Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 23/02/2012-13:28:00 PM
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện của các ngành thương mại – dịch vụ tháng 2 năm 2012
Báo cáo ngày 23 tháng 2 năm 2012 của Vụ Kinh tế Dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầut tư

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Tình hình thế giới
Tháng 2 năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi cuộc khủng hoảng nợ công tại Hi Lạp chưa có nhiều tín hiệu cải thiện tích cực. Để nhận được khoản cứu trợ mới, Liên minh châu Âu đã đặt ra ba điều kiện buộc Hi Lạp phải thực hiện trong đó điều kiện quan trọng nhất là Quốc hội Hi Lạp phải thông qua các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” một cách quyết liệt hơn nữa. Tin tức liên quan tới công cuộc giải cứu Hi Lạp và căng thẳng giữa Mỹ-Iran trở thành nhân tố chính chi phối giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tháng qua.
2. Tình hình trong nước
Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm, nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% và kiềm chế lạm phát dưới 10%. Trong tháng 2, bên cạnh những kết quả tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp lớn, lãi suất duy trì ở mức ổn định và có dấu hiệu giảm, kinh tế trong nước đã đối mặt với khó khăn do giá cả thực phẩm tăng cao, dịch cúm gia cầm diễn ra trên diện rộng... gây ảnh hưởng tới nguồn cung thực phẩm. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới diễn biến thị trường giá cả trong nước.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRONG THÁNG2 NĂM 2012
1. Tình hình phát triển ngành du lịch
Trong tháng 2/2012, các tour du lịch tham dự lễ hội diễn ra sôi động, nhất là các lễ hội lớn ở miền Bắc. Năm nay, theo các công ty lữ hành Hà Nội, du lịch lễ hội có mức tăng trưởng đột biến thậm chí tại một số công ty xảy ra hiện tượng "cháy" tour.
Lý giải vấn đề trên, các công ty lữ hành Hà Nội cho rằng, khi đời sống kinh tế xã hội đang dần cải thiện thì hoạt động tâm linh, tín ngưỡng theo đó cũng tăng lên. Bên cạnh đó, công tác tổ chức lễ hội được triển khai ngày một tốt hơn, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người đi lễ. Ngoài ra, với sự chuyên nghiệp hóa trong công tác tổ chức của các công ty du lịch, người dân cũng thay đổi thói quen đặt tour qua các đơn vị này thay vì phải tự lo đi lễ. Chính vì vậy, lượng khách đặt tour lễ hội trong những năm gần đây có sự thay đổi mạnh mẽ. Qua khảo sát cho thấy, lượng khách đặt tour của các công ty đều tăng mạnh như: Công ty Du lịch Vietravel Hà Nội tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Còn tại Trung tâm Du lịch GoldenTour, từ Tết Nguyên đán tới nay đã phục vụ khoảng 3000 du khách, và mức tăng này được coi là đột biến so với năm trước. Mặc dù vậy, mùa lễ hội thường kết thúc vào cuối tháng 3 nên lượng khách đặt tour lễ hội qua các công ty du lịch vẫn tiếp tục tăng.
Với loại hình du lịch này, các tour được thiết kế thường kéo dài 1 ngày, một vài tour 2 ngày phù hợp với thời gian và mức chi phí của du khách. Vì vậy, từ 450 nghìn tới hơn 1 triệu đồng, du khách có thể lựa chọn được điểm lễ và thời gian khởi hành tour; kết hợp với tham quan thắng cảnh. Phổ biến là các tour như Chùa Hương (1 ngày), đền Trần – Phủ Giầy (1 ngày), Yên Tử (1 ngày), Yên Tử - Hạ Long – Cửa Ông (2 ngày), Bái Đính – Tràng An (1 ngày), Tây Thiên (1 ngày), Lạng Sơn – Đền Mẫu (1 ngày).
Công ty Cổ phần Du lịch Hanoi Red Tour năm nay còn triển khai chùm tour du xuân kết hợp lễ chùa tại tuyến Đông – Tây Bắc, tạo điều kiện cho du khách khám phá vẻ đẹp núi rừng phía Bắc. Một số tour của Hanoi Red Tour đang thu hút đông du khách tham gia là Hà Giang – Xuân cao nguyên đá, Mai Châu – Mộc Châu, Bắc Cạn – Cao Bằng – Lạng Sơn, Sa Pa…
Sau nhiều năm sụt giảm, mảng du lịch tàu biển đang dần ổn định và hứa hẹn sẽ tăng trưởng trong năm 2012. Chỉ trong tháng 2 này, nhiều tàu khách du lịch quốc tế đã đến Việt Nam như: tàu biển du lịch AIDA DIVA (quốc tịch Ý) đến từ Brunei mang theo 2.038 khách du lịch và 596 thủy thủ đoàn, nhân viên phục vụ đã cập cảng SITV Phú Mỹ (huyện Tân Thành), tàu biển quốc tế Columbus (Đức) với 550 du khách và thuyền viên chủ yếu mang quốc tịch Đức đến Việt Nam theo hải trình Đà Nẵng - Hải Phòng, Tàu biển Costa Classica và tàu biển SuperStar chở hơn 4.000 du khách và thuyền viên theo hải trình tham quan Hạ Long trong ngày... Ngoài ra, trong tháng 2 này, tàu biển Costa Classica sẽ liên tục đến Hạ Long vào các ngày 13, 17, 21 và 29/2 và tàu SuperStar Aquarius thuộc đội tàu biển cao cấp của hãng Star Cruises, có 07 chuyến tàu sắp cập cảng Chân Mây (Thừa Thiên-Huế) và cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), trong thời gian từ ngày 14/2 đến 5/3.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 02 ước đạt 620.000 lượt, tăng 14,3%
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta trong tháng tăng cao so với cùng kỳ năm 2011 là: Trung Quốc tăng 90,4%; Hàn Quốc đạt tăng 17%; Hoa Kỳ tăng 24,4%...
2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
a. Xuất khẩu
Ước thực hiện xuất khẩu tháng 2 năm 2012 đạt 8,2 tỷ USD, tăng 15,6%so với tháng trước; trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 4,6 tỷ USD.
2 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 15,3 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt gần 8,6 tỷ USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu 2 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước: dầu thô ước đạt 1114 nghìn tấn, giảm 16,8% về lượng và giảm 1,1% về kim ngạch; than đá ước đạt 1664 nghìn tấn, tăng 89,3% về lượng và tăng 34,5% về kim ngạch; dệt may đạt gần 2,18 tỷ USD, tăng 25,4%; da giày hơn 1,04 tỷ USD, tăng 21,1%; cao su 180 nghìn tấn, tăng 48,8% về lượng và giảm 5,8% về kim ngạch; gỗ và sản phẩm gỗ 589 triệu USD, tăng 19,2%; linh kiện điện tử 856 triệu USD, tăng 61,8%; thuỷ sản 783 triệu USD, tăng 15,7%; gạo 556 nghìn tấn, giảm 46% về lượng và 43% về kim ngạch; cà phê 292 nghìn tấn, giảm 18,7% về lượng và giảm 17,5% về kim ngạch; sắn và sản phẩm sắn 596 nghìn tấn, giảm 10,2% về lượng và giảm 15,8% về kim ngạch...
Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu hầu như không biến động so với cùng kỳ năm 2011, một số mặt hàng xuất khẩu giá giảm mạnh như: giá than đá giảm 29%, giá cao su giảm 36,7%, sắn và sản phẩm từ sắn giảm 6,3%. Tính riêng yếu tố giảm giá của các mặt hàng này làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm 154 triệu USD.
Về thị trường xuất khẩu, ước xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng 28% và chiếm tỷ trọng 17,6%; xuất khẩu vào EU tăng 29,4% và chiếm tỷ trọng 18,2%; xuất khẩu vào ASEAN tăng 20,3% và chiếm tỷ trọng 13,8%; xuất khẩu vào Nhật Bản tăng 48,3% và chiếm tỷ trọng 12,1%; xuất khẩu vào Trung Quốc tăng 4,2% và chiếm tỷ trọng gần 9,3%.
b. Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 2 năm 2012 ước đạt 9 tỷ USD, tăng 30% so với tháng trước do tháng 1 kim ngạch nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi Tết Nguyên đán; trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 4,6 tỷ USD.
2 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 15,9 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt hơn 8,2 tỷ USD, tăng 36,8%.
Lượng và kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu 2 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước như sau: xăng dầu 1322 nghìn tấn, giảm 31,6% về lượng và giảm 19,02% về kim ngạch; sắt thép các loại 1210 nghìn tấn, tăng 14,9% về lượng và tăng 16,7% về kim ngạch; phân bón 439 nghìn tấn, giảm 1,1% về lượng và tăng 14,3% về kim ngạch; giấy các loại 172 nghìn tấn, tăng 4,2% về lượng và tăng 6,5% về kim ngạch; chất dẻo nguyên liệu 412 nghìn tấn, tăng 14,4% về lượng và tăng 9,3% về kim ngạch; máy móc thiết bị đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng 4,2%; máy tính và linh kiện 1693 triệu USD, tăng 101,3%; vải các loại 882 triệu USD, tăng 4,5%; nguyên phụ liệu dệt may 387 triệu USD, tăng 9,6%...
Giá nhập khẩu bình quân của hầu hết các mặt hàng tăng nhẹ. Giá một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như: giá phân bón tăng 15,6%, linh kiện xe máy tăng 12,7%, giấy các loại tăng 2,1%, sắt thép 1,5%, linh kiện, phụ tùng ô tô tăng 4,6%. Tính riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng này khiến kim ngạch nhập khẩu tăng khoảng 86 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2012, nhập khẩu từ Châu Á chiếm hơn 79,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc (kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tăng 22%, tỷ trọng ước đạt 23,5%), ASEAN (tăng 6,6%, tỷ trọng gần 18,8%), Hàn Quốc (tăng 35,6%, chiếm tỷ trọng 15,1%), Nhật Bản (tăng 6,3%, chiếm tỷ trọng hoan 9,4%) và EU (tăng 30,5%, chiếm tỷ trọng gần 7,7%).
Ước nhập siêu 2 tháng đầu năm 2012 là 628 triệu USD, chiếm hơn 4,1% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) xuất siêu 360 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2012, Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu với các nước như Trung Quốc (ước đạt hơn 2,3 tỷ USD), ASEAN (gần 873,8 triệu USD), Hàn Quốc (gần 1,6 tỷ USD), Đài Loan (801 triệu USD).
3. Phát triển thị trường trong nước
3.1. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (gọi tắt là tổng mức bán lẻ) tháng 02/2012 ước đạt khoảng 186,4 tỷ đồng, giảm 3,79% so với tháng 01/2012 và tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong các thành phần kinh tế tham gia thị trường, thành phần kinh tế cá thể vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 49,5%, tiếp đó là kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước với tỷ trọng tương ứng là 34,7% và 11,6%. Giá trị đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3%, trong khi khu vực kinh tế tập thể chiếm 1,2 %.
3.2. Chỉ số giá tiêu dùng
Theo dự báo của Vụ Kinh tế dịch vụ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2012 tăng 1,3% so với tháng 1/2012. Các nhóm hàng có tốc độ tăng giá cao dự kiến là: nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Các nhóm hàng hóa tăng cao chủ yếu là do nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết và giá cả thực phẩm tăng cao.
3.3. Tình hình cung - cầu, giá cả một số mặt hàng trọng yếu
a) Xăng dầu
Giá dầu thô trên thị trường thế giới nửa đầu tháng 2/2012 liên tục tăng do những căng thẳng về vấn đề hạt nhân Iran, cộng với các thông tin kinh tế tích cực phát đi từ Mỹ và Trung Quốc - hai nước tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới. So với cùng kỳ tháng 01/2012 giá bình quân của hai loại dầu diễn biến khác nhau, trong khi dầu WTI là 98,88 $/thùng thấp hơn 2,43 $/thùng (2,40%); thì dầu Brent là 116,06$/thùng cao hơn 3,76 $/thùng (3,35%).
Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu vẫn giữ ổn định.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục hải quan, lượng xăng dầu nhập khẩu tháng 02/2012 ước đạt 750 nghìn tấn, với trị giá khoảng 725 triệu USD; tăng 31% so với tháng 01/2012.
b) Sắt thép
Năm 2011, sức tiêu thụ thép giảm 10% so với năm 2010. Năm 2012, dự báo ngành thép sẽ gặp nhiều khó khăn do đầu tư công tiếp tục được siết chặt, các ngành sử dụng nhiều thép như như đóng tàu, chế tạo máy tăng trưởng thấp, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tăng trưởng ngành thép sẽ chỉ đạt khoảng 3-4% so với năm 2011.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, sản lượng thép các loại nhập khẩu thực hiện tháng 02/2012 đạt 700 nghìn tấn trị giá 540 triệu USD; tăng 37% so với tháng 1/2012; trong đó phôi thép nhập khẩu đạt 40 nghìn tấn, trị giá 26 triệu USD, tăng 29% so với tháng trước.
c) Xi măng
Theo Bộ Xây dựng, tháng 1/2012 sản lượng xi măng toàn ngành sản xuất ước đạt 2,92 triệu tấn bằng 5,3% kế hoạch năm, tiêu thụ ước đạt 2,85 triệu tấn, đạt 5,2% kế hoạch năm. Ước nhập khẩu tháng 1 đạt 50 nghìn tấn clinke và xuất khẩu khoảng 250.000 tấn xi măng và clinker.
Tháng 2, dự báo sản lượng xi măng toàn ngành đạt 3 triệu tấn, tăng 3% so với tháng 1, tiêu thụ ước đạt 2,9 triệu tấn, tăng nhẹ so với tháng trước.
Năm 2011, toàn ngành công nghiệp xi măng đã sản xuất và tiêu thụ 49,3 triệu tấn xi măng, nhập khẩu 1,15 triệu tấn clinker, đồng thời cũng xuất khẩu khoảng 5,5 triệu tấn clinker và xi măng.
Căn cứ dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2012 và các chính sách đầu tư phát triển, Bộ Xây dựng đã tính toán nhu cầu xi măng năm 2012 khoảng 55- 56,5 triệu tấn, tăng 11-12% so với năm 2011.
d) Phân bón
Tháng 2, nhu cầu phân bón vụ Đông Xuân tại khu vực phía Nam còn khá cao trong khi tại miền Bắc, cơ bản bà con đã hoàn thành việc xuống giống. Do đó, nhu cầu phân bón vẫn ở mức cao, nhưng do nguồn cung khá dồi dào nên thị trường phân bón vẫn trầm lắng, không rơi vào tình trạng sốt như những năm trước. Mặc dù vậy, so với mọi năm, thì giá phân bón hiện ở mức khá cao do sự gia tăng chi phí đầu vào như giá điện, giá khí đầu vào... Giá ure Phú Mỹ tại thị trường An Giang ở mức 10.300 đồng/kg, tại thị trường Bạc Liêu và Cà Mau ở mức 10.200 đồng/kg và 10.400 đồng/kg và thị trường Hà Nội ở mức 11.000 đồng/kg.
Tháng 02/2012, lượng phân bón nhập khẩu ước đạt 280 nghìn tấn với trị giá 115 triệu USD; trong đó phân ure là 40 nghìn tấn và trị giá 16 triệu USD.
III. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH NĂM 2012
1. Về phát triển ngành du lịch
- Nghiên cứu, phát triển các hình thức du lịch mới như MICE (du lịch kết hợp khen thưởng, hội nghị, khảo sát, team building…); du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái...
- Chú trọng chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với đối tượng khách du lịch bằng đường biển về visa, thời gian lưu trú trên bờ, khoảng cách được phép đi sâu vào nội địa ...
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các đơn vị kinh doanh du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trong và ngoài nước.
- Phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan lồng ghép các chương trình, các dự án đầu tư bảo vệ tôn tạo di tích văn hoá lịch sử, môi trường sinh thái, vui chơi giải trí kết hợp với du lịch,... trong các vùng, khu, điểm du lịch nhằm phát huy cao độ nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch nước ngoài.
- Xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam đối với du khách.
- Khuyến khích các nhà đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp để thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong việc chú trong phát triển chất lượng dịch vụ.
- Phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là hệ thống khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 4 sao, 5 sao, tập trung chủ yếu ở các trung tâm du lịch, các khu du lịch quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
2. Về điều hành xuất nhập khẩu
- Thực hiện có hiệu quả các quy hoạch phát triển ngành, đẩy nhanh tiến độ đầu tư của những dự án sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu để thay thế một số sản phẩm nông nghiệp hoặc khoáng sản có khả năng giảm hoặc không tăng sản lượng xuất khẩu (lúa gạo, cà phê, hạt tiêu, than đá, dầu thô...) bằng những sản phẩm mới như cơ khí, dây điện và dây cáp, linh kiện điện tử, máy móc... và những mặt hàng đang nhập khẩu lớn như giấy, phân bón, thép tấm, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy...
- Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua các chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tập trung vào các ngành dệt may, da giày, điện tử, cơ khí.
- Phát triển các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí, điện tử...
-Triển khai, rà soát lại các dịch vụ logistics, xây dựng chiến lược giảm chi phí logistics để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.
3. Về phát triển thị trường trong nước
3.1. Giải pháp chung
a. Các giải pháp nhằm bảo đảm cung- cầu hàng hóa
- Nắm bắt kịp thời các diễn biến của thị trường, dự báo đúng và sớm các tình huống có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
- Các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá cho thời đầu năm 2012.
-Thắt chặt công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý kịp thời và nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong hoạt động thương mại.
- Thực hiện tốt công tác điều tiết thị trường, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền, không để tình trạng thiếu hàng hóa xảy ra cục bộ ở một số nơi, đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu như lương thực, xăng dầu, sắt thép…
- Tiếp tục triển khai đưa hàng hóa về các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để mở rộng thị trường, nâng cao thị phần của hàng nội.
- Tiếp tục khai thác tốt năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường.
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng thiết yếu để đưa vào vận hành, tạo nguồn cung đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường.
- Kịp thời trình Chính phủ phương án xuất cấp lương thực và các phương tiện tìm kiếm cứu nạn dự trữ nhà nước cho các địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền Trung để hỗ trợ khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội.
b. Các giải pháp nhằm bình ổn giá
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP về 06 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội những tháng cuối năm 2011.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình bình ổn giá, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai thành phố có quyền số tính chỉ số giá lớn nhất trong cả nước, vì vậy, công tác bình ổn của hai thành phố này sẽ góp phần quyết định trong việc bình ổn giá trong phạm vi cả nước.
- Tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh cần tiếp tục mở rộng các chương trình khuyến mại, giảm giá đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua nhằm kích thích tiêu dùng, tạo động lực cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối trong nước.
- Quản lý chặt chẽ việc cung cấp thông tin, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các trường hợp tung tin thất thiệt, gây hoang mang trong tâm lý nhân dân, tạo biến động giá xấu, ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
- Tính toán lộ trìnhtăng giá các mặt hàng là đầu vào của các ngành sản xuất như xăng dầu, điện và giá than vào các thời điểm thích hợp vừa đảm bảo theo tín hiệu thị trường nhưng cũng không gây ra áp lực tăng giá cho các hàng hóa khác.
- Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương chỉ đạo quyết liệt các doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo không tăng giá. Kiểm tra đôn đốc thường xuyên để phát hiện và xử lý ngay các trường hợp vi phạm.
- Bộ Tài chính cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp, kịp thời, góp phần bình ổn giá, kiềm chế nhập siêu.
- Triển khai kiểm soát công tác đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật Nhà nước về giá.
- Tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, về mở rộng thị trường, về thủ tục hành chính... để giúp các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa, chuẩn bị đủ chân hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong các dịp lễ.
- Các Bộ chuyên ngành chỉ đạo các Tổng công ty và doanh nghiệp thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, giảm định mức tiêu hao từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm.
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tích cực đưa hàng hóa về các vùng nông thôn; vùng sâu; vùng xa, nhằm mở rộng và thiết lập thị trường vững chắc cho hàng hóa sản xuất trong nước.
3.2. Giải pháp đối với các mặt hàng trọng yếu
a) Xăng dầu
- Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát đảm bảo cân đối cung cầu xăng dầu trong nước với giá ổn định.
- Kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu cung ứng trên thị trường, đảm bảo an toàn cho các phương tiện sử dụng.
b) Sắt thép
-Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thép.
- Xây dựng hàng rào kỹ thuật để hạn chế thép rẻ kém chất lượng thâm nhập thị trường trong nước.
c) Phân bón
- Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị nguồn hàng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu, tránh tăng giá đột biến, đặc biệt khi bước vào cao điểm mùa vụ.
- Tăng cường năng lực vận chuyển, đảm bảo cung ứng phân bón giữa các vùng, miền được thông suốt.
d) Xi măng
-Theo dõi chặt chẽ giá phân bón thế giới để có biện pháp điều tiết nhập khẩu và sản xuất phù hợp, không để xảy ra tình trạng thiếu phân bón gây sốt giá cục bộ, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
- Tăng cường công tác hải quan tại các cửa khẩu, đặc biệt là tại phía Bắc nhằm giảm buôn lậu phân bón qua đường tiểu ngạch./.
so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 360 nghìn lượt người, tăng 7,6%; đến vì công việc đạt 105 nghìn lượt người, tăng 14,1%; thăm thân nhân đạt 115 nghìn lượt người, tăng 25%; khách đến với mục đích khác đạt 35 nghìn lượt người, tăng 9%.
File đính kèm:
BC Dvu thang 2.2012.pdf

Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1471
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)