Báo cáo số 95/BC-CTK ngày 24 tháng 12 năm 2019 của Cục Thống kê Hậu Giang
Năm 2019, kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng ổn định nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Kinh tế trong nước nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, cùng với đó là những tồn tại của nền kinh tế như năng suất lao động thấp, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao; thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh trong chăn nuôi diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tăng cường chỉ đạo, điều hành, giải quyết những vấn đề cấp bách, tháo gỡ khó khăn và được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Kết quả đạt được cụ thể các lĩnh vực như sau:
1. Tài chính - Tín dụng
1.1. Tài chính
Ước tổng thu ngân sách nhà nước tháng 12 được 745.519 triệu đồng, luỹ kế được 9.360.238 triệu đồng, đạt 133,54% dự toán Trung ương, đạt 132,78% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Trong đó, Trung ương trợ cấp được 319,724 triệu đồng, luỹ kế được 3.548.891 triệu đồng, đạt 104,08% dự toán Trung ương, đạt 103,58% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Thu nội địa được 369.325 triệu đồng, luỹ kế được 3.500.000 triệu đồng, đạt 102,55% dự toán Trung ương và dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
Ước tổng chi ngân sách địa phương tháng 12 được 2.596.171 triệu đồng, luỹ kế được 8.739.303 triệu đồng, đạt 144,56% dự toán Trung ương giao, đạt 105,31% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Trong đó, chi xây dựng cơ bản được 1.507.790 triệu đồng, luỹ kế được 4.005.373 triệu đồng, đạt 196,73% dự toán Trung ương giao, đạt 112,45% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Chi thường xuyên dược 1.054.771 triệu đồng, luỹ kế được 4.558.270 triệu đồng, đạt 116,68% dự toán Trung ương, đạt 99,94% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
1.2 Tín dụng ngân hàng
Đến ngày 30 tháng 11, tổng vốn huy động toàn địa bàn được 14.094 tỷ đồng, giảm 0,97% so với cuối tháng trước, tương ứng tăng trưởng 16,56% so với cuối năm 2018. Trong tổng vốn huy động trên địa bàn thì khối Ngân hàng thương mại nhà nước huy động được 9.316 tỷ đồng (chiếm 66,10%); khối Ngân hàng thương mại cổ phần huy động được 4.303 tỷ đồng (chiếm 30,53%); Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 434 tỷ đồng (chiếm 3,08%) và quỹ tín dụng Nhân dân huy động được 41 tỷ đồng (chiếm 0,29%). Vốn huy động đáp ứng được 61,73% cho hoạt động tín dụng. Ước thực hiện đến 31 tháng 12, tổng vốn huy động trên toàn địa bàn được 14.500 tỷ đồng, tăng trưởng 2,88% so với cuối tháng trước, tương ứng tăng trưởng 19,91% so với cuối năm 2018.
Đến ngày 30 tháng 11, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn được 22.832 tỷ đồng, tăng trưởng 1,34% so với cuối tháng trước, tương ứng tăng trưởng 4,18% so với cuối năm 2018. Trong tổng dư nợ thì khối Ngân hàng thương mại nhà nước là 16.018 tỷ đồng (chiếm 70,16%); khối Ngân hàng thương mại cổ phần là 4.384 tỷ đồng (chiếm 19,20%); Ngân hàng Chính sách xã hội là 2.386 tỷ đồng (chiếm 10,45%) và quỹ tín dụng Nhân dân là 44 tỷ đồng (chiếm 0,19%). Ước thực hiện đến cuối tháng 12, dư nợ là 23.064 tỷ đồng, tăng trưởng 1,02% so với cuối tháng trước, tương ứng tăng trưởng 5,24% so với cuối năm 2018.
Nợ quá hạn đến ngày 30 tháng 11 là 697 tỷ đồng, chiếm 3,05% trên tổng dư nợ. Nợ xấu là 420 tỷ đồng, chiếm 1,84% trên tổng dư nợ. Dự báo đến ngày 31 tháng 12, nợ xấu toàn địa bàn vẫn được kiểm soát ở mức an toàn theo mục tiêu đề ra.
2. Vốn đầu tư và xây dựng
2.1 Vốn đầu tư
Tính đến ngày 16 tháng 12, kế hoạch vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sau khi điều chỉnh và bổ sung năm 2019 là 19.185,766 tỷ đồng, bao gồm các nguồn như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: 2.279,766 tỷ đồng.
- Vốn vay Ngân hàng phát triển: Chưa phân bổ.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn: 2.065 tỷ đồng.
- Các nguồn vốn khác như: Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước là: 14.841 tỷ đồng.
Vốn đầu tư thực hiện được trong tháng 11 là 1.549,540 tỷ đồng, bằng 95,62% so với tháng trước và bằng 109,69% so với cùng kỳ năm trước. Chia ra:
- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện được 258,090 tỷ đồng, bằng 104,24% so với tháng trước và bằng 116,88% so với cùng kỳ năm trước.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn thực hiện được 260,550 tỷ đồng, bằng 110,59% so với tháng trước và bằng 245,91% so với cùng kỳ năm trước.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước có khối lượng thực hiện được 1.030,900 tỷ đồng, bằng 90,64% so với tháng trước và bằng 94,94% so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính tháng 12, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện được 1.582,840 tỷ đồng, bằng 98,44% so với cùng kỳ năm trước và bằng 102,15% so với tháng trước. Nguyên nhân vốn ngân sách tăng so với tháng trước là do được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh; các Sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, bức xúc trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng tiến độ, hoàn thành và đưa vào sử dụng sớm, đạt hiệu quả cao; Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh phối hợp với các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng và bàn giao các Khu tái định cư ở các dự án.
Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cả năm 2019 thực hiện được 19.300,790 tỷ đồng, bằng 108,21% so với cùng kỳ năm trước và đạt 100,60% so với kế hoạch năm. Chia ra:
- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện được 2.295,979 tỷ đồng, bằng 101,40% so với cùng kỳ năm trước và đạt 100,71% so với kế hoạch năm.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn thực hiện được 2.060,890 tỷ đồng, bằng 170,52% so với cùng kỳ năm trước và đạt 99,80% so với kế hoạch năm.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước có khối lượng thực hiện được 14.943,921 tỷ đồng, bằng 104,04% so với cùng kỳ năm trước và đạt 100,69% so với kế hoạch năm. Nguyên nhân vốn ngân sách Nhà nước ước cao so với kế hoạch hiện tại là do từ đây đến cuối năm 2019 vốn ngân sách Nhà nước sẽ có nguồn vốn bổ sung thêm.
Để thực hiện hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2019 của tỉnh Hậu Giang, cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Một là, các sở, ngành cần kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, mà đặc biệt là các công trình trọng điểm trên địa bàn; đồng thời gắn với việc giám sát, kiểm tra chất lượng công trình, nhanh chóng hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản đang tồn đọng nhất là các công trình dự án trọng điểm đã bố trí vốn (giao thông, nông nghiệp, y tế, giáo dục, v.v…)
Hai là, tập trung hoàn thành các công trình khánh thành và khởi công theo đúng tiến độ.
Ba là, đẩy nhanh tiến độ lập thủ tục xây dựng cơ bản đối với các công trình dự án đã được bố trí vốn, nhanh chóng làm thủ tục quyết toán các công trình đã hoàn thành.
Bốn là, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành cấp tỉnh và các địa phương trong việc giải quyết các vấn đề vướng mắc trong đầu tư XDCB.
2.2 Xây dựng
Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành quý III thực hiện được 1.918,087 tỷ đồng, so với quý trước (1.847,554 tỷ đồng) bằng 103,82% và so với cùng kỳ năm trước bằng 116,90%. Trong đó, loại hình Doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện được 951,280 tỷ đồng; loại hình khác gồm Xã, Phường, Thị trấn và hộ dân cư thực hiện được 966,807 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành xây dựng chia theo loại công trình thực hiện quý III như sau:
- Công trình nhà ở thực hiện được 1.035,850 tỷ đồng, so với quý trước (1.091,903 tỷ đồng) bằng 94,87% và so với cùng kỳ năm trước bằng 165,06%.
- Công trình nhà không để ở thực hiện được 337,890 tỷ đồng, so với quý trước (454,914 tỷ đồng) bằng 74,28% và so với cùng kỳ năm trước bằng 195,88%.
- Công trình kỹ thuật dân dụng thực hiện được 459,222 tỷ đồng, so với quý trước (248,983 tỷ đồng) bằng 184,44% và so với cùng kỳ năm trước bằng 61,08%.
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng thực hiện được 85,125 tỷ đồng, so với quý trước (51,754 tỷ đồng) bằng 164,48% và so với cùng kỳ năm trước bằng 95,81%.
Ước tính quý IV, giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thực hiện được 2.014,045 tỷ đồng, so với quý trước bằng 105,01% và so với cùng kỳ năm trước (1.816,225 tỷ đồng) bằng 110,89%. Trong đó loại hình Doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện được 1.259,624 tỷ đồng, so với quý trước bằng 132,41% và so với cùng kỳ năm trước bằng 90,56%; loại hình khác gồm Xã, Phường, Thị trấn và hộ dân cư thực hiện được 754,421 tỷ đồng, so với quý trước bằng 78,03% và so với cùng kỳ năm trước bằng 177,40%. Giá trị sản xuất ngành xây dựng chia theo loại công trình ước thực hiện trong quý IV như sau:
- Công trình nhà ở thực hiện được 1.030,415 tỷ đồng, so với quý trước bằng 99,48% và so với cùng kỳ năm trước bằng 164,78%.
- Công trình nhà không để ở thực hiện được 331,636 tỷ đồng, so với quý trước bằng 98,15% và so với cùng kỳ năm bằng 80,92%.
- Công trình kỹ thuật dân dụng thực hiện được 581,042 tỷ đồng, so với quý trước bằng 126,53% và so với cùng kỳ năm trước bằng 95,61%.
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng thực hiện được 70,952 tỷ đồng, so với quý trước bằng 83,35% và so với cùng kỳ năm trước bằng 40,93%.
Ước thực hiện cả năm 2019, Tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thực hiện được 7.250,900 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước (6.690,340 tỷ đồng) bằng 108,38%. Trong đó loại hình Doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện được 3.675,228 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 93,43%; loại hình khác gồm Xã, Phường, Thị trấn và hộ dân cư thực hiện được 3.575,672 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 129,71%. Giá trị ngành xây dựng chia theo loại công trình thực hiện cả năm 2019 như sau:
- Công trình nhà ở thực hiện được 4.098,442 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước (3.052,942 tỷ đồng) bằng 134,25%.
- Công trình nhà không để ở thực hiện được 1.326,076 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước (996,775 tỷ đồng) bằng 133,04%.
- Công trình kỹ thuật dân dụng thực hiện được 1.568,893 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước (2.155,055 tỷ đồng) bằng 72,80%.
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng thực hiện được 257,489 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước (485,568 tỷ đồng) bằng 53,03%.
Nguyên nhân giá trị sản xuất ngành xây dựng thực hiện cả năm 2019 tăng so với cùng kỳ năm trước là do hiện nay giá cả nhóm hàng vật liệu xây dựng, chi phí máy thi công và chi phí nhân công tăng cao; một số công trình cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư và nhà thầu góp phần làm tăng giá trị sản xuất; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, thắt chặt tiết kiệm chi tiêu, kiềm chế lạm phát, chống lãng phí.
Đến nay, tình hình xây dựng trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào các công trình nhà ở dân dụng và đường giao thông. Riêng các công trình trọng điểm thuộc vốn ngân sách nhà nước có quy mô lớn thì hầu hết đều do các Doanh nghiệp ngoài tỉnh thi công. Do vậy, đề nghị Lãnh đạo các cấp, các ngành có kế hoạch cụ thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, để các Doanh nghiệp xây dựng trong tỉnh được thi công nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành xây dựng của tỉnh tăng cao.
3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 12, toàn tỉnh có 58 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 234,105 tỷ đồng, tăng 13% về số DN và giảm 65% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Số vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới là 4,04 tỷ đồng; số DN gặp khó khăn tạm ngừng hoạt động là 02 DN, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính năm 2019, có 616 DN đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 2.395,975 tỷ đồng, giảm 28% về số DN và giảm 9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; số DN gặp khó khăn tạm ngừng hoạt động là 73 DN, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước; số DN hoàn tất thủ tục giải thể là 325 DN, tăng 282% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng DN giải thể tăng một phần là do chính sách ưu đãi về thuế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang áp dụng đối với một số DN sắp hết thời hạn, nên các DN làm thủ tục giải thể rồi đăng ký thành lập mới để tiếp tục hưởng chính sách ưu đãi.
4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
4.1. Nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2019, xuống giống được 196.125 ha, sơ bộ đạt 100,8% so với cùng kỳ năm trước (bằng 1.559 ha). Sản lượng được 1.258.408 tấn, tăng 0,98% (bằng 12.267 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Năng suất sơ bộ được 64,16 tạ/ha tăng 0,18% (bằng 0,12 tạ/ha) so với cùng kỳ. Cụ thể như sau:
- Lúa đông xuân: Diện tích được 78.418 ha, so với cùng kỳ tăng 0,64% (bằng 500 ha). Năng suất thu hoạch được 73,37 tạ/ha, tăng 0,29% (bằng 0,21 tạ/ha) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng được 575.354 tấn, tăng 0,93% (bằng 5.310 tấn) so với cùng kỳ.
- Lúa hè thu: Diện tích được 78.082 ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 1,31% (bằng 1.007 ha). Năng suất thu hoạch được 60,04 tạ/ha, giảm 0,15% (bằng 0,09 tạ/ha) so với cùng kỳ. Sản lượng được 468.802 tấn, tăng 1,15% (bằng 5.350 tấn) so với cùng kỳ.
- Lúa thu đông: Toàn tỉnh xuống giống được 39.625 ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,13% (bằng 52 ha). Năng suất thu hoạch sơ bộ được 54,07 tạ/ha, tăng 0,62% (bằng 0,33 tạ/ha) so với cùng kỳ. Sản lượng sơ bộ được 214.252 tấn, tăng 0,76% (bằng 1.625 tấn) so với cùng kỳ.
Diện tích gieo trồng ngô ước cả năm được 3.160 ha, so cùng kỳ năm trước giảm 1,1% (bằng 35 ha). Năng suất thu hoạch ước được 60,01 tạ/ha, tăng 2,38% (bằng 1,39 tạ/ha). Sản lượng thu hoạch ước được 18.965 tấn, tăng 1,25% (bằng 234 tấn); Diện tích gieo trồng rau các loại được 18.394 ha, tăng 2,34% (bằng 421 ha). Sản lượng thu hoạch ước được 246.627 tấn, tăng 2,86% (bằng 6.846 tấn) so với cùng kỳ năm trước.
Niên vụ mía năm 2019 xuống giống được 8.314 ha, giảm 21,43% so với cùng kỳ (bằng 2.268 ha), diện tích gieo trồng giảm do giá cả thấp, chi phí cao, nông dân chuyển sang trồng cây hàng năm khác. Mía trồng tập trung ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Thành phố Vị Thanh và Thị xã Ngã Bảy. Năng suất thu hoạch ước được 1.074,94 tạ/ha, tăng 9,04% (bằng 88,8 tạ/ha); sản lượng thu hoạch ước được 890.417 tấn, giảm 14,33% (bằng 148.920 tấn).
4.2. Chăn nuôi
Ngành chức năng đang tiếp tục duy trì công tác giám sát, tiêm phòng dịch bệnh ở đàn gia súc và dịch cúm trên gia cầm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Ước tính tháng 12, số đầu con gia súc, gia cầm cụ thể như sau:
- Đàn lợn (heo): Hiện có 90.816 con (không tính heo con chưa tách mẹ) so với cùng kỳ năm trước giảm 39,58% (bằng 59.483 con). Đàn lợn giảm là do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu phi xảy ra trên địa bàn tỉnh. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm là 22.999 tấn, so với cùng kỳ giảm 15,16% (bằng 4.108 tấn).
- Đàn trâu: Có 1.466 con, giảm 2,4% (bằng 36 con). Nguyên nhân giảm do cơ giới hóa nông nghiệp ngày càng nhiều, chăn nuôi với mục đích kéo cày giảm, chăn nuôi chủ yếu chỉ để lấy thịt nên số lượng nuôi giảm. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng được 162 tấn, tăng 2,08% (bằng 7 tấn) so với cùng kỳ năm trước.
- Đàn bò: Có 3.550 con, giảm 4,36% (bằng 162 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng được 211 tấn (bằng 13 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù số lượng chăn nuôi giảm nhưng giá cả tăng, bà con nông dân thu được lợi nhuận cao nên phát sinh một hộ trang trại nuôi bò chiếm tỷ trọng khá trong tổng đàn bò của tỉnh.
- Đàn gia cầm: Có 4.434 ngàn con, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,74% (bằng 200 ngàn con). Nguyên nhân tăng là do đàn gia cầm phát triển tốt, ít có dịch bệnh. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm được 12.263 tấn, tăng 23,2% ( bằng 2.310 tấn).
Tính đến ngày 15 tháng 12, trên địa bàn tỉnh, số lượng heo chết và tiêu hủy tại 2.684 ổ dịch tả lợn Châu phi của 08 huyện/thị xã/thành phố với tổng số là 55.301 con, trọng lượng ước tính được 3.379 tấn.
4.3. Lâm nghiệp
Trong năm 2019, diện tích rừng trồng mới ước được 409,4 ha, so với cùng kỳ tăng 2,14% (bằng 8,6 ha); Ước sản lượng gỗ khai thác được 13.899 m3, so với cùng kỳ tăng 1,7% (bằng 232 m3), sản lượng củi khai thác được 67.362 Ster giảm 1,74% (bằng 1.195 Ster) so với cùng kỳ.
Công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra, khai thác rừng đảm bảo đúng quy định, công tác phòng chống cháy rừng đã quán triệt và làm tốt nên diện tích rừng được bảo vệ an toàn.
4.4. Thủy sản
Trong năm 2019, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước được 7.832 ha, tăng 6,23% (bằng 456 ha) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nuôi cá được 7.657 ha, tăng 6,21%; diện tích nuôi tôm được 95 ha, tăng 7,56%; diện tích nuôi thủy sản khác được 80 ha, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất thủy sản năm 2019 đạt được kết quả khả quan hơn năm trước, tổng sản lượng thủy sản ước được 69.833 tấn, tăng 7,66% (bằng 4.970 tấn) so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng được 67.124 tấn, tăng 7,94% (bằng 4.937 tấn). Sản lượng thủy sản khai thác được 2.709 tấn, tăng 1,26% (bằng 34 tấn).
Diện tích nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản năm 2019 so với cùng kỳ năm trước tăng là do cá thả nuôi ruộng sớm và nhiều hơn cùng kỳ, kỹ thuật nuôi được quan tâm nhiều hơn, giá bán cao hơn năm trước, hộ nuôi có lợi nhuận nên tập trung đầu tư nuôi thủy sản.
Nhìn chung, tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2019 phát triển đúng hướng và tăng trưởng khá, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản; cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, có thị trường tiêu thụ, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Việc áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh góp phần tích cực tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
5. Tình hình sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 11, tính theo giá so sánh 2010, được 2.691,423 tỷ đồng, tăng 13,37% so với cùng kỳ năm trước. Tính theo giá thực tế, được 3.884,596 tỷ đồng, tăng 17,26% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ năm trước là do các doanh nghiệp hoạt động ổn định, mặc dù tình hình tiêu thụ vẫn chưa hết khó khăn nhưng các doanh nghiệp vẫn duy trì ổn định giá trị sản xuất. Ngoài ra; tăng một phần là do chính sách nhà nước khuyến khích “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất các mặc hàng tiêu thụ nội địa, tăng sản lượng sản xuất để phục vụ tiêu dùng trong nước dịp Noel và Tết dương lịch sắp đến.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện tháng 12, tính theo giá so sánh 2010, được 2.764,130 tỷ đồng, tăng 2,70% so với tháng trước và tăng 12,73% so với cùng kỳ năm trước. Tính theo giá thực tế, được 4.062,480 tỷ đồng, tăng 4,58% so với tháng trước và tăng 14,50% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản chiếm tỷ trọng trên 72,52% trong tổng giá trị ngành chế biến thực phẩm. Riêng, Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang với sản phẩm chính là tôm đông lạnh, đóng góp giá trị sản xuất lớn nhất trong ngành này, nhưng trong thời gian vừa qua doanh nghiệp này đã cải tiến máy móc, thiết bị và thực hiện tốt các yêu cầu của đối tác khi chế biến như; ghi nhật ký nuôi trồng thủy sản, nhật ký chế biến, nhập kho, xuất kho… theo quy định của Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC), nên sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng được các rào cản chất lượng khắc khe của các nước nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ những thị trường lớn như; Mỹ, EU, Nhật Bản… nên giá trị sản xuất tăng cao so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện cả năm 2019, tính theo giá so sánh 2010, được 27.288,137 tỷ đồng, tăng 8,40% so với cùng kỳ năm trước và đạt 97,21% so với kế hoạch năm. Tính theo giá thực tế, được 38.522,493 tỷ đồng, tăng 10,67% so với cùng kỳ năm trước và đạt 96,76% so với kế hoạch năm. Sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong thời gian vừa qua là do những chính sách thực hiện cải cách thủ tục hành chính tinh gọn, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, tổ chức các buổi đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của UBND tỉnh và các Sở, ban ngành có liên quan, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhiều doanh nghiệp có doanh thu đạt và vựơt kế hoạch của doanh nghiệp đã đề ra. Vì vậy, đã làm tăng giá trị ở một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành như: Sản xuất chế biến thực phẩm (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp 47,51% và tăng 7,56% so với cùng kỳ); Sản xuất đồ uống (chiếm tỷ trọng 4,26% và tăng 72,38% so với cùng kỳ); Sản xuất giày dép (chiếm tỷ trọng 9,62% và tăng 17,31% so với cùng kỳ); Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy (chiếm tỷ trọng 17,56% và tăng 14,28% so với cùng kỳ); Sản xuất thuốc, hóa dược liệu (chiếm tỷ trọng 8,01% và tăng 28,79% so với cùng kỳ); Sản xuất các sản phẩm từ khoán phi kim loại (chiếm tỷ trọng 3,60% và tăng 15,85% so với cùng kỳ)… nên giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh tăng so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, ước thực hiện cả năm 2019,sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh dù đã có sự tăng trưởng, nhưng vẫn có một số ngành nghề phát triển chưa bền vững do bị tác động về giá, thị trường xuất khẩu và một số yếu tố khác như: Điện, xăng dầu,... Do vậy, các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để triển khai nhiều giải pháp mang tính phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng cần có kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp đang đầu tư sớm đi vào hoạt động đúng theo kế hoạch của doanh nghiệp đã đề ra, để giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao trong tháng cuối năm và phát triển ổn định trong những năm tới.
Tính từ đầu năm đến nay, lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã có nhiều dự án mới được mở rộng và đi vào hoạt động như: Công ty TNHH Number One Hậu Giang; Công ty TNHH Lạc Tỷ II… với nhiều chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã không ngừng lớn mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 176 doanh nghiệp và hơn 4.644 cơ sở sản xuất cá thể hoạt động sản xuất công nghiệp, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11, tăng 6,97% so với so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,80% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 7,68% so với cùng kỳ năm trước; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 4,97% so với cùng kỳ năm trước.
Dự tính tháng 12, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 3,41% so với tháng trước và tăng 10,65% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,43% so với tháng trước và tăng 10,69% so với cùng kỳ năm 2018; ngành sản xuất, phân phối điện giảm 2,34% so với tháng trước và tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 3,81% và tăng 2,72% so với cùng kỳ năm 2018.
Ước tính 12 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tăng 8,35% so với cùng kỳ. Cụ thể:
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Tăng 8,35% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ là do các ngành có tỷ trọng lớn có mức tăng ổn định như:
- Ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,83% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
+ Chỉ số chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 11,22% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chế biến tôm đông lạnh ký được nhiều hợp đồng lớn trong và ngoài nước, nên chỉ số tiêu thụ tăng 2,30% so với cùng kỳ, chỉ số tồn kho giảm 6,49% so với cùng kỳ. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp Noel và Tết dương lịch sắp đến.
+ Chỉ số ngành xay xát và sản xuất bột thô tăng 57,85% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay trên địa bạn tỉnh có trên 17 doanh nghiệp hoạt động trong ngành xay xát nhưng chủ yếu là gia công, Vì vậy, chỉ số sản xuất ngành xay xát tăng rất cao nhưng giá trị sản xuất của ngành này đóng góp không nhiều vào giá trị chung của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 53,73% so với cùng kỳ năm trước. Trong thời gian qua giá trị sản xuất của ngành này tăng trưởng chủ yếu do sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI như, Công ty TNHH Lạc Tỷ II đầu tư mở rộng nhà máy nâng công suất tăng thêm 30 % so với cùng kỳ và nhập khẩu robot để hoàn thiện một số công đoạn phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, nên chỉ số sản xuất ngành này tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
- Ngành sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy tăng 14,24% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng là do Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam với sản phẩm chính là giấy cuộn và bìa giấy, sau thời gian hơn một năm đi vào hoạt động, doanh nghiệp đã chủ động được nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ ổn định nên tăng sản lượng sản xuất. Do đó, làm tăng chỉ số ngành này nói riêng và chỉ số của toàn tỉnh nói chung
- Ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 33,94% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Công ty TNHH Tân Huy Hoàng, sản xuất các sản phẩm gia dụng bằng plastic, đây là sản phẩm mới nên thị phần của doanh nghiệp này rất lớn. Vì vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành này tăng đều và ổn định so với cùng kỳ.
- Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do công ty TNHH MTV xi măng Cần Thơ - Hậu Giang với sản phẩm chính là xi măng đen, do đây là sản phẩm mới trên địa bàn tỉnh và có giá thành hết sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trong khu vực. Vì vậy, đến nay thị phần của doanh nghiệp này ngày càng mở rộng, sản lượng tăng ổn định so với cùng kỳ.
Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí: Tăng 8,92% so với cùng kỳ năm trước. Riêng, ngành truyền tải và phân phối điện tăng 9,13% so với cùng kỳ năm trước. Ngành điện đã hoạt động ổn định, đúng công suất, đã cung cấp đủ điện một cách an toàn, hiệu quả, đảm bảo hạn chế không để xảy ra tình trạng mất điện nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp được hoạt động thường xuyên liên tục.
Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Tăng 7,26% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do Công ty Cổ Phần Cấp Thoát Nước- CTĐT Hậu Giang nắm được nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân nông thôn ngày càng cao, nên công ty đã hoàn thiện và khởi công mới các tuyến đường ống, dẫn nước đến các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, để phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan xí nghiệp được hoạt động liên tục.
6. Thương mại, dịch vụ
6.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu và dịch vụ
Thực hiện tháng 11, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được 3.138,007 tỷ đồng, so với thực hiện tháng trước bằng 102,85% và so với cùng kỳ năm trước bằng 109,04%. Chia ra: Tổng mức bán lẻ hàng hóa thực hiện được 2.327,570 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 103,26% và so với cùng kỳ năm trước bằng 108,86%. Ngành dịch vụ (trừ dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành) thực hiện được 269,222 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 94,73% và so với cùng kỳ năm trước bằng 111,36%. Ngành lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành thực hiện được 541,215 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 105,51% và so với cùng kỳ năm trước bằng 108,70%.
Ước thực hiện tháng 12, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được 3.364,700 tỷ đồng, so với thực hiện tháng trước bằng 107,22% và so với cùng kỳ năm trước bằng 105,02%.
Bước qua tháng 12, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh bắt đầu vào tháng dự trữ phục vụ cho dịp lễ Noel, Tết dương lịch và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Năm nay, Tết Nguyên đán rơi vào những ngày cuối tháng 01/2020 nên thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đã bắt đầu chuẩn bị dự trữ hàng hóa Tết. Các nhóm hàng tăng mạnh trong tháng là bán lẻ hàng may mặc, đồ dùng gia đình, lương thực, thực phẩm và một số nhóm hàng khác bắt đầu tăng hơn so với tháng trước. Bên cạnh đó, để kích thích tiêu dùng trong những tháng cuối năm thì công tác tổ chức hội chợ thương mại, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn luôn được ngành chức năng quan tâm tổ chức thường xuyên.
Các ngành dịch vụ trong tháng cũng tăng hơn so với tháng trước nhờ vào các hoạt động tổ chức chuẩn bị cho dịp lễ, Tết sắp đến. Một số ngành dịch vụ tăng cao trong tháng là ngành vui chơi, giải trí, ngành lưu trú, ăn uống, các ngành còn lại có mức tăng tương đối ổn định so với tháng trước.
Ước thực hiện cả năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được 37.914,966 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 108,82%, so với kế hoạch đạt 102,18%. Chia ra: Tổng mức bán lẻ hàng hóa thực hiện được 28.205,860 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 108,64%. Ngành dịch vụ (trừ dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành) thực hiện được 3.393,913 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 110,49%. Ngành lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành thực hiện được 6.315,193 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 108,73%.
Nhìn chung, ngành thương mại, dịch vụ ước thực hiện cả năm 2019 có tốc độ tăng trưởng khá tốt. Xu hướng tăng của ngành thương mại trong năm 2019 là do hoạt động của loại hình kinh tế tư nhân, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu, vật liệu xây dựng và vật tư nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2019, các cửa hàng bán lẻ có uy tín ngày càng mở rộng thị trường tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh góp phần làm tăng doanh thu thương mại trong những tháng cuối năm như: Cửa hàng bán lẻ Bách hóa xanh, cửa hàng bán lẻ Vinmart và các siêu thị điện máy…
Đối với các ngành dịch vụ thì tỷ trọng doanh thu thấp hơn ngàng thương mại, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này còn hạn chế, nhất là ngành lưu trú, ăn uống. Ngành dịch vụ chủ yếu là hoạt động của các cơ sở kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ và vừa nên hiệu quả chưa cao, đem lại nguồn thu chưa lớn. Bên cạnh đó, Hậu Giang là tỉnh xuất phát từ nông nghiệp, du lịch chưa phát triển, chưa có nhiều địa điểm kinh doanh vui chơi giải trí nổi bậc đem lại nguồn thu lớn nên còn hạn chế số lượng khách từ nơi khác đến.
Trong những tháng đầu năm dưới tác động của dịch bệnh trên heo và thời tiết bất lợi đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của ngành thương mại, nhưng nhờ vào các chính sách hỗ trợ, khắc phục của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của người dân đã phần nào giải quyết được những khó khăn cho người chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, công tác tổ chức hoạt động các chương trình xúc tiến thương mại, một số chương trình trọng tâm khác luôn được thực hiện nghiêm túc và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày được nâng cao hơn đã kích thích lượng lớn tiêu dùng trong những tháng cuối năm. Vì vậy, tính đến cuối năm 2019 thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh vẫn đảm bảo mức tăng ổn định và hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
6.2. Tình hình xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp thực hiện tháng 11 được 77,144 triệu USD, so với tháng trước bằng 84,40% và so với cùng kỳ năm trước bằng 76,18%. Chia ra: Xuất khẩu được 57,395 triệu USD, so với thực hiện tháng trước bằng 85,37% và so với cùng kỳ năm trước bằng 100,55%. Nguyên nhân giá trị xuất khẩu hàng hóa trực tiếp giảm so với tháng trước chủ yếu là do giá trị xuất khẩu thủy sản chế biến các loại của các doanh nghiệp trên địa bàn giảm. Tính riêng giá trị xuất khẩu trong tháng của mặt hàng này chỉ bằng 75,62%, tương đương giảm gần 9 triệu USD so với tháng trước. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu giấy cũng giảm gần 2 triệu USD, bằng 70,04% so với tháng trước. Các mặt hàng khác còn lại có giá trị xuất khẩu vẫn ổn định không có biến động nhiều so với tháng trước. Vì vậy, giá trị xuất khẩu giảm. Nhập khẩu được 19,749 triệu USD, so với thực hiện tháng trước bằng 81,70% và so với cùng kỳ năm trước bằng 44,70%.
Ước thực hiện tháng 12, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp thực hiện được 177,459 triệu USD, so với tháng trước bằng 230,04% và so với cùng kỳ năm trước bằng 125,43%. Chia ra: Xuất khẩu ước thực hiện được 78,785 triệu USD so với tháng trước bằng 137,27% và so với cùng kỳ năm trước bằng 149,35%. Nguyên nhân ước giá trị xuất khẩu tăng so với tháng trước là do trong những tháng cuối năm các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản và các nước EU... diễn ra rất nhiều lễ hội, gần nhất là dịp lễ Noel và Tết Dương lịch sắp đến nên dự đoán nhu cầu tiêu thụ của người dân ở các nước này sẽ tăng cao. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, những nước này sẽ tăng sản lượng nhập khẩu các mặt hàng thủy sản và rau quả. Thêm vào đó, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế suất khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ sau khi cơ quan chức năng nước này công bố kết quả đợt rà soát thuế chống bán phá giá sản phẩm Tôm của Việt Nam, đây là điều kiện rất thuận lợi để cho doanh nghiệp có thể tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới và tăng sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu trong tháng còn lại của năm. Vì vậy, dự báo trong tháng 12 giá trị xuất khẩu có thể tăng. Nhập khẩu ước thực hiện được 98,674 triệu USD tăng cao so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước bằng 111,20%. Dự đoán trong tháng cuối năm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thể sẽ tăng sản lượng nhập khẩu để phục vụ nhu cầu dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán sắp đến. Vì vậy, trong tháng còn lại của năm giá trị nhập khẩu có thể sẽ tăng cao.
Tình hình xuất, nhập khẩu dần về những tháng cuối năm có nhiều diễn biến phức tạp, có sự cạnh tranh mạnh giữa các quốc gia có cùng chung mặt hàng xuất khẩu khiến giá trị xuất các mặt hàng thủy sản (chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng kim ngạch chung) trên địa bàn bị sụt giảm. Các nước đua nhau xuất vào các thị trường có mức tiêu thụ lớn là Mỹ, các nước EU, Nhật Bản.... tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới, đặc biệt trong năm nay cơ cấu thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn có chiều hướng xuất khẩu nhiều vào Trung Quốc, do quốc gia này bị ảnh hưởng lớn từ dịch tả lợn heo Châu Phi nên nguồn cung lương thực trong nước bị thiếu hụt, do đó phải tăng sản lượng nhập khẩu các mặt hàng thủy sản thay thế phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết và một số lễ hội cuối năm. Ngoài ra, các mặt hàng khác như: giày dép, nông sản, dệt may và một số sản phẩm khác cũng được quốc gia này nhập khẩu với giá trị lớn, tổng giá trị xuất vào thị trường này năm 2019 ước được 55,210 triệu USD bằng 170,31% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng rau quả cũng đánh dấu sự tăng trưởng bằng việc được các doanh nghiệp tăng xuất khẩu mạnh vào các quốc gia Tây Âu.
Ước thực hiện cả năm 2019, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, uỷ thác và các dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng thực hiện được 1.067,942 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 95,84% và so với kế hoạch năm đạt 102,69%. Chia ra:
- Xuất khẩu ước thực hiện được 607,468 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 88,74% và so với kế hoạch năm đạt 83,33 %. Nguyên nhân giá trị xuất khẩu không đạt kế hoạch năm chủ yếu là do trong hơn 02 quý đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp lớn như: Minh Phú (chiếm tỷ trọng xuất khẩu khoảng 45% giá trị chung của toàn tỉnh)và doanh nghiệp Lee & Man bị sụt giảm. Tổng giá trị xuất khẩu của 02 doanh nghiệp này đã giảm 28,07%, chỉ bằng 71,93% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giảm nhiều nhất là giá trị của doanh nghiệp Minh Phú, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp này vào thị trường Mỹ giảm mạnh do các lô hàng xuất đi chưa đáp ứng được các yêu cầu quy định nên nhiều lô hàng đã bị phía nhà nhập khẩu trả lại, kết quả ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị xuất khẩu chung giảm mạnh so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Lee & Man cũng giảm đáng kể chỉ bằng 53,49% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, vấn đề thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong sản xuất và chế biến cũng làm cho các doanh nghiệp không chủ động được trong ký kết các hợp đồng sản xuất xuất khẩu với quy mô lớn. Vì vậy, dự đoán cả năm 2019, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp này có thể giảm lần lượt là khoảng 21,80% và 46,51% so với năm 2018. Vì vậy, đã làm giảm giá trị xuất khẩu chung trên địa bàn tỉnh.
- Nhập khẩu ước thực hiện được 400,507 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 107,58% và so với kế hoạch năm đạt 160,20%.
- Uỷ thác xuất khẩu ước thực hiện được 1,376 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 141,71% và so với kế hoạch năm đạt 137,60%.
- Dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ước thực hiện được 58,591 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 103,66% và so với kế hoạch năm đạt 97,65%.
Mặc dù, giá trị xuất khẩu trong những quý cuối năm có mức tăng trưởng so với các quý đầu năm nhưng nhìn chung tình hình xuất khẩu còn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn ở phía trước. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các rào cản thương mại do các thị trường nhập khẩu dựng lên và nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu đang là những vấn đề cấp bách đòi hỏi các doanh nghiệp cần giải quyết. Trong những tháng đầu năm, nhiều lô hàng không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng khi xuất vào các thị trường nhập khẩu lớn, đặc biệt là Mỹ đã bị trả lại, đây cũng là nguyên nhân chính làm cho giá trị xuất khẩu chung trên địa bàn bị giảm mạnh so với cùng kỳ. Thêm vào đó, vấn đề thiếu hụt nguồn nguyên liệu đã khiến các nhà máy chế biến không thể hoạt động hết công suất tối đa đã gây ra rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn cho các doanh nghiệp.
Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần phối hợp với các ngành chức năng và các bên hữu quan sớm có giải pháp hiệu quả hơn để kịp thời giải quyết cấp bách những vấn đề đang tồn tại, sớm đưa các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng thủy sản có thể trở lại các thị trường lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tăng cường trao đổi thông tin, tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại để tìm kiếm thêm khách hàng, ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu sang các thị trường mới có tiềm năng để tăng giá trị xuất khẩu và nhằm phân tán rủi ro trong kinh doanh, tránh tình trạng phụ thuộc vào một thị trường nhất định, tích cực phát huy các thế mạnh và có những giải pháp hiệu quả nhanh chóng khắc phục những khó khăn đang tồn tại, kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo hoạt động thường xuyên liên tục của nhà máy, tránh tình trạng ngưng trệ do không có nguyên liệu sản xuất, đảm bảo thực hiệc thanh toán đầy đủ được các hợp đồng đã ký kết. Đồng thời, tăng cường công tác quảng bá sản phẩm, mở rộng các kênh tiếp thị để bán sản phẩm, mạnh dạn đầu tư đổi mới, nâng cấp các trang thiết bị để nâng cao chất lượng giá trị của sản phẩm, đảm bảo các sản phẩm xuất đi đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn, quy định của các thị trường nhập khẩu khó tính, từng bước tiến tới dở bỏ các rào cản thương mại do các nước đặt ra, góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong xuất khẩu sản phẩm để làm tăng giá trị xuất khẩu chung.
6.3. Tình hình giao thông vận tải
Tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi thực hiện trong tháng 11 được 112,605 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước bằng 108,45%. Trong đó, đường bộ thực hiện được 37,292 tỷ đồng bằng 88,92% so với cùng kỳ năm trước, đường thủy thực hiện được 45,122 tỷ đồng bằng 98,01% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính chuyển phát được 30,191 tỷ đồng bằng 193,87% so với cùng kỳ năm trước.
Ước tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi thực hiện trong tháng 12 được 116,042 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước bằng 109,16%. Trong đó, đường bộ thực hiện được 38,502 tỷ đồng bằng 88,04% so với cùng kỳ năm trước, đường thủy thực hiện được 46,947 tỷ đồng bằng 101,43% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính chuyển phát được 30,593 tỷ đồng bằng 191,10% so với cùng kỳ năm trước.
Ước thực hiện cả năm 2019, tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi trên địa bàn được 1.196,887 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước bằng 103,39%. Trong đó, đường bộ thực hiện được 438,681 tỷ đồng bằng 91,08% so với cùng kỳ năm trước, đường thủy thực hiện được 505,564 tỷ đồng bằng 101,64% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính chuyển phát được 252,642 tỷ đồng bằng 152,86% so với cùng kỳ năm trước.
Vận chuyển, luân chuyển hàng hóa
Thực hiện tháng 11, hàng hoá vận chuyển được 813.013 tấn (69.479.912 tấn.km), so với thực hiện tháng trước bằng 100,24% (98,81%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 107,31% (207,75%). Chia ra: Đường bộ thực hiện được 155.430 tấn (9.303.005 tấn.km), so với thực hiện tháng trước bằng 99,21% (96,31%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 98,29% (96,73%). Đường sông thực hiện được 657.583 tấn (60.176.907 tấn.km), so với thực hiện tháng trước bằng 100,49% (99,20%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 109,69% (252,57%).
Ước thực hiện tháng 12, toàn tỉnh vận chuyển được 834.391 tấn hàng hóa các loại (71.504.394 tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 102,63% (102,91%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 105,97% (214,52%). Chia ra: Đường bộ thực hiện được 158.006 tấn (9.673.467 tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 101,66% (103,98%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 102,13% (102,53%). Đường sông thực hiện được 676.385 tấn (61.830.927 tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 102,86 % (102,75%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 106,91% (258,73%).
Ước thực hiện cả năm 2019, toàn Tỉnh vận chuyển được 8.311.476 tấn hàng hóa các loại (633.400.409 tấn.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 104,89% (154,45%). Chia ra: Đường bộ thực hiện được 1.852.031 tấn (98.086.875 tấn.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 100,67% (101,24%). Đường sông vận chuyển được 6.459.445 tấn (535.313.534 tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 106,16% (170,91%).
Vận chuyển, luân chuyển hành khách
Thực hiện tháng 11, toàn Tỉnh vận chuyển được 9.566.627 lượt hành khách (55.217.039 HK.Km), so với thực hiện tháng trước bằng 100,88% (101,25%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 98,09% (97,74%). Chia ra: Đường bộ vận chuyển được 7.317.372 lượt hành khách (41.602.099 HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 100,31% (100,69%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 98,19% (97,14%). Đường sông vận chuyển được 2.249.255 lượt hành khách (13.614.940 HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 102,77% (102,99%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 97,76% (99,62%).
Ước thực hiện tháng 12, toàn tỉnh thực hiện được 9.751.382 lượt hành khách (56.911.222 HK.km), so với tháng trước bằng 101,93% (103,07%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 94,90% (97,73%). Chia ra: Đường bộ vận chuyển được 7.412.946 lượt hành khách (42.757.079 HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 101,31% (102,78%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 94,13% (98,44%). Đường sông vận chuyển được 2.338.436 lượt hành khách (14.154.143 HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 103,96% (103,46%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 97,43% (95,62%).
Ước thực hiện cả năm 2019, toàn tỉnh vận chuyển được 114.233.716 lượt hành khách (629.115.367 HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 94,65% (94,25%). Chia ra: Đường bộ vận chuyển được 87.983.002 lượt hành khách (468.664.147 HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 94,10% (92,99%). Đường sông vận chuyển được 26.250.714 lượt hành khách (160.451.220 HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 96,57% (98,12%) .
7. Các vấn đề văn hóa, thể thao, xã hội và tai nạn giao thông
7.1. Tình hình văn hóa, thể thao
Trong tháng 12, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục duy trì và triển khai nhiều hoạt động , đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của các tầng lớp dân cư. Đội tuyên truyền lưu động tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức giao lưu trong và ngoài tỉnh 24 cuộc; xây dựng chương trình nghệ thuật quần chúng biểu diễn tại các xã, phường, thị trấn với 70 buổi, thu hút 31.100 lượt người xem. Đoàn Ca múa nhạc dân tộc xây dựng và biểu diễn 6 suất phục vụ trên 7.200 lượt người xem, phục vụ các ngày lễ, phục vụ khu vực nông thôn và các sở ban ngành trong tỉnh cụ thể như: Hỗ trợ Đài truyền hình phục vụ chương trình “Tình ca miền Sông Hậu”; chương trình “Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp”; hỗ trợ Trung tâm Văn hóa tỉnh tham gia Hội thi sân khấu cải lương “Hương sắc Cửu Long” lần thứ 1 năm 2019 khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Toàn ngành đã thực hiện 1.760m2 panô các loại, 175 băng rôn, in và treo hơn 2.300 cờ các loại, 65 lượt phóng thanh cổ động, trang trí khánh tiết, phục vụ âm thanh ánh sáng, hỗ trợ chương trình văn nghệ cho các cuộc hội nghị, họp mặt, Hội thi, Hội diễn, Liên hoan, Hội chợ theo yêu cầu của các đơn vị ngoài ngành.
Về hoạt động của thư viện, hệ thống Thư viện tỉnh và huyện, thị xã, thành phố đã phục vụ 117.970 lượt người với 235.940 lượt sách báo, truy cập máy tính; cấp 512 thẻ bạn đọc. Tổ chức phục vụ “Xe thư viện lưu động đa phương tiện” tại các điểm trường thuộc huyện Long Mỹ và huyện Châu Thành A. Bổ sung sách: 1.194 bản/ 616 tên sách từ nguồn kinh phí, luân chuyển 500 bản sách cho Trại giam Kênh 5.
Về hoạt động bảo tồn - bảo tàng và phát huy giá trị di sản văn hóa, hệ thống các di tích toàn tỉnh phục vụ 15.130 lượt khách (trong đó có 16 đoàn khách) tham quan tại các Khu di tích: Chiến thắng Chương Thiện (thành phố Vị Thanh); căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ; Chiến thắng Tầm Vu; Đền thờ Bác Hồ; Chiến thắng Chương Thiện tại huyện Long Mỹ; Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu,... Triển lãm thường xuyên và lưu động 05 cuộc tại di tích Chiến thắng Chương Thiện và Trung tâm Hội nghị tỉnh Hậu Giang, phục vụ các sự kiện chính trị: Hội nghị tập huấn nghiệp công tác nội chính Đảng năm 2019; Hội thi Hòa giải viên giỏi năm 2019; Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang 05 năm 2021 - 2025”; Hội thảo “Tham vấn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang 05 năm 2021- 2025” với các chuyên đề: Thành tựu 15 năm xây dựng và phát triển tỉnh Hậu Giang; một số hoạt động tiêu biểu Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2019-2024.
Về sự nghiệp thể dục thể thao: Tổ chức thành công giải vô địch Bóng đá nam tỉnh Hậu Giang năm 2019. Tham dự có 144 vận động viên đến từ 08 đơn vị gồm: Huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, thành phố Vị Thanh, Công an tỉnh Hậu Giang và Công an Kênh 5. Kết quả: Giải Nhất đơn vị thị xã Long Mỹ, giải Nhì đơn vị huyện Châu Thành A, đồng giải Ba đơn vị: Huyện Long Mỹ, Công an Kênh 5. Giải phục vụ trên 4.000 lượt người xem; cử vận động viên Điền kinh tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á (Sea Games) lần thứ 30 tại Philippines. Kết quả đạt 02 HCĐ.
7.2. Lao động và an sinh xã hội
7.2.1. Về tình hình đời sống dân cư và giải quyết việc làm
Đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong năm 2019 được cải thiện đáng kể do chính sách thưởng Tết của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương đối với cán bộ công chức nhà nước. Theo báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng cho người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và qua khảo sát của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gần 1.500 doanh nghiệp; tổng số người lao động khoảng 42.000 lao động. Trong đó, sốdoanh nghiệp có thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 là 33 doanh nghiệp. Mức thưởng bình quân từ 1,2 triệu đồng đến 18 triệu đồng, mức cao nhất là 195 triệu đồng và mức thấp nhất là 500 ngàn đồng. Ngoài ra, để bù đắp phần trượt giá hàng năm và ổn định cuộc sống cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách nâng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ tháng 7 năm 2019 (mức tăng là 100 ngàn đồng) là dấu hiệu đáng mừng cho nhóm đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nói riêng và người lao động nói chung.
Nhìn chung cuộc sống của người dân nông thôn vẫn tương đối ổn định, mặc dù giá cả của một số mặt hàng nông sản có giảm như: Lúa, mía,…. Hiện nay, ngoài việc làm nông nghiệp họ còn làm thêm một số công việc khác để tạo thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, để đời sống của người dân ngày càng được nâng chất thì các cấp Đảng, chính quyền cần có những cơ chế, chính sách phù hợp hơn cho lĩnh vực nông nghiệp như: hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nắm bắt thông tin, hiểu rõ hơn những quy định mới từ các nước nhập khẩu đặt ra để từ đó có thể chủ động lên kế hoạch sản xuất hợp lý, nâng cao chất lượng hàng nông sản giúp nông dân có đầu ra sản phẩm ổn định.
Vấn đề giải quyết việc làm là một trong những vấn đề bức xúc của tỉnh nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Thời gian qua, Tỉnh uỷ, Ủy ban bhân dân tỉnh Hậu Giang đã ban hành các chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực, phù hợp nhằm khuyến khích, kêu gọi sự đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, kể cả doanh nghiệp nước ngoài xây dựng các cơ sở mới, quy mô hiện đại hơn, việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được tỉnh rất chú trọng. Do đó, phần nào giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động trong thời gian qua.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trưởng, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với các ngành có liên quan, thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tư vấn giới thiệu việc làm, tạo việc làm trong và ngoài tỉnh. Ước thực hiện năm 2019 như sau:
- Toàn tỉnh tạo và giải quyết việc làm mới cho 17.950/15.000 lao động, đạt tỷ lệ 119,67% kế hoạch năm. Trong đó, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 121/90 người, đạt tỷ lệ 134,4% kế hoạch năm.
- Đào tạo nghề cho 9.450/6.500 lao động, đạt 145,4% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,68%/52,2%, tăng 6,5% so với cùng kỳ, đạt 216% kế hoạch năm.
- Tư vấn việc làm cho 26.844 lao động; có 4.983 lao động đăng ký tìm việc làm; giới thiệu việc làm cho 3.132 lao động.
- Về công tác hỗ trợ tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp: đã hỗ trợ giới thiệu, tuyển dụng 15.377 lao động cho 108 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Về công tác đào tạo lao động cho doanh nghiệp: Tổ chức 100 lớp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho 18 doanh nghiệp với 2.440 lao động, với các nghề như may công nghiệp, đan dây nhựa, đan lục bình, cắt uốn tóc, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật chế biến món ăn,... Phối hợp với Công ty TNHH Lạc Tỷ II và Công ty Cổ phần May Nhà Bè – Hậu Giang tổ chức 11 lớp đào tạo nghề cho 275 lao động, sau đào tạo, người lao động được 02 Công ty tuyển dụng chính thức vào làm việc.
7.2.2. An sinh xã hội
Trong năm 2019, ngành LĐTBXH đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2019; ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2019; tổ chức Hội nghị trực tuyến “Triển khai giải pháp giảm nghèo đối với hộ nghèo là người có công trên địa bàn tỉnh”. Kết quả đạt được về công tác giảm nghèo cụ thể như sau:
- Tỉnh đã tổ chức họp mặt, chúc Tết và ăn Tết với hộ nghèo tại 08 điểm cấp xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố, với các hoạt động chính như: bàn giao và đưa vào sử dụng 08 căn nhà tình thương (mỗi căn 50 triệu đồng) cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn các điểm tổ chức ăn Tết; tặng 2.355 phần quà cho gia đình hộ nghèo với tổng kinh phí tổ chức họp mặt, ăn tết, tặng quà và tặng nhà là 1.850 triệu đồng
- Triển khai thực hiện kịp thời các chính sách, chương trình giảm nghèo với tổng số tiền 287.815 triệu đồng. Cụ thể:
+ Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với các đơn vị có liên quan đã triển khai cung cấp tín dụng ưu đãi cho 5.169 hộ nghèo, hộ cận nghèo, với số tiền cho vay 169.484 triệu đồng; có 153.265 người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn và người sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT, với kinh phí thực hiện 90.000 triệu đồng; hỗ trợ tiền điện cho 11.641 hộ nghèo về thu nhập, kinh phí thực hiện trên 5.133 triệu đồng; hỗ trợ cho 19.228 hộ nghèo có điều kiện ăn Tết, tổng kinh phí hỗ trợ trên 9.614 triệu đồng.
+ Từ nguồn vận động của Ủy ban MTTQVN các cấp và các tổ chức thành viên, toàn tỉnh đã xây dựng mới 188 căn nhà tình thương cho hộ nghèo, với số tiền 10.134 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng 64 căn nhà cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2), với kinh phí thực hiện 1.600 triệu đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội.
Bằng nhiều biện pháp hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất như hỗ trợ vốn và các chương trình lồng ghép khác của dự án xóa đói giảm nghèo và sự nỗ lực vươn lên từ các hộ nghèo, đến nay số hộ nghèo đã giảm đáng kể. Tổng hợp chính thức kết quả rà soát hộ nghèo năm 2019, toàn tỉnh có 10.101 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,98%; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 7,18% xuống còn 4,98%, biên độ giảm trong kỳ 2,2%, đạt 109,5% kế hoạch đề ra. Kết quả này, là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Đồng thời, xúc tiến xây dựng kế hoạch về các dự án, chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Công tác bảo trợ xã hội luôn được quan tâm thực hiện tốt, trong năm 2019, đã tổ chức họp mặt, thăm, tặng quà và trợ cấp thường xuyên cho 355.814 lượt đối tượng với số tiền 135.241,8 triệu đồng; hỗ trợ mai táng phí cho 2.660 trường hợp với số tiền 14.364 triệu đồng; hỗ trợ đột xuất cho 192 trường hợp với số tiền 1.606,6 triệu đồng; mua hơn 23.019 thẻ BHYT cho đối tượng BTXH, kinh phí gần 16.000 triệu đồng. Tiếp nhận Chương trình gắn chân/tay giả, trồng răng giả và khám bệnh, cấp thuốc cho bệnh nhân đau xương khớp, bị mắc một số bệnh mãn tính cho 1.246 người dân trên địa bàn tỉnh do Tổ chức MERCER/ Hoa Kỳ viện trợ với kinh phí 2.797 triệu đồng.
Công tác thực hiện chính sách Người có công luôn được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo sâu sát, uốn nắn kịp thời, nhất là việc triển khai tổ chức thực hiện các quy định mới về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Toàn tỉnh đã tổ chức họp mặt, thăm và tặng 245.983 phần quà cho người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách - xã hội với tổng kinh phí 103.622,795 triệu đồng, tăng 5.914,771 triệu đồng so với năm 2018. Bình quân mỗi đối tượng thụ hưởng mức quà khoảng 1,350 triệu đồng.
7.3. Giáo dục
Trong năm, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục đang quyết tâm trong công tác phối hợp, tuyên truyền và vận động học sinh, học viên đến lớp, đồng thời quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn được yên tâm đến lớp.
Năm học 2019-2020, toàn tỉnh ước có 160.745 học sinh mầm non và phổ thông. Trong đó, Mầm non có 27.115 trẻ, với tổng số 1.002 lớp (Mẫu giáo có 24.574 trẻ; nhà trẻ có 2.541 trẻ); Tiểu học có 68.695 học sinh trên 2.441 lớp; Trung học (bao gồm trung học cấp 2 và cấp 2-3) có 45.656 học sinh trên 1.182 lớp; Trung học phổ thông có 19.279 học sinh trên 478 lớp.
7.4. Y tế
Trong tháng 12, theo báo cáo của Sở Y tế, có 41 ca mắc mới bệnh sốt xuất huyết, giảm 36 ca so với tháng trước, cộng dồn là 609 ca, tăng 331 ca so với cùng kỳ. Bệnh tay chân miệng có 123 ca mắc mới, giảm 77 ca so với tháng trước, cộng dồn có 823 ca, tăng 251 ca so với cùng kỳ. Bệnh sởi, bệnh viêm gan do virut B, bệnh quai bị không có ca mắc mới. Bệnh dịch lạ và các bệnh truyền nhiễm khác chưa ghi nhận ca mắc trên địa bàn tỉnh.
Số trẻ dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ trong tháng là 823 trẻ, cộng dồn là 11.343 trẻ, đạt 97,28%; Tiêm sởi mũi 2 trong tháng là 880 trẻ, cộng dồn là 11.422 trẻ, đạt 97,22%; tiêm ngừa uốn ván trên thai phụ (VAT2 (+)TP) trong tháng là 809 thai phụ, cộng dồn là 10.556 thai phụ, đạt 86,73%. Số nhiễm HIV mới phát hiện trong tháng là 39 ca, cộng dồn là 162 ca (tăng 81 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 1.746 ca (còn sống 1.161 người); số bệnh nhân AIDS phát hiện trong tháng là 01ca, cộng dồn là 21 ca (giảm 19 ca cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 1.022 ca; số bệnh nhân tử vong do AIDS trong tháng là 01 ca, cộng dồn là 15 ca (giảm 21 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 585 ca. Trong tháng, khám và cấp thuốc cho 430 lượt bệnh nhân. Số người hiện đang điều trị Methadone là 44 người. Tổng số bệnh nhân điều trị ARV là 760 người.
Sở Y tế tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh chủ động, hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh, chưa xuất hiện các loại bệnh dịch lạ. Công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS đều được duy trì thường xuyên và đạt được kết quả tốt. Thực hiện tốt công tác khám,chữa bệnh cho đối tượng có thẻ BHYT. Triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đã góp phần giảm thời gian chờ đợi khám bệnh của người bệnh, giảm lãng phí xã hội. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có giường bệnh tập trung triển khai thực hiện tốt Kế hoạch về đổi mới phong cách và thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người/vụ. Đồng thời, thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
7.5. Tình hình an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nỗ và thiên tai
Theo số liệu của Ban An toàn giao thông tỉnh Hậu Giang, trong tháng 12, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông, làm chết 06 người và làm bị thương 15 người. So với tháng trước tăng 11 vụ, số người chết tăng 03 người và số người bị thương tăng 13 người, đều tập trung ở đường bộ. So với cùng kỳ năm trước số vụ tăng 10 vụ, số người chết tăng 02 người và số người bị thương tăng 12 người.
Cả năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 94 vụ tai nạn giao thông (đường bộ 92 vụ, đường thủy 02 vụ), làm chết tổng cộng 76 người (đường bộ chết 74 người, đường thủy chết 02 người) và làm bị thương 35 người (tập trung ở đường bộ). So với cùng kỳ năm trước giảm 17 vụ (tập trung ở đường bộ), số người chết giảm 15 người (đường bộ giảm 17, đường thủy tăng 02) và số người bị thương giảm 19 người.
Việc phòng, chống cháy, nổ luôn được các ngành chức năng quan tâm thực hiện, định kỳ có kiểm tra, hướng dẫn người dân và các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ các quy định về phóng cháy, chữa cháy. Mặc dù được sự quan tâm thực hiện, nhưng trong tháng đã xảy ra 01 vụ cháy, làm thiệt hại khoảng 250 triệu đồng, tính chung cả năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 05 vụ cháy, tổng giá trị thiệt hại ước tính là 1.180 triệu đồng.
Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra sạt lở ở 48 điểm với chiều dài sạt lở là 1.141,7 m, diện tích mất đất bờ kênh là 5.744,70 m2, ước thiệt hại là 2.328,90 triệu đồng. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn xảy ra nhiều đợt dông lốc làm 01 người bị chết do sét đánh, 39 căn nhà bị sập, 226 căn nhà bị tốc mái, hư hỏng 12 phòng học và 01 nhà giữ xe của trường, ước giá trị thiệt hại khoảng 3.016,70 triệu đồng. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các địa phương hỗ trợ kịp thời, đồng thời đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn theo dõi thời tiết bất thường để khuyến cáo người dân khi có thiên tai xuất hiện.
8. Một số nhiệm vụ, giải pháp
Để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị cần tập trung cao công tác chỉ đạo, điều hành, nghiêm túc quán triệt, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
- Tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp
+ Tiếp tục đơn giản hóa, giảm thủ tục hành chính, cải thiện chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS), tập trung giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo; tổ chức tốt công tác đối thoại; góp phần giữ vững ổn định chính trị và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
+ Tăng cường sự công khai, minh mạch trong giải quyết các công việc cho các nhà đầu tư, tăng cường công tác chỉ đạo của và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các sở, ngành về thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trong thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
+ Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bộ phận “một cửa” cũng như việc giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, thực hiện rà soát, đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tập trung đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân.
+ Cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, thường xuyên theo dõi tình hình phát triển doanh nghiệp, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển; tổ chức đối thoại công khai định kỳ với cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế
+ Tích cực tiếp cận những cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại. Nhân rộng các mô hình, dự án khoa học - công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng hàm lượng khoa học - công nghệ, trí tuệ trong sản phẩm và hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích từ nuôi trồng, chế biến đến tiêu thụ nông sản với các hình thức hợp tác, liên kết phù hợp.
+ Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều sâu, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân, hộ cá thể phát triển. Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh; phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao; phát triển trạm bơm điện; hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh (như: lúa, mía, bưởi, cam sành, khóm, xoài, quýt, chanh không hạt, cá thát lác, cá rô đồng). Tổ chức lại sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới gắn với liên kết theo chuỗi.
+ Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh có thêm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư triển khai đầu tư các dự án đã có chủ trương đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa dự án vào hoạt động.
- Tái cơ cấu nông nghiệp, thủy sản, cây ăn trái gắn với xây dựng nông thôn mới
+ Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông minh vào các khâu sản xuất, nhằm tăng chất lượng, sức cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống Nhân dân.
+ Tiếp tục đầu tư chiều sâu, phát triển vùng sản xuất chuyên canh, đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới giống cây trồng, tiếp tục phát triển 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đã có nhãn hiệu.
+ Phát triển chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với thị trường, phát triển các mô hình liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị; khuyến khích mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường; tập trung công tác quản lý giống vật nuôi, quản lý chặt chẽ việc tái đàn, kiểm soát yếu tố giống, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng con giống, hiệu quả chăn nuôi.
+ Chỉ đạo nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, áp dụng các quy trình tiêu chuẩn vào sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường; tổ chức lại sản xuất cá tra, cá thát lát, cá rô đồng,… theo hướng hình thành các tổ chức liên kết sản xuất (bao gồm người nuôi, doanh nghiệp chế biến, ngân hàng, các dịch vụ thủy sản) đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia chuỗi sản xuất.
+ Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của các thành phần kinh tế đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị ở cơ sở để xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển công nghiệp - xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư công
+ Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu công nghiệp; kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp; tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư nhằm nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp.
+ Thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản có lợi thế cạnh tranh và phát triển một số hàng tiêu dùng có khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển điện mặt trời và điện gió.
+ Thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh.
+ Tiếp tục xây dựng, nâng chất các tiêu chí đô thị của thành phố Vị Thanh, đạt tiêu chuẩn đô thị loại II; thị xã Long Mỹ đạt tiêu chuẩn đô thị loại III. Thị xã Ngã Bảy đạt các tiêu chí trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Rà soát, xây dựng, nâng chất các tiêu chí đô thị cho các trung tâm xã có khả năng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững và phát triển đô thị tăng trưởng xanh tỉnh Hậu Giang đến năm 2030.
+ Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ (giai đoạn 2); xây dựng các chương trình phát triển nhà ở.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực đầu tư xây dựng cho các tổ chức, cá nhân, giám sát, kiểm tra và thực hiện; đồng thời tăng cường quản lý hoạt động xây dựng, chất lượng công trình xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan và mỹ quan đô thị; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển đô thị, nhà ở và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
+ Tiếp tục triển khai đúng lộ trình của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tăng cường quản lý đầu tư theo Luật Đầu tư công. Kiểm soát chặt chẽ các kế hoạch điều chỉnh dự án đầu tư công. Thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu năm 2020.
- Phát triển dịch vụ và đẩy mạnh xuất khẩu
+ Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối cung cầu nhằm đưa các sản phẩm chủ lực, hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Hậu Giang vào hệ thống phân phối hiện đại, các điểm tham quan du lịch trong tỉnh và các tỉnh thành trong cả nước.
+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về hội nhập quốc tế, nhất là các cam kết theo các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Chú trọng công tác hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Cung cấp đến doanh nghiệp những nội dung về rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu. Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, nhất là hàng thuỷ sản và nông sản.
+ Theo dõi diễn biến giá cả thị trường và công tác bình ổn thị trường. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kịp thời phát hiện những trường hợp đầu cơ, gây mất cân bằng cung cầu, xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; quản lý giá bán theo giá niêm yết, xử lý các vi phạm về giá.
- Quản lý, sử dụng tài chính có hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
+ Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành thu ngân sách nhà nước, tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, góp phần nuôi dưỡng nguồn thu và tăng nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước; xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề ra các giải pháp quản lý thu có hiệu quả; phối hợp đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách, thu hồi nợ đọng.
+ Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, khuyến khích các đơn vị phấn đấu tăng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp để chủ động chuyển sang tự hạch toán thu, chi. Tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
+ Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện giải pháp tăng cường huy động vốn, khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân; đồng thời thực hiện mở rộng tín dụng có hiệu quả song song với nâng cao chất lượng tín dụng; hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất; hỗ trợ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ, các Chương trình, Đề án trọng tâm của tỉnh. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa và kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục. Tiếp tục triển khai Chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp nắm bắt thông tin, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong triển khai các chương trình tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay.
- Đẩy mạnh xã hội hóa y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông; đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu./.
File đính kèm: HauGiang_solieu2019.xls