Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 01/11/2021-09:41:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 năm 2021 của tỉnh Đồng Nai

Sau gần 3 tháng thực hiện giãn cách xã hội theoChỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến thời điểm hiện nay, tình hình dịch Covid 19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cơ bản đã được kiểm soát. Nhiều hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn đã được phép hoạt động trở lại. Tuy nhiên các hoạt động kinh tế vẫn chưa thật sự trở lại trạng thái bình thường mới vì một số hoạt động chưa khôi phục được hoàn toàn. UBND tỉnh có chủ trương từng bước trở lại trạng thái bình thường và điều này phụ thuộc vào kết quả phòng chống dịch.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tháng 10 đã từng bước phục hồi nhờ vào kết quả kiểm soát dịch bệnh. Để tránh nguy cơ bị đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, sản xuất sản phẩm hàng hóa, xuất nhập khẩu, nguyên vật liệu..nội địa, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 8/10/2021 về việc“Thực hiện các biện pháp phòng, chống, dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.

Khi Chỉ thị 16/CT-TTg từng bước được gỡ bỏ, ngày 30/9/2021 nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã chuẩn bị kế hoạch cho việc sản xuất trở lại, tìm cách thích ứng để tồn tại. Tới nay nhịp độ sản xuất kinh doanh đã dần tăng tốc trở lại trong tình hình mới. Bên cạnh đó cũng còn nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn như nguồn tài chính đã cạn kiệt sau 90 ngày thực hiện vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất, chi phí cho hoạt động 3 tại chỗ, chi phí vận tải tăng cao, chi phí hỗ trợ cho người lao động ở lại làm việc…nay lại đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng đặc biệt đối với ngành thâm dụng lao động. Do đó cần có thêm thời gian để người lao động quay trở lại hoặc doanh nghiệp tìm nguồn thay thế. Ngoài ra còn khó khăn về nguồn nguyên liệu, đơn hàng sản xuất v.v..

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 11102/KH-UBND ngày 15/9/2021‘Từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội, an nình quốc phòng, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới”,với mục tiêu thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế, nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng nặng của dịch Covid-19 các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nổ lực khắc phục khó khăn, từng bước duy trì phục hồi sản xuất; hầu hết các các ngành sản xuất kinh doanh tháng 10/2021 so với tháng 9/2021 có sự tăng trưởng đáng kể,tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tháng 10 và 10 tháng năm 2021 như sau:

1. Sản xuất công nghiệp

Tình hình dịch Covd-19 cơ bản trên địa bàn tỉnh cơ bản đã kiểm soát, nên các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ đầu tháng 10/2021 đã có những chuyển biến tích cực so với quý 3/2021. Hầu hết các doanh nghiệp đã tổ chức sản xuất trở lại, nhờ sự quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp như dỡ bỏ những quy định không cần thiết, khai thông việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu; ưu tiên cho người lao động của các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vaccin mũi 1 và mũi 2, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể, đến nay trong các KCN trên toàn địa bàn tỉnh có trên 80% số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trở lại. Tuy nhiên bên cạnh những tín hiệu tích cực các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai trong đó các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp còn gặp khó khăn do tác động dịch bệnh Covid-19 như: Đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn lao động do lượng lao động đã rời Đồng Nai về các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Tây và các tỉnh Tây nguyên để phòng chống dịch. Do vậy Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai sớm đưa ra các giải pháp như: khoanh vùng dịch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động trở lại, thu hút lượng lao động đã về quê quay trở lại làm việc…nên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 10 đã có những chuyển biến tích cực rõ nét.

Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2021 dự ước tăng 11,22% so tháng trước, tăng 5,33% so cùng kỳ. Trong tháng 10/2021 có 22/27 ngành sản xuất tăng so cùng kỳ, một số ngành sản xuất tháng 10 tăng cao như: Sản xuất trang phục tăng 14,15%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,3%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 18,68%; Sản xuất kim loại tăng 24,27%; Sản xuất xe có động cơ tăng 14,74%; Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 22,02%, nguyên nhân tăng là từng bước kiểm soát dịch bệnh, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch để phục hồi các hoạt động kinh tế trong tình hình mới, nên các doanh nghiệp đã chủ động khôi phục sản xuất để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đơn hàng cuối năm, cũng như xúc tiến tìm kiếm đơn hàng mới để đảm bảo chiến lược sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Tuy nhiên vẫn có ngành sản xuất giảm do vẫn tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giảm so với tháng trước đó là: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và SP quang học giảm 32,15%; sản xuất thiết bị điện giảm 26,33%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 30,31%, nguyên nhân giảm là do thiếu nguyên vật liệu, lao động và đơn đặt hàng còn hạn chế, nhất là tình hình dịch vẫn còn tiềm ẩn phức tạp nên các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ việc duy trì sản xuất từng bước để tránh rủi ro dịch bệnh xảy ra.

Lũy kế 10 tháng năm 2021 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3% so cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua, nhưng đã tăng cao hơn so với mức tăng 2,91% của 9 tháng đầu năm. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,95%; sản xuất và phân phối điện giảm 9,08%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,73%. Nguyên nhân tăng thấp là ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc giảm công suất, cộng thêm một số nước trên Thế giới là khách hàng, thị trường, đối tác quan trọng vẫn chịu ảnh hưởng đại dịch Covid-19, khiến cho nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất bị thiếu hụt và thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản đãđược kiểm soát, các hoạt động dần được khôi phục trở về trạng thái bình thường mới, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đã tổ chức sản xuất trở lại. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Giá vật tư và nhiều chi phí đầu vào tăng cao, nông sản bị ùn ứ cục bộ, khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, trong tháng 10 do ảnh hưởng cơn bão số 8, mưa lớn kéo dài, kèm theo việc xả lũ các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn của đập thủy điện Đồng Nai 5 (tỉnh Lâm Đồng) khiến một số khu vực thấp ven sông Đồng Nai bị ngập lụt, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân… Để tháo gỡ khó khăn, tăng tốc sản xuất và xuất khẩu trong những tháng cuối năm, ngành nông nghiệp tỉnh đãđưa ra 7 nhóm giải pháp. Trong đó tập trung hỗ trợ, tiêu thụ nông sản chủ lực có sản lượng lớn, tăng cường kết nối, đa dạng các kênh tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp thông tin diễn biến thị trường nông sản trong nước cũng như quốc tế đến các tổ chức, cá nhân, HTX, tổ hợp tác, trang trại và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn và ổn định sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tháng 10 như sau:

a) Nông nghiệp

Cây hàng năm:Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tính đến trung tuần tháng 10 là 144.753 ha, giảm 2.524,59 ha (-1,71%) so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng giảm chủ yếu là cây lương thực có hạt do một số diện tích thiếu nước chưa xuống giống và một số diện tích do chuyển đổi cây trồng. Cụ thể ở một số cây giảm so với cùng kỳ như: Cây lúa là giảm 3,24%, cây bắp giảm 1,04%; cây khoai mì (sắn) giảm 4,28%; cây mía giảm 6,58%, đậu các loại giảm 10,28%/…

- Tình hình gieo cấy vụ Mùa:Đến thời điểm này toàn tỉnh đã gieo trồng được 38.199 ha, tăng 0,92% (+347,6 ha), trong đó: lúa đạt 18.448 ha, tăng 0,4% (+73 ha); bắp đạt 10.418 ha; tăng 0,15% (+16 ha); Mía đạt 1.127 ha, giảm 0,35% (-4 ha); đậu tương đạt 74 ha, tăng 1,37% (-1 ha); Rau các loại 4.001 ha, tăng 2,62% (+102 ha); đậu các loại 1.199 ha, tăng 8,8% (+97 ha) … Một số diện tích người dân đang chuẩn bị làm đất chưa tiến hành gieo cấy vụ mùa.

- Ước năng suất:Dự ước năng suất lúa đạt 60,08 tạ/ha (+1,61%); ngô đạt 81,03 tạ/ha (+0,56%); khoai lang đạt 124,5 tạ/ha, (+4,11%); Đậu tương 17,6 tạ/ha, (+1,06%); Lạc 21,7 tạ/ha, (+4,58%); rau các loại đạt 166,29 tạ/ha, (+1,17%), đậu các loại đạt 13,87 tạ/ha, (+0,58%) so cùng kỳ.Nguyên nhân năng suất một số cây trồng chính tăng là do người dân từng bước cải thiện được việc đầu tư, chăm sóc cây trồng, áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, thay đổi các loại giống cây trồng phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng, chủ động được nguồn nước đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

- Ước tính sản lượng:Dự ước sản lượng thu hoạch cây hàng năm 10 tháng so cùng kỳ như sau: Lúa đạt 244.014 tấn, giảm 6.225,9 tấn (-2,94%); Bắp đạt 215.939,9 tấn, giảm 2.358,7 tấn (-1,08%); khoai mì (sắn) đạt 360.816,4 tấn, giảm 16.142,5 tấn (-4,28%); Mía đạt 273.098,9 tấn, giảm 39.547,7 tấn (-12,65%); Rau các loại đạt 241.546,4 tấn, tăng 6.532 tấn (+2,78%); Đậu các loại đạt 3.888,6 tấn, giảm 630 tấn (-13,94%) so cùng kỳ.Nguyên nhân sản lượng lúa, bắp, khoai mỳ, mía và đậu các loại giảm là do diện tích gieo trồng bị thu hẹp; Riêng sản lượng rau các loại tăng so cùng kỳ một phần là diện tích gieo trồng tăng và thời tiết khá thuận lợi, dịch bệnh không phát sinh và giá cả tương đối ổn định, nên người dân chủ động khâu làm đất để gieo trồng, bên cạnh đó bước và đầu tháng 10 các hoạt động sản xuất nông nghiệp từng bước khôi phục, tạo điều kiện cho thương lái, doanh nghiệp, hoạt động lưu thông và tổ chức thu mua nông sản thuận lợi hơn nhiều so với tháng trước,góp phần tăng sản lượng so cùng kỳ.

- Cây lâu năm:

Tình hình sản xuất cây lâu năm trên địa bàn tỉnh tháng 10 khá thuận lợi, dịch bệnh có phát sinh nhưng ở thể nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển cây trồng, do vậy năng suất hầu hết cây trồng lâu năm tăng so với cùng kỳ. Mặc dù một số cây lâu năm gặp khó khăn trong việc thu hoạch và tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, các ngành địa phương đã tạo điều kiện cho người nông dân có thể thu hoạch sản phẩm cây trồng trong điều kiện đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, nên sản lượng thu hoạch cây lâu năm tháng 10 năm 2021 nhìn chung tăng so với cùng kỳ.

Tổng diện tích hiện có cây lâu năm toàn tỉnh đến tháng 10 năm 2021 là 170.572,41 ha, tăng 0,29% so cùng kỳ. Trong đó: Diện tích cây ăn quả hiện có 70.632,52 ha, tăng 736,43 ha (+1,05%) so cùng kỳ và chiếm 41,4% tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh,nguyên nhân diện tích cây ăn quả tăng là do giá bán khá ổn định và phù hợp với thổ nhưỡng đất trên các huyện như: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu và TP. Long Khánh. Việc người dân chuyển đổi sang trồng cây ăn quả như: Mít, Sầu riêng, Cam, Bưởi, Quýt, Nhãn, Xoài, Thanh long… đang có xu hướng tăng mạnh do đạt hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên diện tích cây ăn quả tăng dẫn đến áp lực cạnh tranh tiêu thụ các loại trái cây ngày càng gay gắt vì nguồn cung tăng nhanh. Để chủ động hơn về thị trường tiêu thụ, người dân trồng cây ăn quả đang tập trung điều chỉnh mùa vụ, tăng cường rải vụ nhằm giảm bớt áp lực thu hoạch rộ vào một thời điểm, hạn chế rủi ro về đầu ra.

Dự ước diện tích cây công nghiệp lâu nămhiện có là 98.565,7 ha, giảm 256,24 ha (-0,26%) so cùng kỳ. Trong đó: Cây điều 32.225,17 ha, giảm 98,3 ha (-0,3%); cây tiêu 12.817,13 ha, giảm 11,6 ha (-0,09%); Cao su 44.379,01 ha, giảm 100,38 ha (-0,23%); Cà phê 8.418,47 ha, giảm 46,06 ha (-0,54%) so cùng kỳ. Diện tích giảm chủ yếu do chuyển đổi mục đích đất sử dụng sang đất phi nông nghiệp, một số diện tích chuyển sang đất dự án, hạ tầng. Diện tích giảm chủ yếu trên địa bàn TP. Long Khánh, huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Thống Nhất và Trảng Bom.

Chăn nuôi

Hoạt động chăn nuôi thời gian qua đã gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng dịch Covid-19, vận chuyển gặp khó khăn, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giảm, nhiều siêu thị, bếp ăn, trường học, doanh nghiệp... tạm ngưng hoạt động, đứt gãy kênh phân phối do đóng cửa chợ đầu mối, chợ truyền thống… Bước sang tháng 10 hoạt động chăn nuôi khởi sắc chuyển biến tích cực hơn,các hoạt động dần được khôi phục trở về trạng thái bình thường mới, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đã tổ chức sản xuất trở lại. Ngành chăn nuôi khẩn trương khôi phục và ổn định phát triển đàn gia súc, gia cầm, tập trung phát triển chăn nuôi để phục vụ tiêu dùng tăng trong những tháng cuối năm, nhất là nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi dịp trước, trong và sau tết Nguyên Đán 2022.

Dự ước tổng đàn gia súc có đến thời điểm tháng 10/2021 là 2.401.021 con, giảm 1,49% so cùng kỳ. Trong đó: Trâu đạt 3.776 con, tăng 47 con (+1,26%) so cùng kỳ; Bò đạt 85.696 con, giảm 1.181 con (-1,36%) so cùng kỳ. Nguyên nhân giảm là do bệnh dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò đã xảy ra tại 19 xã, phường của 6 huyện, thành phố với 241 hộ chăn nuôi, ảnh hưởng nặng nhất là H.Xuân Lộc với 194 hộ thuộc 9 xã xuất hiện ổ dịch với tổng số bò bệnh 462 con. Đến nay, dịch viêm da nổi cục trên trâu bò căn bản đãđược kiểm soát, giải pháp tiêm Vaccine phòng bệnh đãđược triển khai đồng loạt tại các địa phương.

Số lượng đàn Heo đạt 2.311.549 con(Không tính heo con chưa tách mẹ), giảm 35.264 con (-1,5%) so cùng kỳ. Số lượng đàn heo giảm do tình hình ảnh hưởng dịch Covid-19,đã có nhiều tác động lên ngành chăn nuôi, làm đứt gẫy các chuỗi sản xuất, cung ứng, đồng thời tác động làm giá thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao, trong khi đó giá sản phẩm đầu ra rất thấp,nhiều chợ đầu mối, chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, chi phí sản xuất tăng, khâu lưu thông bị gián đoạn, nhu cầu thị trường giảm nên các cơ sở chăn nuôi gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, do đó tác động đến việc tái đàn chậm lại trong những tháng vừa qua.

Giá heo hơi trên địa bàn Đồng Nai giảm mạnh dao động trong khoảng 38.000 đến 40.000 đồng/kg. Thời gian qua, hàng loạt chợ đầu mối, chợ truyền thống đồng loạt tạm ngưng hoạt động để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 nên đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn về kênh tiêu thụ hoặc buộc phải bán với giá rẻ hơn so với mặt bằng chung ngoài thị trường, thường ở mức trên dưới 50 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, cung cấp cho các kênh phân phối như siêu thị, hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại vẫn tiêu thụ, giá bán được bao tiêu với mức ổn định, nhưng vẫn ớ mức độ chậm

Tổng đàn gia cầm có đến thời điểm tháng 10/2021 là 26.845,84 ngàn con, giảm 1,55% so cùng kỳ. Trong đó gà đạt 25.093,8 ngàn con, giảm 488,74 ngàn con (-1,91%) so cùng kỳ,nguyên nhân tổng đàn gia cầm giảm là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số chuồng trại do việc phong tỏa nên không xuất chuồng được hoặc có xuất chuồng nhưng việc tái đàn còn gặp khó khăn trong khâu lưu thông, dẫn đến tổng đàn giảm so với cùng kỳ.

- Sản lượng sản phẩm:Dự ướcsản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm toàn tỉnh 10 tháng tăng, so cùng kỳ như sau: Sản lượng thịt trâu dự ước 197 tấn, tăng 0,7%; thịt bò ước đạt 3.780 tấn,tăng 3,57%;thịt heo 343.147tấn, tăng 4,64%;thịt gia cầm 149.630 tấn, tăng 4,23%; Sản lượng trứng gia cầm đạt 944.876ngàn quả, tăng 4,88% so cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng tăng là do bước sang tháng 10 hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đã quay trở lại làm việc bình thường, đồng nghĩa với việc các bước ăn của các doanh nghiệp, các hoạt động trở lại, tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tăng. Đây là tín hiệu đáng mừng để làm thay đổi giá bán heo hơi hiện nay, để người chăn nuôi giảm bớt khó khăn.

2.2) Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp trong tháng 10 năm 2021 ổn định.Lượng mưa tương đối nhiều nên các đơn vị lâm nghiệp tiếp tục xuống giống trồng rừng trên phần diện tích đất trống. Dự ước diện tích rừng trồng mới trong tháng 10 đạt 46,63 ha, giảm 7,77% so với tháng cùng kỳ. Luỹ kế 10 tháng diện tích rừng trồng mới ước đạt 3.890,16 ha, tăng 3,28% so với cùng kỳ.

Sản lượng khai thác gỗ ước đạt 23.336 m3giảm 4,14% so với tháng cùng kỳ. 10 tháng sản lượng gỗ khai thác ước đạt 231.000 m3, giảm 1,4% so với cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác tháng 10 ước đạt 249,15 ste, giảm 6,11% so tháng cùng kỳ. Luỹ kế 10 tháng ước đạt 2.414 ste, tăng 3,34% so với cùng kỳ.

- Công tác PCCCR và quản lý bảo vệ rừng:Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp địa phương quản lý chặt chẽ nguồn gốc lâm sản, giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tập trung triển khai xây dựng một số đề án, dự án về sử dụng và phát triển rừng như: Dự án giao khoán rừng, đất lâm nghiệp; Dự án thí điểm mô hình trồng rừng thích ứng với biến đổi khí hậu; Dự án định giá rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất trên địa bàn tỉnh.

2.3) Thủy sản

Tình hình nuôi trồng thủy sản tháng 10 trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định, không phát sinh dịch bệnh, tuy nhiên chuỗi cung ứng nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ thủy sản còn gặp nhiều khó khăn.

Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 10/2021 đạt 5.573,27 tấn, tăng 1,02% so tháng cùng kỳ, trong đó: Cá đạt 5.050,02 tấn, tăng 1,08%; tôm đạt 477,74 tấn, tăng 0,8%; thuỷ sản khác ước đạt 45,51 tấn, giảm 3,54%. Lũy kế 10 tháng tổng sản lượng thủy sản đạt 57.285,29 tấn, tăng 4,84% so với cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng thuỷ sản tăng là do thị trường tiêu thụ xã hội khá ổn định, tâm lý người tiêu dùng hiện nay sử dụng thực phẩm thủy sản khá phổ biến; thị trường tiêu thụ tăng do nới lỏng các hoạt động kinh tế - xã hội; mặt khác việc nuôi trồng thủy sản từng bước được người dân chuyển hướng nuôi theo quy trình an toàn, xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng VietGAP, đáp ưng nhu cầu trên thị trường. Tháng 10 tình hình dịch Covid trên địa bàn cơ bản đãđược kiểm soát, người dân tiến hành thu hoạch phục vụ cho nhu cầu thị trường, tuy nhiên mức độ tiêu thụ vẫn chưa cao, nên các hộ nuôi trồng thuỷ sản thu hoạch cầm chừng, để tránh ảnh hưởng đến giá bán.

- Sản lượng khai thác tháng 10 ước đạt 317,44 tấn, giảm 2,8% so với tháng cùng kỳ; Luỹ kế 10 tháng đạt 5.167 tấn, giảm 1,24% so với cùng kỳ. nguyên nhân giảm là do nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng khan kiếm; một số hộ dân sinh sống bằng nghề khai thác đánh bắt thủy sản dọc Sông Đồng Nai, sông La Ngà thu nhập không cao và không ổn định đã chuyển đổi ngành nghề khác để đảm bảo cuộc sống hơn, nên sản lượng khai thác giảm so cùng kỳ.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tháng 10 ước đạt 5.255,83 tấn, tăng 1,26% so với tháng cùng kỳ. Luỹ kế 10 tháng sản lượng nuôi trồng ước đạt 52.118,01 tấn, tăng 5,48% so với cùng kỳ, trong đó: Cá tăng 5,89%; Tôm tăng 3,18%.Nguyên nhân tăng do hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản chủ động mở rộng diện tích nuôi trồng ao hồ, bể bồn và lồng bè, ngoài ra nhiều hộ gia đình chủ động chuyển đổi phương thức nuôi trồng thâm canh, bán thâm canh, quảng canh và quảng canh cải tiến nhằm tăng sản lượng nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội; áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc nuôi trồng, chăm sóc con giống, vật nuôi, tăng cường phòng chống dịch nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh, nên sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng so cùng kỳ.

Tình hình thiệt hại do thiên tai:Do ảnh hưởng của cơn bão số 8, mưa lớn kéo dài trong các ngày 12 và 13/10, kèm theo việc xả lũ của đập thủy điện Đồng Nai 5 (tỉnh Lâm Đồng), khiến một số khu vực thấp ven sông Đồng Nai bị ngập lụt gây thiệt hại nặng nề về tài sản. Cụ thể, các xã: Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Tà Lài, Phú Thịnh (H. Tân Phú) và các xã Thanh Sơn, Phú Tân, Ngọc Định (H. Định Quán) đều bị thiệt hại do mưa lũ, ngập lụt. Theo thống kê ban đầu, đã có 232 ha lúa, hoa màu và cây ăn trái thuộc các xã nói trên bị ngập, thiệt hại; khoảng 755 tấn cá của 91 hộ dân chủ yếu ở H. Định Quán bị chết hàng loạt; phải di dời 4 hộ dân với 19 nhân khẩu, trong đó có 3 hộ với 14 nhân khẩu ở H. Định Quán và 1 hộ 5 nhân khẩu ở H. Tân Phú.

3. Thương mại dịch vụ, giá cả, vận tải và du lịch

Tháng 10 tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, số ca mắcCovid-19 giảm dần, số ca khỏi bệnh tăng cao, số ca tử vong giảm. Với quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế. Ngày08/10/2021 UBND tỉnhĐồng Naiđã bàn hành Chỉ thị số 19/CT-UBND về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Theo đó cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, vận tải được nới lỏng hoạt động trở lại một số bắt đầu từ ngày 09/10/2021 và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải trên địa bàn tỉnh trong tháng 10 từng bước được phục hồi và trở về trạng thái bình thường; các hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng cao so tháng trước.Cụ thểnhư sau:

a) Thương mại dịch vụ

Tính đến ngày 19/10/2021, trên địa bàn tỉnh có 89/148 chợ truyển thống và 11/11 siêu thị hoạt động; ngoài ra còn có các cửa hàng tiện lợi, điểm bán hàng thay thế chợ trong mùa dịch Covid-19 và các chuyến xe bán hàng lưu động được tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người dân. Do đó tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định; giá cả các mặt hàng thiết yếu khá ổn định trong suốt thời gian dài.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng10năm 2021 ước đạt 15.211,86tỷ đồng,tăng 16,96% so với tháng trước và giảm 1,31% so tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung10tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính đạt152.678,66tỷ đồng, tăng0,88% so với cùng kỳ. Trong đó kinh tế nhà nước ước đạt8.349tỷ đồng,giảm 8,7%, kinh tế ngoài nhà nước ước đạt141.175,23tỷ đồng, tăng1,71%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt3.154,39tỷ đồng,giảm 7,36% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tổng mức bán lẻ tăng rất thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian dài, cuối tháng 4 đặc biệt là quý III vừa qua nhiều hoạt động dịch vụ tạm ngưng hoạt động. Tháng 10 đã hoạt động trở lại nhưng vẫn hạn chế

Xét theo nhóm ngành hoạt động:Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng10/2021ước tính12.952,5tỷ đồng,tăng 10,51% so tháng trước, nguyên nhân tăng là do sau khi tháo gỡ các quy định trong việc di chuyển lao động, lưu thông hàng hóa thông thoáng hơn nênnhiềucơ sởsản xuất, kinh doanh thương mại-dịch vụ - vận tải được hoạt động trở lại; Các trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, chợ đầu mối, chợ truyền thống… được mở cửa hoạt động trở lại trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Đây là nguyên nhân góp phần đưa doanh thu ngành thương mại tháng 10 tăng cao so với tháng trước và tăng ở hầu hết các nhóm.Nhóm xăng dầu là nhóm có tốc độ tăng cao nhất,tăng 21,37% so với tháng trước;Nguyên nhân là do tháng 10 nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh được phép mở cửa và hoạt động trở lại, các doanh nghiệp cũng bắt đầu đi vào sản xuất sau thời gian dài nghỉ để phòng chống dịch nên nhu cầu về sử dụng xăng, dầu để lưu thông và vận chuyển hành khách, hàng hóa tăng cao;ngoài ra trong tháng 10 giá các mặt hàng xăng, dầu cũng được điều chỉnh tăng làm cho doanh thu nhóm này tăng cao so với tháng trước.Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng tăng 17,42% so với tháng trước; nguyên nhân là do trong thời gian tỉnh thực hiện giãn cách thì nhiều công trình xây dựng đang dở dang chưa hoàn thiện, tuy nhiên bước sang tháng 10 khi được phép hoạt động trở lại các nhà thầu, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các công trình còn dang dở nên nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng cao.Doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 14,91% so với tháng trước;Do sau thời gian nghỉ giãn cách nhu cầu sửa chữa ô tô, xe máy và thay thế phụ tùng tăng cao làm cho doanh thu nhóm này tăng so với tháng trước.

Dự ước 10tháng/2021 doanh thu bán lẻđạt125.903,85tỷ đồng, chiếm78,5% và tăng5,97% so với cùng kỳ. Trong đó:Nhóm lương thực phẩm tăng19,99%; Nhóm xăng, dầu các loại tăng11,64%; Nhóm hàng hóa khác tăng7,6%; Nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng8,86%. Nguyên nhân các nhóm hàng này có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ là do 3 tháng liên tiếp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng đây đều là những mặt hàng thiết yếu nên nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn tăng, mặc dù nhiều cửa hàng tạm thời đóng cửa nhưng vẫn bán hàng qua hình thức mua bán trực tuyến, mua hàng online và giao hàng tận nhà (chủ yếu là các mặt hàng lương thực-thực phẩm), giá cả trong thời điểm này cũng tăng đã làm cho doanh thu tăng so với cùng kỳ.

Dự ước doanh thu ngành lưu trú, ăn uống trong tháng 10/2021 ước đạt 838,73 tỷ đồng, tăng 150,71% so với tháng trước. Các cơ sở ăn uống, lưu trú được phép hoạt động trở lại theo chị thị 19/CT-UBND; Việc di chuyển của công nhân, chuyên gia từ Đồng Nai đi TP Hồ Chí Minh để làm việc và ngược lại cũng được tỉnh quan tâm và chỉ đạo kịp thời, đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp và thực hiện tốt quy tắc phòng chống dịch. Với việc được mở cửa hoạt động trở lại của các doanh nghiệp, cơ sở ăn uống, lưu trú trên địa bàn tỉnh đồng thời nhu cầu ăn uống, lưu trú của người dân, nhất là các dịch vụ ăn uống ngoài gia đình làm cho doanh thu trong tháng 10 tăng cao so với tháng trước. Tuy nhiên so với cùng kỳ thì doanh thu hai ngành dịch vụ này vẫn giảm mạnh, do tháng 10/2020 không ảnh hưởng bởi dịch bệnh và các hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Mặt khác kinh doanh ăn uống vốn chưa được phép phục vụ tại chỗ mà chỉ bán mang đi cũng hạn chế về doanh thu bán hàng.

Ước 10 tháng doanh thu lưu trú và ăn uống đạt 9.594,58 tỷ đồng, giảm 22,79% so cùng kỳ, chủ yếu do thời gian dài ngừng hoạt động. Trong tháng 10/2021 mặc dù các dịch vụ đã được hoạt động trở lại, tuy nhiên với quy định trong công tác phòng chống dịch nên các cửa hàng, cơ sở lưu trú chỉ được phép hoạt động tối đa 50% công suất. Bên cạnh đó một bộ phận người dân chưa được tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ thời gian quy định thì chưa được phép đi ra đường; Các đối tượng là học sinh, sinh viên học online ở nhà nên nhu cầu các dịch vụ ăn uống chưa cao…với những nguyên nhân này làm cho doanh thu ngành lưu trú, ăn uống vẫn giảm so với cùng kỳ.

Trong tháng 10/2021 ngành du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn chưa hoạt động trở lại do tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành trong cả nước; mặc dù nhiều tỉnh thành cũng đã cho phép người dân đi, đến nhưng với tâm lý lo ngại nên nhu cầu đi du lịch của người dân vẫn chưa khởi sắc.

Doanh thu dịch vụ khác tháng 10/2021 ước tính đạt 1.420,69 tỷ đồng, tăng 49,33% so tháng trước, do thực hiện Chỉ thị 19/CT-UBND tỉnh các nhóm dịch vụ được hoạt động trở lại nhưng vẫn đảm bảo quy tắc phòng chống dịch. Ước 10 tháng đạt 17.162,27 tỷ đồng, giảm 14,53% so với cùng kỳ; Một số dịch vụ tăng so cùng kỳ như: Dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 6,66%; Thông tin và truyền thông tăng 2,1%; còn lại các nhóm khác đều giảm do vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

b) Giá cả thị trường

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 so với tháng trước giảm 0,02% và so với cùng tháng năm trước tăng 2,73%; chỉ số giá bình quân 10 tháng tăng 2,49% so với cùng kỳ. Trong 11 nhóm hàng chính thì có 03 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng trước như: Nhómhàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,38%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,01%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,15%. Có 07 nhóm hàng có chỉ số giá tăng như: nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,12%;Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,07%;Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,33%; Nhóm giao thông tăng 2,38%; Nhóm giáo dục tăng 2,24 %;Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,01%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14%. Có 01 nhóm có chỉ số giá ổn định so với tháng trước là nhóm thiết bị đồ dùng và gia đình.

Cụ thể một số nhóm hàng chính sau:

+ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống so với tháng trướcgiảm 1,38%; so với tháng 10 năm trước tăng 2,73%. Trong đó: Lương thực giảm 0,05% so với tháng trước và so với cùng tháng năm trước tăng 4,76%, nguyên nhân giảm là do sau khi bỏ thực hiện giãn cách xã hội, hàng hóa được lưu thông thuận lợi nhất là các mặt hàng nông sản như: Khoai lang, ngô, sắn.... làm cho giá các mặt hàng này giảm so với tháng trước (sắn giảm 5,94%; khoai giảm 1,13%); Các mặt hàng bún, phở, bánh đa cũng giảm đáng kể do nhiều cơ sở chế biến đã sản xuất trở lại làm cho nguồn cung trên thị trường dồi dào, các mặt hàng gạo giảm nhẹ so với tháng trước.

Nhóm hàng thực phẩm giảm 2,22% so với tháng trước. Tháng 10 giá cả nhiều mặt hàng thực phẩm đã ổn định và có xu hướng giảm, lượng thực phẩm nhất là các mặt hàng thực phẩm chế biến dồi dào, không còn khan hiếm hàng như tháng trước. Trong tháng giá các mặt hàng thịt heo giảm mạnh (giảm 9,62%), nguyên nhân làdo thị trường bị đứt gãy vì dịch covid -19và nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch nên hạn chế lưu thông giữa các địa phương nên giá heo hơi bắt đầu đi xuống. Đặc biệt, từ đầu tháng 8, thương lái liên tục giảm giá mua, nguồn cầu thấp, trong khi nguồn cung cao, khiến thương lái thu mua cầm chừng, nênsản lượng heo đến kỳ xuất bán nhiều, việc vận chuyển heo để tiêu thụ ở các địa phương khác bị hạn chế, trong khi nhu cầu trong tỉnh không cao vì các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về và chưa được khai thác hết công suất, các bếp ăn cung cấp xuất ăn công nghiệp cũng chưa hoạt động hết công xuất... làm cho giá heo hơi tiếp tục giảm mạnh(hiện tại giá heo hơi khoảng 35.000đ/kg).Giá các mặt hàng như thịt bò, gà, tôm, các cũng giảm so với tháng trước; Giá các mặt hàng rau, củ, quả tiếp tục giảm so với tháng trước do tỉnh bỏ giãn cách xã hội nên các mặt hàng này được lưu thông thuận lợi, ngoài ra nguồn rau, củ, quả từ các tỉnh khác như Lâm Đồng, ĐắkLắk cũng được chuyển về nhiều như bắp cải giảm 6,15%; su hào giảm 6,11%; quả đỗ tươi giảm 6,05%.

Ăn uống ngoài gia đình giảm 0,02% so với tháng trước;Các nhóm hàng thực phẩm công nghiệp như bánh, mứt, kẹo, chè, cà phê giá có xu hướng giảm nhẹ so với tháng trước do nguồn cung trên thị trường dồi dào.

+ Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,33% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 4,8%, Do ảnh hưởng của giá thế giới tăng làm cho giá mặt hàng gas, dầu hỏa trong nước tháng 10 cũng tăng như: giá gas tăng 11%, dầu hỏa tăng 8%. Giá các mặt hàng VLXD tăng 0,18% so với tháng trước, là do các công trình xây dựng đã bắt đầu được xây dựng trở lại, mặt khác giá sắt thép trên thế giới vẫn đang ở mức cao, làm cho giá trong nước cũng tăng đáng kể. Bên cạnh đó giá các mặt hàng nhà ở thuê lại giảm 15,07% nguyên nhân là do tháng 10/2021 còn ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên nhiều chủ nhà trọ tiếp tục giảm giá nhà cho thuê; giá điện trong tháng 9 giảm 0,36%.

+ Nhóm Giao thông so với tháng trước tăng 2,38%. so với cùng tháng năm trước tăng 18,26%. Tháng 10 do ảnh hưởng của giá thế giới tăng cao làm cho giá các mặt hàng xăng, dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng. Chỉ số nhóm nhiên liệu trong tháng tăng 5,16% so với tháng trước; trong đó giá xăng các loại tăng 5,6%, giá dầu diezel tăng 7,54% so với tháng trước; giá dịch vụ vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 1,4%.

+ Nhóm Nhóm Giáo dục so với tháng trước tăng 2,24%; so với cùng tháng năm trước giảm 4,54%. Nguyên nhân là do đầu học kỳ năm học mới trường Đại học dân lập Lạc Hồng điều chỉnh tăng mức học phí của trường trong năm học 2021 -2022 làm cho giáo dục đại học tăng 7,69% so với tháng trước.

- Chỉ số giá tháng 10 so với tháng 12/2020 tăng 1,93%. Trong đó có 8/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng; Nhóm giao thông tăng cao nhất với 15,7%; nhóm giáo dục giảm mạnh nhất với 4,54%.

- Chỉ số giá bình quân 10 tháng so cùng kỳ năm trước tăng 2,49%. Trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,48%); Đồ uống và thuốc lá (+0,5%); May mặc, mũ nón và giày dép (+0,42%); Nhà ở và vật liệu xây dựng (+3,93%); Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,53%); Thuốc và dịch vụ y tế (+0,23%); Giao thông (+10,12%); Giáo dục (+2,28%); Hàng hóa và dịch vụ khác (+1,43%). Có 2 nhóm có chỉ số giảm đó là: Bưu chính viễn giảm 0,41% và văn hóa, giái trí và du lịch giảm 0,64%.

- Giá vàng trong nước biến động theo với giá vàng thế giới; Chỉ số giá vàng tháng 10/2021 tăng 0,04% so với tháng trước; tăng 0,09% so với tháng cùng kỳ năm 2020; bình quân 10 tháng năm 2021 tăng 9,87% so cùng kỳ.

- Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 10/2021 tăng 0,45% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước giảm 0,19%; bình quân 10 tháng tăng 0,21%.

c) Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Bước sang tháng 10/2021, các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, vận tải được phép hoạt động trở lại và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch; nhiều doanh nghiệp đã tăng tốc sản xuất, đáp ứng các đơn hàng đang bị trễ hạn giao hàng do bị gián đoạn; tìm cách huy động từ lượng lao động, nguyên vật liệu để dồn sức cho sản xuất, xuất khẩu những tháng cuối năm; chủ động tìm kiếm và đốn nhận các đơn hàng mới cho năm 2022 trong bối cảnh phải phòng chống dịch một cách nghiêm túc, hiệu quả để phục hồi sản xuất do đó kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 10 tăng cao so tháng trước. Tình hình kim ngạch xuất, nhập khẩu như sau:

Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 năm 2021 ước tính 1.431,3 triệu USD tăng 24,45% so tháng trước. Hầu hết các các mặt hàng xuất khẩu đều tăng cao, trong đó: Hạt điều tăng 31,23%; Cà phê tăng 32,21%; Cao su tăng 34,53%; Sản phẩm gỗ tăng 27,66%; Hàng dệt may tăng 25,85%; Giày dép các loại tăng 23,91%; Máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 28,6%; Xơ, sợi dệt các loại tăng 23,78%... so với tháng trước.

Tính chung 10 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17.517,4 triệu USD, tăng 15,02% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 413,9 triệu USD, tăng 1,8%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.339,6 triệu USD, tăng 6,98%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13.763,9 triệu USD, tăng 17,62%. Mặc dù dồn lực cho công tác phòng chống dịch, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai lại có bước tăng trưởng khả quan, ngoài mặt hàng cà phê, hàng dệt may, giày dép các loại giảm thì các mặt hàng chủ lực còn lại đều có mức tăng khá như: Sản phẩm gỗ tăng 14,72%; Máy mócthiết bị và dụng cụ phụ tùng tăng 17,42%; Xơ, sợi dệt các loại tăng 65,53%...

Về thị trường xuất khẩu trong 10 tháng tập trung chủ yếu: Hoa Kỳ ước đạt 5.058,9 triệu USD, chiếm 28,89%; Trung Quốc ước đạt 1.862,9 triệu USD, chiếm 10,64%; Nhật Bản ước đạt 1.605 triệu USD, chiếm 9,16%; Hàn Quốc đạt 946,6 triệu USD, chiếm 5,41% tổng kim ngạch xuất khẩu; các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu tương đối ổn định như: Đài Loan, Hàn Quốc, Bỉ, Đức, Nga...chiếm tổng tỷ trọng 45,9%.

Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 10/2021 đạt 1.731,3 triệu USD, tăng 18,96% so với tháng trước. Trong đó: Thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 17,66%; Hóa chất tăng 18,36%; Chất dẻo (Plastic) nguyên liệu tăng 20,69%; Xơ, sợi dệt các loại tăng 36,99%; Sắt thép các loại tăng 19,9%; Máy móc thiết bị, DCPT khác tăng 25,09%... so với tháng trước.

Tính chung 10 tháng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 16.038,3 triệu USD, tăng 37,36% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước ước đạt 229,5 triệu USD, giảm 13,51%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 2.903,8 triệu USD, tăng 13,74%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 12.963 triệu USD, tăng 45,65% so cùng kỳ. Một số mặt hàng nhập khẩu 10 tháng tăng cao so cùng kỳ như: Hạt điều 91,2 triệu USD, tăng 83,18% (do giá hạt điều trên thế giới đang có xu hướng tăng, nhu cầu nhập khẩu hạt điều ở những tháng cuối năm phục vụ các ngày lễ cũng tăng cao); Thức ăn gia súc và nguyên liệu 1.055,9 triệu USD tăng 31,55%; Hóa chất 1.504,6 triệu USD tăng 89,76% (do các doanh nghiệp bắt đầu sản xuất lại nên nhu cầu về hóa chất để xử lý sản phẩm tăng mạnh); Chất dẻo (Plastic) nguyên liệu 1.488,1 triệu USD, tăng 52,15%; Sắt thép các loại 1.285,3 triệu USD, tăng 73,35% (do nhiều công trình bị tạm ngưng trong thời gian giãn cách xã hội đến nay được phép xây dựng trở lại, giá sắt thép thế giới tăng cao làm tăng trị giá nhập khẩu); Máy móc thiết bị, DCPT khác 1.343,1 triệu USD, tăng 5,02%...

Thị trường nhập khẩu chủ yếu trong 10 tháng: Trung Quốc ước đạt 4.031,8 triệu USD (chiếm 25,14%); Hàn Quốc 2.108,8 triệu USD, chiếm 13,15%; Nhật Bản 1.110 triệu USD, chiếm 6,92%; Hoa Kỳ 1.264 triệu USD, chiếm 7,88% tổng kim ngạch nhập khẩu; các thị trường khác như: Thái Lan, Brazil, Indonesia… chiếm tổng tỷ trọng 46,91% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung 10 tháng qua giá trị xuất siêu trên địa bàn tỉnh khoảng 1.500 triệu USD, nguyên nhân xuất siêu là do năm nay thị trường xuất khẩu thuận lợi hơn, đơn hàng nhiều với giá trị lớn nên các doanh nghiệp có điều kiện đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu.

d) Hoạt động vận tải

Trong tháng ̣10/2021 tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã được kiểm soát. Toàn tỉnh tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo chỉ thị 19/CT-UBND; Theo đó các đơn vị vận tải hàng hóa, hành khách và dịch vụ hỗ trợ vận tải được phép hoạt động trở lại và ổn định dần, vì vậy các lĩnh vực vận tải trong tháng 10/2021 dự tính tăng cao so với tháng trước cả về doanh thu và sản lượng. Tổng doanh thu hoạt động ngành vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tảitháng 10/2021 ước đạt 944,3tỷ đồng, tăng 30,6% so tháng trước; giảm 32,68% so với tháng cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng ước đạt 13.002,7 tỷ đồng, giảm 8,46% so cùng kỳ. Cụ thể từng lĩnh vực vận tải như sau:

Doanh thuvận tải hành khách tháng 10/2021 ước đạt 63,8 tỷ đồng, tăng 193,9% so với tháng trước; khối lượng vận chuyển đạt 1.863 nghìn lượt HK, tăng 193,29%; luân chuyển hành khách ước đạt 84.777 nghìn HK.km, tăng 193,21% so với tháng trước.

Các đơn vị vận tải hàng hóa được tái hoạt động lại từ ngày 09/10/2021. Bên cạnh đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất cũng như xuất nhập khẩu tăng cao. Doanh thuvận tải hàng hóa tháng 10/2021 ước đạt 559,1 tỷ đồng, tăng 28,6% so với tháng trước; khối lượng vận chuyển đạt 2.982,1 nghìn tấn, tăng 28,22%; luân chuyển đạt 84.776,6 nghìn tấn.km, tăng 28,22% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng,doanh thuvận tải hàng hóa ước đạt 7.671,2 tỷ đồng, giảm 5,48% so với cùng kỳ; vận chuyển hàng hóa đạt 39.203 nghìn tấn, giảm 11,71%; luân chuyển đạt 3.317.813 nghìn tấn.km, tăng 5,84% so cùng kỳ.

Dự ước doanh thu kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 10/2021 đạt 321,4 tỷ đồng, tăng 20,96% so tháng trước và giảm 29,81% so tháng cùng kỳ; tính chung 10 tháng đạt 3.894,3 tỷ đồng, giảm 9,38% so với cùng kỳ. Sang tháng 10 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu đã khởi sắc trở lại nên nhu cầu lưu kho, lưu bãi cũng như bốc xếp hàng hóa và kê khai hải quan tăng lên. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động đã được mở lại nên nhu cầu lưu thông tăng cao như doanh thu của ngành thu phí đường bộ, dịch vụ kinh doanh vé máy bay... Vì vậy đã làm cho tổng doanh thu chung của lĩnh vực này tăng so với tháng trước nhưng vẫn giảm so với tháng cùng kỳ.

e) Bưu chính, chuyển phát

Doanh thu dịch vụ bưu chính, chuyển phát tháng 10/2021 ước đạt 11,5 tỷ đồng, tăng 16,01% so với tháng trước và giảm 0,51% so với tháng cùng kỳ năm trước. Do trong tháng 10 các đơn vị bưu chính viễn thông đã đẩy mạnh hoạt động sau thời gian giãn cách xã hội, bên cạnh đó nhu cầu mua sắm theo hình thức online của người dân ngày càng tăng nên làm cho doanh thu nhóm bưu chính, chuyển phát tăng cao so với tháng trước. Dự ước 10 tháng ước đạt 122,7 tỷ đồng, tăng 9,64% so với cùng kỳ.

4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước

Để chuẩn bị cho lộ trình sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường mới theo Chỉ thị số 19/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Sau khoảng thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội, trong thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và cho đến nay cơ bản đã kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, tạo động cơ để các doanh nghiệp tăng tốc triển khai các dự án, công tình để đảo bảo tiến độ thi công, do đó tình hình thực hiện vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tháng 10 đã được đẩy mạnh, vốn đầu tư tăng khá cao so với tháng 9.

Dự ước thực hiện vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do địa phương quản lý tháng 10 năm 2021 ước thực hiện 853,9 tỷ đồng, tăng 2,56 lần so với tháng 9; trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh tăng 2,56 lần và chiếm 60,77%, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện tăng 2,55 lần và chiếm 31,26%, vốn ngân sách nhà nước cấp xã tăng 2,54 lần và chiếm và chiếm 7,97%. Nguyên nhân tháng 10/2021 tăng cao so tháng trước chủ yếu là do sự tháo gỡ kịp thời của Chính phủ và tỉnh Đồng Nai trong việc thực hiện chính sách nới lỏng, bình thường mới, các chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, công trình, phấn đấu hoàn thành tối đa khối lượng kế hoạch năm 2021 đã được giao theo cam kết kết giữa chủ đầu tư và UBND tỉnh.

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2021 dự ước thực hiện 4.486,4 tỷ đồng, bằng 84,86% so cùng kỳ và đạt 49,46% so kế hoạch năm 2021, nguyên nhân giảm và đạt thấp so với kế hoạch cả năm là do trong quý 3/2021 hầu hết các các công trình, dự án chuyển tiếp từ năm 2020 và công trình mới trong năm 2021 bị gián đoán, ngắt quãng, nhiều công trình tạm ngưng thi công do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 phải thực hiện giãn cách xã hội, thiếu lao động, nguyên liệu.v.v.. Cụ thể các nguồn vồn như sau:

5. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp

- Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày 15/10/2021 đạt 1.107,49 triệu USD, tăng 16,19% so cùng kỳ. Trong đó: Cấp mới 47 dự án, giảm 23% với vốn đăng ký 368,45 triệu USD, tăng 40,73% so cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn 95 dự án với vốn bổ sung 739,05 triệu USD, tăng 6,89% so cùng kỳ.

- Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 15/10/2021 là 14.200,96 tỷ đồng, giảm 47,14% so cùng kỳ. Trong đó: Cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 24 dự án với số vốn là 10.507,31 tỷ đồng, giảm 52,9%; điều chỉnh tăng vốn 12 dự án với số vốn là 3.693,65 tỷ đồng, giảm 18,94% so cùng kỳ.

Tính từ đầu năm đến ngày 15/10/2021 có 2.304 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 27,11% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 46.612,48 tỷ đồng, giảm 5,54% so với cùng kỳ và 629 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung khoảng 27.811,8 tỷ đồng, tăng 141,23% so cùng kỳ.Nhìn chung tình hình phát triển từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch, một phần khi doanh nghiệp được thành lập mới chưa có kế hoạch chiến lược kinh doanh dẫn đến việc sớm muộn tạm ngưng hoạt động,do đó số doanh nghiệp thành lập mới giảm là theo đúng theo đúng quy luật.

6. Tài chính – Ngân hàng

a) Tài chính

10 tháng năm 2021, mặc dù trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các ngành, địa phương trong tỉnh vẫn tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo thu ngân sách Nhà nước. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang từng bước thích ứng chuyển sang trạng thái bình thường mới, tạo điều kiện thuận lợi tăng thu ngân sách nhà nước. Ngành Tài chính tỉnh tiếp tục đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm công tác thu ngân sách, đồng thời, thu hồi các khoản tạm ứng ngân sách từ các địa phương. Bên cạnh đó, ngành Thuế tỉnh Đồng Nai cũng tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ người nộp thuế. Ngoài ra, còn vận động, tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế thực hiện kê khai thuế, làm các thủ tục thuế trực tuyến, do đó tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 10 tháng năm 2021 đã đạt được những kết quả tích cực:

Tổng thu ngân sách nhà nước tính đến ngày 19/10/2021 đạt 51.075,04tỷ đồng([1]), đạt 108,17% dự toán và tăng 11,97% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địaước đạt 35.001 tỷ đồng, tăng 9,61%; Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 16.073,83 tỷ đồng, tăng 17,5% so cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương tính đến ngày 19/10/2021 đạt 25.811,06 tỷ đồng([2]), tăng 63,78 so cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển: 15.794,81 tỷ đồng, tăng 186,59% so cùng kỳ; Chi thường xuyên đạt 9.979,23 tỷ đồng, giảm 2,41% so cùng kỳ.Chi thường xuyên 10 tháng cơ bản đã đáp ứng đủ và kịp thời kinh phí cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo kinh phí thực hiện chi lương, chi trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đồng thời thực hiện tốt việc tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí ngân sách, chi ngân sách đúng tiêu chuẩn, định mức mà tỉnh đã ban hành.

b) Hoạt động ngân hàng

Tháng 10 năm 2021 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai tiếp tụctriển khai các chủ trương, chính sách mới về tiền tệ, ngân hàng đến các Tổ chức tín dụng trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các TCTD trên địa bàn đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và thị trường vàng;thực hiện tốt công tác thanh toán, tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt; đáp ứng kịp thời và đầy đủ lượng tiền mặt và cơ cấu các loại tiền phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Kết quả hoạt động ngân hàng như sau:

Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bànước đến 31/10/2021 đạt 271.969 tỷ đồng([3]), tăng 10,94% so với 31/12/2020. Trong đó:Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 254.457 tỷ đồng, tăng 10,68 % so với 31/12/2020; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 15.870 tỷ đồng, tăng 10,07 % socuối năm 2020.Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, hiện lãi suất huy động tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,3-3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,2-5,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 5,4-6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,1-6,9%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng. Lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ là 0%.

Tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đến31/10/2021ước đạt273.542tỷ đồng([4]), tăng11,97 % so với 31/12/2020(trong đó nợ xấu ước chiếm0,73% trên tổng dư nợ cho vay).Trong đó: 272.439 tỷ đồng, tăng 12,24% so với 31/12/2020,bao gồm:Dư nợ ngắn hạn ước đạt 145.263 tỷ đồng, tăng 14,6% so31/12/2020. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 127.176 tỷ đồng, tăng 9,66% socuối năm 2020.

+ Phân theo loại tiền:Dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 229.913 tỷ đồng, tăng 11,48% so31/12/2020; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 42.525 tỷ đồng, tăng 16,57 % socuối năm 2020.Hiệnlãi suất cho vay ngắn hạntối đa bằng VNDđối với một số ngành lĩnh vực ở mức4,4%/năm;lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0 - 6,0/năm; lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ của các TCTD ở mức 7,8-9,6%/năm.

Tình hình dư nợ một số chương trình tín dụng:

+ Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn:Đến 31/10/2021 dư nợ ước đạt 76.200 tỷ đồng, tăng 16,57% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ trọng 27,97% so với tổng dư nợ cho vay.

+ Dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới đối với các xã trên địa bànước đạt 77.500 tỷ đồng, tăng 16,16% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ trọng 28,45% so với tổng dư nợ cho vay

+ Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu:Đến 31/10/2021 ước đạt 38.050 tỷ đồng, tăng 1,94 % so với 31/12/2020, chiếm tỷ trọng 13,96 % so với tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Trong đó, cho vay xuất khẩu ước đạt 21.346 tỷ đồng, tăng 0,37% so cuối năm trước,​chiếm 7,83% so với tổng dưnợcho vay.

+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa :Đến 31/10/2021 ước đạt 61.581 tỷ đồng, tăng 8,96% so với 31/12/2020, chiếm tỷ trọng 22,15% so với tổng dư nợ cho vay.

* Kết quả tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19:

Tính đến ngày 30/8/2021, cócác TCTD trên địa bàn thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay cho 4.783 khách hàng, kể cả doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh tế gia đình với tổng giá trị nợ lũy kế là 7.461 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 2.620 khách hàng với tổng giá trị nợ lũy kế là 3.139 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 2.163 khách hàng với tổng giá trị nợ lũy kế là 4.322 tỷ đồng, số tiền lãi đã được miễn, giảm lũy kế là 26 tỷ đồng. Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình trên địa bàn, triển khai mạnh mẽ các biện pháp phòng, chống dịch và có các biện pháp chỉ đạo các Tổ chức tín dụng kịp thời hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch nhằm góp phần giảm thiểu thiệt hại do tác động của dịch Covid-19 gây ra.

7. Một số tình hình xã hội

a) Văn hóa thông tin

Tháng 10 năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, ngành Văn hoá – Thể thao và Du lịch tiếp tục bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ động linh hoạt phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên truyền theo kế hoạch, đồng thời đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh Covid -19. Trong tháng đã thực hiện tuyên truyền cổ động trực quan các sự kiện như: Kỷ niệm 67 năm Ngày giải phóng Thủ đô (01/10); Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10/10); Kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10); Kỷ niệm 60 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10) …

b) Thể thao

Trong tháng 10, Triển khai các nội dung Điều lệ Giải Yoga trực tuyến tỉnh Đồng Nai mở rộng năm 2021; Kế hoạch tổ chức các giảitheo hình thứctrực tuyến trong quý IV năm 2021, như: Việt dã, Võ cổ truyền, Karate, Taekwondo...; Tổ chức cho vận động viên tham gia Giải vô địch Cờ vua Trẻ online Đông Á, kết quả đạt 02 HCV.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Đồng Nai tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại đơn vị, đảm bảo duy trì việc tập luyện của các đội tuyển,các bộ môn chủ động xây dựng kế hoạch huấn luyện phù hợp với vận động viên của từng đội tuyển thể thao nhằm đảm bảo lực lượng vận động viên tốt nhất, sẵn sàng tham gia thi đấu tại các giải thể thao toàn quốc năm 2021 và đặc biệt tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022.

c) Giáo dục - Đào tạo

Năm học 2021-2022 trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp và học sinh chưa thể đến trường, ngành Giáo dục đã triển khai 2 hình thức học chủ đạo, đó là học qua truyền hình và học trực tuyến. Thời gian quaviệc dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình dù gặp nhiều khó khăn như:Thiếu thiết bị học trực tuyến, sóng di động yếu nhưng đã từng bước đi vào nền nếp. Sở Giáo dục và đào tạo đã tăng cường phối hợp các địa phương, ngân hàng chính sách xã hội để giúp phụ huynh học sinh tiếp cận với nguồn vay ưu đãi để mua thiết bị học tập trực tuyến, đến nay chỉ còn gần 9 ngàn em bị thiếu thiết bị và đang tiếp tục vận động trang bị thiết bị cho học sinh, đảm bảo chất lượng năm học 2021 – 2022

Phối hợp với Microsoft Việt Nam tổ chức tập huấn cho trên 400 cán bộ, giáo viên cốt cán các Phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục về việc tổ chức, quản lý dạy học trực tuyến qua phần mềm Microsoft Teams và Office 365; Phối hợp với các phòng GDĐT Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Định Quán, Xuân Lộc tổ chức tập huấn trực tuyến cho trên 4.000 cán bộ quản lý, giáo viên về việc quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến thông qua phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến Microsoft Teams.Phối hợp với Đài PTTH Đồng Nai xây dựng và sản xuất một số bài dạy cho khối học sinh lớp 1,2,6 các môn tiếng Việt, Toán, tiếng Anh để phát trên Đài PTTH Đồng Nai.

d) Y tế

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tuy đã có giảm hơn so với tháng trước như vẫn còn mức cao (từ ngày 20/8-15/9/2021) ghi nhận thêm 19.600 trường hợp mắc bệnh trên địa bàn tỉnh, giảm 18% so với tháng trước. Luỹ kế từ lúc dịch xuất hiện đến 21/10/2021, đã ghi nhận 60.503 trường hợp mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh (trong đó: 50.373 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh; 9.632 trường hợp đang điều trị; 530 trường hợp tử vong). Số trường hợp đang cách ly, theo dõi tập trung: 6.229; cách ly tại nhà: 19.518; đang theo dõi sức khoẻ: 10.889 trường hợp,trong đó:F1 đang theo dõi là 24.487 trường hợp;F2 đang theo dõi33.264 trường hợp.

Một số dịch bệnh phát sinh tháng 10 và 10 tháng như sau:

- Sốt xuất huyết: Trong tháng 10 ghi nhận 434 trường hợp (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 314 trường hợp, chiếm tỷ lệ 72,4%), so với tháng trước tăng 467 ca (tăng 15,2% và giảm 48,8%) so với tháng cùng kỳ. Số trường hợp mắc sốt xuất huyết cộng dồn đến tháng 10 là 5.435 ca (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 3.659, chiếm tỷ lệ 67,3%), tăng 36,1% so với cùng kỳ. Ghi nhận 01 trường hợp tử vong.

Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 31 ổ dịch, giảm 72,3% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ổ dịch xử lý trong toàn tỉnh đạt 97,3% (1.172 ổ dịch được xử lý/ 1.205 ổ dịch phát hiện).

- Sởi:Trong tháng không ghi nhận trường hợp mắc sởi. Luỹ kế 10 tháng là 8 trường hợp, giảm 94,12% so với cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.

- Hội chứng tay chân miệng: Trong tháng có 03 trường hợp, giảm 08 ca so với tháng trước và giảm 99,8% so với tháng cùng kỳ.Luỹ kế 10 tháng là2.890 trường hợp, tăng 18,98% so với cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.

Hoạt động xử lý ổ dịch: Tính từ đầu năm đến tháng 10 xử lý 372/373 ổ dịch phát hiện, đạt tỷ lệ 99,73%.

Hoạt động phòng, chống dịch:Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Sở Y tế chủ động tham mưu các cấp thẩm quyền; chỉ đạo các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các Trung tâm Y tế huyện, thành phốtriển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnhCovid-19 trên địa bàn tỉnh như:Tiếp tục thực hiện biện pháp cách ly, phong tỏa nhằm kiểm soát nguồn lây, chủ yếu tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao; trong đó nhiều nhất tại thành phố Biên Hòa và các huyện Trảng Bom, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu. Đến hiện tại với chủ trương xác định rõ nguồn lây, khoanh vùng hẹp, hiệu quả, trên địa bàn tỉnh chỉ còn khoảng 5.000 nhân khẩu ở trong các khu phong tỏa (giảm 99,5%).

Tiếp tục thực hiện cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh: 157 cơ sở với tổng số 20.924 giường cách ly do các huyện, thành phố quản lý và cơ quan quân sự địa phương phụ trách các cơ sở cách ly tập trung. Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh lũy kế đã thực hiện cách ly tập trung 36.661 trường hợp, cách ly tại nhà 78.707 trường hợp và theo dõi sức khỏe tại nhà 33.287 trường hợp.

Thường xuyên triển khai các giải pháp khống chế dịch Sốt xuất huyết, Sởi, Tay chân miệng. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh tại các đơn vị trực thuộc.Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc vàhóa chất sẵn đáp ứng kịp thời cho công tác phòng, chống dịch, nhất là dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác.

Phối hợp tốt với Sở Thông tin và truyền thông, các địa phương, báo, đài phát thanh, truyền hình…tăng cường công tác tuyền truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh trong việc chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhất là tại khu vực có yếu tố nguy cơ như nơi các bệnh nhân dương tính lưu trú, làm việc và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu vực đông dân cư trên địa bàn tỉnh.

e) Giải quyết việc làm

Trong tháng, đã tiếp nhận 1.384 hồ sơ đề nghị hưởng BHTN, đã ban hành 1.656 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (trong đó có 272 hồ sơ tồn đề nghị hưởng BHTN) với tổng số tiền là 55.408,09 triệu đồng. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho số lao động thất nghiệp 1.620 lượt người, hỗ trợ học nghề cho 01 người.

f) Đào tạo nghề

Trong tháng 10 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chỉ mới nhận hồ sơ tuyển sinh online cho 3.791 người, trong đó: Cao đẳng là 1.805 người, Trung cấp 1986 người (nâng tổng số tuyển mới từ đầu năm đến nay là 56.350 người, đạt 70,70% kế hoạch năm). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh không có tổ chức thi, xét tốt nghiệp cho các khóa đào tạo (tổng số tốt nghiệp từ đầu năm đến nay là 31.452 người, đạt 45,58% kế hoạch năm).

Tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp:Trong tháng, xảy ra 01 vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công tại Công ty TNHH Kum Young Vina (KCN Long Thành). Tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày 15/10/2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công tại 16 doanh nghiệp với sự tham gia của 8.832/11.795 lao động, trong đó có 11 vụ xảy ra tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 04 vụ xảy ra tại doanh nghiệp có vốn trong nước và 01 vụ của doanh nghiệp liên doanh Đài Loan – Pháp, giảm 5 vụ so với cùng kỳ năm 2020.

- Công tác hỗ trợ và phòng chống dịch COVID-19:Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương cho 118.313 người lao động với số tiền là 390,23 tỷ đồng; Hỗ trợ người lao động ngừng việc cho 116.526 người lao động với số tiền là 142,72 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ cho lao động chấm dứt hợp đồng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 33 người lao động với số tiền là 131,43 triệu đồng; Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh cho 8.841 hộ kinh doanh với số tiền là 26,52 tỷ đồng; Hỗ trợ cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc và các đối tượng đặc thù cho 505.393 người với số tiền hỗ trợ là 758,09 tỷ đồng./.


Cục Thống kê Đồng Nai

  • Tổng số lượt xem: 657
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)