang theo dõi tại bệnh viện và các cơ sở cách ly tập trung: 4.275 trường hợp; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 9.662 trường hợp; cộng dồn số trường hợp cách ly tại bệnh viện và cơ sở cách ly tập trung qua 14 ngày, 21 ngày: 8.794 trường hợp.

Một số dịch bệnh phát sinh tháng 7 và 7 tháng như sau:

- Sốt xuất huyết: Có887 trường hợp (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 597 trường hợp, chiếm tỷ lệ 67,31%), tăng 63,05% so với tháng trước và tăng 3,69 lần so với tháng cùng kỳ năm 2020.Số trường hợp mắc sốt xuất huyết cộng dồn đến tháng 07/2021 là3.349trường hợp(trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 2.249, chiếm tỷ lệ 67,15%),tăng 115,5% so với cùng kỳ.Ghi nhận 01 trường hợp tử vong.

Hoạt động xử lý ổ dịch:Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 135 ổ dịch, tăng 365,51% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ổ dịch xử lý trong toàn tỉnh đạt 98,84%(855 ổ dịch được xử lý/865 ổ dịch phát hiện).

- Sởi:Trong tháng không ghi nhậntrường hợp mắcsởi, giảm 01 trường hợp so với tháng trước.Tổng số ca mắc cộng dồn đến tháng 07/2021 là 08trường hợp, giảm 93,33% so với cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.

- Hội chứng tay chân miệng:Số trường hợp mắc trong tháng là 75 trường hợp, giảm 77,68% sovới tháng và giảm 26,47% so với tháng cùng kỳ. Số trường hợp mắc tay chân miệng cộng dồn đến tháng 07/2021 là 2.864, tăng 4,95 lần so với cùng kỳ (năm 2020 có 481 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong.

Hoạt động xử lý ổ dịch:Trong tháng 07/2021 phát hiện và xử lý 19/19 ổ dịch,số ổ dịch phát hiện giảm 57,78%so với tháng trước.Cộng dồn xử lý 372/373 ổ dịch phát hiện, đạt tỷ lệ 99,73%.

Hoạt động phòng, chống dịch

Trước tình hình dịch Covid -19 vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ lan rộng trong cộng đồng, nhất là thành phố Biên Hoà và huyện Thống Nhất... Sở Y tế chủ động tham mưu các cấp thẩm quyền; chỉ đạo các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các Trung tâm Y tế huyện, thành phốtriển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnhCovid-19 trên địa bàn tỉnh như:Xây dựng các khu cách ly, bệnh viện dã chiến và tăng cường xét nghiệm nhanh tầm soát diện rộng, đồng thời thường xuyên triển khai các giải pháp khống chế dịch Sốt xuất huyết, Sởi, Tay chân miệng. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh tại các đơn vị trực thuộc.Chuẩn bị đầy đủ cơ số cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc vàhóa chất sẵn đáp ứng kịp thời cho công tác phòng, chống dịch, nhất là dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác.

Phối hợp tốt với Sở Thông tin và truyền thông, các địa phương, báo, đài phát thanh, truyền hình…tăng cường công tác tuyền truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh trong việc chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhất là tại khu vực có yếu nguy cơ như nơi các bệnh nhân dương tính lưu trú, làm việc và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu vực đông dân cư trên địa bàn tỉnh.

Công tác tiêm chủng

- Tiêm chủng vắc xin Covid-19:Tiếp nhận vắc xin phòng bệnh Covid-19 đợt 2 được phân bổ từ Bộ Y tế với 29.300 liều và xây dựng danh sách phân bổ các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số: 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19. Triển khai thực hiện tiêm cho các đối tượng từ 15/6/2021, cụ thể: Cơ quan thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn tỉnh: 400 liều; các đơn vị ưu tiên của của tỉnh: 28.900 liều(đã bao gồm Công an tỉnh: 900 liều)”, đến nay đã hoàn thành. Tiếp nhận vắc xin phòng bệnh Covid-19 đợt 3 với 21.000 mũi từ Bộ Y tế để thực hiện tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 đợt 1 và tiêm mũi 1 cho các đối tượng ưu tiên. Đã triển khai tiêm từ ngày 15/7/2021, đến ngày 18/7/2021 đã tiêm được 2.255 mũi.

f) Giải quyết việc làm

Trong tháng đã phối hợp các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm giải quyết việc làm cho 5.832 lượt người.Tính từ đầu năm đến nay giải quyết cho 39.568 lượt người, đạt 49,46% kế hoạch năm, tăng 0,43% so với cùng kỳ.

Số người lao động nộp hồ sơ hưởng BHTN là 5.751 người và đã ban hành 5.977 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền chi trả là 148.041,23 triệu đồng; tư vấn và giới thiệu việc làm cho 7.359 lượt lao động thất nghiệp, hỗ trợ học nghề cho 23 người.

Trong tháng đã cấp 2.596 giấy phép lao động cho người nước ngoài, trong đó: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp 174 giấy phép, Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp 2.422 giấy phép bao gồm: cấp mới 998, cấp lại và gia hạn 1.424 giấy phép và xác nhận 23 trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trên toàn tỉnh.

g) Đào tạo nghề

Trong tháng 7, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 7.617người. Tính chung 7 tháng đào tạo cho 43.371 đạt 54,42% kế hoạch năm, trong đó: Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 4.309 người, Trung cấp 2.465 người và Cao đẳng 843 người.

Toàn tỉnh có 3.187 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 4,62% kế hoạch. Tính chung 7 tháng có 31.452 tốt nghiệp, đạt 45,58% kế hoạch năm.Trong đó: Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 345 người, trung cấp 1.930 người, Cao đẳng: 903 người./.


Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

  • Tổng số lượt xem: 1414
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)