Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 31/03/2021-15:46:00 PM
Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2021 của tỉnh Đồng Nai

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Bước vào Quý I/2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp khó lường làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Trước tình hình dịch bệnh như trên, tỉnh Đồng Nai đã triển khai nghiêm túc, thực hiện quyết liệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19; Các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Đồng Nai đã nghiêm túc chấp hành và thực hiện các biện pháp vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế. Với việc ngăn chặn và kiểm soát tốt dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng phục hồi, nhiều ngành sản xuất, nhóm hàng kinh doanh và các mặt hàng xuất khẩu quý I năm nay đều đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước; đời sống dân cư ổn định; các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí tổ chức thực hiện được gắn với công tác phòng chống dịch Covid-19 theo qui định, đảm bảo hiệu quả.

Trên cơ sở kết qủa thực hiện 2 tháng đầu năm và ước tính tháng 3/2021, Cục Thống kê dự ước tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quý I năm 2021 như sau:

1. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh quý 1/2021 có chuyển biến tích cực, một số ngành sản xuất có thêm đơn đặt hàng với số lượng lớn, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm khả quan, tác động đến ngành sản xuất tăng như: Chế biến sản phẩm gỗ, giày da, may mặc, dệt.v.v.. nên chỉ số sản xuất chung toàn ngành công nghiệp quý I tăng khá so cùng kỳ.

- Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp toàn tỉnh dự ước tháng 3/2021 tăng 14,15% so với tháng trước, tăng 7,65% so tháng 3/2020; So với tháng trước: Ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 19,79%; ngành chế biến chế tạo tăng 14,33%%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 12,81%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 2,25%. Nguyên nhân tăng cao so tháng 2 là do tháng 2 trùng vào tết Nguyên Đán nên hầu hết các doanh nghiệp nghỉ tết từ 7 – 10 ngày, sau thời gian nghỉ Tết đã đi vào sản xuất ổn định, có đơn đặt hàng với số lượng lớn, nên sản lượng sản xuất trong tháng tăng khá so tháng trước.

- Dự ước quý 1/2021 chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 5,85% so cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 2,93%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 6,32%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 0,25%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 1,38%. Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,32% có 16/22 ngành sản xuất tăng; nguyên nhân tăng là số một số ngành sản xuất chủ lực có chỉ số sản xuất tăng khá, do có hợp đồng sản xuất với số lượng lớn. Đặc biệt các doanh nghiệp thuộc ngành da giày có dấu hiệu phục hồi rõ nét, cụ thể như các công ty Hwasung, Changshin, Teakwang, Pou sung đều có mức tăng trưởng khá cao mức tăng từ 5-15% nên ngành giày da tăng 12,14%; ngành sản xuất trang phục đã có chuyển biến rõ nét với mức tăng 9,12%; ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tăng 9,28%, các ngành khác tăng như: Chế biến thực phẩm tăng 3,08%; sản xuất đồ uống tăng 4,18%, sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 10,06, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 12,36%, sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 8,91%, sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 5,62%.v.v..., nguyên nhân các ngành này tăng là do nhu cầu thị trường tiêu thụ và đơn hàng đầu năm 2021 ổn định, mức độ chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 ít như, ngành chế biến thực phẩm, đồ uống thuốc lá thuốc lào, sản xuất giấy, hóa chất…, ngành sản xuất giường tủ, bàn ghế nay có thêm hợp đồng xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trở lại, nên các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo tiến độ giao hàng. Tuy nhiên cũng có một số ngành giảm đó là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 19,35%, nguyên nhân giảm là do Công ty điện tử TCL chuyên sản xuất ti vi, máy lạnh do hoạt động gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển sang tỉnh khác để sản xuất; Công ty TNHH Elen Sys TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Điện tử ND giảm sản lượng linh kiện điện tử.

- Sản phẩm sản xuất công nghiệp dự ước tháng 3 năm 2021 có 20/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có chỉ số sản xuất tăng so với tháng cùng kỳ như:Cà fê các loại đạt 39,7 tấn, tăng 13,85%; thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản đạt 356,8 ngàn tấn, tăng 12,02%; thuốc lá sợi đạt 2.530 tấn, tăng 4,33%; Sợi các loại đạt 133 ngàn tấn, tăng 11,86%, quần áo các loại đạt 18,92 triệu cái, tăng 10,45%; giày dép các loại đạt 37,76 triệu đôi tăng 12,55%, săm lốp các loại đạt 7.972,8 ngàn cái, tăng 11,27%, giường tủ, bàn ghế 1.169,7 ngàn chiếc, tăng 12,2%...Lũy kế 3 tháng đầu năm có 19/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so cùng kỳ đó là: Cà phê các loại 119 ngàn tấn, tăng 11,28%; thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản đạt 929,8 ngàn tấn, tăng 1,86%, thuốc lá sợi đạt 6.634 tấn, tăng 13,05%; vải các loại 126,5 triệu m2, tăng 9,21%; quần áo các loại đạt 55,56 triệu cái, tăng 5,85%; Sơn các loại đạt 36,46 ngàn tấn, tăng 33,56%;máy giặt đạt 105,49 ngàn cái, tăng 32,26%; giường tủ, bàn ghế 3.656,18 ngàn chiếc, tăng 12%, nguyên nhân tăng là do những tháng gần đây đã có những hợp đồng xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trở lại, nên các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo tiến độ giao hàng. Tuy nhiên cũng có một số sản phẩm giảm đó là: Bột ngọt đạt 70,4 ngàn tấn, giảm 12,64%; bê tông trộn sẵn đạt 459,18 m3, giảm 15,14%; thuốc trừ sâu đạt 636,44 tấn, giảm 9,72% so cùng kỳ.

­2. Xây dựng

Đồng Nai là tỉnh phát triển sản xuất công nghiệp và thu hút dự án đầu tư nước ngoài mạnh, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà ở dân cư tăng cao. Tuy nhiên quý I/2021 là quý đầu năm nên một số dự án mới bước đầu triển khai thực hiện. Trong quý 1/2021 các nhà thầu chủ yếu tập trung thi công các công trình chuyển tiếp từ năm 2020 và một số công trình mới của năm 2021 nên giá trị sản xuất ngành xây dựng ở hầu hết các thành phần kinh tế đều tăng so với cùng kỳ năm trước; Tuy nhiên do dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện ngành xây dựng.

Dự ước giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá hiện hành) quý I/2021 đạt 11.125,4 tỷ đồng, giảm 23,41% so với quý IV/2020 và tăng 11,72% so cùng kỳ. Tình hình cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp nhà nước: Dự ước giá trị sản xuất xây dựng quý I/2021 thực hiện 35,14 tỷ đồng, chiếm 0,32% trên tổng giá trị, giảm 44,5% so với quý IV/2020 và giảm 10,07% so cùng kỳ, nguyên nhân là do các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, vì vậy giá trị sản xuất xây dựng của khu vực này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, giá trị xây lắp trong quý 1/2021 là do các doanh nghiệp nhà nước ngoài tỉnh thực hiện xây lắp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước: Dự ước giá trị sản xuất xây dựng quý I/2021 thực hiện 7.513,2 tỷ đồng chiếm 67,55% tổng giá trị toàn ngành, giảm 21,48% so với quý IV/2020 và tăng 12,11% so với cùng kỳ, nguyên nhân quý I/2021 giảm mạnh so với quý IV/2020 là do sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các công trình khởi công mới chưa nhiều; nhiều doanh nghiệp cũng chưa nhận được hợp đồng xây dựng mới, do các dự án mới đang trong bước đầu triển khai thực hiện, nên các đơn vị xây lắp chủ yếu tập trung thi công các công trình chuyển tiếp từ năm 2020. Mặt khác, nhu cầu xây dựng các công trình sản xuất kinh doanh và hạ tầng cũng như nhà ở dân cư trên địa bàn tiếp tục tăng cao, vì vậy giá trị sản xuất ngành xây dựng của khu vực này có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ (tăng 12,11% so cùng kỳ).

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Dự ước giá trị sản xuất quý I/2021 thực hiện 856,8 tỷ đồng, giảm 27,65% so với quý IV/2020 và tăng 10,95% so cùng kỳ. Cụ thể một số doanh nghiệp sản xuất tăng cùng kỳ như sau: Công ty TNHH Dịch Vụ Giám Định các kết cấu Hàn Kim Loại Yeong Jaan thực hiện 41 tỷ đồng, tăng 8,93%; Công ty TNHH Cơ khí công trình Wei Chien thực hiện 52 tỷ đồng tăng 10,04%; Công ty TNHH Best Sun Technology thực hiện 13 tỷ đồng, tăng 10,28%; Công ty TNHH Chig Feng thực hiện 33 tỷ đồng, tăng 9,36%; Công ty TNHH công trình Cơ Tướng Long thực hiện 14,7 tỷ đồng, tăng 9,1%.v, nguyên nhân giá trị sản xuất tăng so với cùng kỳ là do loại hình kinh tế nước ngoài có nguồn vốn lớn, máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng được các nhu cầu dự án có quy mô lớn nên vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá.

- Các loại hình khác: Dự ước giá trị sản xuất xây dựng quý I/2021 đạt 2.720,25 tỷ đồng, chiếm 24,45% tổng giá trị ngành xây dựng, giảm 26,66% so quý IV/2020, tăng 11,24% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng so cùng kỳ là do kinh tế phát triển, chất lượng đời sống dân cư ngày càng được nâng cao; nhu cầu xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và sửa chữa nhà ở khu vực dân cư tăng mạnh. Bên cạnh đó các công trình do UBND xã/phường làm chủ đầu tư cũng tập trung đẩy mạnh tiến độ thi công, đồng thời triển khai khởi công một số công trình mới như công trình giao thông, công trình điện.v.v. Vì vậy, giá trị sản xuất khu vực này tăng khá so với cùng kỳ.

Dự ước giá trị sản xuất xây dựng (theo giá so sánh 2010) quý I/2021 đạt 7.632,56 tỷ đồng, tăng 9,95% so với cùng kỳ, trong đó công trình nhà ở đạt 2.348,46 tỷ đồng tăng 10,24%; công trình nhà không để ở đạt 2.096,77 tỷ đồng, tăng 10,11%, công trình kỹ thuật dân dụng đạt 1.591,35 tỷ đồng tăng 9,94% và hoạt động xây dựng chuyên dùng đạt 1.595,97 tỷ đồng, tăng 9,32% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng là hiện này việc đầu tư, cải tạo, sửa chữa nâng cấp và xây mới nhà xưởng sản xuất, nhà để kinh doanh, bệnh viện, trạm y tế, trường học, công trình nhà đa năng, trung tâm hội nghị, trụ sở làm việc.v.v… ngày càng tăng cao, vì vậy làm cho giá trị sản xuất xây dựng có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ.

­ 3. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông nghiệp quý I/2021 thuận lợi, các loại cây trồng, vật nuôi sinh trưởng tốt, đối với cây hàng năm vụ Đông Xuân diện tích gieo trồng bằng 99,03% so với vụ Đông Xuân năm trước; đối với các loại cây lâu năm người dân tiếp tục chăm bón, làm cỏ và thu hoạch một số cây trồng. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tương đối ổn định, chăn nuôi heo đang tiếp tục tái đàn, chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi được chú trọng thực hiện thường xuyên, đúng quy trình, dịch bệnh được kiểm soát; sản xuất lâm nghiệp phát triển ổn định; Ngành thủy sản, sản lượng sản phẩm đạt khá so cùng kỳ.

Dự ước giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2021 (theo giá so sánh 2010) đạt 10.761,68 tỷ đồng, tăng 3,48% so cùng kỳ. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 9.606,43 tỷ đồng, tăng 3,78% (trồng trọt tăng 1,77%; chăn nuôi tăng 4.79%; dịch vụ tăng 2,82%); giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 521,68 tỷ đồng, giảm 3,72%; giá trị sản xuất thủy sản đạt 633,58 tỷ đồng, tăng 5,44% so cùng kỳ.

3.1) Nông nghiệp

Tính đến ngày 15/3/2021 tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân ước đạt 39.968 ha, giảm 393,4 ha, giảm 0,97% so cùng kỳ. Trong đó: Cây lúa đạt 15.861 ha, giảm 99 ha (-0,62%), cây bắp 9.626 ha giảm 6 ha (-0,06%) so cùng kỳ; nhóm cây củ có bột 4.163 ha, tăng 0,33% (+13,6 ha); cây thực phẩm là 6.693 ha, tăng 1,24% (+82 ha); cây công nghiệp hàng năm 1.602 ha, giảm 0,37% (-6 ha)… Nguyên nhân diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân giảm chủ yếu là do diện tích một số cây vụ mùa thu hoạch muộn hơn so với năm trước, số diện tích lúa, bắp vụ mùa thu hoạch muộn nên chưa chuẩn bị được khâu làm đất và do nguồn nước thiếu nên người dân không gieo trồng tiếp. Một số huyện vụ Đông Xuân giảm so cùng kỳ như: huyện Vĩnh Cửu giảm 7,19% (-176 ha); huyện Nhơn Trạch giảm 5,61% (-145) ha; huyện Tân Phú giảm 0,13 (-78 ha)...

- Dự ước năng suất lúa vụ Đông Xuân đạt 56,94 tạ/ha, tăng 1,23%; Bắp là 86,66 tạ/ha, tăng 0,1%; Khoai lang là 146,27 tạ/ha, tăng 0,66%; Mía là 630,29 tạ/ha, tăng 2,79%; Đậu tương là 15,96 tạ/ha, tăng 0,65%; Đậu phộng là 25,42 tạ/ha, giảm 0,58% so cùng kỳ.

- Sản lượng thu hoạch so cùng kỳ như sau: Lúa đạt 5.267 tấn, giảm 34 tấn (-0,64%); bắp đạt 5.108 tấn, giảm 238 tấn (-4,44%); khoai lang đạt 104 tấn, giảm 6 tấn (-5,45%); Mía đạt 2.266 tấn, giảm 124 tấn (-5,32%); rau các loại đạt 42.184 tấn, tăng 208 tấn (+0,5%); đậu các loại 891,25 tấn, tăng 4,71 tấn (+0,53%); đậu tương đạt 8,3 tấn, tăng 1,1 tấn (+15,28%)...

Cây lâu năm

Tình hình sản xuất cây lâu năm trên địa bàn tương đối ốn định, do thời tiết đầu mùa khô, cây lâu năm hiện nay chưa xuống giống, người dân tập trung vào khâu chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu, bệnh hại cho cây trồng thời kỳ ra bông kết trái như: Chôm chôm, Bưởi, Sầu riêng; đối với cây trồng lâu năm khác như: Tiêu, Điều người dân đang tập trung thu hoạch…

Tổng diện tích hiện có là 170.058,1 ha, giảm 0,01% (-15,24 ha) so cùng kỳ. Trong đó: Diện tích cây ăn quả đạt 69.913 ha, tăng 0,02%; cây công nghiệp lâu năm là 98.776,24 ha, giảm 0,03%. Một số cây trồng có xu hướng giảm như: Điều giảm 6,3 ha (-0,02%); Hồ tiêu giảm 11,6 ha (-0,09%), cao su giảm 14,25 ha (-0,03%). Diện tích cây lâu năm giảm do một số diện tích cây trồng già cỗi, năng suất sản phẩm sản lượng đạt thấp, giá bán không ổn định, nên người dân tự chuyển đổi sang trồng cây lâu năm khác hoặc trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao. Diện tích cây lâu năm có xu hướng giảm dần là một phần diện tích được quy hoạch xây dựng sân bay Long Thành, bên cạnh đó để cho hệ thống được kết nối trực tiếp đến sân bay, Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã đề xuất mở rộng các tuyến đường ở TP. Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom, do đó mà một sô diện tích nông nghiệp giảm để phục vụ cho hệ thống giao thông trên địa bàn.

Trong quý I/2021, sản lượng thu hoạch một số cây công nghiệp lâu năm như sau: Xoài đạt 25.454 tấn, tăng 5,53% (+1.333 tấn); Chuối đạt 29.011 tấn, tăng 9,77% (+2.581 tấn); Thanh long đạt 2.415,8 tấn, tăng 7,8% (+174,8 tấn); Cam 2.643 tấn, tăng 5,26% (+132 tấn); Bưởi 9.974 tấn, tăng 7,92% (+732 tấn) so cùng kỳ. Sản lượng một số cây tăng khá so cùng kỳ do các trang trại, hộ sản xuất nông nghiệp thực hiện hiệu quả khoa học kỹ thuật cho cây trồng và xây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản làm cho sản lượng cây trồng tăng khá so cùng kỳ; ngoài ra sản lượng một số cây giảm như: Tiêu giảm 0,1%; Cao su giảm 0,04% do năng suất đạt thấp.

Tình hình sâu, dịch bệnh trên cây trồng trong quý I có phát sinh nhưng ở thể nhẹ, không gây hại nhiều tới cây trồng, một số sâu hại chủ yếu như: Cây lúa các sinh vật hại chủ yếu như rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, bệnh bạc lá; cây bắp sâu xám, sâu đục thân nhiễm, bệnh rỉ sắt, bệnh đốm lá; cây rau màu diện tích nhiễm và tỉ lệ nhiệm ở mức thấp; cây ăn quả cây có múi sinh vật gây hại chủ yếu sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng...

Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển, công tác tái đàn heo tiếp tục được duy trì phát triển, giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học và phòng chống dịch bệnh góp phần tái đàn hiệu quả; công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm kịp thời, giám sát chặt chẽ, không để phát sinh thành dịch.

Dự ước tổng đàn gia súc có đến thời điểm tháng 3/2021 là 2.132.370 con, tăng 82.527 con (+4,03%) so cùng kỳ. Trong đó: Trâu 3.135 con tăng 0,55%; bò 86.119 con tăng 1,02%; Heo 2.043.116 con, tăng 4,16% (không tính heo con chưa tách mẹ). Nguyên nhân đàn heo tăng hiện nay là hầu hết các đơn vị chăn nuôi có quy mô lớn đủ điều kiện an toàn đảm bảo công tác tái đàn, đảm bảo con giống như: Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty JapFa Việt Nam, Công ty CJ ViNa AgriBD...

Trong những tháng đầu năm chăn nuôi heo trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn do dịch tả heo Châu Phi vẫn còn rải rác ở một số địa phương trên cả nước, nguồn cung con giống còn hạn chế, đồng thời trong quý I/2021 vào dịp tết lượng heo lưu thông tại các địa phương nhiều cũng là nguy cơ để dịch bệnh phát triển nên việc tái đàn của các cở sở chăn nuôi chậm so với nguồn cung con giống, giá con giống cao, dịch bệnh chưa có vaccine phòng nên các trang trại cơ sở chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư tái đàn.

Dự ước số lượng gia súc và gia cầm quý I năm 2021

Đơn vị tính

Chính thức quý I/2020

Ước thực hiện quý I/2021

So sánh cùng kỳ (%)

I. Gia súc

Con

2.049.843

2.132.370

104,03

1. Trâu

Con

3.118

3.135

100,55

2. Bò

Con

85.246

86.119

101,02

Tr. đó: Bò sữa

Con

656

653

99,54

3. Lợn (Không tính lợn con chưa tách mẹ)

Con

1.961.479

2.043.116

104,16

II. Gia cầm

1000 con

24.012,61

25.466,00

106,05

Trong đó: Gà

1000 con

​21.835,92

23.709,74

108,58

Tổng đàn gia cầm có đến thời điểm tháng 3/2021 là 25.466 ngàn con, tăng 6,05% so cùng kỳ. Trong đó số lượng đàn gà đạt gần 24 triệu con, tăng 8,58% và chiếm 93,1% tổng đàn gia cầm. Nguyên nhân đàn gà tăng do tỉnh Đồng Nai đã thực hiện hiệu quả mô hình chăn nuôi an toàn cho mục tiêu phát triển bền vững, nhiều cơ sở, trang trại tham gia sản xuất chăn nuôi Vietgap, hạn chế được rủi ro dịch bệnh, tăng năng suất, giảm tỷ lệ hao hụt, giá sản phẩm cao, ổn định và đạt lợi nhuận cao. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu tiêu dùng cũng chưa phân biệt rõ sản phẩm sạch chăn nuôi Vietgap và sản phẩm chăn nuôi truyền thống, nhiều cơ sở chăn nuôi chưa mạnh dạn tham gia nên việc nhân rộng mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap vẫn còn hạn chế nhất định.

Sản lượng thịt quý I/2020 ước đạt 149.207 tấn, tăng 4,69% so cùng kỳ. Trong đó: sản lượng thịt trâu đạt 69 tấn, tăng 1,44%; Thịt bò đạt 1.205 tấn, tăng 5,7%, Thịt heo đạt 103.500 tấn, tăng 4,87%; thịt gia cầm đạt 44.433 tấn, tăng 4,28%; sản lượng trứng đạt 324,7 triệu quả, tăng 2,96%, trong đó trứng gà đạt trên 300 triệu quả, tăng 3,01% so cùng kỳ.

3.2) Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp trong quý I/2021 hiện nay chủ yếu tập trung khâu chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng hiện có và chuẩn bị cây giống cho công tác trồng rừng khi mùa mưa tới, các đơn vị lâm nghiệp chưa tiến hành trồng lại diện tích rừng đã thu hoạch do thời tiết đầu mùa khô nắng nóng còn kéo dài.

Sản lượng gỗ khai thác tháng 3 ước đạt 19.912 m3, tăng 2,58% so tháng cùng kỳ. Quý I/2021 ước đạt 50.113 m3, tăng 7,97% so cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác dự ước tháng 3 đạt 62,5 ste, giảm 0,79% so tháng cùng kỳ, quý I sản lượng ước đạt 188 ste, giảm 0,53% so cùng kỳ.

- Công tác PCCCR và quản lý bảo vệ rừng: Thực hiện triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021 và Phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021, Chi cục Kiểm lâm tiếp tục đôn đốc các địa phương và đơn vị chủ rừng thực hiện phương án khoán bảo vệ rừng theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 14/12/2020 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021. Tổ chức thực hiện các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng và khai thác rừng trái phép; Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nên đã ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.

3.3) Thủy sản

Sản lượng thủy sản tháng 3 năm 2021 ước đạt 6.313,15 tấn, tăng 6,1% so tháng trước. Dự ước sản lượng quý I đạt 16.766 tấn, tăng 5,49% so cùng kỳ. Trong đó: Cá đạt 14.788,39 tấn, tăng 5,93% so cùng kỳ, chiếm 88,2% so với tổng sản lượng; sản lượng tôm đạt 1.633,21 tấn, tăng 2,84% so cùng kỳ. Trong đó:

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 03 đạt 5.528,57 tấn, tăng 8,24%. Dự ước quý I đạt 14.816 tấn, tăng 6,71% so cùng kỳ. Trong đó cá đạt 13.069,58 tấn, tăng 7,24%; sản lượng tôm đạt 1.532 tấn, tăng 3,3%. Sản lượng nuôi trồng tăng là do thị trường tiêu thụ xã hội khá ổn định, tâm lý người tiêu dùng hiện nay sử dụng thực phẩm thủy sản khá phổ biến, mặt khác việc nuôi trồng thủy sản từng bước được người dân chuyển hướng nuôi theo quy trình an toàn, xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng VietGAP nên sản lượng nuôi trồng tăng khá so cùng kỳ.

- Sản lượng khai thác tháng 3 ước đạt 784,58 tấn, giảm 6,86%; quý I/2021 đạt 1.950 tấn, giảm 2,94% so cùng kỳ. Sản lượng khai thác giảm do nguồn thuỷ sản tự nhiên tại các sông hồ cạn dần, nên việc đánh bắt và khai thác xu hướng giảm dần, nên thu nhập từ việc đánh bắt khai thác giảm, nên người dân từng bước chuyển sang ngành nghề khác có thu nhập ổn định hơn.

4. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch

a) Thương mại

Cuối tháng 01 năm 2021 dịch Covid-19 xuất hiện trở lại trong cộng đồng và lây lan nhanh trên diện rộng ở một số tỉnh, địa phương trên cả nước. Trước tình hình đó Lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã chủ động triển khai kịp thời, các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch như: Tạm ngừng hoạt động các điểm biểu diễn nghệ thuật, rạp chiếu phim, karaoke, quán bar, vũ trường, các cơ sở kinh doanh ăn uống có sử dụng rượu bia…công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Đồng Nai đã thực hiện quyết liệt và đạt hiệu quả, tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế, tỉnh Đồng Nai cho phép mở lại các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, trừ bar, karaoke và vũ trường từ ngày 01/3/2021, đồng thời có các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa, do đó hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng 3 có dấu hiệu tăng trở lại, thị trường hàng hóa và đời sống của người dân dần ổn định, các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn đã mở cửa...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 03/2021 ước đạt 16.173,02 tỷ đồng, giảm 1% so với tháng trước và tăng 11,03% so tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2021 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính đạt 49.074,62 tỷ đồng, tăng 6,52% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng khoảng 5,72%). Trong đó kinh tế nhà nước đạt 2.982,78 tỷ đồng, tăng 3,28%, kinh tế ngoài nhà nước đạt 44.935,71 tỷ đồng, tăng 6,67%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.157,54 tỷ đồng, tăng 9,42%. Thực tế doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao (chiếm 91,6%) và tham gia mạnh trên thị trường, điều này cho thấy sự đóng góp của các trung tâm thương mại và các chợ truyền thống có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa tới người tiêu dùng.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I/2021 ước đạt 38.066,34 tỷ đồng, chiếm 77,57% và tăng 6,12% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 6,69%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,3%; may mặc tăng 2,93%; phương tiện đi lại tăng 7,45%; vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 5,03%; xăng dầu các loại tăng 5,5%...

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I ước tính đạt 4.155,96 tỷ đồng, chiếm 8,47% tổng mức và tăng 9,6% so với cùng kỳ.

Doanh thu du lịch lữ hành quý I ước tính đạt 11,86 tỷ đồng, chiếm 0,02% tổng mức và giảm 32,17% so với cùng kỳ. Đây là hoạt động gặp khó khăn nhất từ năm 2020 đến nay do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Doanh thu dịch vụ khác quý I ước tính đạt 6.841,87 tỷ đồng, chiếm 13,94% tổng mức và tăng 7,02% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 9,54%, dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 10,62%, dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 20,88%; dịch vụ nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 9,72%...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 3 và quý I năm 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

tháng 3 năm 2021

Dự ước

quý I/2021

Cơ cấu (%)

Ước quý I/2021 so cùng kỳ (%)

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ

16.173,02

49.076,37

100,00

106,52

- Thương nghiệp

12.706,64

38.066,33

77,57

106,12

- Khách sạn, nhà hàng

1.282,07

4.155,96

8,47

109,60

- Du lịch, lữ hành

3,17

11,86

0,02

67,83

- Dịch vụ

2.181,13

6.841,87

13,9​4

107,02

b) Giá cả thị trường

Tháng 3 là tháng sau tết Nguyên Đán giá nhiều mặt hàng có xu hướng giảm nhất là các mặt hàng lương thực – thực phẩm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2021 giảm 0,17% so với tháng 02/2021 và tăng 1,02% so với tháng 12/2020.

So với tháng trước hầu hết các nhóm hàng đều có chỉ số giảm. Trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,07% (lương thực giảm 0,43%, thực phẩm giảm 1,34%, ăn uống ngoài gia đình giảm 0,7%). Sau tết giá các mặt hàng thịt giảm như: Thịt heo giảm 2,42%; thịt bò giảm 1,72%; thịt gà giảm 1,25%... nguyên nhân giảm so tháng trước do tháng 2 trùng dịp tết Nguyên đán nhu cầu tiêu dùng dịp tết tăng cao, sang tháng 3 giá các mặt hàng thiết yếu trở lại trạng thái bình thường. Bên cạnh đó tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên lượng rau, củ từ các tỉnh phía bắc chuyển vào làm cho giá các mặt hàng này trong tháng giảm như: Bắp cải giảm 5,43%; su hào giảm 5,14%; cà chua giảm 3,6%. Các mặt hàng trái cây giá giảm hơn so với tháng trước như: Các loại quả có múi giảm 3,06%; xoài giảm 11,61%, nguyên nhân là do hiện đang vào mùa thu hoạch của nhiều loại trái cây nên sản lượng nhiều làm cho giá các mặt hàng này giảm.

Đồ uống và thuốc lá giảm 0,8%; may mặc giảm 0,11%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,07%; văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,69%; hàng hoá và dịch vụ khác giảm 0,53%.

Trong tháng tháng 3, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 2,52% so với tháng trước chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu do ảnh hưởng của giá thế giới làm cho chỉ số nhóm nhiên liệu trong tháng tăng 6,11% so với tháng trước; Bên cạnh đó giá các loại dịch vụ bảo dưỡng xe máy cũng tăng 1,67%. Mặc dù trong tháng 3 giá vé của các nhà xe vận chuyển hành khách các tuyến xe đường ngắn và đường dài đã giảm so với giá của tháng tết làm cho nhóm dịch vụ giao thông công cộng giảm 4,11% so với tháng trước nhưng chỉ số giá nhóm giao thông tháng 3 vẫn tăng so với tháng trước.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; nhóm nhà ở, điện, nuớc, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,07%. Các nhóm còn lại giá ổn định.

Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2021 tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất quý I trong 4 năm trở lại đây.

CPI bình quân quý I/2021 so với cùng kỳ năm trước

từ năm 2018 đến năm 2021

Đơn vị tính: %

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

CPI bình quân quý I/2021 so với cùng kỳ năm trước

3,34

2,41

5,35

0,8

Trong mức tăng chung 0,8% thì: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,73%, tăng chủ yếu giá lương thực tăng 7,03%, nguyên nhân giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá lương thực bình quân quý I tăng so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm giáo dục tăng 4,41% tăng chủ yếu dịch vụ giáo dục tăng 4,83%. Nguyên nhân đầu năm học 2020 - 2021 giá học phí các trường dân lập điều chỉnh tăng làm cho giá dịch vụ giáo dục tăng trong quý I/2021 so cùng kỳ, bên cạnh đó trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở trong nước, trẻ em mầm non, học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nghỉ học bắt đầu từ ngày 18/2. Để không làm gián đoạn việc dạy và học của giáo viên, học sinh, trên địa bàn tỉnh, các dịch vụ học trực tuyến (online) qua internet và trên truyền hình của ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện, nên nhu cầu dịch vụ giáo dục tăng so cùng kỳ; đến ngày 01/3 học sinh của các bậc học đã trở lại trường học tập bình thường.

Các nhóm còn lại có chỉ số giá ổn định, mức tăng từ 0,04% - 0,41%.

Trong quý I/2021 có 03 nhóm chỉ số giá bình quân giảm so cùng kỳ là nhóm giao thông giảm 5,77%; bưu chính viễn thông giảm 0,31%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,91% làm cho chỉ số giá bình quân quý I/2021 tăng thấp so cùng kỳ.

Chỉ số giá vàng: Giá vàng trong tháng tiếp tục biến động, chỉ số giá vàng tháng 3/2021 giảm 4,78% so với tháng trước; tăng 15,73% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 3 tháng đầu năm 2021 tăng 21,87%.

Chỉ số giá đô la Mỹ: Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 3/2021 tăng 0,23% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 1,23%; bình quân 3 tháng đầu năm 2021 tăng 0,98%.

c) Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động thương mại và đầu tư trên thế giới suy giảm, ở trong nước dỡ bỏ các quy định cách ly, giãn cách xã hội sau thời gian dịch Covid-19 bùng phát ở một số địa phương những tháng đầu năm 2021 và đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu hàng hóa của tỉnh trong những tháng đầu năm 2021 có dấu hiệu phục hồi, với triển vọng thương mại toàn cầu sẽ khởi sắc hơn khi đại dịch Covid-19 được khống chế, tận dụng một cách hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; xuất, nhập khẩu các doanh nghiệp trên địa bàn tận dụng cơ hội để tìm giải pháp phát triển thị trường và khai thác thâm nhập các thị trường mới.

Ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh tháng 3/2021 đạt 1.702,9 triệu USD, tăng 19,04% so với tháng trước và tăng 7,33% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2021 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5.065,23 triệu USD, tăng 11% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 118,51 triệu USD, tăng 4,85%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 938,57 triệu USD, tăng 18,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.008,15 triệu USD, tăng 9,49%. Trong quý I có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD, chiếm 66,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, cụ thể: Giày dép các loại có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt 1.073,1 triệu USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ; Máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng đạt 464,3 triệu USD, tăng 14,61%; Sản phẩm gỗ đạt 446,84 triệu USD, tăng 33,43%; Xơ, sợi dệt các loại đạt 352,69 triệu USD, tăng 13,2%; Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 282,04 triệu USD, tăng 26,68%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 212,1 triệu USD, tăng 50,4%; Sản phẩm từ sắt thép đạt 159,84 triệu USD, tăng 8,07%....

Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ: ước đạt 1.466,8 triệu USD, chiếm 28,9%; Nhật Bản: 485,7 triệu USD, chiếm 9,59%; Trung Quốc 594,8 triệu USD, chiếm 11,74%; Hàn Quốc 257,2 triệu USD, chiếm 5,08% …

Kim ngạch nhập khẩu tháng 3 năm 2021 ước đạt 1.448,14 triệu USD, tăng 17,34% so với tháng trước và tăng 9,45% so cùng tháng năm trước. Tính chung quí I/2021 kim ngạch nhập khẩu ước đạt 4.105,75 triệu USD tăng 17,58% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 55,31 triệu USD, giảm 0,27%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 854,04 triệu USD, tăng 29,98%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.196,4 triệu USD, tăng 15,01% so cùng kỳ. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu quý I tăng cao so cùng kỳ do nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất của các doanh nghiệp tăng, các doanh nghiệp tập trung nhập nguyên liệu để sản xuất trong năm và nhập MMTB, công nghệ để triển khai dự án. Một số mặt hàng nhập khẩu quý I/2021 tăng khá so cùng kỳ: Chất dẻo nguyên liệu ước đạt 410,74 triệu USD (+23,93%); sắt thép các loại ước đạt 260,81 triệu USD (+12,86%); Máy vi tính, SP điện tử và linh kiện ước đạt 216,23 triệu USD (+61,07%); Máy móc thiết bị, DCPT khác 406,18 triệu USD (+1,48%)…

Thị trường nhập khẩu chủ yếu trong quý I: Trung Quốc ước đạt 986,8 triệu USD, chiếm 24,04%; Hàn Quốc 630,6 triệu USD, chiếm 15,4%; Nhật Bản 298 triệu USD, chiếm 7,26%; Hoa Kỳ 336,5 triệu USD, chiếm 8,2%; các thị trường khác như: Thái Lan, Brazil, Indonesia… chiếm tỷ trọng từ 2,2% - 6,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Cán cân thương mại hàng hóa tính chung 3 tháng đầu năm 2021 ước tính xuất siêu đạt 959,5 triệu USD, trong đó khu vực trong nước xuất siêu 147,7 triệu USD; khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 811,7 triệu USD.

d) Hoạt động vận tải

Dự ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi tháng 3 đạt 1.567,74 tỷ đồng, giảm 1,12% so tháng trước và tăng 7,14% so cùng tháng năm trước. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách ước tính đạt 212,3 tỷ đồng, giảm 1,6% so tháng trước và tăng 13,18% so cùng tháng năm trước; Doanh thu vận tải hàng hóa ước tính 941,42 tỷ đồng, giảm 1% so tháng trước và tăng 5,9% so cùng tháng năm trước; Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tính 413,95 tỷ đồng, giảm 1,5% so tháng trước và tăng 7,05% so cùng tháng năm trước.

Tính chung quý I/2021 doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi ước đạt 4.707,86 tỷ đồng, tăng 4,03% so cùng kỳ. Trong đó Doanh thu vận tải hành khách tăng 3,84%; doanh thu vận tải hàng hóa tăng 4,4%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 3,34% so cùng kỳ, nguyên nhân doanh thu tăng do phương tiện đi lại là vật dụng thiết yếu cần có của con người cùng với sự phát triển của xã hội, hệ thống giao thông không ngừng phát triển, thu hẹp khoảng cách về địa lý, tạo sự thuận lợi cho con người trong việc đi lại chủ động và linh hoạt đem lại hiệu quả công việc cao hơn và phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, góp phần tăng doanh thu vận tải trên địa bàn.

Sản lượng vận tải hành khách tháng 3 ước tính đạt 5.573 nghìn lượt khách, giảm 1,19% so với tháng trước và tăng 8,21% so cùng tháng năm trước; luân chuyển ước đạt 337,3 triệu lượt khách.km, giảm 1,37% so với tháng trước và tăng 7,62% so cùng tháng năm trước. Dự tính quý I/2021 khối lượng vận chuyển đạt 16.984 nghìn lượt khách, tăng 1,05%; luân chuyển ước đạt 1.020 triệu lượt khách.km, tăng 3,46% so cùng kỳ. Trong đó: Khối lượng vận chuyển đường bộ ước đạt 16.698 nghìn lượt khách, tăng 1,11%; luân chuyển đạt 1.020 triệu lượt khách.km, tăng 3,47%; đường thủy nội địa ước đạt 286,1 nghìn lượt khách, giảm 2,32%; luân chuyển ước đạt 159,4 nghìn lượt khách.km, giảm 1,97% so cùng kỳ.

Sản lượng vận tải hàng hóa tháng 3/2021 ước tính đạt 4.680,6 nghìn tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 1,36% so với tháng trước và tăng 1,65% so với cùng tháng năm trước; luân chuyển ước đạt 399,2 triệu tấn.km, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 2,5% so cùng tháng năm trước. Dự tính quý I/2021 khối lượng vận chuyển đạt 13.937,7 nghìn tấn, tăng 2,49%; luân chuyển ước đạt 1.199,7 triệu tấn.km, tăng 2% so cùng kỳ. Trong đó: Khối lượng vận chuyển đường bộ ước đạt 13.547,8 nghìn tấn, tăng 2,55%; luân chuyển đạt 1.133,5 triệu.km, tăng 2,08%; đường thủy nội địa ước đạt 390 nghìn lượt khách, tăng 0,31%; luân chuyển ước đạt 66.208,6 nghìn tấn.km, tăng 0,57% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng do nhu vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

e) Bưu chính viễn thông

Dự ước doanh thu quý I ước đạt 1.755,9 tỷ đồng, tăng 2,62% so với quý IV/2020, tăng 2,15% so với cùng kỳ.

Số thuê bao điện thoại phát triển quý I/2021 ước đạt 220.774 thuê bao, tăng 0,95% so với quý IV/2020 và tăng 2,72% so với cùng kỳ, trong đó 427 thuê bao cố định, giảm 25,87% so cùng kỳ và 220.347 thuê bao di động tăng 0,96% so với quý trước, tăng 2,8% so cùng kỳ.

Số thuê bao Internet phát triển mới quý I/2021 ước đạt 27.119 thuê bao, tăng 5,08% so với quý IV/2020 và tăng 3,04% so với cùng kỳ.

­­ 5. Vốn đầu tư phát triển

Tình hình thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn quý 1/2021 có mức giảm sâu so quý trước. Nguyên nhân là các tháng đầu năm nhiều dự án công trình chưa kịp khởi công, chủ yếu thực hiện các công trình chuyển tiếp. Bên cạnh đó khu vực doanh nghiệp còn gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Dự ước vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Quý I/2021 thực hiện 19.273,2 tỷ đồng, giảm 46,26% so với quý 4/2020 và tăng 10,65% so Quý I/2020. Tình hình thực hiện các nguồn vốn như sau:

a) Vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn

Dự ước vốn nhà nước quý I/2021 thực hiện 1.326,8 tỷ đồng, tăng 1,65% so cùng kỳ, trong đó: Vốn trung ương quản lý đạt 141,9 tỷ đồng, tăng 53,68%, nguồn vốn trung ương đầu tư còn chậm là do nhiều công trình, hạng mục công trình chậm giải ngân, tiến độ thi công chậm; Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (nguồn trái phiếu Chính phủ) đã được triển khai theo kế hoạch, công tác bồi thường tái định cư và bàn giao hạ tầng cho chủ đầu tư đang gấp rút thực hiện, dự ước quý 1/2021 dự án thực hiện 100,7 tỷ đồng cho công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Hiện tại các dự án thành phần 3 đã được khởi công thực hiện từ ngày 05/01/2021, các dự án thành phần 4, 5 đang tiến hành triển khai thực hiện công tác rà soat, bồi thường và lựa chọn nhà thầu thi công; Vốn địa phương quản lý đạt 1.184,9 tỷ đồng, giảm 2,31%, trong đó vốn ngân sách nhà nước ước quý 1/2021 thực hiện 1.077,1 tỷ đồng, bằng 30,97% so quý trước và tăng 9,38% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng so cùng kỳ là sau thời gian nghỉ Tết nguyên đán, hầu hết các hạng mục công trình tiếp tục được thi công, để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, lưu thông.v.v, cụ thể một số công trình trọng điểm thực hiện trong quý I/2021 đó là Dự án cải tạo nâng cấp đường ĐT 768 đoạn từ cầu Vượt Thủ Biên đến giao với đường ĐT767, thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu) thực hiện đạt 33,5 tỷ đồng; Dự án nâng cấp đường ĐT 763 đoạn từ Km0+000 đến Km29+500 thực hiện 8,8 tỷ đồng; Dự án kè gia cố bờ sông Đồng Nai đoạn từ khu dân cư dọc sông rạch cát phường Thống Nhất đến nhà máy xử lý nước thải số 2 phường Tam Hiệp (TP. Biên Hòa) thực hiện đạt 8,6 tỷ đồng; Xây dựng cầu Vàm Cái Sứt trên đường Hương lộ 2 nối dài, thành phố Biên Hòa (kể cả phần bồi thường giải phóng mặt bằng) thực hiện đạt 22,4 tỷ đồng; Dự án đầu tư Xây dựng cầu Thanh Sơn (H. Định Quán) thực hiện đạt 18,3 tỷ đồng và dự án xây dựng Trung tâm công tác xã hội tỉnh Đồng Nai thực hiện 8,6 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn thuộc khu vực ngoài nhà nước.

Đây là khu vực kinh tế năng động, có tiềm lực phát triển nhanh, nguồn vốn đầu tư thực hiện của khu vực này không ngừng tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, giúp nâng cao năng lực nội sinh của sự phát triển nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn năng động trong việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; Dự ước quý 1 năm 2021 thực hiện 8.690,8 tỷ đồng, so quý 4/2020 giảm 34,38% và tăng 10,71% so cùng kỳ, cụ thể các nguồn vốn sau:

- Nguồn vốn đầu tư từ khối doanh nghiệp thực hiện 5.085,7 tỷ đồng chiếm 58,52% nguồn vốn của khu vực này, giảm 36,95% so quý trước; tăng 8,59% so cùng kỳ, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát và thời gian nghỉ Tết Nguyên đán dài nên đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình đầu tư của khu vực này, làm cho mức đầu tư của khu vực thấp so tổng mức đầu tư trên địa bàn; Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp khu vực này quý 1/2021 có mức tăng khá, do một số doanh nghiệp ngành sản xuất gỗ, may mặc đầu tư xây dựng nhà xưởng, mở rộng qui mô sản xuất.

- Nguồn vốn đầu tư từ các hộ dân cư: Quý 1/2021 thực hiện 3.605 tỷ đồng, giảm 30,38% so quý 4/2020 và tăng 13,86% so cùng kỳ. Tình hình vốn đầu tư thực hiện khu vực dân cư có sự phát triển cao do nhu cầu đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà ở, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc trang bị thêm tài sản của các hộ cá thể làm cho tổng mức đầu tư tăng khá so cùng kỳ.

c) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự ước quý 1/2021 vốn đầu tư thực hiện 9.255,6 tỷ đồng, giảm 38,43% so quý 4/2020 và tăng 12,01% so cùng kỳ. Đây là khu vực kinh tế có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao (chiếm 47,86% tổng nguồn vốn trên địa bàn), nguyên nhân tăng cao so cùng kỳ là do trong quý 1/2021 có 11 dự án mới đã cấp phép đã triển khai thực hiện đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, bên cạnh đó có một số doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất như: Công ty Ajinomoto mở rộng nhà máy sản xuất bột ngọt thực hiện đạt 135 tỷ đồng; Công ty Hưng nghiệp Formosa đầu tư hạ tầng và thiết bị cho nhà máy sản xuất điện: 120 tỷ đồng; Công ty Changshin xây dựng nhà máy sản xuất giày da 133,2 tỷ đồng; Bệnh viện đại học y dược shingmark đầu tư 66 tỷ đồng; Công ty điện tử Stonkin đầu tư xây dựng nhà máy đạt 90,7 tỷ đồng…

6. Tình hình thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

Quý I/2021 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam phối hợp với các chủ dự án các thành phần thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, triển khai các gói thầu, hạng mục công trình như: rà phá bom mìn, xây dựng hàng rào, giao thông kết nối tuyến số một, số hai và các nút giao; đường và bãi đỗ ô tô, cầu, hầm, cấp điện, cấp thoát nước, chiếu sáng, viễn thông; công trình tại khu bay, sân đỗ tàu bay; hệ thống cung cấp nhiên liệu tàu bay; nhà ga hành khách; nhà ga hàng hóa số một, nhà để xe, tòa nhà điều và khu dân cư, tái định cư của các dự án thành phần theo đúng kế hoạch của dự án.

7. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp

- Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày 17/3/2021 đạt 319,3 triệu USD, tăng 40,4% so cùng kỳ. Trong đó: Cấp mới 11 dự án với vốn đăng ký 220,4 triệu USD, tăng 308,6% so cùng kỳ; điều chỉnh vốn 20 dự án với vốn bổ sung 98,9 triệu USD, bằng 78,48% so cùng kỳ.

- Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 17/3/2021 là 3.832,6 tỷ đồng, bằng 70,2% so cùng kỳ, đạt 19,16% so kế hoạch. Trong đó: Cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 11 dự án với số vốn là 1.478,1 tỷ đồng, bằng 30,4% so cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn 4 dự án với số vốn là 2.354,5 tỷ đồng, tăng 391,6% so cùng kỳ.

- Tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2021, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốnlà:30.894 tỷ đồng, tăng 458,4% so với cùng kỳ năm 2020 (6.379,8 tỷ đồng). Trong đó có 680 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoảng 11.070,7 tỷ đồng và 166 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung 19.823,3 tỷ đồng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng và trả kết quả tại nhà: Tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày 15/3/2021 có 446 lượt doanh nghiệp đăng ký trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, 74 doanh nghiệp đăng ký trả kết quả tại nhà.

- Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh: Tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2021 có 93 doanh nghiệp giải thể và 101 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động; 348 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh kém hiệu quả và thu hẹp lại mô hình sản xuất.

8. Tài chính – Ngân hàng

a) Tài chính

Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2021 ước đạt 19.525 tỷ đồng([1]), đạt 41% dự toán năm và tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địa ước đạt 15.425 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ; Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu: 4.100 tỷ đồng, đạt 31% so dự toán và tăng 13% so với cùng kỳ.

Dự ước chi cân đối ngân sách địa phương đạt 9.171 tỷ đồng([2]), đạt 39% so với dự toán, tăng 74% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển: 6.200 tỷ đồng, đạt 68% so với dự toán, tăng 159% so với cùng kỳ (chủ yếu chi chuyển nguồn năm trước chuyển sang 5.607 tỷ đồng); Chi thường xuyên: 2.971 tỷ đồng, đạt 21% so với dự toán, tăng 3% so với cùng kỳ.

b) Hoạt động ngân hàng

Quý I năm 2021, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai triển khai các chủ trương, chính sách mới về tiền tệ, ngân hàng đến các TCTD. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các TCTD trên địa bàn đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và thị trường vàng. Công tác thanh toán, đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Kết quả hoạt động ngân hàng như sau:

Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến 31/3/2021 đạt 251.816 tỷ đồng, tăng 2,72% so với 31/12/2020. Trong đó: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 235.518 tỷ đồng, tăng 2,82%; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 14.562 tỷ đồng, tăng 1%; lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức nên tiền gửi ngoại tệ tăng không đáng kể.

Tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn đến 31/3/2021 ước đạt 250.333 tỷ đồng, tăng 2,47% so với 31/12/2020 (trong đó nợ xấu ước chiếm 0,67% trên tổng dư nợ cho vay). Trong đó: Dư nợ ngắn hạn ước đạt 130.324 tỷ đồng, tăng 2,82%. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 118.048 tỷ đồng, tăng 1,79%; Phân theo loại tiền: Dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 210.974 tỷ đồng, tăng 2,29%; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 37.398 tỷ đồng, tăng 2,52%.

Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm; lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0-6,0/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6,0%/năm.

* Kết quả tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19:

Tính đến 31/01/2021, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 1.317 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay với số tiền là 2.418 tỷ đồng. Trong đó, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 944 khách hàng với dư nợ 723 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 385 khách hàng với dư nợ1.727 tỷ đồng. Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến cuối tháng 01/2021 đạt111.081 tỷ đồng cho 28.776 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch.

9. Một số tình hình xã hội

a) Văn hóa thông tin

Quý I năm 2021 toàn ngành Văn hóa – thể thao và du lịch Tập trung tuyên truyền cổ động trực quan các nhiệm vụ chính trị như: Kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam (06/01); Kỷ niệm 48 năm Ngày ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01); Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02); Tuyên truyền về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Tuyên truyền Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Tuyên truyền công tác tuyển quân năm 2021; tuyên truyền phòng chống dịch Covid- 19… đã thực hiện 2.500 băng rôn; In và treo 3.350 lá cờ nội dung; 6.900 lá cờ Đảng, lá cờ Tổ quốc; 1.880m2 pano; In 4.000 tranh cổ động; thay đổi 1.282 m2 nội dung pano cố định…

Các đơn vị nghệ thuật tăng cường biểu diễn chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam phục vụ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện 02 cuộc triển lãm: Triển lãm chuyên đề “Tết cổ truyền Việt Nam xưa và nay” tại Văn miếu Trấn Biên, Tp. Biên Hòa (từ ngày 06/02 đến ngày 16/02/2021) và Triển lãm kỷ niệm 60 năm thành lập Khu uỷ miền Đông và Trung ương Cục miền Nam (1961-2021); 05 Đội chiếu phim tiếp tục thực hiện chiếu phim kết hợp tuyên truyền được 630 buổi.

b) Thể dục, thể thao

Trong quý I/2021 đăng cai tổ chức Giải vô địch Vovinam Cụm miền Đông Nam bộ. Đồng thời tổ chức 04 giải thể thao cấp tỉnh (Giải vô địch và vô địch trẻ Võ thuật cổ truyền tỉnh;Giải vô địch và vô địch trẻ Boxing - Kickboxing tỉnh Đồng Nai; Giải vô địch Billiards - Tranh Cúp V184 tỉnh Đồng Nai; Giải Cầu lông các Câu lạc bộ tỉnh Đồng Nai).

Tham gia 06 giải quốc gia, đạt 01 HCĐ; 03 giải cụm, khu vực mở rộng đạt 29 huy chương các loại.

c) Giáo dục - Đào tạo

Trước những diễn biến mới của dịch Covid-2019 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản số: 1654/UBND-KGVX ngày 17 tháng 2 năm 2021 về việc cho trẻ em mầm non, học sinh, học việc, sinh viên nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid-19, theo đó trẻ em mầm non, học sinh, học viện, sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 18/2; đến ngày 01/3 học sinh của các bậc học đã trở lại trường học tập bình thường. Trong thời gian nghỉ học các trường chủ động thực hiện các chương trình học trực tuyến, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được học và ôn tập để đảm bảo các phương án điều chỉnh hoạt động dạy học của Bộ GD-ĐT, đảm bảo an toàn trong nhà trường và chất lượng chương trình đào tạo năm học 2020 – 2021.

d) Y tế

Tính đến ngày 20/03/2021, Đồng Nai vẫn đang kiểm soát tốt dịch Covid-19. Hiện nay, toàn tỉnh ghi nhận 20 ca dương tính với SARS-CoV-2 trở về từ nước ngoài, đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai 08 trường hợp đã điều trị khỏi và 12 trường hợplà công dân Việt Nam, đi từ sân bay Dubai đến sân bay Tân Sơn Nhất ngày 10/3, được đưa vào cách ly ngay tại Trường đại học An ninh Nhân dân. Kết quả xét nghiệm 12 trường hợp này dương tính với SARS-CoV-2 được chuyển vào Bệnh viện Phổi Đồng Nai để cách ly, điều trị, trong 12 bệnh nhân, hiện chỉ còn 2 trường hợp bệnh nhân nữ vẫn có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. 10 trường hợp còn lại đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Nhìn chung công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đang được các cấp, các ngành chỉ đạo quyết liệt và được người dân tham gia hưởng ứng tích cực.

Một số dịch bệnh phát sinh trong tháng quý I như sau:

- Sốt xuất huyết: trong tháng 3/2021 ghi nhận 272 trường hợp (trong đó số trẻ ≤ 15 tuổi là 212, chiếm 77,94%), giảm 69,98% so tháng trước. Tính chung quý I/2021 có 1.178 trường hợp (trong đó số trẻ ≤ 15 tuổi là 815, chiếm 69,19%), giảm 76,61% so với cùng kỳ.

Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 77 ổ dịch, tăng 75% so với cùng kỳ. Quý I/2021 tổng số ổ dịch được phát hiện là 374 ổ dịch, tăng 110% so với cùng kỳ (178 ổ dịch). Tỷ lệ ổ dịch được xử lý đạt 97,9% (366 ổ dịch được xử lý/374 ổ dịch phát hiện).

- Sởi: Trong tháng ghi nhận 01 trường hợp, giảm 02 trường hợp so với tháng trước, giảm 96,2%. Tổng số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 3/2021 là 04 trường hợp, giảm 96,1% so với cùng kỳ (102 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong.

- Hội chứng tay chân miệng: Số trường hợp mắc trong tháng 3 là 300 trường hợp, giảm 59,6% so với tháng trước. Cộng dồn đến tháng 3 có là 1.043 trường hợp, tăng 2,58 lần so với cùng kỳ (291 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong.

Trong tháng 3 phát hiện và xử lý 43/43 ổ dịch, số ổ dịch phát hiện giảm 52,2% so với tháng trước (90 ổ dịch). Cộng dồn xử lý 133/133 ổ dịch phát hiện, đạt tỷ lệ 100%.

- Tình hình nhiễm HIV/AIDS: Trong tháng ghi nhận 80 trường hợp mắc mới HIV, trong đó có 31 trường hợp có địa chỉ thường trú tại tỉnh, giảm 11 trường hợp so với tháng trước (91 trường hợp) được đưa vào điều trị. Ghi nhận 01 trường hợp nhiễm HIV/AIDS tử vong. Tính từ đầu năm đến tháng 3/2021, toàn tỉnh có 5.783 trường hợp mắc HIV/AIDS (tỷ lệ/dân số: 0,175%), duy trì tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn tỉnh được khống chế <0,3% (đạt chỉ tiêu).

- Tình hình vệ sinh thực phẩm: Trong tháng 3/2021 thực hiện 02 đoàn kiểm tra liên ngành và tổ chức 1.936 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm/15.233 tổng số cơ sở, trong đó: 1.758 cơ sở đạt (chiếm 90,81%), số cơ sở vi phạm là 178, nhắc nhở 173 cơ sở, phạt tiền 05 cơ sở với số tiền phạt là 48 triệu đồng. Trong tháng không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm.

* Các chương trình mục tiêu

- Phòng chống sốt rét: Tính từ đầu năm đến tháng 3/2021 không ghi nhận trường hợp sốt rét, giảm 02 trường hợp so với cùng kỳ 2020 (02 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong. Số xét nghiệm thực hiện trong tháng: 1.094 mẫu.

- Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi: Theo cân nặng: 8%; Theo chiều cao: 22,5%.

- Tiêm chủng mở rộng: Số trẻ em tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccin tính đến tháng 3/2021 là 9.997 cháu tăng 3.674 cháu đạt 21,28% KH và tăng 1,58 lần so cùng kỳ.

- Khám chữa bệnh: Tổng số lượt khám bệnh trong tháng 3/2021 đạt 613.082 lượt, cấp cứu: 37.210 trường hợp, nhập viện: 33.721 trường hợp ; tử vong do bệnh tật: 20 trường hợp, tử vong do tai nạn giao thông: 12 trường hợp.​

e) Giải quyết việc làm

Trong Quý I năm 2021, phối hợp các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm giải quyết việc làm cho 14.333 lượt người (đạt 17,92% kế hoạch năm, giảm 5,46% so với cùng kỳ); số người lao động nộp hồ sơ hưởng BHTN là 7.225 người và đã ban hành 7.348 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền chi trả là 171.959 triệu đồng; tư vấn và giới thiệu việc làm cho 7.903 lượt lao động, hỗ trợ học nghề cho 234 người.

Cấp 181 giấy phép lao động người nước ngoài (cấp mới 75 giấy phép, cấp lại 07 giấy phép, gia hạn 99 giấy phép).

f) Đào tạo nghề

Quí I năm 2021, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đào tạo cho 14.176 người đạt 17,79% kế hoạch năm 2021, tăng 0,36% so cùng kỳ.

Có 9.703 người tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề, đạt 14,06% kế hoạch năm 2020, tăng 0,62% so cùng kỳ, trong đó: Trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 8.921 người (bao gồm đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 là 483 người, trong đó có 441 người có việc làm, chiếm 91,3% số người tốt nghiệp).



Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

  • Tổng số lượt xem: 1779
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)