Thực hiện chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019 và Quyết định số 5028/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội nhà nước năm 2019. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhờ sự nỗ lực, phấn đấu của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế của cả nước.
I. Tăng trưởng kinh tế
Năm 2019, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 75.894,40 tỷ đồng, tăng 9,41% so với cùng kỳ. Trong mức tăng trưởng chung của tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,64% (cùng kỳ năm 2018 tăng 3,97%), đóng góp 0,48 điểm % vào mức tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,45% (cùng kỳ năm 2018 tăng 15,22%), đóng góp 6,80 điểm %, trong đó: động lực tăng trưởng chính vẫn là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,83%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng mạnh (tăng 18,12%) do trong năm có sự tham gia hoạt động của các công ty điện mặt trời (năm 2018 chỉ tăng 12,73%); khu vực dịch vụ bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,12% (cùng kỳ năm 2018 tăng 7,38%), đóng góp 2,13 điểm %, khu vực này trong năm 2019 diễn ra tương đối ổn định, cầu tiêu dùng, mua sắm trong dân tăng, nguồn cung hàng hóa dồi dào, chất lượng được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân. Tuy nhiên, trong năm 2019 việc điều chỉnh giá của 1 số ngành dịch vụ và việc tăng giá tiêu dùng của 1 số sản phẩm đã ảnh hưởng lớn đến mức tăng trưởng chung của tỉnh, trong đó: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 8,54%; Vận tải kho bãi tăng 5,87%; Hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 6,14%; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,04%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,48%. Động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm nay vẫn là khu vực II (công nghiệp, xây dựng) tăng 14,45%.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp, cụ thể: Khu vực I chiếm tỷ trọng 15,91% (giảm 1,37 điểm % so cùng kỳ), khu vực II chiếm 50,07% (tăng 2,54 điểm %), khu vực III (gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) chiếm 34,02% (giảm 1,17 điểm %).
II.Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
Cây lúa
Tổng diện tích xuống giống năm 2019 (gồm vụ mùa 2018-2019, vụ đông xuân 2018-2019, vụ hè thu 2019 và vụ thu đông 2019) ước đạt 506.258 ha, giảm 5.002 ha so cùng kỳ năm trước. Đã thu hoạch ước đạt 506.008 ha, giảm 5.125 ha so cùng kỳ, năng suất thu hoạch ước đạt 54,7 tạ/ha, giảm 0,1 tạ/ha so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch ước đạt 2.769.476 tấn, giảm 33.173 tấn so cùng kỳ.
-Lúa mùa 2018-2019: Diện tích gieo cấy đạt 2.074 ha, bằng 95,1% so với kế hoạch, tập trung ở 2 huyện Cần Đước và Cần Giuộc,giảm 111 ha so với cùng kỳ (diện tích giảm do chuyển sang sản xuất vụ đông xuân và hè thu và phát triển công nghiệp). Đã thu hoạch xong, diện tích thu hoạch đạt 2.074 ha, giảm 111 ha so cùng kỳ. Năng suất đạt 37,1 tạ/ha, tăng 5,1 tạ/ha so cùng kỳ (năng suất tăng do mưa nhiều đủ nguồn nước tưới và diện tích bị thiệt hại ít). Sản lượng thu hoạch đạt 7.693 tấn, tăng 711 tấn so cùng kỳ.
- Lúa đông xuân 2018/2019:Đã gieo cấy 231.968 ha, bằng 99,7% so với kế hoạch, giảm 3.654 ha so cùng kỳ. Diện tích giảm chủ yếu là do chuyển sang nuôi trồng thủy sản (cá tra giống) và cây lâu năm (thanh long, chanh). Đã thu hoạch xong, diện tích thu hoạch đạt 231.968 ha, giảm 3.623 ha so cùng kỳ. Năng suất đạt 63,4 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha so cùng kỳ. Năng suất tăng là do nhiều diện tích gieo sạ đúng lịch thời vụ và gặp thời tiết thuận lợi không bị ảnh hưởng của sâu, bệnh. Sản lượng đạt 1.471.342 tấn, tăng 30.048 tấn so cùng kỳ.
- Lúa hè thu 2019:Đã gieo sạ 221.936 ha, đạt 100,2% so với kế hoạch, giảm 1.834 ha so với cùng kỳ năm 2018; diện tích giảm ở huyện Tân Hưng, Tân Thạnh, do chuyển sang nuôi cá tra giống, các huyện Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Châu Thành diện tích giảm chủ yếu chuyển sang trồng cây mít, thanh long.
Đã thu hoạch xong, diện tích thu hoạch đạt 221.686 ha, giảm 1.988 ha so cùng kỳ. Vụ hè thu năm nay các huyện vùng Đồng Tháp Mười thu hoạch sớm hơn do xuống giống sớm hơn các năm trước khoảng 15-20 ngày; riêng các huyện phía nam của tỉnh thu hoạch chậm hơn do thời tiết nắng nóng thất thường không xuống giống được, nhiều diện tích phải sạ lại. Năng suất đạt 47,6 tạ/ha, giảm 2,7 tạ/ha so cùng kỳ. Đặc biệt năm nay xuất hiện bệnh lép vàng ở một số vùng làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng lúa. Sản lượng đạt 1.054.897 tấn, giảm 67.127 tấn so cùng kỳ. Có 250 ha lúa hè thu của huyện Cần Giuộc bị mất trắng do nắng nóng kéo dài.
- Lúa thu đông 2019:Đã gieo sạ 50.280 ha, đạt 106,4% so với kế hoạch, bằng 101,2% so với cùng kỳ năm 2018. Diện tích tập trung chủ yếu ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh (Tân Hưng, Tân Thạnh, Đức Huệ) và các huyện phía nam. Diện tích lúa thu đông của các huyện vùng Đồng Tháp Mười thường không ổn định, phụ thuộc vào tình hình ngập lũ và thời tiết.
Tính đến ngày 15/12/2019, thu hoạch ước 37.976 ha, tăng 1.219 ha so cùng kỳ. Năng suất ước tính 46,8 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 177.727,7 tấn, tăng 5.704,9 tấn so cùng kỳ.
-Lúa mùa 2019/2020:Đã gieo sạ 1.650 ha ở 2 huyện Cần Đước và Cần Giuộc.
- Lúa Đông xuân 2019/2020:Đã gieo sạ 192.986 ha ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh.
Tình hình tiêu thụ lúa:Giá lúa đông xuân loại khô, sạch (OM6976, OM576, OM4900)bình quân tháng 12 năm 2019 là 6.292đồng/kg, tăng 18 đồng/kg so tháng trước và giảm 341 đồng/kg so cùng kỳ;giá lúa hè thu loại khô, sạch (OM6976, OM576, OM4900)là 6.167đồng/kg, tăng 18 đồng/kg so tháng trước và giảm 210 đồng/kg so cùng kỳ; giá lúa đặc sản hè thu, loại khô (Nàng Hoa) là 7.383 đồng/kg, tăng 106 đồng/kg so tháng trước và tăng 53 đồng/kg so cùng kỳ. Giá nếp loại khô, sạch là 7.056 đồng/kg,tăng 133 đồng/kg so tháng trước và tăng 386 đồng/kg so cùng kỳ.
Giá lúa đông xuân loại khô, sạch (OM6976, OM576, OM4900)bình quân quý IV năm 2019 là 6.280đồng/kg, tăng 1 đồng/kg so quý trước và giảm 360 đồng/kg so cùng kỳ;giá lúa hè thu loại khô, sạch (OM6976, OM576, OM4900)là 6.156đồng/kg, tăng 41 đồng/kg so quý trước và giảm 242 đồng/kg so cùng kỳ; giá lúa đặc sản hè thu, loại khô (Nàng Hoa) là 7.312 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg so quý trước và giảm 6 đồng/kg so cùng kỳ. Giá nếp loại khô, sạch là 6.968 đồng/kg,tăng 201 đồng/kg so quý trước và tăng 314 đồng/kg so cùng kỳ.
Giá lúa đông xuân loại khô, sạch (OM6976, OM576, OM4900)bình quân năm 2019 là 6.345 đồng/kg, giảm 124 đồng/kg so cùng kỳ; giá lúa hè thu loại khô, sạch (OM6976, OM576, OM4900)là 6.137đồng/kg, giảm 153 đồng/kg; giá lúa đặc sản hè thu, loại khô (Nàng Hoa) là 7.192 đồng/kg, giảm 126 đồng/kg. Giá nếp loại khô, sạch là 6.759 đồng/kg,tăng 80 đồng/kg.
Tình hình sâu bệnh:Hiện nay, bệnh đạo ôn lá tăng diện tích nhiễm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh do thời tiết đang chuyển mùa, nhiệt độ giảm vào chiều tối và sáng sớm tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển. Ốc bươu vàng, bọ trĩ giảm diện tích nhiễm do lúa chuyển sang giai đoạn đẻ nhánh, rầy nâu giảm diện tích nhiễm do rầy trưởng thành. Cụ thể như sau:
- Trên lúa Thu đông 2019 và lúa Mùa 2019-2020:Bệnh cháy bìa lá diện tích nhiễm là 165 ha, bệnh đạo ôn cổ bông (120 ha), bệnh lem lép hạt (100 ha), chuột (80 ha), bệnh vàng lá chín sớm (78 ha), rầy nâu (52 ha),… xuất hiện trên lúa giai đoạn trổ chín ở các huyện Thủ Thừa, Tân Trụ, Đức Hòa và Đức Huệ.
- Trên lúa Đông xuân 2019-2020:Bệnh đạo ôn lá diện tích nhiễm (4.750 ha), rầy nâu (1.445 ha), ốc bươu vàng (615 ha), bệnh cháy bìa lá (250 ha), chuột (195 ha), sâu cuốn lá nhỏ (150 ha), bọ trĩ (90 ha), sâu phao (20 ha),... xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ-đẻ nhánh-đòng ở các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Huệ, Bến Lức và thị xã Kiến Tường.
Một số cây hàng năm khác
- Cây mía niên vụ 2019-2020:Diện tích mía trồng được là 2.199 ha, giảm 2.270,3 ha so cùng kỳ, trồng chủ yếu ở các huyện Bến Lức và Thủ Thừa. Hiện nay, tình hình tiêu thụ mía gặp nhiều khó khăn, giá thấp, nông dân chuyển sang cây trồng khác (lúa, mỳ và cây ăn quả).
- Cây mía niên vụ 2018-2019:Diện tích mía trồng được là 4.469,3 ha, giảm 3.265,7 ha so cùng kỳ. Diện tích mía giảm do giá quá thấp, doanh nghiệp không thu mua, sản xuất bị lỗ nên nông dân chuyển đổi cây trồng (từ mía qua lúa, chanh, ổi, mỳ…). Đã thu hoạch xong, năng suất đạt 604,2 tạ/ha, giảm 17,5 tạ/ha so với cùng kỳ. Sản lượng đạt 270.045,8 tấn, giảm 210.832,2 tấn so với cùng kỳ.
- Cây bắp:Diện tích gieo trồng 749,3 ha, giảm 551,5 ha so với cùng kỳ năm trước. Bắp chủ yếu trồng ở huyện Đức Hòa, diện tích giảm do giá sản phẩm đầu ra quá thấp và nhiều diện tích trồng đã được quy hoạch để phát triển công nghiệp. Năng suất ước đạt 51,8 tạ/ha, giảm 10,3 tạ/ha so với năm trước. Sản lượng ước tính 3.882 tấn, giảm 4.191,9 tấn so với năm trước.
- Sắn (mỳ):Diện tích gieo trồng 1.762,2 ha, tăng 464,8 ha, diện tích này trồng ở 2 vùng có thổ nhưỡng khác nhau nên năng suất cũng chênh lệch lớn. Năng suất ước đạt 185,6 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 32.713,5 tấn, tăng 8.677,6 tấn so với vụ trước, sản lượng tăng do diện tích thu hoạch tăng.
- Cây có củ khác (khoai mỡ):Diện tích trồng 3.190,5 ha, bằng 100,0% so với năm trước. Năng suất đạt 125,7 tạ/ha, giảm 12,9 tạ/ha. Sản lượng đạt 40.091,6 tấn, giảm 4.128,6 tấn so với năm trước. Do giá khoai từ đầu vụ thấp nên người nông dân ít tập trung đầu tư, mặt khác năm nay thời tiết, khí hậu không tốt cho sự phát triển của cây khoai mỡ nên dẫn đến củ nhỏ, làm giảm năng suất.
- Đậu phộng:Diện tích trồng đạt 807,9 ha, giảm 2.123,4 ha, diện tích trồng chủ yếu ở huyện Đức Hòa, năm nay diện tích giảm do mưa gây ngập úng cục bộ không xuống giống được và giá giảm mạnh. Năng suất ước đạt 31,3 tạ/ha, giảm 1,8 tạ/ha. Sản lượng đạt 2.527,6 tấn, giảm 7.186,8 tấn so năm trước.
Một số cây lâu năm chủ yếu
- Cây chanh:Diện tích hiện có 10.825,7 ha (tăng 1.660,7 ha) so với năm trước, diện tích tăng là do trong những năm gần đây trồng chanh có hiệu quả nên người dân đã chuyển đổi từ một số cây trồng không hiệu quả (mía, khoai mỡ, …) và cải tạo vườn tạp để phát triển. Năng suất ước đạt 175,8 tạ/ha, tăng 8,6 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 156.289,8 tấn, tăng 19.053,1 tấn so với năm trước.
Trong những năm trước nông dân chủ yếu trồng chanh có hạt, thị trường tiêu thụ chủ yếu nội địa, giá bán thường không cao, hiệu quả không nhiều. Hiện nay đã phát triển chanh không hạt để xuất khẩu. Diện tích chanh không hạt chiếm khoảng trên 70%. Chanh hiện nay tiêu thu gặp rất nhiều khó khăn do cung vượt cầu, giá chanh phụ thuộc vào thời điểm, mùa nắng giá bán có khi đến 30.000 đ/kg, nhưng mùa mưa chỉ còn khoảng 4.000 đồng/kg. Giá chanh cụ thể như sau: giá chanh có hạt (loại 1) bình quân tháng 12 năm 2019 là 10.157 đồng/kg, tăng 3.452 đồng/kg so tháng trước và tăng 2.975 đồng/kg so cùng kỳ; giá chanh không hạt (loại 1) là 10.970 đồng/kg, tăng 4.004 đồng/kg so tháng trước và tăng 5.656 đồng/kg so cùng kỳ. Giá chanh có hạt (loại 1) bình quân quý IV năm 2019 là 7.389 đồng/kg, giảm 2.728 đồng/kg so quý trước và tăng 657 đồng/kg so cùng kỳ; giá chanh không hạt (loại 1) là 7.256 đồng/kg, giảm 1.158 đồng/kg so quý trước và tăng 1.994 đồng/kg so cùng kỳ. Giá chanh có hạt (loại 1) bình quân năm 2019 là 11.042 đồng/kg, tăng 1.941 đồng/kg so cùng kỳ; giá chanh không hạt (loại 1) là 10.735 đồng/kg, tăng 2.160 đồng/kg.
Cây thanh long:Diện tích hiện có 11.841,0 ha, tăng 565,7 ha so với năm trước, trong đó diện tích trồng mới là 706,4 ha, trồng chủ yếu ở huyện Châu Thành, Tân Trụ, TP. Tân An, diện tích này đang phát triển sang các huyện khác trong tỉnh (15/15 huyện, thị xã,TP); diện tích tăng là do các năm gần đây giá thanh long tương đối cao người sản xuất có lãi nhiều, từ đó đã chuyển đổi mạnh từ cây lúa sang thanh long. Năng suất thu hoạch ước đạt 309,2 tạ/ha, giảm 12,4 tạ/ha, năng suất giảm do diện tích mới đưa vào thu hoạch khoảng 2.052 ha. Sản lượng thu hoạch ước đạt 317.932 tấn, tăng 53.232 tấn so với năm trước. Giá cao ổn định nên nông dân tập trung đầu tư về kỹ thuật, thâm canh rút ngắn thời gian cho sản phẩm. Giá thanh long cụ thể như sau: giá thanh long ruột trắng (2-3 quả/kg) bình quân tháng 12 năm 2019 là 6.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với tháng trước và giảm 9.000 đồng/kg so cùng kỳ; giá thanh long ruột đỏ (2-3 quả/kg) là 22.000 đồng/kg, tăng 12.000 đồng/kg so tháng trước và giảm 20.000 đồng/kg so cùng kỳ. Giá thanh long ruột trắng (2-3 quả/kg) bình quân quý IV năm 2019 là 4.481 đồng/kg, giảm 1.165 đồng/kg so quý trước và giảm 4.481 đồng/kg so cùng kỳ; giá thanh long ruột đỏ (2-3 quả/kg) là 13.821 đồng/kg, giảm 1.607 đồng/kg so quý trước và giảm 10.676 đồng/kg so cùng kỳ. Giá thanh long ruột trắng (2-3 quả/kg) bình quân năm 2019 là 8.038 đồng/kg, giảm 2.917 đồng/kg so cùng kỳ; giá thanh long ruột đỏ (2-3 quả/kg) là 21.780 đồng/kg, giảm 4.296 đồng/kg.
Một số cây lâu năm và cây ăn quả khác:Cây cao su diện tích hiện có 130,6 ha (tăng 2,3 ha so cùng kỳ), sản lượng ước đạt 72,1 tấn (tăng 14,1 tấn so cùng kỳ); Cây xoài diện tích hiện có là 672,4 ha (tăng 144,5 ha), sản lượng ước đạt 4.700,6 tấn (tăng 697,5 tấn); Cây dừa diện tích hiện có là 1.568 ha, (tăng 469,6 ha), sản lượng ước đạt 14.180 tấn (tăng 5.444 tấn); Cây bưởi diện tích hiện có là 291,1 ha (tăng 80,1 ha), sản lượng ước đạt 696,5 tấn (tăng 170,5 tấn);Cây chuối diện tích hiện có 799,6 ha (tăng 94,5 ha), sản lượng ước đạt 12.778,4 tấn (tăng 2.038,9 tấn); Cây dứa (thơm) diện tích hiện có 903,0 ha (tăng 33,3 ha), sản lượng ước tính 13.154,0 tấn (giảm 1.006,9 tấn); Cây mít diện tích hiện có 1.552,2 (tăng 1.312 ha), sản lượng ước tính 6.331,9 tấn (tăng 4.236,3 tấn); Cây cam diện tích hiện có 20,48 ha (tăng 5,58 ha), sản lượng ước tính 49,24 tấn (giảm 4,26 tấn);…
b. Chăn nuôi
Trong năm 2019, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Chăn nuôi heo vào những tháng đầu năm có phát triển tái đàn nhưng còn chậm đến những tháng cuối năm dịch tả lợn Châu Phi bùng phát đã làm giảm số lượng lớn đàn heo trong tỉnh. Đàn gia cầm (nuôi gà thả vườn) đã phát triển ổn định trở lại. Đàn bò do giá thấp, chi phí thức ăn tăng, nên nông dân đã xuất bán, chỉ duy trì và phát triển giống tốt có chất lượng cao và đàn bò sữa.
- Đàn trâu:Ước tại thời điểm 01/01/2020 đàn trâu có 7.450 con, giảm 44 con so với thời điểm 01/01/2019. Đàn trâu giảm do hiệu quả kinh tế thấp, thời gian nuôi kéo dài và môi trường chăn thả bị thu hẹp, chỉ có một số cơ sở mua trâu bên Campuchia về nuôi vỗ béo bán lại cho cơ sở giết mổ. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước năm 2019 là 445 tấn, giảm 110,4 tấn so cùng kỳ.
- Đàn bò:Đàn bò ước đến thời điểm 01/01/2020 là 115.500 con, tăng 559 con so với thời điểm 01/01/2019. Trong đó, ước đàn bò sữa là 19.635 con (tăng 211 con), bò cái sữa là 13.548 con (tăng 179 con) so với thời điểm 01/01/2019. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước năm 2019 là 4.736,4 tấn, tăng 93,6 tấn so cùng kỳ. Sản lượng sữa tươi là 39.546 tấn, tăng 440 tấn so cùng kỳ.
- Đàn dê:Đàn dê ước tại thời điểm 01/01/2020 là 13.550 con, tăng 82 con so với thời điểm 01/01/2019. Sản lượng thịt dê hơi xuất chuồng là 125,5 tấn, tăng 0,5 tấn so cùng kỳ.
- Đàn lợn:Tổng đàn lợn của tỉnh ước đến thời điểm 01/01/2020 là 105.293 con, giảm 53.800 con so với cùng cùng kỳ. Trong đó, lợn thịt có 90.426 con, chiếm 85,9% tổng đàn; lợn nái có 14.720 con, chiếm 14,0% tổng đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước năm 2019 là 28.141,8 tấn, giảm 4.930,8 tấn so cùng kỳ.
- Đàn gia cầm:Tổng đàn gia cầm ước thời điểm 01/01/2020 là 7.893 ngàn con, tăng 154,9 ngàn con so với thời điểm 01/01/2019. Đàn gia cầm tăng là do người dân hiện nay ngại tiêu thụ thịt heo do lo sợ dịch bệnh và giá cao nên chuyển sang ăn thịt gia cầm. Mặt khác để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm cho dịp Tết Nguyên Đán. Trong đó: Đàn gà là 5.855,4 ngàn con, tăng 172,7 ngàn con so với cùng kỳ. Đàn vịt, ngan, ngỗng là 2.037,6 ngàn con, giảm 17,8 ngàn con so với thời điểm 01/01/2019. Đàn vịt, ngan, ngỗng nuôi không ổn định, nông dân phát triển đàn theo giá cả thị trường, nếu sản phẩm có giá thì nông dân phát triển đàn nuôi và ngược lại.
Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước năm 2019 là 30.349,2 tấn, tăng 906,4 tấn so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng là 21.170,3 tấn, tăng 392,8 tấn so cùng kỳ; sản lượng thịt vịt, ngan, ngỗng hơi xuất chuồng là 9.178,9 tấn, tăng 513,6 tấn so cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm các loại ước năm 2019 là 342,5 triệu quả, tăng 3,2 triệu quả. Trong đó, trứng gà là 255,6 triệu quả (tăng 5,2 triệu quả); trứng vịt, ngan, ngỗng là 86,9 triệu quả (giảm 2 triệu quả).
Tình hình dịch bệnh:
Tình hình dịch bệnh trong năm 2019 diễn biến rất phức tạp, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát ở cả 15 huyện thị xã và thành phố của tỉnh gây rất nhiều khó khăn cho người dân. Ngoài ra trong năm còn phát hiện một số dịch bệnh khác như: dịch cúm gia cầm H5N1 tại xã Long Sơn, huyện Cần Đước; dịch tả gà tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc; dịch lở mồm long móng trên heo tại xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ và Phường 6, thành phố Tân An.
Công tác phòng chống dịch bệnh:Tính đến 17 giờ ngày 09/12/2019, bệnh dịch tả lơn Châu Phi đã được phát hiện tại 3.125 hộ, thuộc 698 ấp/khu phố, 177 xã/phường của 15 huyện, thị xã, thành phố. Tổng số heo bệnh và tiêu hủy 79.149 con, tổng trọng lượng tiêu hủy 4.661.949,5 kg, ước kinh phí hỗ trợ tiêu hủy heo trên 126 tỷ đồng. Đã có 140/177 xã, phường, thị trấn có bệnh dịch tả lơn Châu Phi đã qua 30 ngày kể từ ngày có heo bệnh cuối cùng được tiêu hủy.
Tình hình tiêu thụ:Giá heo hơi bình quân tháng 12 năm 2019 là 67.990 đồng/kg, tăng 13.309 đồng/kg so với tháng trước và tăng 17.841 đồng/kg so cùng kỳ; giá gà thả vườn là 80.219 đồng/kg, tăng 1.316 đồng/kg so tháng trước và tăng 3.405 đồng/kg so cùng kỳ; giá vịt ta thịt hơi là 50.186 đồng/kg, tăng 440 đồng/kg so tháng trước và tăng 2.484 đồng/kg so cùng kỳ.
Giá heo hơi bình quân quý IV năm 2019 là 52.875 đồng/kg, tăng 18.547 đồng/kg so với quý trước và tăng 3.278 đồng/kg so cùng kỳ; giá gà thả vườn là 79.394 đồng/kg, giảm 2.181 đồng/kg so quý trước và tăng 3.117 đồng/kg so cùng kỳ; giá vịt ta thịt hơi là 50.171 đồng/kg, giảm 3.282 đồng/kg so quý trước và tăng 2.743 đồng/kg so cùng kỳ.
Giá heo hơi bình quân năm 2019 là 44.716 đồng/kg, tăng 5.060 đồng/kg so cùng kỳ; giá gà thả vườn là 78.083 đồng/kg, tăng 4.886 đồng/kg; giá vịt ta thịt hơi là 50.609 đồng/kg, tăng 4.427 đồng/kg.
2. Lâm nghiệp
Diện tích đất có rừng của tỉnh hiện nay là 22.888,30 ha, gồm: Rừng sản xuất là 18.949,60 ha, rừng đặc dụng là 1.961,44 ha và rừng phòng hộ là 1.977,26 ha.
Tình hình trồng rừng:Trong năm 2019, diện tích rừng trồng là 1.464,93 ha (rừng sản xuất là 1.264,93 ha và rừng phòng hộ là 200 ha), tăng 38,83 ha so cùng kỳ. Cây phân tán trồng được 1.127,12 nghìn cây, giảm 937,78 nghìn cây so cùng kỳ, diện tích giảm do đất trồng ngày càng thu hẹp, chủ yếu chăm sóc cây phân tán đã thu hoạch sản phẩm cho tái sinh.
Tình hình chăm sóc rừng:Trong năm 2019, có 3.502 ha diện tích rừng được chăm sóc, bằng 86,1% so cùng kỳ. Chủ yếu là chăm sóc trên diện tích mới khai thác và trồng lại trong 3 năm gần đây (rừng sản xuất là 3.441 ha và rừng phòng hộ là 61 ha).
Tình hình khai thác:Trong năm 2019, khai thác đạt 135.675 m3gỗ, (tăng 1.865 m3so cùng kỳ), chủ yếu là gỗ bạch đàn và tràm bông vàng. Củi khai thác được 275.500 ster tăng 9.650 ster. Tre khai thác được 1.095 nghìn cây, tăng 28,3 nghìn cây.
3. Thủy sản
Diện tích thủy sản nuôi:diện tích nuôi năm 2019 là 8.681,76 ha, giảm 1.069,44 ha so cùng kỳ (diện tích nuôi giảm là do năm trước tình hình nuôi khó khăn, dịch bệnh phát sinh nhiều nên năm 2019 nhiều hộ không tăng vụ, chủ yếu nuôi đúng lịch thời vụ nhằm hạn chế dịch bệnh). Trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 633,6 ha (giảm 127,4 ha), diện tích nuôi tôm thẻ là 5.876,7 ha (giảm 456,6 ha), cá tra công nghiệp là 110,7 ha (tăng 61,4 ha), diện tích nuôi cá tra tăng là do trong năm có 3 doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào.
Diện tích thu hoạch:Diện tích thu hoạch thủy sản nuôi trồng năm 2019 ước đạt 7.389,36 ha, giảm 954,54 ha so cùng kỳ. Trong đó, diện tích thu hoạch tôm sú 530,8 ha (giảm 85,3 ha), diện tích thu hoạch tôm thẻ chân trắng 4.753,1 ha (giảm 319,2 ha), cá tra công nghiệp 83,2 ha (tăng 42,5 ha).
Sản lượng thủy sản:Tổng sản lượng thủy sản năm 2019 ước đạt 63.555,6 tấn, tăng 2.122,5 tấn so cùng kỳ, bao gồm:
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 51.381,3 tấn, tăng 2.014,7 tấn so cùng kỳ. Trong đó, tôm sú đạt 1.135 tấn (giảm 25 tấn), tôm thẻ chân trắng đạt 13.215 tấn (tăng 353,5 tấn), cá tra nuôi công nghiệp đạt 22.440,0 tấn (tăng 6.517,1 tấn).
- Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 12.174,2 tấn, tăng 107,7 tấn so cùng kỳ. Trong đó, khai thác biển đạt 7.885,9 tấn (giảm 3,1 tấn), khai thác nội địa đạt 4.288,3 tấn (tăng 110,8 tấn).
Sản xuất giống thủy sản: Trong năm 2019, sản xuất cá tra giống tăng mạnh, năm 2016 có 39 hộ, diện tích nuôi 30 ha; năm 2017 tăng lên 100 hộ, diện tích là 197,5 ha; năm 2018 có 953 hộ nuôi với diện tích là 1.477 ha.
Trong 6 tháng đầu năm diện tích ao là 3.359 ha, diện tích nuôi thu hoạch là 2.617,5 ha; số lượng giống bán ra 885,8 triệu con, doanh thu trên 582,0 tỷ đồng. Trong 6 tháng cuối năm tình hình nuôi cá giống gặp nhiều khó khăn hơn, do giá cá giảm mạnh, dưới giá thành, nông dân nuôi bị lỗ, tiêu thụ cá giống không được (giá cá tra xuất khẩu giảm), diện tích nuôi giảm mạnh.
Tình hình tiêu thụ:Giá tôm thẻ chân trắng bình quân tháng 12 năm 2019 là 116.106 đồng/kg, giảm 334 đồng/kg so tháng trước và giảm 194 đồng/kg so cùng kỳ. Giá tôm sú loại 30 - 40 con/kg, giá bình quân tháng là 223.473 đồng/kg, giảm 1.472 đồng/kg so tháng trước và bằng mức giá cùng kỳ; loại 45-50 con/kg, giá bình quân tháng là 161.199 đồng/kg, giảm 630 đồng/kg so tháng trước và tăng 3.340 đồng/kg so cùng kỳ. Giá cá tra loại 1kg/con trở lên, giá bình quân tháng là 24.126 đồng/kg, giảm 261 đồng/kg so tháng trước và tăng 1.313 đồng/kg so cùng kỳ.
Giá tôm thẻ chân trắng bình quân quý IV năm 2019 là 116.469 đồng/kg, tăng 6.176 đồng/kg so quý trước và tăng 651 đồng/kg so cùng kỳ. Giá tôm sú loại 30 - 40 con/kg, giá bình quân quý là 224.453 đồng/kg, giảm 6.019 đồng/kg so quý trước và tăng 3.718 đồng/kg so cùng kỳ; loại 45-50 con/kg, giá bình quân quý là 161.277 đồng/kg, tăng 4.669 đồng/kg so quý trước và tăng 7.296 đồng/kg so cùng kỳ. Giá cá tra loại 1kg/con trở lên, giá bình quân quý là 24.259 đồng/kg, giảm 1.388 đồng/kg so quý trước và tăng 1.297 đồng/kg so cùng kỳ.
Giá tôm thẻ chân trắng bình quân năm 2019 là 119.656 đồng/kg, giảm 1.856 đồng/kg so cùng kỳ. Giá tôm sú loại 30 - 40 con/kg là 229.694 đồng/kg, tăng 7.071 đồng/kg; loại 45-50 con/kg là 161.010 đồng/kg, giảm 4.628 đồng/kg. Giá cá tra loại 1kg/con trở lên là 25.059 đồng/kg, tăng 2.772 đồng/kg.
III.Sản xuất công nghiệp
Trong năm 2019, sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần chủ yếu vào tăng trưởng GRDP chung. Tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2019 đạt 14,45% so với cùng kỳ năm trước (công nghiệp tăng 14,88%) trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của toàn khu vực và toàn nền kinh tế, chiếm đến 45,51% trong cơ cấu GRDP của tỉnh và tăng 14,83% so cùng kỳ (năm 2018 chiếm 43,05% và tăng 15,67%), tốc độ tăng của ngành năm 2019 thấp hơn mức tăng cùng kỳ là do một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn từ năm 2018 đã giảm dần quy mô sản xuất nội tỉnh để đầu tư, mở rộng thị phần sang các địa phương khác hoặc đầu tư ra nước ngoài (Lào và Myanmar) và một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm gặp khó khăn lớn trong đợt dịch tả lợn Châu Phi dẫn đến kết quả sản xuất trong năm 2019 của các doanh nghiệp này tăng thấp hơn so mức tăng cùng kỳ; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước (tăng 18,12%) do trong năm 2019 có 5 công ty điện mặt trời tham gia vào ngành.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 năm 2019 tăng 3,38% so tháng trước và tăng 14,48% so cùng kỳ. Trong đó: công nghiệp chế biến chế tạo tăng 3,47% so tháng trước và tăng 14,31% so cùng kỳ, công nghiệp điện tăng 0,91% so tháng trước và tăng 19,74% so cùng kỳ, công nghiệp cung cấp nước, xử lý chất thải tăng 0,83% so tháng trước và tăng 16,78% so cùng kỳ.
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV năm 2019 tăng 5,32% so quý trước và tăng 14,96% so cùng kỳ. Trong đó: công nghiệp chế biến chế tạo tăng 5,38% so quý trước và tăng 14,89% so cùng kỳ, công nghiệp điện tăng 3,10% so quý trước và tăng 17,77% so cùng kỳ, công nghiệp cung cấp nước, xử lý chất thải tăng 5,61% so quý trước và tăng 13,64% so cùng kỳ.
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2019 tăng 15,11% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: công nghiệp chế biến chế tạo tăng 15,02%, công nghiệp điện tăng 18,27% và công nghiệp cung cấp nước, xử lý chất thải tăng 13,72%.
Một số sản phẩm chủ yếu tháng 12/2019 gồm: hạt điều khô 4.964,06 tấn, tăng 9,11% so tháng trước và giảm 2,86% so với cùng kỳ năm trước; gạo xay xát 382,09 nghìn tấn, tăng 4,58% so tháng trước và giảm 2,70% so với cùng kỳ năm trước; thức ăn gia súc 78,43 nghìn tấn, tăng 5,45% so tháng trước và giảm 15,46% so với cùng kỳ năm trước; nước khoáng không ga 62 triệu lít, tăng 1,72% so tháng trước và tăng 5,80% so với cùng kỳ năm trước; sợi tơ nhân tạo 8.200 tấn, giảm 2,60% so tháng trước và tăng 27,95% so với cùng kỳ năm trước; vải dệt thoi từ sợi tơ tổng hợp 15.250,0 nghìn m2, tăng 9,87% so tháng trước và giảm 7,38% so với cùng kỳ năm trước; túi xách 4.267,72 nghìn cái, tăng 8,05% so tháng trước và giảm 9,21% so với cùng kỳ năm trước.
Một số sản phẩm chủ yếu quý IV năm 2019 gồm: hạt điều khô 13.871,63 tấn, giảm 10,53% so quý trước và tăng 4,87% so với cùng kỳ năm trước; gạo xay xát 1.119,60 nghìn tấn, giảm 4,39% so quý trước và giảm 0,07% so với cùng kỳ năm trước; thức ăn gia súc 225,78 nghìn tấn, giảm 1,22% so quý trước và giảm 15,40% so với cùng kỳ năm trước; nước khoáng không ga 181,76 triệu lít, tăng 5,93% so quý trước và tăng 6,32% so với cùng kỳ năm trước; sợi tơ nhân tạo 25.298 tấn, giảm 0,11% so quý trước và tăng 23,42% so với cùng kỳ năm trước; vải dệt thoi từ sợi tơ tổng hợp 44.102,63 nghìn m2, giảm 6,17% so quý trước và giảm 19,75% so với cùng kỳ năm trước; túi xách 12.218,90 nghìn cái, giảm 4,15% so quý trước và giảm 7,21% so với cùng kỳ năm trước.
Một số sản phẩm chủ yếu năm 2019 gồm: hạt điều khô đạt 62.444,16 tấn (tăng 5,12% so cùng kỳ năm trước); gạo xay xát đạt 4.556,24 nghìn tấn (tăng 2,64%); thức ăn gia súc đạt 948,82 nghìn tấn (giảm 8,02%); nước khoáng không ga đạt 670,94 triệu lít (tăng 12,22%); sợi tơ nhân tạo đạt 95.340 tấn (tăng 13,12%); vải dệt thoi từ sợi tơ tổng hợp đạt 196.438,16 nghìn m2(giảm 32,27%); túi xách đạt 51.699,21 nghìn cái (tăng 5,07%).
Lũy kế đến cuối năm 2019 có 56/75 nhóm sản phẩm có tốc độ tăng so cùng kỳ, trong đó: 26 nhóm sản phẩm tăng trên 20% như vải dệt thoi từ sợi tơ nhân tạo; áo phông (T-shirt); sợi từ bông nhân tạo; các bộ phận của giày, dép bằng da, giường bằng gỗ các loại; … Số nhóm sản phẩm có tốc độ giảm là 19/75 nhóm, tập trung chủ yếu là bia đóng chai; thức ăn cho gia súc; thuốc lá có đầu lọc; vải dệt thoi từ sợi tơ tổng hợp; ba lô; ...
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 12 năm 2019 tăng 0,01% so với tháng trước và tăng 5,75% so cùng kỳ. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,02% so tháng trước và tăng 5,78% so cùng kỳ; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0,09% so tháng trước và tăng 5,57% so cùng kỳ; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,75% so tháng trước và tăng 2,0% so cùng kỳ.
Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp năm 2019 tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,28%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,86%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 4,03%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2019 tăng 15,12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành dệt tăng 25,76%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 26,32%; ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 42,31%; sản xuất kim loại tăng 36,49%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 28,54%.
IV. Đầu tư phát triển
Trong năm, tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình theo đúng tiến độ được phê duyệt; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu được định hướng, mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng để tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các trường hợp gây thất thoát, lãng phí vốn của nhà nước trong công tác đầu tư xây dựng.
Công trình trọng điểm và Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X được quan tâm chỉ đạo sát sao trong từng giai đoạn: Công trình ĐT 830 (đoạn từ Bến Lức đến Cảng Long An) đang triển khai thi công; Đường Vành đai thành phố Tân An đang tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị khởi công đoạn từ Quốc lộ 1A đến ĐT 827A; Trục động lực Tiền Giang-Long An-Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện đồ án quy hoạch và phương án đầu tư. Đối với 14 công trình giao thông tại Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm: Đã hoàn thành 07 công trình, 05 công trình đang triển khai thi công và 02 công trình làm thủ tục để triển khai thi công (Đường Lương Hòa - Bình Chánh và Đường Tân Tập - Long Hậu+Ấp 3 - Long Hậu và cầu Bắc qua sông Cần Giuộc, nhánh nối vào cầu Rạch Dơi). Nhiều dự án giao thông quan trọng như ĐT.823B; ĐT.826B đoạn từ QL50 - đồn Rạch Cát; công trình sửa chữa ĐT.831B, DT.816, ĐT.817, ĐT.822, ĐT.826, ĐT.826C, ĐT.827B,... góp phần cải thiện hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện quý IV năm 2019 ước đạt 11.240,92 tỷ đồng, tăng 11,05% so quý trước và tăng 2,10% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.472,54 tỷ đồng, tăng 9,51% so quý trước và giảm 0,07% so cùng kỳ; Vốn ngoài nhà nước ước đạt 7.300,43 tỷ đồng, tăng 7,17% so quý trước và tăng 10,34% so cùng kỳ; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 2.467,95 tỷ đồng, tăng 25,56% so quý trước và giảm 15,47% so cùng kỳ.
Tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện năm 2019 ước đạt 37.862,25 tỷ đồng, tăng 10,44% so cùng kỳ năm trước và chiếm 31% GRDP, bao gồm: Vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.618,02 tỷ đồng, tăng 13,06%; Vốn ngoài nhà nước ước đạt 25.411,26 tỷ đồng, tăng 16,55%; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 7.832,97 tỷ đồng, giảm 6,71%.
V. Thương mại, giá cả
1. Nội thương
Hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2019 phát triển tương đối khá. Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiếp tục được Tỉnh thực hiện có hiệu quả, chú trọng quảng bá và kết nối tiêu thụ hàng hóa nông sản an toàn, nông sản VietGap vào siêu thị, chợ đầu mối. Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi (Bách Hóa Xanh, Vinmart, San Hà, v.v...) phát triển rộng khắp và hoạt động ổn định trên địa bàn tỉnh, chia sẻ thị phần với chợ truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong lựa chọn hàng hóa. Công tác kiểm tra thị trường, chống buôn lậu thương mại, gian lận, hàng giả thực hiện có hiệu quả. Giá cả được kiểm soát, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch năm 2019 đã khởi sắc nhờ Tỉnh phát huy lợi thế và khai thác tốt tiềm năng du lịch sinh thái đặc trưng; thực hiện xã hội hóa, đầu tư khai thác các Khu du lịch Làng Nổi Tân Lập, Khu nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Khu du lịch Happy Land (Bến Lức), các hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ các kỳ nghỉ khá dài ngày trong năm.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 năm 2019 ước đạt 7.886,28 tỷ đồng, tăng 3,39% so tháng trước và tăng 16,84% so cùng kỳ. Trong đó: bán lẻ ước đạt 6.658,98 tỷ đồng, tăng 4,52% so tháng trước và tăng 19,08% so cùng kỳ; dịch vụ chung ước đạt 422,14 tỷ đồng, giảm 9,26% so tháng trước và tăng 6,14% so cùng kỳ; lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 805,16 tỷ đồng, tăng 1,72% so tháng trước và tăng 5,72% so cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV năm 2019 ước đạt 23.023,97 tỷ đồng, tăng 2,29% so quý trước và tăng 15,59% so cùng kỳ. Trong đó: bán lẻ hàng hóa ước đạt 19.339,66 tỷ đồng, tăng 3,04% so quý trước và tăng 17,40% so cùng kỳ; dịch vụ chung ước đạt 1.305,41 tỷ đồng, giảm 2,53% so quý trước và tăng 10,51% so cùng kỳ; dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 2.378,90 tỷ đồng, giảm 0,87% so quý trước và tăng 5,08% so cùng kỳ.
Ước cả năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 89.956,58 tỷ đồng, tăng 15,06% so cùng kỳ. Trong đó: bán lẻ hàng hóa ước đạt 75.250,26 tỷ đồng, tăng 16,49%; dịch vụ chung ước đạt 5.192,93 tỷ đồng, tăng 14,70%; dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước đạt 9.513,39 tỷ đồng, tăng 5,04%.
2. Giá cả
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2019 tăng 1,74% so với tháng trước và tăng 4,19% so cùng kỳ. Có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó: nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,46% (giá lương thực tăng 0,06%; thực phẩm tăng 5,17%; ăn uống ngoài gia đình tăng 5,52%), đóng góp vào mức tăng chung CPI là 1,64%; nhóm Giao thông tăng 0,67% (chủ yếu ở mặt hàng xăng, dầu tăng 1,29% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh giá ngày 30/11/2019 và ngày 16/12/2019; giá phụ tùng tăng 0,52%), đóng góp vào mức tăng chung CPI là 0,06%; nhóm May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,22%; nhóm Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,17%; nhóm Đồ uống và thuốc lá tăng 0,15%; nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,09%; nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%; nhóm Giáo dục tăng 0,01%. Có 3 nhóm có chỉ số giá không đổi là nhóm Thuốc và dịch vụ y tế, nhóm Văn hóa, giải trí, du lịch và nhóm Bưu chính viễn thông.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV năm 2019 tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với cùng kỳ, trong đó: Thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất 6,86%; nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,51%; nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,86%; nhóm Giáo dục tăng 3,00%; nhóm May mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,09%; nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,51%; nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,02%; nhóm Bưu chính viễn thông tăng 0,29%; nhóm Đồ uống và thuốc lá tăng 0,12%. Nhóm Giao thông giảm 1,09%; nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,29%;
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với cùng kỳ năm trước. Có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với cùng kỳ, trong đó: nhóm Giáo dục tăng cao nhất 6,94%; nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,53%; nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,67%; nhóm Thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,84%; nhóm May mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,08%; nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,78%; nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,70%; nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,67%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,23%. Có 2 nhóm mặt hàng giảm so cùng kỳ là: nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,10%; nhóm Giao thông giảm 0,89%.
Chỉ số giá vàng tháng 12/2019 giảm 0,46% so với tháng trước và tăng 17,31% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2019 giảm 0,07% so với tháng trước và giảm 0,49% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý IV năm 2019, chỉ số giá vàng tăng 19,48% so cùng kỳ; chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,36%. Bình quân năm 2019, chỉ số giá vàng tăng 8,53% so cùng kỳ; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,10%.
VI. Vận tải, du lịch
Vận tải:Trong năm, ngành vận tải, kho bãi phát triển tốt, dịch vụ vận tải khá đa dạng, các phương tiện vận tải được trang bị ngày càng hiện đại theo hướng chất lượng cao, đường xá, cầu, cảng trên địa bàn được đầu tư mở rộng. Tổng doanh thu vận tải, bốc xếp, dịch vụ bến bãi tháng 12 năm 2019 ước đạt 228,82 tỷ đồng, tăng 3,58% so tháng trước và tăng 9,18% so cùng kỳ. Trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước đạt 69,12 tỷ đồng, tăng 1,61% so tháng trước và tăng 7,52% so cùng kỳ; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 122,23 tỷ đồng, tăng 4,57% so tháng trước và tăng 3,86% so cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hành khách ước 5.704,41 nghìn lượt người, tăng 1,44% so tháng trước và tăng 5,18% so cùng kỳ; luân chuyển ước đạt 209.809,02 nghìn lượt người.km, tăng 1,30% so tháng trước và tăng 5,14% so cùng kỳ. Khối lượng vận tải hàng hóa ước đạt 1.935,36 nghìn tấn, tăng 3,10% so tháng trước và tăng 1,75% so cùng kỳ; luân chuyển được 115.226,37 nghìn tấn.km, tăng 3,15% so tháng trước và tăng 2,69% so cùng kỳ.
Tổng doanh thu vận tải, bốc xếp, dịch vụ bến bãi quý IV năm 2019 ước đạt 670,80 tỷ đồng, giảm 0,33% so quý trước và tăng 9,64% so cùng kỳ. Trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước đạt 204,76 tỷ đồng, tăng 0,37% so quý trước và tăng 7,32% so cùng kỳ; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 356,16 tỷ đồng, giảm 0,96% so quý trước và tăng 2,39% so cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hành khách ước 16.904,54 nghìn lượt người, tăng 1,22% so quý trước và tăng 4,47% so cùng kỳ; luân chuyển ước đạt 621.449,81 nghìn lượt người.km, tăng 1,36% so quý trước và tăng 3,73% so cùng kỳ. Khối lượng vận tải hàng hóa ước đạt 5.690,44 nghìn tấn, giảm 2,16% so quý trước và tăng 1,10% so cùng kỳ; luân chuyển được 337.734,41 nghìn tấn.km, tăng 3,40% so quý trước và tăng 3,60% so cùng kỳ.
Tổng doanh thu vận tải, bốc xếp, dịch vụ bến bãi năm 2019 ước đạt 2.660,61 tỷ đồng, tăng 12,50% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu vận tải hành khách là 814,66 tỷ đồng, tăng 8,90%; vận tải hàng hóa là 1.439,84 tỷ đồng, tăng 5,61%. Khối lượng vận chuyển hành khách là 65.923,93 nghìn lượt người, tăng 5,52% so cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển hành khách là 2.480.335,09 nghìn người.km, tăng 3,39%. Khối lượng vận chuyển hàng hóa là 23.638,31 nghìn tấn, tăng 3,33% so cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển hàng hóa là 1.286.536,14 nghìn tấn.km, tăng 3,39%.
Du lịch:Trong năm 2019, nhiều hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới thiệu thông tin du lịch, văn hóa, lễ hội, ẩm thực của Tỉnh được triển khai, đặc biệt quảng bá trên Trang thông tin điện tử của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch và tham gia các sự kiện, lễ hội như Tuần lễ Nông sản, Du lịch, Ẩm thực gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh, Tuần Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau, Tuần Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu; triển lãm giới thiệu sản phẩm du lịch trong Lễ hội Dừa Bến Tre và Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Cần Thơ.
Trong năm 2019, Sở VH, TT và DL đã cấp 5 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thu hồi 1 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế (chứng chỉ IETL giả) theo quy định; cấp 2 giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Khách du lịch đến Long An ước năm 2019 đạt 1.835.100 lượt người (khách quốc tế ước đạt 23.250 lượt người), đạt 120% so với kế hoạch và tăng 50% so với cùng kỳ; doanh thu ước đạt 782 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch và tăng 40% so với cùng kỳ.
VII. Tài chính, tiền tệ, bảo hiểm
Tài chính:Thu ngân sách nhà nước năm 2019 ước đạt 17.367,50 tỷ đồng, đạt 126,36% dự toán và tăng 13,47% so cùng kỳ. Trong đó: thu nội địa đạt 13.917,50 tỷ đồng, bằng 119,11% dự toán và tăng 7,86% so cùng kỳ (thu xổ số kiến thiết 1.630 tỷ đồng, bằng 125,38% dự toán và tăng 18,95% so cùng kỳ); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 3.450 tỷ đồng, bằng 167,52% dự toán và tăng 43,55% so cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2019 ước đạt 12.780,41 tỷ đồng, bằng 102,74% dự toán và tăng 5,11% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 5.429,29 tỷ đồng, bằng 165,96% dự toán và tăng 20,29% so cùng kỳ; chi thường xuyên là 7.339,49 tỷ đồng, bằng 97,97% dự toán và giảm 3,87% so cùng kỳ.
Tiềntệ: Mạng lưới tổ chức tín dụng trên địa bàn được mở rộng, đến nay trên địa bànLong An có 1 Hội sở chính Ngân hàng, 34 Ngân hàng Chi nhánh cấp I, 19 Quỹ tín dụng Nhân dân và 04 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô.
Lãi suất huy động VNĐ phổ biến ở mức 0,5%-1,0%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn; 5,5%-6,5% đối với tiền gửi từ 6-12 tháng; 6,6%-7,3%/năm đối với tiền gửi trên 12 tháng.Lãi suất cho vaytừng bước được điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, hộ, cá nhân; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 6,0%-9,0%/năm và 9,0%-11,0%/năm đối với cho vay trung, dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8%-6,0%/năm.
Tổng nguồn vốn hoạt động ước tính đến 31/12/2019 đạt 114.431 tỷ đồng, tăng 20,67% so với đầu năm.
-Vốn huy động đạt 68.277 tỷ đồng, tăng 12,93% so với đầu năm; trong đó, Vốn huy động ngắn hạn: 49.843 tỷ đồng, tăng 14,96% so với đầu năm; Vốn huy động trung, dài hạn: 18.435 tỷ đồng, tăng 7,79% so với đầu năm.
- Tổng dư nợ cho vayđạt 70.710 tỷ đồng, tăng 14,37% so với đầu năm; trong đó, Cho vay ngắn hạn: 40.194 tỷ đồng, tăng 12,23% so với đầu năm; Cho vay trung, dài hạn: 30.516 tỷ đồng, tăng 17,31% so với đầu năm. Nợ xấu 453 tỷ đồng (tăng 88 tỷ đồng).
Bảo hiểm:Ước tính đến ngày 31/12/2019, toàn tỉnh có 349.252 người tham gia Bảo hiểm xã hội, tăng 8,50% so với năm 2018; 1.410.583 người tham gia Bảo hiểm y tế, tăng 4,81% và 323.168 người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, tăng 7,60%.
Tổng số thu bảo hiểm năm 2019 ước đạt 7.169,27 tỷ đồng, tăng 10,66% so với năm 2018, trong đó: Thu Bảo hiểm xã hội đạt 5.150,50 tỷ đồng, tăng 13,09%; thu Bảo hiểm y tế đạt 1.620,36 tỷ đồng, tăng 3,37%; thu Bảo hiểm thất nghiệp đạt 392,43 tỷ đồng, tăng 13,27%.
Tổng số chi bảo hiểm năm 2019 ước đạt 3.488,17 tỷ đồng, giảm 9,25% so với năm 2018, trong đó: Chi Bảo hiểm xã hội đạt 2.411,91 tỷ đồng, tăng 16,85%; chi Bảo hiểm y tế đạt 730,50 tỷ đồng, giảm 51,32%; chi Bảo hiểm thất nghiệp đạt 345,76 tỷ đồng, tăng 23,95%.
VIII. Một số vấn đề xã hội
1.Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội
Trong năm 2019, chính sách người có công và an sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời. Trên địa bàn tỉnh không phát sinh hộ đói. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định; không phát hiện trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh và đốt pháo nổ trong dịp Tết. Công tác kiểm tra đảm bảo giao thông được thực hiện thường xuyên, không xảy ra sự cố mất an toàn giao thông do yếu tố cầu, đường. Cung cấp điện, nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo. Hệ thống thông tin trọng điểm của tỉnh hoạt động ổn định, thông tin liên lạc thông suốt. Hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao vui tươi, lành mạnh được tổ chức thường xuyên.
Toàn tỉnh có 57.532 đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp, kinh phí 134,67 tỷ đồng; trợ cấp đột xuất cho 249 trường hợp, kinh phí 1,06 tỷ đồng. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 20.964 người thuộc hộ nghèo, 40.798 người thuộc hộ cận nghèo, 5.808 người thuộc xã bãi ngang ven biển và 1.631 người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam; hỗ trợ tiền điện cho 9.948 hộ nghèo và hộ chính sách, số tiền 6,44 tỷ đồng. Trong năm 2019, Trung tâm Công tác xã hội Long An đã tiếp nhận 24 đối tượng, hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng 421 đối tượng (54 người cao tuổi cô đơn; 10 trẻ em; 13 người khuyết tật, 342 người khuyết tật thần kinh, tâm thần; 02 người lang thang).
2.Giáo dục
Trong năm học 2019-2020, tổng số cơ sở giáo dục Mầm non, Mẫu giáo, Phổ thông của tỉnh là 600 đơn vị (giảm 12 đơn vị so cùng kỳ), chia ra: Giáo dục mẫu giáo, mầm non là 227 đơn vị (tăng 3 đơn vị so cùng kỳ); Giáo dục tiểu học là 191 đơn vị (giảm 16 đơn vị); Giáo dục Trung học cơ sở là 112 đơn vị (giảm 8 đơn vị); Giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông là 2 đơn vị (bằng cùng kỳ năm trước); Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là 27 đơn vị (tăng 9 đơn vị); Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông là 11 đơn vị (giảm 1 đơn vị); Giáo dục trung học phổ thông là 30 đơn vị (tăng 1 đơn vị).
Trong năm học 2019-2020, tổng số lớp và số học sinh Mầm non, Mẫu giáo, Phổ thông của tỉnh là 9.943 lớp với 332.517 học sinh, chia ra: Giáo dục mầm non, mẫu giáo có 2.052 lớp với 55.267 học sinh; giáo dục tiểu học có 4.348 lớp với 137.828 học sinh; giáo dục trung học cơ sở có 2.343 lớp với 92.161 học sinh; giáo dục trung học phổ thông có 1.200 lớp với 47.261 học sinh.
3.Y tế
Tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh trong tháng 11 năm 2019 cụ thể như sau: Bệnh sốt xuất huyết ghi nhận 650 ca (giảm 32,0% so tháng trước); bệnh tay chân miệng 536 ca (giảm 46,3%); bệnh quai bị 21 ca (tăng 23,5%); bệnh thủy đậu 41 ca (tăng 17,1%); bệnh tiêu chảy 339 ca (giảm 0,2%); bệnh cúm 1.344 ca (giảm 1,1%).
Trong 11 tháng đầu năm, Bệnh sốt xuất huyết ghi nhận 6.275 ca (tăng 170% so với cùng kỳ); bệnh tay chân miệng 3.722 ca (giảm 22,9%); bệnh quai bị 319 ca (giảm 39,4%); bệnh thủy đậu 431 ca (giảm 42,2%); bệnh tiêu chảy 4.495 ca (tăng 3,1%); bệnh cúm 14.327 ca (giảm 21,6%).
Số ca nhiễm HIV được phát hiện trong tháng là 62 ca (tăng 28 ca so tháng trước và giảm 1 ca so cùng kỳ); tử vong 1 ca (bằng tháng trước và tăng 1 ca so cùng kỳ). Tổng số ca nhiễm HIV được phát hiện từ đầu năm đến cuối tháng 11 năm 2019 là 267 ca, tăng 1 ca so với cùng kỳ. Số bệnh nhân còn sống đang được quản lý là 2.061 người.
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Lũy kế 11 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 18 người bị ngộ độc phải nhập viện, không có trường hợp tử vong.
4.Dân số, lao độngvàviệc làm
Dân số trung bình của tỉnh năm 2019 ước đạt 1.695.150 người, tăng 0,97% so cùng kỳ. Trong đó, dân số trung bình nam đạt 845.518 người (tăng 1,01%), dân số trung bình nữ đạt 849.632 người (tăng 0,92%).
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2019 ước đạt 903.952 người, tăng 0,29% so cùng kỳ. Trong đó, lao động là nam đạt 485.470 người (tăng 0,18%), lao động nữ đạt 418.482 người (tăng 0,43).
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong năm 2019 ước đạt 890.341 người, tăng 1,0% so cùng kỳ. Trong đó, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 233.704 người (giảm 14,30%); lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 343.278 người (tăng 8,91%); lao động trong khu vực dịch vụ ước đạt 313.359 người (tăng 6,73%).
5.Văn hóa - thể thao
Văn hóa: Trong năm 2019, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh đã tổ chức biểu diễn khoảng 89 cuộc văn nghệ quần chúng, thu hút gần 350.000 lượt người xem nhân dịp các ngày lễ, kỷ niệm của quê hương, đất nước. Tổ chức Hội thi "Đơn ca – Song ca Bolero", Hội thi Đờn ca tài tử với chủ đề xây dựng "Nông thôn mới", Hội thi "Duyên dáng Sông Vàm" tỉnh Long An và tham dự Liên hoan Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và truyền thống Bộ đội Trường Sơn; tham gia Hội thi tìm hiểu về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam năm 2019.
Thư viện tỉnh đã tổ chức thực hiện trưng bày, giới thiệu 1.642 bản sách mới và 1.833 bản sách chuyên đề về các ngày lễ của đất nước; tổ chức Cuộc thi đọc sách tìm hiểu "Long An quê hương tôi" lần thứ XX năm 2019 với chủ đề "Long An - 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh" và các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam.
Thể thao:Trong năm 2019, nhiều hoạt động thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức như: Giải Bóng đá Cúp quốc gia, Giải Bóng đá Hạng nhất quốc gia, Giải Cờ vua, Cầu lông, Bơi lội các nhóm tuổi, Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, ... Ngoài ra, toàn tỉnh còn tổ chức 424 giải thể dục, thể thao phong trào, mở 134 lớp năng khiếu các môn thể thao và 23 lớp hướng dẫn viên các môn Thể dục dưỡng sinh, Cầu lông, Cờ vua, Bơi lội, Bóng bàn, Bóng đá, Bóng chuyền, Taekwondo, Cờ tướng, Điền kinh,... Ước đến cuối năm 2019, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trên địa bàn tỉnh là 490.460 người; số hộ gia đình thể thao là 96.219 hộ; số học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, công trình giáo dục thể chất đạt 100% so với chỉ tiêu; số câu lạc bộ thể thao tiếp tục được duy trì là 1.110 câu lạc bộ.
6.Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường
Cháy, nổ: Trong quý IV năm 2019 (từ 15/9/2019 đến 14/12/2019) trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ cháy, nổ (giảm 2 vụ so quý trước và tăng 1 vụ so cùng kỳ), không có người chết và bị thương. Lũy kế đến ngày 14/12/2019 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ cháy (tăng 1 vụ so cùng kỳ năm trước); không có người chết và bị thương; tổng giá trị thiệt hại là 28.515 triệu đồng (tăng 25.539 triệu đồng).
Bảo vệ môi trường:Trong quý IV năm 2019 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử phạt 16 vụ vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường (tăng 6 vụ so quý trước và tăng 11 vụ so cùng kỳ); tổng số tiền phạt là 1.856 triệu đồng (tăng 668 triệu đồng so quý trước và tăng 1.364 triệu đồng so cùng kỳ).
Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử phạt 39 vụ vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường (tăng 12 vụ so với cùng kỳ năm trước); tổng số tiền phạt là 4.653 triệu đồng (giảm 254 triệu đồng).
7.Tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Công an tỉnh, trong quý IV năm 2019 (từ 16/9/2019 đến 15/12/2019) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 34 vụ tai nạn giao thông (giảm 16 vụ so quý trước và giảm 22 vụ so cùng kỳ); làm chết 25 người (tăng 1 người so quý trước và giảm 1 người so cùng kỳ); bị thương 22 người (giảm 23 người so quý trước và giảm 26 người so cùng kỳ).
Trong năm 2019 (từ 16/12/2018 đến 15/12/2019) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 183 vụ tai nạn giao thông (giảm 20 vụ so cùng kỳ năm trước); làm chết 111 người (giảm 9 người); bị thương 158 người (giảm 3 người)./.