Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 05/05/2021-08:38:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4/2021 của tỉnh Quảng Trị

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

1.1. Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp tháng Tư, một số cây trồng như: ngô, ớt cay, rau quả…đã cho thu hoạch; tuy nhiên, năm nay do lịch thời vụ chậm hơn nên sản lượng chưa bằng năm trước. Chăn nuôi lợn phục hồi nhanh sau dịch tả lợn Châu Phi năm trước, chăn nuôi gia cầm tăng trưởng khá. Hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng có ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn và gia cầm.

a. Trồng trọt

* Tiến độ sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021

Vụ Đông Xuân năm 2020-2021, thời tiết thuận lợi; nguồn nước dồi dào; các đối tượng gây hại cây trồng phát sinh không đáng kể, nhất là chuột và ốc bươu vàng gây hại rất thấp so với mọi năm…nên các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện nay cây lúa trà đầu đã trổ, diện tích còn lại đang trong giai đoạn ngậm sữa; một số diện tích ngô, ớt, rau quả đã cho thu hoạch; cây lạc đang trong giai đoạn phát triển quả; các loại cây trồng khác sinh trưởng và phát triển tốt…

Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm chủ yếu

Ước thực hiện đến ngày 15/4/2021

(Ha)

Ước thực hiện đến15/4/2021 so với cùng kỳ năm trước (%)

- Lúa

25.784,8

98,80

- Ngô

3.354,0

114,44

- Khoai lang

1.162,0

83,83

- Sắn

10.750,0

105,74

- Lạc

2.973,0

101,75

- Rau các loại

3.674,0

109,12

- Đậu các loại

615,0

113,68

- Cây ớt cay

399,0

102,68

Tính đến ngày 15/4/2021, cây lúa gieo cấy 25.784,8 ha, bằng 98,80% cùng kỳ năm trước; cơ cấu chủ yếu các loại giống lúa ngắn ngày và cực ngắn như: HN6, Đài Thơm 8, Bắc Thơm 7, An Sinh 1399, Khang Dân 18, HC95, Bắc Thịnh, Thiên Ưu 8…Cây ngô gieo trồng 3.254 ha, bằng 114,44% cùng kỳ năm trước; khoai lang 1.162 ha, bằng 83,83%; sắn 10.750 ha, bằng 105,74%; lạc 2.973 ha, bằng 101,75%; rau các loại 3.674 ha, bằng 109,12%; đậu các loại 615 ha, bằng 113,68%; cây ớt cay 399 ha, bằng 102,68%...Sản lượng một số loại cây trồng đã thu hoạch: Ngô 2.485 tấn, bằng 56,41% cùng kỳ năm trước; Rau các loại 28.985 tấn, bằng 103,48%; cây ớt cay 1.086 tấn, bằng 80,44%...

*Tình hình sâu bệnh trên cây hàng năm:Nhìn chung vụ Đông Xuân năm nay các đối tượng gây hại trên cây hàng năm không đáng kể, đặc biệt chuột và ốc bươu vàng gây hại rất thấp so với mọi năm.

Trên cây lúa: chuột, diện tích gây hại 311 ha, tỷ lệ hại phổ biến 5-10%; bệnh khô vằn, diện tích nhiễm 1.357 ha, trong đó nhiễm nặng 105 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 15-20%, nơi cao 30-45%; bệnh đốm nâu, diện tích nhiễm 467 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, nơi cao 30-45%; rầy các loại bắt đầu gây hại một số vùng, diện tích nhiễm 15 ha, mật độ phổ biến 700-900 con/m2, nơi cao 1.500 con/m2. Ngoài ra, bệnh vàng lá di động gây hại cục bộ; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại nhẹ vài nơi, sâu cuốn lá nhỏ… phát sinh rải rác.

Trên cây ngô: sâu keo mùa Thu, diện tích nhiễm 165,5 ha, mật độ sâu phổ biến 2-5 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2.

Trên cây sắn: bệnh khảm lá virus gây hại trên những diện tích sắn mới trồng sử dụng giống tự để lại ở các vùng bị bệnh năm trước, diện tích nhiễm 180 ha, trong đó nhiễm nặng 30 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 7-10%, nơi cao 50%, cục bộ có nơi 70-100%.

b. Chăn nuôi

Ước tính đến 30/4/2021, đàn trâu có 21.700 con, giảm 2,69% so với cùng thời điểm năm 2020; đàn bò có 55.258 con, giảm 1,68%; đàn lợn thịt có 133.320 con, tăng 49,60%; đàn gia cầm có 3.645 nghìn con, tăng 15,71%; trong đó: đàn gà 2.890 nghìn con, tăng 14,23%. Đàn lợn thịt cùng thời điểm năm trước do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi nên giảm rất sâu, đến nay đang phục hồi nhanh. Đàn gia cầm phát triển khá. Hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng Tư ước tính đạt 3.877 tấn, tăng 29,15% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu hơi 83 tấn, giảm 3,49%; thịt bò hơi 244 tấn, giảm 0,41%; thịt lợn hơi 2.310 tấn, tăng 42,59%; thịt gia cầm hơi 1.240 tấn, tăng 17,98%; sản lượng trứng gia cầm 4.150 nghìn quả, tăng 8,19%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 15.662 tấn, tăng 34,59% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu hơi 339 tấn, giảm 1,45%; thịt bò hơi 995 tấn, tăng 0,51%; thịt lợn hơi 9.460 tấn, tăng 58,17%; thịt gia cầm hơi 4.868 tấn, tăng 12,63%; sản lượng trứng gia cầm 16.130 nghìn quả, tăng 4,03%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh là do tổng đàn lợn thịt tăng cao và trọng lượng bình quân xuất chuồng tăng, đàn gia cầm tăng khá.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Ước

tháng 4/2021

(Tấn)

Ước

4 tháng năm2021

(Tấn)

So với cùng kỳ năm 2020 (%)

Tháng 4/2021

4 tháng năm 2021

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

3.877

15.662

129,15

134,59

- Thịt trâu

83

339

96,51

98,55

- Thịt bò

244

995

99,59

100,51

- Thịt lợn

2.310

9.460

142,59

158,17

- Thịt gia cầm

1.240

4.868

117,98

112,63

Tình hình dịch bệnh:Từ đầu năm đến 12/4/2021, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 110 hộ, 46 thôn, 32 xã, thị trấn của 06 huyện, thị xã (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hướng Hóa, Cam Lộ và Thị xã Quảng Trị); tổng số lợn đã tiêu hủy 1.223 con. Đến nay, trên địa bàn tỉnh còn 14 xã có gia súc mắc bệnh chưa qua 21 ngày.

Ngoài ra, dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò tiếp tục xảy ra và có xu hướng lan rộng. Đến ngày 15/4/2021, có 311 hộ ở 91 thôn tại 30 xã có gia súc mắc bệnh; có 14 con phải tiêu hủy.

1.2. Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp tháng Tư chủ yếu tập trung khai thác lâm sản, bảo vệ rừng và tăng cường phòng chống cháy rừng.

Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng Tư ước tính đạt 144 ha, tăng 22,03% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 56 nghìn cây; sản lượng gỗ khai thác 86.520 m3, tăng 13,92%; sản lượng củi khai thác 7.539 ster, tăng 1,41%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 1.060 ha, tăng 1,24% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 761 nghìn cây, tăng 9,50%; sản lượng gỗ khai thác 338.710 m3, tăng 6,53%; sản lượng củi khai thác 31.778 ster, tăng 0,61%.

Trồng rừng và khai thác lâm sản

Ướctháng 4/2021

Ước 4 tháng năm 2021

So với cùng kỳ năm 2020 (%)

Tháng 4/2021

4 tháng năm 2021

1. Trồng rừng tập trung (Ha)

144

1.060

122,03

101,24

2. Số cây LN trồng phân tán (1000 cây)

56

761

-

109,50

3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)

86.520

338.710

113,92

106,53

4. Sản lượng củi khai thác (Ster)

7.539

31.778

101,41

100,61

Thiệt hại rừng:Trong tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.

Về kiểm soát vi phạm lâm luật:Từ đầu năm đến nay, đã phát hiện 33 vụ vi phạm; xử lý vi phạm 23 vụ; tịch thu 31,6 m3gỗ. Nhìn chung, các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp trên địa bàn đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định.

1.3. Thủy sản

Sản xuất thủy sản tháng Tư, mặc dù thời tiết tương đối thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nhưng sản lượng vẫn đạt không cao. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ổn định; khai thác thủy sản tháng Tư ngư dân trúng cá ngừ, cá thu, cá cờ…nhưng không nhiều nên sản lượng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thủy sản

Ước tháng 4/2021

(Tấn)

Ước 4 tháng năm 2021

(Tấn)

So với cùng kỳ năm 2020 (%)

Tháng 4/2021

4 tháng năm 2021

Tổng sản lượng thủy sản

2.964

12.503

100,95

100,93

1. Chia theo loại thủy sản

- Cá

1.752

8.321

101,51

101,54

- Tôm

566

1.062

100,18

98,70

- Thủy sản khác

646

3.120

100,16

100,10

2. Chia theo nuôi trồng, khai thác

- Nuôi trồng

653

2.230

100,31

100,95

- Khai thác

2.311

10.273

101,14

100,92

Tổng sản lượng thủy sản tháng Tư ước tính đạt 2.964 tấn, tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.752 tấn, tăng 1,51%; tôm 566 tấn, tăng 0,18%; thủy sản khác 646 tấn, tăng 0,16%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 12.503 tấn, tăng 0,93% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 8.321 tấn, tăng 1,54%; tôm 1.062 tấn, giảm 1,30%; thủy sản khác 3.120 tấn, tăng 0,10%. Cụ thể:

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng Tư ước tính đạt 653 tấn, tăng 0,31% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 139 tấn, tăng 0,72%; tôm 514 tấn, tăng 0,19%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 2.230 tấn, tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.284 tấn, bằng cùng kỳ năm trước; tôm 946 tấn, tăng 2,27%. Sản lượng tôm nuôi trồng tháng Tư đạt cao là do người nuôi tôm thu hoạch tôm thẻ.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng Tư ước tính đạt 2.311 tấn, tăng 1,14% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.613 tấn, tăng 1,57%; thủy sản khác 646 tấn, tăng 0,16%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 10.273 tấn, tăng 0,92% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 7.037 tấn, tăng 1,82%; thủy sản khác 3.120 tấn, tăng 0,10%.

2. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp tháng Tư có tín hiệu tích cực do dịch COVID-19 đã được kiểm soát, chuổi cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm thông suốt hơn. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Tư tăng 7,74% so với tháng trước và tăng 10,28% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Tư tăng khá so với cùng kỳ năm trước là tháng 4/2020 cả nước thực hiện giản cách xã hội 14 ngày (từ 01-14/4/2020) theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19 nên một số ngành như: dệt may, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic…bị ảnh hưởng nhiều; tháng Tư năm nay dịch COVID-19 đã được kiểm soát. Hơn nữa, năm nay có một số dự án điện gió, điện mặt trời hoàn thành đi vào hoạt động làm tăng sản lượng điện sản xuất; ngành sản xuất đồ uống tăng cao nhờ Công ty CP bia Hà nội - Quảng Trị hoạt động bình thường trở lại (tháng 4/2020 ngừng hoạt động). Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2021 tăng 8,46% so với cùng kỳ năm trước .

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Tư ước tính tăng 7,74% so với tháng trước và tăng 10,28% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai khoáng tăng 11,89% và tăng 5,10%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,47% và tăng 10,38%; sản xuất và phân phối điện tăng 11,38% và tăng 13,58%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,46% và giảm 2,73%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 8,46% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 5,67%); trong đó: ngành khai khoáng tăng 1,36% (cùng kỳ năm trước tăng 17,46%); công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,35% (cùng kỳ năm trước tăng 5,15%); sản xuất và phân phối điện tăng 13,07% (cùng kỳ năm trước tăng 4,51%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,18% (cùng kỳ năm trước tăng 1,47%).

Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: dệt tăng 74,90%; sản xuất đồ uống tăng 47,39%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 24,20%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 17,20%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 14,52%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,07%; khai khoáng khác tăng 8,57%. Các ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 8,36%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5,85%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 4,74%; sản xuất trang phục tăng 4,66%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 2,46%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,97%. Các ngành có chỉ số sản xuất giảm: sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 0,73%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 0,74%; khai thác quặng kim loại giảm 2,87%; khai thác xử lý và cung cấp nước giảm 3,18%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 17,15%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 39,04%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 44,87%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng 4/2021 so với tháng 3/2021

(%)

Tháng 4/2021 so với cùng kỳ năm trước (%)

4 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước (%)

Toàn ngành công nghiệp

107,74

110,28

108,46

- Khai khoáng

111,89

105,10

101,36

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

106,47

110,38

108,35

- Sản xuất và phân phối điện

111,38

113,58

113,07

- Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải

109,46

97,27

98,82

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong 4 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: bia lon tăng 119,46%; ván ép tăng 59,70%; dầu nhựa thông tăng 36,33%; điện sản xuất tăng 27,98%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 25,96%; tấm lợp proximăng tăng 19,41%; nước hoa quả, tăng lực tăng 14,68%... Một số sản phẩm tăng thấp: xi măng tăng 11,92%; đá xây dựng tăng 9,11%; tinh bột sắn tăng 6,06%; com lê, quần áo tăng 5,52%; phân hóa học tăng 2,79%; gỗ cưa hoặc xẻ tăng 0,23%...Một số sản phẩm giảm: gạch khối bằng bê tông giảm 0,85%; thủy hải sản chế biến giảm 0,89%; nước máy giảm 3,20%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 5,86%; điện thương phẩm giảm 6,45%; săm dùng cho xe máy, xe đạp giảm 10,08%; dăm gỗ giảm 17,65%...

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/4/2021 ổn định, chỉ tăng 0,14% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 6,87% so với cùng thời điểm năm trước. Nguyên nhân tăng khá so với cùng thời điểm năm trước là do năm nay có một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất da…mới đi vào hoạt động. So với cùng thời điểm năm trước, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,84%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 1,47%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 34,02%. Xét theo ngành hoạt động, so với cùng thời điểm năm trước số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 1,91%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,01%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,87%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,98%.

3. Đầu tư

Bước qua quý I/2021, công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 cơ bản kết thúc; sau khi có kế hoạch giao vốn năm 2021 cụ thể đến từng địa phương, từng công trình; tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 4/2021 khởi sắc hơn so với các tháng trước đó. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Tư tăng 41,70% so với tháng trước và tăng 17,34% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 4 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt thấp so với kế hoạch (19,10%) và giảm 7,78% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý

Ước tính tháng 4/2021

(Tỷ đồng)

Ước tính 4 tháng năm 2021

(Tỷ đồng)

Tháng 4/2021 so với cùng kỳ năm trước

(%)

4 tháng

năm 2021 so với kế hoạch năm 2021 (%)

4 tháng

năm 2021 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng số

258,57

726,27

117,34

19,10

92,22

- Vốn ngân sách cấp tỉnh

221,40

617,72

127,14

19,89

100,95

- Vốn ngân sách cấp huyện

30,62

99,29

76,07

15,91

65,33

- Vốn ngân sách cấp xã

6,55

9,26

109,76

12,65

39,19

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Tư ước tính đạt 258,57 tỷ đồng, tăng 17,34% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 221,40 tỷ đồng, tăng 27,14%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 30,62 tỷ đồng, giảm 23,93%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 6,55 tỷ đồng, tăng 9,76%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 726,27 tỷ đồng, bằng 19,10% kế hoạch năm 2021 và giảm 7,78% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 617,72 tỷ đồng, bằng 19,89% kế hoạch và tăng 0,95%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 99,29 tỷ đồng, bằng 15,91% kế hoạch và giảm 34,67%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 9,26 tỷ đồng, bằng 12,65% kế hoạch và giảm 60,81%.

Tiến độ giải ngân vốn:Theo số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh, từ đầu năm đến 15/4/2021, Kho bạc Nhà nước tỉnh đã giải ngân 159 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương do tỉnh quản lý, đạt 4,37% kế hoạch năm 2021.

4. Thương mại và dịch vụ

4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tháng Tư có nhiều ngày lễ lớn, Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch); Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4); Ngày giải phóng Quảng Trị và Quốc tế Lao động (1/5)…số ngày nghỉ lễ kéo dài, trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều hoạt động Lễ hội và khai trương mùa du lịch biển đảo năm 2021; dịch COVID-19 ở trong nước đã được kiểm soát, du lịch nội địa được kích cầu sôi động trở lại nên hoạt động bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng sôi động hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước (từ 01-14/4 năm trước thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch COVID-19). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư tăng 39,69% và 4 tháng đầu năm 2021 tăng 14,19% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng đầu năm 2020 giảm 2,60%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư ước tính đạt 2.685,43 tỷ đồng, tăng 3,36% so với tháng trước và tăng 39,69% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa 2.336,35 tỷ đồng, tăng 2,67% và tăng 30,53%; doanh thu lưu trú và ăn uống 244,04 tỷ đồng, tăng 7,18% và tăng 183,15%; doanh thu du lịch lữ hành 0,36 tỷ đồng (tháng trước và cùng kỳ năm trước không phát sinh doanh thu); doanh thu dịch vụ khác 104,68 tỷ đồng, tăng 10,33% và tăng 125,78%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 11.032,40 tỷ đồng, tăng 14,19% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 12,56%.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 9.677,95 đồng, chiếm 87,72% tổng mức và tăng 12,60% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: hàng may mặc tăng 25,21%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 19,20%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 17,20%; phương tiện đi lại (trừ ô tô con) tăng 13,68%...

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 939,58 tỷ đồng, chiếm 8,52% tổng mức và tăng 28,59% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú 17,36 tỷ đồng, giảm 0,32%; doanh thu dịch vụ ăn uống 922,22 tỷ đồng, tăng 29,29%.

Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 0,36 tỷ đồng, giảm 84,91% so với cùng kỳ năm trước. Du lịch lữ hành của Quảng Trị mới tái khởi động lại trong tháng Tư, doanh thu không lớn nhưng hy vọng mùa du lịch năm nay sẽ mang lại kết quả khả quan.

Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 414,51 tỷ đồng, chiếm 3,76% tổng mức và tăng 24,22% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Ước tháng 4/2021

( Tỷ đồng)

Ước 4 tháng

năm 2021

So với cùng kỳ năm trước(%)

Tổng mức

(Tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Tháng 4/2021

4 tháng năm 2021

Tổng số

2.685,43

11.032,40

100,00

139,69

114,19

- Bán lẻ hàng hóa

2.336,35

9.677,95

87,72

130,53

112,60

- Lưu trú và ăn uống

244,04

939,58

8,52

283,15

128,59

- Du lịch lữ hành

0,36

0,36

-

-

15,09

- Dịch vụ khác

104,68

414,51

3,76

225,78

124,22

4.2. Vận tải hành khách và hàng hóa

Tháng Tư, thời tiết hết sức thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tháng này cũng là mùa xây dựng, các công trình của các tổ chức và cá nhân cũng được khởi công; trong tháng có nhiều hoạt động Lễ hội, du lịch nội địa được khởi động trở lạị…Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa hết sức sôi động. Ước tính số lượt hành khách vận chuyển tháng 4/2021 tăng 45,69% so với cùng kỳ năm trước, số lượt hành khách luân chuyển tăng 27,42%; khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 19,53%, khối lượng háng hóa luân chuyển tăng 13,49%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, số lượt hành khách vận chuyển tăng 13,72% so với cùng kỳ năm trước, số lượt hành khách luân chuyển tăng 21,12%; khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 5,30%, khối lượng háng hóa luân chuyển tăng 7,81% (số liệu tương ứng của 4 tháng năm 2020: -39,32%, -35,23%, +23,75% và +0,75%).

Doanh thu vận tải tháng Tư ước tính đạt 166,77 tỷ đồng, tăng 2,65% so với tháng trước và tăng 13,36% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 31,09 tỷ đồng, tăng 2,33% và tăng 71%; doanh thu vận tải hàng hóa 117,91 tỷ đồng, tăng 2,94% và tăng 5,60%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 17,77 tỷ đồng, tăng 1,32% và tăng 2,89%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, doanh thu vận tải ước tính đạt 650,34 tỷ đồng, tăng 10,14% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 123,19 tỷ đồng, tăng 28,19%; doanh thu vận tải hàng hóa 454,64 tỷ đồng, tăng 6,18%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 72,51 tỷ đồng, tăng 9,58%.

Số lượt hành khách vận chuyển tháng Tư ước tính đạt 573,7 nghìn HK, tăng 2,75% so với tháng trước và tăng 45,69% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 49.376,5 nghìn HK.km, tăng 6,22% và tăng 27,42%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 2.551 nghìn HK, tăng 13,72% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 209.565 nghìn HK.km, tăng 21,12%.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng Tư ước tính đạt 953,2 nghìn tấn, tăng 4,58% so với tháng trước và tăng 19,53% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 73.650,1 nghìn tấn.km, tăng 8,15% và tăng 13,49%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 3.680,1 nghìn tấn, tăng 5,30% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 265.957,2 nghìn tấn.km, tăng 7,81%.

Vận tải hành khách và hàng hóa

Ước tháng 4/2021

Ước 4 tháng năm 2021

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 4/2021

4 thángnăm 2021

1. Vận tải hành khách

- Vận chuyển (Nghìn HK)

573,7

2.551,0

145,69

113,72

- Luân chuyển (Nghìn HK.Km)

49.376,5

209.565,0

127,42

121,12

2. Vận tải hàng hóa

- Vận chuyển (Nghìn tấn)

953,2

3.680,1

119,53

105,30

- Luân chuyển (Nghìn tấn.Km)

73.650,1

265.957,2

113,49

107,81

4.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành

Tháng Tư, dịch COVID-19 trong nước đã được kiểm soát; du lịch nội địa đã được khởi động trở lại, nhiều công ty du lịch giảm giá để kích cầu; trong tháng có nhiều hoạt động Lễ hội kỷ niệm các ngày Lễ lớn…nên khách lưu trú đã có những chuyển biến tích cực. Ước tính số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ tháng 4/2021 tăng 192,66% so với cùng kỳ năm trước, số ngày khách tăng 499,39%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ giảm 12,52% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng năm 2020 giảm 21,97%), số ngày khách giảm 21,47% (4 tháng năm 2020 giảm 25,66%). Riêng khách du lịch lữ hành tháng Tư và 4 tháng năm 2021 phát sinh chưa nhiều nhưng có những tín hiệu tích cực do mới khởi động trở lại trong tháng Tư (tháng 4/2020 không phát sinh).

Số lượt khách lưu trú tháng Tư ước tính đạt 21.247 lượt, tăng 2,05% so với tháng trước và tăng 192,66% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 15.704 ngày khách, tăng 6,74% và tăng 499,39%; số lượt khách du lịch theo tour 150 lượt, số ngày khách du lịch theo tour 320 ngày khách (tháng 4/2020 và tháng trước không phát sinh).

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 75.609 lượt, giảm 12,52% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 55.144 ngày khách, giảm 21,47%; số lượt khách du lịch theo tour 150 lượt, giảm 80,61%; số ngày khách du lịch theo tour 320 ngày khách, giảm 83,35%.

Khách lưu trú và du lịch lữ hành

Ước tháng 4/2021

Ước 4 tháng năm 2021

So với cùng kỳ năm trước

(%)

Tháng 4/2021

4 thángnăm 2021

1. Dịch vụ lưu trú

- Lượt khách (Lượt khách)

21.247

75.609

192,66

87,48

- Ngày khách (Ngày khách)

15.704

55.144

599,39

78,53

2. Dịch vụ du lịch lữ hành

- Lượt khách (Lượt khách)

150

150

-

19,39

- Ngày khách (Ngày khách)

320

320

-

16,65

5.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư giảm nhẹ so với tháng trước. Một số yếu tố làm giảm chỉ số giá tiêu dùng so với tháng trước là giá lương thực, thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá điện sinh hoạt giảm do sản lượng tiêu thụ giảm; giá ga điều chỉnh giảm…Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố làm tăng chỉ số giá tiêu dùng như: giá xăng, dầu điều chỉnh tăng; giá vật liệu xây dựng tăng do nguồn cung bị hạn chế từ nguồn hàng nhập khẩu; dịch COVID-19 trong nước đã được kiểm soát, nhu cầu du lịch tăng làm cho giá dịch vụ giao thông và du lịch trọn gói tăng…Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư giảm 0,06% so với tháng trước, tăng 1,29% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 1,45% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng năm 2020 tăng 5,12%).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư giảm 0,06% so với tháng trước, tăng 1,29% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức 0,06% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2021 so với tháng trước, có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,46% (lương thực giảm 0,25%, thực phẩm giảm 0,71%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,15%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,23%; đồ dùng và dịch vụ khác giảm 0,21%; bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Có 5/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng là: giáo dục tăng 0,01%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,19%; giao thông tăng 0,74%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,46%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại giá ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 1,45% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá vàng tháng Tư giảm 0,90% so với tháng trước, tăng 0,25% so với tháng 12 năm trước và tăng 15,49% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 23,27% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Tư tăng 0,15% so với tháng trước, giảm 0,28% so với tháng 12 năm trước và giảm 1,83% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 4 tháng đầu năm 2021 giảm 1,45% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ

Tháng 4 năm 2021 so với

BQ 4 thángnăm 2021 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 4/2020

(%)

Tháng 12/2020

(%)

Tháng 3/2021

(%)

1. Chỉ số giá tiêu dùng

103,32

101,29

99,94

101,45

2. Chỉ số giá vàng

115,49

100,25

99,10

123,27

3. Chỉ số giá đô la Mỹ

98,17

99,72

100,15

98,55

6. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2021 đạt khá so với dự toán, nhất là thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt rất cao so với dự toán; chi ngân sách nhà nước chủ yếu đảm bảo nhu cầu quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính, giáo dục, y tế…

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 18/4/2021 đạt 1.304,60 tỷ đồng, bằng 37,81% dự toán địa phương và tăng 47,70% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 882,51 tỷ đồng, bằng 29,71% dự toán và tăng 15,20%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 418,26 tỷ đồng, bằng 87,14% dự toán và tăng 266,44%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu tiền sử dụng đất 243,92 tỷ đồng, giảm 12,70% so với cùng kỳ năm trước; thu ngoài quốc doanh 232,54 tỷ đồng, tăng 31,33%; thuế bảo vệ môi trường 107,58 tỷ đồng, tăng 23,57%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 88,48 tỷ đồng, tăng 31,77%; lệ phí trước bạ 63,13 tỷ đồng, tăng 35,69%; thuế thu nhập cá nhân 63,13 tỷ đồng, tăng 35,69%...

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/4/2021 đạt 2.131,35 tỷ đồng, bằng 23,26% dự toán địa phương và giảm 13,53% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 157,24 tỷ đồng, bằng 11,23% dự toán và giảm 25,99%; chi thường xuyên 1.272,51 tỷ đồng, bằng 26,11% dự toán và giảm 6,96%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 557,93 tỷ đồng, giảm 7,26% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 341,06 tỷ đồng, giảm 2,71%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 122,77 tỷ đồng, giảm 33,72%; chi sự nghiệp kinh tế 80,86 tỷ đồng, giảm 35,09%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 80,30 tỷ đồng, giảm 12,74%...

Thu, chi ngân sách nhà nước

Thực hiện đến 18/4/2021

( Tỷ đồng)

Thực hiện đến 18/4/2021 so với dự toán 2021 (%)

Thực hiện đến 18/4/2021 so với cùng kỳ năm trước (%)

1. Tổng thu NSNN trên địa bàn

1.304,60

37,81

147,70

TĐ: - Thu nội địa

882,51

29,71

115,20

- Thu từ hoạt động XNK

418,26

87,14

366,44

2. Tổng chi NSNN địa phương

2.131,35

23,26

86,47

TĐ: - Chi đầu tư phát triển

157,34

11,23

74,01

- Chi thường xuyên

1.272,51

26,11

93,04

7. Một số tình hình xã hội

7.1. Đời sống dân cư

Trong tháng Tư và 4 tháng đầu năm nay, dịch COVID-19 đã được kiểm soát; các ngành kinh tế đã phục hồi, phát triển theo chiều hướng tích cưc. Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội đã được quan tâm thực hiện nên tình hình thiếu đói trong dân không xảy ra.

7.2. Giáo dục và Đào tạo

Trong tháng 4/2021, ngành Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các hoạt động dạy và học theo kế hoạch năm học 2020-2021 đảm bảo đúng tiến độ, thời gian chương trình; công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được toàn ngành tập trung thực hiện với quyết tâm cao.

Tổ chức tốt Hội thi Tiếng Anh cấp tỉnh năm học 2020-2021, diễn ra từ ngày 11-14/4/2021. Tống số có 164 học sinh tham gia Hội thi, Khối THCS có 12 đội tham gia, Khối THPT có 23 đội tham gia. Có 03 đội đạt giải Nhất gồm: Phòng Giáo dục và Đào tạo Đông Hà, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và Trường THPT Đông Hà. Tổ chức Liên hoan Văn hóa học đường năm 2021 tại 05 cụm.

Đến tháng 4/2021, tỉnh Quảng Trị đạt mức độ 1 về phổ cập giáo dục THCS. Có 175/368 trường đạt chuẩn quốc gia (chỉ tính các trường công lập), đạt tỷ lệ 47,6%, trong đó: Mầm non 80/147 trường, đạt tỷ lệ 54,4%; Tiểu học 35/67 trường, đạt tỷ lệ 52,2%; TH&THCS 33/80 trường, đạt tỷ lệ 41,3%; THCS 18/43 trường, đạt trỷ lệ 41,9%; THPT 9/24 trường, đạt tỷ lệ 37,5%; THCS&THPT 0/7 trường.

7.3. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm

Công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả, đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Từ 13/8/2020 đến 18/4/2021, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ca mắc mớidịch COVID-19. Tính đến 18/4/2021 còn 3 trường hợp đang cách ly tại cơ sở y tế, 255 trường hợp đang cách ly tập trung.

Trước tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và các nước trong khối ASEAN đang có những chuyển biến hết sức phức tạp, nguy cơ lao động nhập cảnh trái phép về nước mang theo nguồn lây nhiễm là rất cao.Công tác triển khai tiêmvắc xinphòng chống dịch cho các tuyến đầu đã được lập kế hoạch để sớm đi vào thực hiện theo hướng dẫn của Chính Phủ. Theo Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 14/4/2021 của UBND tỉnh, Sở Y tế tổ chức tập huấn triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đại diện của các bệnh viện, các trung tâm y tế huyên, bệnh xá Công an và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh có 509 trường hợp mắc bệnh cúm, 13 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, 28 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, 01 trường hợp mắc bệnh quai bị, 57 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, 123 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, 18 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, 03 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 07 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2.395 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 22,34% so với cùng kỳ năm trước; 34 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 42,37%; 91 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 37,67%; 05 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 84,38%; 104 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, giảm 16,80%; 450 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 5,06%; 53 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, tăng 35,90%; 45 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 94,42%; 10 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 100%. Nhìn chung trong tháng hầu hết các loại bệnh dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh đều giảm, riêng bệnh viêm gan virut và tay chân miệng có xu hướng tăng. Không có trường hợp tử vong do dịch bệnh.

Trong tháng, đã phát hiện thêm 05 trường hợp nhiễm HIV mới (02 trường hợp ở huyện Hải Lăng, 01 trường hợp ở huyện Cam Lộ, 01 trường hợp ở TP Đông Hà và 01 trường hợp ở huyện Vĩnh Linh). Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 259 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 40 bà mẹ). Số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 98 người.

Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ngộ độc thực phẩm. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm (huyện Vĩnh Linh) làm 19 người bị ngộ độc, không có trường hợp tử vong.

7.4. Hoạt động văn hóa, thể thao

Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động trang trí khánh tiết, tuyên truyền cổ động trực quan chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng: Kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5), Ngày Quốc tế Lao động (1/5)…

Phối hợp tổ chức thành công Chương trình nghệ thuật “Hãy yêu nhau đi”, Kỷ niệm 20 năm ngày mất cố Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Tỉnh đã lên kế hoạch Tổ chức Lễ hội Thống nhất non sông và khai trương mùa du lịch biển đảo năm 2021, chào mừng Kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021) và 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 – 01/5/2021) dự kiến sẽ được tổ chức từ giữa tháng 4/2021 - đầu tháng 5/2021 với nhiều hoạt động ý nghĩa như: Lễ dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ; Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông”; Giải đua thuyền “Thống nhất non sông”; Chương trình nghệ thuật Khai trương mùa du lịch biển, đảo 2021 với chủ đề “Biển gọi”; Giải Việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”; trưng bày, giới thiệu các nông sản phẩm đặc trưng của các địa phương trong tỉnh; chương trình văn hóa, ẩm thực; lễ hội bia; hội thi đầu bếp giỏi tỉnh Quảng trị lần thứ nhất; cuộc thi tuyển chọn Đại sứ du lịch Quảng Trị; hoạt động văn hóa, nghệ thuật phố biển…

7.5. Thiệt hại thiên tai, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh thời tiết khá thuận lợi; không có thiên tai lớn gây thiệt hại.

Trong tháng, tỉnh tổ chức 01 lớp tuyên truyền kiến thức về PCCC với 1.357 người tham gia; 02 lớp huấn luyện nghiệp vụ về PCCC cho 07 cơ sở với 193 người tham gia.Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không có vụ cháy nào xảy ra. Tính chung, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 09 vụ cháy, giảm 64% (-16 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 02 người; giá trị thiệt hại 85 triệu đồng, giảm 96%.

Thực hiện Quyết đinh số 691/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt phương án và dự toán tiêu hủy hàng hải sản tẩm ướt bị hư hỏng ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn xã Vĩnh Giang và Thị trấn Cửa Tùng huyện Vĩnh Linh. Các cơ quan chức năng liên quan đã phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ sở có hàng hóa cần tiêu hủy tiến hành tổ chức tiêu hủy hàng hải sản tẩm ướt tồn kho bị hư hỏng ảnh hưởng đến môi trường của 5 cơ sở kinh doanh với tổng khối lượng 475.272kg mắm, ruốc. Trong thángđã phát hiện và xử lý 05 vụ vi phạm môi trường; số tiền xử phạt 25 triệu đồng. Tính chung, từ đầu năm đến nay phát hiện và xử lý 59 vụ vi phạm môi trường, giảm 7,8% (-05 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 95 triệu đồng, giảm 44%.

7.6. Tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, tháng Tư (Từ 15/3/2021 đến 14/4/2021), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 23 vụ tai nạn giao thông, làm chết 13 người, bị thương 19 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông tăng 109,09% (+12 vụ), số người chết tăng 160% (+08 người), số người bị thương tăng 171,43% (+12 người). Tất cả các vụ tai nạn giao thông trong tháng Tư đều xảy ra trên đường bộ.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021 (Từ 15/12/2020 đến 14/4/2021) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 77 vụ tai nạn giao thông, làm chết 47 người, bị thương 66 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tăng 50,98% (26 vụ), số người chết tăng 67,86% (+19 người), số người bị thương tăng 60,98% (+25 người). Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông 4 tháng đầu năm 2021, đường bộ xảy ra 75 vụ, làm chết 45 người, bị thương 66 người; đường sắt xảy ra 02 vụ, làm chết 02 người./.


Website Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị

  • Tổng số lượt xem: 565
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)