Báo cáo của Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
I. Tình hình tháng 9 và 9 tháng năm 2011
1. Nông nghiệp
1.1. Trồng trọt
Tính đến trung tuần tháng Chin, cả nước đã gieo cấy được 7637.9 nghìn ha, bằng 102% cùng kỳ năm trước; trong đó vụ Đông Xuân là 3096,8 ngàn ha, vụ Hè Thu và Thu Đông là 2573,2 ngàn ha, vụ Mùa 1967,9 ngàn ha đưa sản lượng lúa thu hoạch cảnăm ước đạt 41.8 triệu tấn.
Gieo trồng rau màu nhìn chung đảm bảo tiến độ do thời tiết thuận lợi; tháng đầu năm cả nước đã gieo trồng được 1119 ngàn ha ngô, bằng 99,4% cùng kỳ năm trước; 146,7 nghìn ha khoai lang, bằng 97,3%; 193,5 nghìn ha đậu tương, bằng 97,8%; 223,1 nghìn ha lạc, bằng 96,4%; 797,3 nghìn ha r au, đậu, bằng 101,9%.
1.2. Chăn nuôi
Chăn nuôi trâu, bò: phát triển ổn định do dịch bệnh đã được khống chế. Đàn bò sữa phát triển tốt, nông dân nuôi bò sữa đang có lãi do giá sữa cao và duy trì ổn định.
Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm cả nước đang có chiều hướng tăng nhanh do dịch cúm gia cầm được khống chế, nhu cầu về các sản phẩm gia cầm tăng, người chăn nuôi có lãi bởi giá thịt, trứng gia cầm đang ở mức khá cao. Tuy nhiên, hiện người chăn nuôi gia cầm nhất là chăn nuôi trang trại cũng đang gặp một số khó khăn về vốn và cùng với đó là dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát trở lại.
Chăn nuôi lợn: Đang dần khôi phục do dịch lợn tai xanh đã được khống chế và chăn nuôi hiện đang có lãi, chủ yếu là khôi phục chăn nuôi trang trại, gia trại. Tuy nhiên, hiện nay giá thịt lợn hơi giảm 5-10% trong khi các chi phí đầu vào vẫn ở mức cao (nhất là TĂCN), con giống đã làm giảm lợi nhuận thu được, ngoài ra tâm lý lo ngại dịch bệnh bùng phát, người nuôi chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, từ đó ảnh hưởng đến sự khôi phục phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian tới.
2. Lâm nghiệp
Tổng hợp kết quả sản xuất trong kỳ một số chỉ tiêu chủ yếu đạt được như sau: Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 151,5 ngàn ha, đạt 92,38% so cùng kỳ 2010; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 263,6 triệu cây, sản lượng gỗ khai thác đạt 3.065 nghìn m3 (tăng 11,9% so cùng kỳ 2010); sản lượng củi khai thác 21.5 triệu ste, tăng 1,04%.
3. Thủy sản
Tổng sản lượng thuỷ sản tháng 9 ước đạt 4082 nghìn tấn, tăng 3.9% so với cùng kỳ.
3.1. Nuôi trồng thuỷ sản
Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 2163,8 nghìn tấn, tăng 5,7% so cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng cá đạt 161 nghìn tấn, tăng 5,8%; sản lượng tôm đạt 338,2 nghìn tấn, tăng 4.6%.
3.2. Khai thác thuỷ sản
Sản lượng thủy sản khai thác đạt 1918,2 nghìn tấn, tăng 1.9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khai thác biển đạt 1777.7 nghìn tấn, tăng 2%
4.3. Rau quả các loại: giá rau hiện nay khá ổn định, giá tăng giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg tùy loại.Rau muống 5.000 - 5.500 đồng/kg, mồng tơi, cải ngọt, cải xanh 4.000 đồng/kg, rau dền 6.000 đồng/kg, dưa leo 7.000 đồng/kg, cà chua 10.000 đồng/kg, bí xanh 6.000 đồng/kg, mướp 6000 đồng/kg, bầu ở mức 6.000 đồng/kg, rau sống các loại 15.000 đồng/kg
4.4. Vật tư nông nghiệp: Giá phân có xu hướng tăng, giá bán lẻ phân Urê Phú Mỹ 12.000 đồng/kg (tăng 1400đkg); phân DAP Trung Quốc 16.000 đ/kg (tăng 17000đ/kg)
II. Tình hình thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP; dự báo tình hình kinh tế trong nước- thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp; các kiến nghị
1. Tình hình thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP
1.1. Bộ Nông nghiệp và PTNT
Đối với nguồn ĐTPT: Bộ NN&PTNT đã cắt giảm tổng số vốn là 157,56 tỷ đồng (ngừng KCM 37 dự án, giãn tiến độ 3 dự án và đình hoãn thực hiện 9 dự án), cụ thể như sau:
- Các dự án ngừng khởi công mới trong năm 2011: tổng số vốn điều chỉnh giảm là 121,8 tỷ đồng
- Các dự án cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ: tổng số vốn 35,4 tỷ đồng - Các dự án Chuẩn bị đầu tư: giảm 0,36 tỷ đồng
Đối với nguồn TPCP, Bộ NN&PTNT có văn bản số 1411/BNN-KH ngày 26/5/2011 điều chỉnh giảm 88,5 tỷ đồng để bổ sung cho 9 dự án cần thúc đẩy tiến độ, đảm bảo an toàn, chặn dòng, chống lũ.
1.2. Hội Nông dân Việt Nam: đình hoãn, giãn tiến độ 3 dự án với số vốn 14 tỷ đồng để bổ sung cho 4 dự án chuyển tiếp, có khả năng hoàn thành trong năm 2011 và 2012.
1.3. Các tập đoàn, tổng công ty
STT
|
Tập đoàn - Tổng công ty
|
Số dự án cắt giảm, điều chuyển
|
Số vốn
(tỷ đồng)
|
1
|
Tập đoàn CN Cao su
|
30
|
523
|
2
|
Tổng công ty cà phê Việt Nam
|
33
|
59
|
3
|
Tổng công ty lương thực miền Bắc
|
2
|
290
|
4
|
Tổng công ty lương thực miền Nam
|
4
|
89.5
|
|
Tổng số
|
69
|
967.5
|
2. Dự báo tình hình trong nước, quốc tế đến cuối năm 2011
2.1. Tình hình trong nước
- Giá cả nông sản được thu mua ở mức cao là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông sản, đảm bảo nông dân có lãi.
- Lạm phát trong nước dần được kiểm soát, khống chế, an sinh xã hội được duy trì ổn định, kinh tế vĩ mô dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng.
- Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục nhận được sự quan tâm và ưu tiên của Đảng và Nhà nước. Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là rất lớn. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện để thu hút đầu tư trong và ngoài nước về khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Các chính sách mới để hỗ trợ ngành nông nghiệp, nông thôn dần đi vào cuộc sống, là tiền đề quan trọng phát triển ngành năm tới.
2.2. Tình hình quốc tế
- Lạm phát và mất ổn định vĩ mô, suy giảm đà tăng trưởng ở một số nền kinh tế lớn (có khả năng chi phối) của thế giới.
- Khủng hoảng chính trị, quân sự, thiên tai xảy ra ở một số quốc gia kéo theo bất ổn về an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế.
- Xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân gây sức ép tăng giá hàng thế giới.
- Dự báo thị trường nông sản thế giới: nhu cầu các sản phẩm nông sản của thế giới không suy giảm; giá lương thực trong bối cảnh phần lớn các nước đều có sự gia tăng về nhu cầu, trong khi các nước xuất khẩu đều có xu hướng giảm lượng xuất khẩu và chú trọng mục tiêu an ninh lương thực nội địa. Gạo Việt Nam có lợi thế cạnh tranh do giá.
3. Kiến nghị các giải pháp thực hiện kế hoạch trong năm 2012
- Thúc đẩy ngành trồng trọt, cụ thể là cây lúa giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu hỗ trợ cán cân thương mại, bên cạnh đó, thúc đẩy sản xuất giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người trồng lúa, dự báo giá lúa gạo thế giới năm 2012 vẫn tăng, có lợi cho người trồng lúa do nhiều nước hạn chế xuất khẩu. Với mục tiêu tăng diện tích lúa vào khoảng 7,58 triệu ha, cho sản lượng khoảng 41,8 triệu tấn (tăng thêm khoảng 600 ngàn tấn) ngoài việc sản lượng lúa hàng năm vẫn tăng khoảng 100 nghìn tấn do áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, dự kiến tăng do mở rộng diện tích vụ Thu Đông khoảng 100 ngàn ha tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An vùng ĐBSCL. Nhà nước hỗ trợ để củng cố bờ bao, bơm tát. Kiến nghị trong năm 2012, Nhà nước hỗ trợ với mức 200 ngàn/ha (như mức năm 2011) để triển khai các hoạt động trên, nhu cầu kinh phí khoảng 140 tỷ đồng.
- Về chăn nuôi: Để hồi phục nhanh đàn gia súc gia cầm, việc hỗ trợ nông dân có giống để sản xuất là rất quan trọng. Trước mắt, Nhà nước cho phép và hỗ trợ kinh phí để nhập khẩu giống gia súc, gia cầm ông bà, có chính sách hỗ trợ người nông dân theo đầu nái giống (khoảng 100-200 ngàn đồng/đầu lợn nái giống). Với đàn nái hiện nay khoảng 3,8 triệu con (giảm 360 ngàn con, khoảng 8,6% so cùng kỳ năm ngoái) dự kiến kinh phí hỗ trợ khoảng 38 -72 tỷ đồng.
-Về thủy sản:
+ Đầu tư cho các trung tâm giống thủy sản (giống tôm tại Khánh Hòa, Ninh Thuận), giống cá tra (tại bán đảo Cà Mau) 150 tỷ đồng.
+ Đầu tư xử lý hạ tầng các vùng nuôi tập trung (đảm bảo nước canh tác cũng như xử lý môi trường) tập trung chủ yếu cho khu vực ĐBSCL, nhu cầu khoảng 300 tỷ đồng.
+ Đầu tư một số cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tại các đảo như Đá Tây, Bạch Long Vĩ, Phú Quý để cải thiện năng lực đánh bắt; nhu cầu khoảng 2.000 tỷ đồng.
+ Đầu tư các cảng cá, bến cá theo Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2011, nhu cầu năm 2011 khoảng 500 tỷ đồng.
+ Đầu tư để hoàn thành một số khu neo đậu, tránh trú bão tàu thuyền đang đầu tư dở dang, đưa vào khai thác, sử dụng,nhu cầu 400 tỷ đồng.
- Về phòng chống thiên tai: đầu tư xây dựng các đường cứu hộ, cứu nạn cho nhân dân vùng bão lũ giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định 1962/QĐ-TTg ngày 25/10/2010; nhu cầu đầu tư 2012 là 1.200 tỷ đồng.
- Bố trí vốn cho Hội Nông dân Việt Nam: Hội Nông dân đề nghị 295 tỷ đồng (nâng cấp, hoàn thiện 10 trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm tại các tỉnh: 70 tỷ; xây mới 15 trung tâm: 225 tỷ đồng). Vụ Kinh tế Nông nghiệp đề nghị bố trí 100 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ ngành lao động văn xã để hoàn thành các công trình dở dang và chuẩn bị thực hiện một số công trình.
- Bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA để tháo gỡ khó khăn, tranh thủ và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này.
1.2. Về chính sách
Bố trí, sắp xếp nguồn vốn hỗ trợ các địa phương thực hiện một số chính sách đã ban hành để chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả (như chính sách khuyến khích đầu tư doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn ban hành tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP; chính sách khuyến khích xã hội hóa hoạt động cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định 131/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn như Nghị định 41/2010/NĐ-CP, chính sách đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện các chính sách mới hiện đang triển khai thí điểm để tiến tới áp dụng rộng rãi như chính sách bảo hiểm nông nghiệp, đề án thí điểm các xã nông thôn mới của Ban Bí thư.
Sửa đổi một số chính sách cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn cũng như các quy định hiện hành: Nghị định 61/2010/NĐ-CP (nguồn hỗ trợ thực hiện Nghị định, định mức hỗ trợ,...); Quyết định số 63//2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP của Chính phủ (đối tượng hưởng ưu đãi về thuế, phí, tín dụng đầu tư).
Ban hành các chính sách mới, các văn bản hướng dẫn: hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh Thực phẩm; Chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình sản xuất tốt (ViệtGAP); đưa mặt hàng Thức ăn chăn nuôi tổng hợp vào danh mục kiểm soát giá của Nhà nước; nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ trang trại sản xuất chăn nuôi để tạo nguồn cung, tạo cạnh tranh bình đẳng để bình ổn thị trường.
Giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các doanh nghiệp trồng cao su ở Việt Nam đầu tư sang Lào và Campuchia như chính sách thương mại biên giới, các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa của các bên, hỗ trợ tín dụng, xây dựng các hiệp định về vận tải biên giới, điều chỉnh về thủ tục cấp phép đầu tư./.
File đính kèm: BCKT Nong nghiep T9.11.pdf
Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư