Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tháng Bảy năm 2021 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là tại các tỉnh phía Nam. Do tác động của dịch Covid-19, doanh thu một số hoạt động dịch vụ trong tháng có xu hướng giảm, sản xuất công nghiệp cũng gặp khó khăn do chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào bị gián đoạn do đó sẽ tác động đến việc thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Trong tháng, các địa phương đã hoàn thành việc thu hoạch các loại cây trồng vụ Xuân, tiếp tục triển khai nhiệm vụ sản xuất vụ Mùa; tập trung phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản; tăng cường công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
1.1. Nông nghiệp
1.1.1. Trồng trọt
Theo kết quả sơ bộ, năng suất gieo cấy lúavụĐôngXuân bình quân toàn tỉnh đạt66,81tạ/ha,tăng 0,3tạ/ha (+ 0,5%) so với cùng vụ năm trước. Sản lượng lúa sơ bộ đạt 266,8 nghìn tấn, giảm 0,7 nghìn tấn (- 0,3%). Một số nguyên nhân tác động làm tăng năng suất lúa là: diện tích lúa được gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất; thời tiết trong vụ tương đối thuận lợi phù hợp vớiquá trình sinh trưởng của cây lúa, khả năng đẻ nhánh cao; diện tích chuột phá ở một số địa phương cũng giảm hơn so với cùng vụ năm trước.
Sản xuất vụ Mùa:Trong tháng, các địa phương trong tỉnh tiếp tục gieo cấy lúa và trồng cây màu vụ Mùa. Tính đến ngày 21/7/2021, toàn tỉnh đã gieo cấy được 31,3 nghìn ha lúa, đạt 97,5% kế hoạch gieo cấy vụ Mùa năm nay (trong đó diện tích gieo sạ đạt 19,7 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn...); diện tích cây màu đã trồng được 3.113 ha, gồm: 788 ha ngô, 91 ha khoai lang, 230 ha lạc, 76 ha đỗ tương và 1.928 ha rau, đậu các loại.
Tình hình sâu bệnh: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện bệnh Lùn sọc đen trên cây lúa, cụ thể xã có mẫu rầy dương tính với virus Lùn sọc đen là: Xã Khánh Nhạc của huyện Yên Khánh và xã Yên Quang của huyện Nho Quan. Các cấp các ngành tập trung chỉ đạo bà con nông dân thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng lây lan vàgây hại của bệnh.
1.1.2. Chăn nuôi
Tổng đàn trâu, bò tại thời điểm báo cáo ước giảm so với cùng thời điểm năm trước, trong đó: Đàn trâu ước đạt 12,6 nghìn con, giảm 0,8%; đàn bò ước đạt 36,5 nghìn con, giảm 1,0%. Nguyên nhân đàn trâu, bò giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm da nổi cục. Tính từ đầu năm 2021 đến 18/7/2021 toàn tỉnh đã có 96 xã thuộc 8 huyện, thành phố với hơn 3,2 nghìn con trâu, bò bị nhiễm bệnh, số lượng trâu, bò bị tiêu hủy là 480 con, trọng lượng là 62,4 tấn. Với sự vào cuộc chủ động của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, đến nay, dịch bệnh viêm da nổi cục đã được kiểm soát, hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ còn 03 xã tại hai huyện Yên Mô và Nho Quan đang còn dịch.
Tại thời điểm báo cáo, đàn lợn ước đạt trên 269,0 nghìn con, tăng 26,3% so với cùng thời điểm năm trước. Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh tiếp tục được kiểm soát. Tính đến ngày 20/7/2021 toàn tỉnh đã có 3/8 huyện, thành phố công bố hết dịch, gồm: thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư và huyện Yên Khánh. Số lượng lợn tiêu hủy tính từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 20/7/2021 là 1.922 con với trọng lượng tiêu hủy gần 125,5 tấn.
Chăn nuôi gia cầm trong tháng phát triển bình thường, không phát sinh dịch bệnh. Tổng đàn gia cầm ước đạt 6,4 triệu con, tăng 6,6%, trong đó đàn gà ước đạt 4,4 triệu con, tăng 5,1%.
Đến nay Chi cục Thú y đã kết thúc tiêm phòngvụ Xuân - Hè, số lượng tiêm cả vụ như sau:Vắc xin lở mồm long móng tiêm phòng được 15,4 nghìn lượt con; vắc xin cúm gia cầmtiêm được 1.874,4 nghìn lượt con tương đương với 3.168,2 nghìn liều; vắc xin dại chó tiêm cho 45,0 nghìn lượt con với 45,0 nghìn liều.
1.2. Lâm nghiệp
Công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng thường xuyên được các ngành, các cấp quan tâm, trong tháng không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Sản lượng gỗ khai thác trong tháng 7 ước đạt 2,2 nghìn m3, giảm 4,3% (- 0,1 nghìn m3) so với cùng tháng năm trước; sản lượng củi ước đạt 2,4 nghìn ste, giảm 9,4% (- 0,3 nghìn ste), số cây trồng phân tán ước đạt 7,0 nghìn cây. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 15,8 nghìn m3, tăng 3,2% (+ 0,5 nghìn m3); sản lượng củi khai thác ước đạt 16,7 nghìn ste, giảm 8,1% (- 1,5 nghìn ste) so với cùng kỳ năm trước.
1.3. Thủy sản
Trong tháng, thời tiết có nhiều đợt nắng nóng, tuy nhiên các con nuôi vẫn sinh trưởng và phát triển ổn định,nhiều diện tíchnuôi cá chuyên canh đạt kích cỡ thương phẩmđượcthu hoạchđể phục vụ nhu cầu của người dân.
Đối với vùng nuôi thuỷ sản nước lợ huyện Kim Sơn: Các hộ trong vùng đã bắt đầu chuyển sang giai đoạnthu hoạch thủy sản vụI, kích cỡ trung bình của tôm sú 35con/kg, tôm thẻ là 45-50 con/kg. Do biến động của độ mặn nên việc sản xuất ngao giống tạm dừng, các trại sản xuất hàu giống tiếp tục tiến hành cho sinh sản nhân tạo.
Sản lượng thủy sản tháng Bảy ước đạt 5,6 nghìn tấn, tăng 7,7% (+ 0,4 nghìn tấn) so với cùng tháng năm trước. Trong đó, sản lượng nuôi trồng ước đạt 5,0 nghìn tấn, tăng 8,7%; sản lượng khai thác ước đạt 0,6 nghìn tấn, tăng 0,2%.
Tính chung lại, sản lượng thủy sản 7 tháng đầu năm ước đạt 35,6 nghìn tấn, tăng 7,2% (+ 2,4 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, sản lượng nuôi trồng ước đạt 31,6 nghìn tấn, tăng 7,9% (+ 2,3 nghìn tấn); sản lượng khai thác ước đạt 4,0 nghìn tấn, tăng 1,6% (+ 0,1 nghìn tấn).
2. Sản xuất công nghiệp
Sau 6 tháng đầu năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng khá, sản xuất công nghiệp trong tháng Bảy lại có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất, thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng trước tình hình dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp.
Chỉ số công nghiệp (IIP)toàn tỉnh tháng Bảy ước tính giảm 7,84% so với tháng 7/2020. Đây là tháng đầu tiên ghi nhận mức giảm trong 7 tháng đầu năm 2021. Trong đó, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 8,40%; các ngành còn lại đều đạt mức tăng, cụ thể: ngành khai khoáng tăng 1,64%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,24%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 17,78%.
So với tháng trước (tháng 6/2021), chỉ số IIP toàn tỉnh tháng này giảm 5,18%, trong đó: ngành khai khoáng tăng 15,64%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,13%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 10,28%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,93%.
Tính chung lại 7 tháng đầu năm 2021 chỉ số IIP toàn tỉnh vẫn đạt mức tăng khá 10,85% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó: khai khoáng tăng 37,60%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,80%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 13,04%; duy nhất sản xuất và phân phối điện giảm 12,48%.
Giá trị sản xuất:Tính theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh trong tháng Bảy ước đạt gần 8.045,7 tỷ đồng, giảm 6,2% so với tháng 7/2020. Trong đó: công nghiệp khai khoáng ước đạt 58,1 tỷ đồng, tăng 4,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo 7.854,8 tỷ đồng, giảm 6,4%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện 107,9 tỷ đồng, tăng 4,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 24,9 tỷ đồng, tăng 16,8%.
Tính chung lại, giá trị sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm 2021 toàn tỉnh ước đạt 53.765,2 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng ước đạt 308,6 tỷ đồng, tăng 22,2%; công nghiệp chế biến, chế tạo 52.699,8 tỷ đồng, tăng 10,5%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện 644,7 tỷ đồng, giảm 5,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 112,1 tỷ đồng, tăng 18,6%.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm theo kế hoạch đã đề ra thì ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh phải đối mặt với những thách thức không nhỏ khi các doanh nghiệp vẫn tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bị hạn chế, lưu thông, xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn, tiêu dùng xã hội sẽ tiếp tục ở mức thấp do thu nhập của hộ gia đình và doanh nghiệp giảm.
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Trong tháng Bảy,một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức sản xuất giảm sút tác động làm giảm chỉ số IIP toàn ngành như: ngô ngọt đóng hộp 450 tấn, giảm 6,6%; thức ăn cho gia súc 737,2 tấn, giảm 40,9%; găng tay 380,0 nghìn đôi, giảm 3,8%; kính nổi 36,0 nghìn tấn, giảm 12,2%; cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại 444,7 tấn, giảm 25,8%; cấu kiện tháp, cột bằng sắt, thép bắt chéo nhau 766,2 tấn, giảm 52,7%; tai nghe điện thoại 300,0 nghìn cái, giảm 70,8%; xe ô tô 5-14 chỗ 4,4 nghìn chiếc, giảm 30,0%; cần gạt nước ô tô 1,0 triệu cái, giảm 11,5%… Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp trong tháng vẫn có điểm sáng khi một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá: nước dứa tươi 380,0 nghìn lít, tăng 25,0%; quần áo các loại 9,9 triệu cái, tăng 34,3%; giày, dép các loại 3,4 triệu đôi, tăng 29,0%; phân urê 38,1 nghìn tấn, tăng 44,9%; phân hỗn hợp NPK 11,0 nghìn tấn, tăng 31,0%; phân lân nung chảy 17,1 nghìn tấn, tăng 78,1%; clanke 274,6 nghìn tấn, tăng 20,1%; thép cán các loại 26,6 nghìn tấn, tăng 20,4%; linh kiện điện tử 20,0 triệu cái, tăng 38,9%; moldul camera 20,3 triệu cái, tăng 38,1%; kính máy ảnh 100,0 nghìn cái, tăng 21,7%; xe ô tô chở hàng 906 chiếc, gấp 4,4 lần...
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng khá so với cùng kỳ gồm: đá khai thác 2,5 triệu m3, tăng 38,1%; dứa đóng hộp 5,6 nghìn tấn, tăng 27,8%; nước dứa tươi 1,9 triệu lít, tăng 30,2%; hàng thêu 1,1 triệu m2, tăng 62,5%; quần áo các loại 54,7 triệu cái, tăng 20,4%; giày, dép các loại 24,2 triệu đôi, tăng 22,8%; phân urê 276,0 nghìn tấn, tăng 22,2%; phân hỗn hợp NPK 76,7 nghìn tấn, tăng 39,5%; phân lân nung chảy 82,8 nghìn tấn, tăng 32,3%; cấu kiện nhà bằng kim loại 6,3 nghìn tấn, tăng 28,7%; modul camera 135,2 triệu cái, tăng 61,3%; kính máy ảnh 1,3 triệu cái, tăng 76,3%; xe ô tô 5-14 chỗ 38,3 nghìn chiếc, tăng 7,3%; xe ô tô chở hàng 4,8 nghìn chiếc, gấp 5,9 lần; cần gạt nước ô tô 7,7 triệu cái, tăng 67,9%; đồ chơi hình con vật 8,7 triệu con, tăng 16,1%; nước máy thương phẩm 24,3 triệu m3, tăng 17,7%… Tuy nhiên một số sản phẩm lại có mức sản xuất giảm sút: ngô ngọt đóng hộp ước đạt 2,0 nghìn tấn, giảm 9,0%; nước khoáng không có ga 2,8 triệu lít, giảm 10,7 %; găng tay 2,7 triệu đôi, giảm 34,8%; clanke xi măng 1,7 triệu tấn, giảm 12,3%; cấu kiện tháp, cột bằng sắt, thép bắt chéo nhau 7,1 nghìn tấn, giảm 39,7%; linh kiện điện tử 87,5 triệu cái, giảm 15,0%; tai nghe điện thoại di động 3,2 triệu cái, giảm 60,6%; điện sản xuất 412,9 triệu kwh, giảm 20,7% …
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:Một số ngành có chỉ số tồn kho tháng này tăng cao so với cùng tháng năm trước như: Sản xuất chế biến thực phẩm gấp 2,5 lần; sản xuất đồ uống tăng 75,49%; sản xuất trang phục gấp 2,1 lần; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 87,52%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy gấp 3,3 lần; sản xuất kim loại tăng 57,79%; sản xuất kim loại tăng 57,79%; sản xuất sản phẩm điện tử và sản phẩm quang học gấp 3,0 lần; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 65,43%...
Sản lượng tồn kho một số sản phẩm chủ yếu đến 30/6/2021: Giầy dép 2,8 triệu đôi; đạm ure 8,5 nghìn tấn; phân NPK 33,2 nghìn tấn; phân lân nung chảy 4,8 nghìn tấn; kính xây dựng 93,6 nghìn tấn; xi măng 17,0 nghìn tấn; thanh, que sắt hoặc thép không hợp kim, được cán nóng 19,6 nghìn tấn; bản vi mạch điện tử 19,1 triệu chiếc; camera và linh kiện điện tử 4,5 triệu cái; loa tai nghe điện thoại di động 741,2 nghìn cái; kính máy ảnh 500 cái; xe ô tô 5-14 chỗ 31 chiếc...
3. Vốn đầu tư và phát triển
Tổng số vốn đầu tư phát triển tháng Bảy năm 2021 toàn tỉnh ước đạt 2.187,5 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng tháng năm trước. Chia ra: Vốn Nhà nước đạt 341,0 tỷ đồng, giảm 11,9%; vốn ngoài Nhà nước đạt 1.797,8 tỷ đồng, tăng 1,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 48,7 tỷ đồng, gấp 2,6 lần.
Vốn đầu tư thực hiện trong tháng của một số dự án, công trình có khối lượng thực hiện lớn là:
- Khu vực đầu tư công:Dự án hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới thị trấn Me, khu dân cư xã Gia Lập, xã Gia Trấn và khu dân cư mới xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn ước đạt 14,5 tỷ đồng; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng tuyến đường nối khu nhà ở công nhân với khu 50 ha mở rộng KCN Gián khẩu, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn ước đạt 6,5 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường khu dân cư phố Thống Nhất vào phố Mỹ Cát, huyện Gia Viễn ước đạt 5,0 tỷ đồng; dự án xây dựng trường Tiểu học và THCS xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn ước đạt 5,0 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường Dục Đức phía Nam đường trục 481 từ trước miếu Đền Hạ đến xóm 13 đê sông Đáy xã Kim Định, huyện Kim Sơn ước đạt 4,0 tỷ đồng…
- Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):Dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất đồ chơi trẻ em của Công ty TNHH Dream Plastic tại Cụm công nghiệp Khánh Thượng ước đạt 10,0tỷ đồng;dự án mua sắm máy móc thiết bịphục vụ sản xuất giày của Công ty TNHH sản xuất giày Chung Jye Việt Nam ước đạt 10,0 tỷ đồng;dự ánmua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất linh kiện camera modulcủa Công ty TNHH MCNEX Vina ước đạt5,0tỷ đồng…
Tính chung lại, tổng vốn đầu tư phát triển 7 tháng đầu năm 2021 toàn tỉnh ước đạt 13.845,6 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2020. Chia ra: Vốn Nhà nước đạt 2.483,2 tỷ đồng, tăng 15,4%; vốn ngoài Nhà nước đạt 10.852,2 tỷ đồng, tăng 0,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 510,2 tỷ đồng, giảm 40,2%.
Các công trình, dự án có khối lượng lớn vốn đầu tư thực hiện trong 7 tháng đầu năm 2021 như sau:
- Khu vực đầu tư công:Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới thị trấn Me, khu dân cư xã Gia Lập, xã Gia Trấn và khu dân cư mới xã Gia Xuân huyện Gia Viễnước đạt102,7tỷ đồng;dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu Trung tâm Hành chính huyện Gia Viễn ước đạt 37,8 tỷ đồng; dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật các tuyến đường trục chính xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn ước đạt 31,6 tỷ đồng;dự ánnâng cấp cải tạo vỉahè đường Nguyễn Công Trứ (đoạn từ cầu Lim đến đường Trần Nhân Tông), thành phố Ninh Bình ước đạt 25,4 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến đường khu dân cư phố Thống Nhất vào Mỹ Cát, huyện Gia Viễn ước đạt 16,9 tỷ đồng; dự án xây dựng đường giao thông phục vụ nuôi trồng thủy sản xã Gia Phong, huyện Gia Viễn ước đạt 15,8 tỷ đồng…
- Dự án vốn ODA: Dự án đầu tư xây dựng Âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn giữ ngọt và ứng phó với tác động nước biển dâng cho 06 huyện, thành phố khu vực phía Nam tỉnh Ninh Bình ước đạt 80,0 tỷ đồng; dự án xây dựng hệ thống cống kiểm soát ngăn mặn và nâng cấp đê Dưỡng Điềm kết hợp nâng cấp bờ sông thành đường cứu hộ, cứu nạn chống xâm nhập mặn, phục vụ phòng chống lụt bão liên huyện Yên Khánh - Kim Sơn ước đạt 20,0 tỷ đồng; dự án nâng cấp, mở rộng tuyến thoát lũ, kè chống sạt lở bờ tả, hữu sông Hoàng Long, trồng tre chắn sóng đoạn từ cầu Trường Yên đến cầu Gián Khẩu ước đạt 19,0 tỷ đồng.
- Dự án vốn Trái phiếu Chính phủ: Dự án thành phần đầu tư xây dựng Đoạn Cao Bồ-Mai Sơn thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông ước đạt 243,2 tỷ đồng; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng xây dựng tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình với Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Tam Điệp ước đạt 232,7 tỷ đồng.
- Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):Dự án xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm, xà phòng của Công ty TNHH Global Tone ước đạt 91,4 tỷ đồng;dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất đồ chơi trẻ em của Công ty TNHH Dream Plastic ước đạt 84,2 tỷ đồng;dự án mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam ước đạt 79,3 tỷ đồng;dự ánmua sắm tài sản, lắp đặt máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng sản xuất phục vụ sản xuất linh kiện camera modulcủa Công ty TNHH MCNEX Vina ước đạt55,2tỷ đồng…
4. Thương mại, dịch vụ
Sau khi được phép hoạt động trở lại từ 00 giờ ngày 03/7/2021, trước tình hình dịch Covid-19 hiện đang diễn biến phức tạp hơn trên cả nước, đặt biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, các ngành kinh doanh dịch vụ gồm hoạt động du lịch, dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn tỉnh lại tiếp tục phải tạm ngừng hoạt động bắt đầu từ 00 giờ ngày 18/7/2021. Bên cạnh đó, các loại hình kinh doanh được phép hoạt động phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. Do đó, ngành thương mại, dịch vụ trong tháng có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, tuy nhiên tính chung 7 tháng vẫn đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước.
4.1. Bán lẻ hàng hóa
Doanh thu bán lẻ hàng hoá trong tháng Bảy ước đạt trên 2.772,8 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng tháng năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong 7 tháng đầu năm 2021. Trong đó, một số nhóm hàng có tổng mức tăng như: lương thực, thực phẩm ước đạt trên 847,3 tỷ đồng, tăng 9,1%; xăng, dầu các loại 255,6 tỷ đồng, tăng 4,8%; nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) 59,2 tỷ đồng, tăng 4,4%; hàng hoá khác 118,0 tỷ đồng, tăng 4,7%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 77,0 tỷ đồng, tăng 6,2%... Bên cạnh đó, có 03 nhóm hàng hoá có doanh thu bán lẻ giảm gồm: hàng may mặc 210,2 tỷ đồng, giảm 6,5%; vật phẩm văn hoá, giáo dục 47,7 tỷ đồng, giảm 17,1%; phương tiện đi lại (trừ ô tô con, kể cả phụ tùng) 162,6 tỷ đồng, giảm 9,3%.
Tính chung lại, trong 7 tháng đầu năm 2021, doanh thu bán lẻ hàng hóa toàn tỉnh ước thực hiện trên 19.699,1 tỷ đồng, tăng 25,1% so với 7 tháng 2020. Tất cả các nhóm hàng đều đạt mức tăng khá, cụ thể: nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt gần 5.905,0 tỷ đồng, tăng 21,2%; hàng may mặc gần 1.495,0 tỷ đồng, tăng 31,8%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 2.220,7 tỷ đồng, tăng 21,3%; vật phẩm văn hoá, giáo dục 326,8 tỷ đồng, tăng 26,3%; gỗ và vật liệu xây dựng 3.232,4 tỷ đồng, tăng 21,9%; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) 1.008,2 tỷ đồng, tăng 30,1%; phương tiện đi lại (trừ ô tô con, kể cả phụ tùng) 1.186,8 tỷ đồng, tăng 15,4%; xăng, dầu các loại 1.848,3 tỷ đồng, tăng 38,0%; nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) 428,2 tỷ đồng, tăng 26,5%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm 699,5 tỷ đồng, tăng 32,6%; hàng hoá khác 824,3 tỷ đồng, tăng 43,5%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 523,9 tỷ đồng, tăng 26,5%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong tháng ước đạt gần 393,9 tỷ đồng, tăng 7,7% so với tháng 7/2020, trong đó doanh thu lưu trú ước đạt 23,5 tỷ đồng, giảm 17,8%. Doanh thu một số ngành dịch vụ khác ước đạt trên 239,0 tỷ đồng, tăng 6,7%.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt gần 2.824,5 tỷ đồng, tăng 40,9% so với cùng kỳ (trong đó: doanh thu lưu trú 201,5 tỷ đồng, tăng 41,8%; doanh thu dịch vụ ăn uống 2.623,0 tỷ đồng, tăng 40,8%); doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt trên 3,5 tỷ đồng, tăng 12,2%; doanh thu một số ngành dịch vụ khác 1.676,2 tỷ đồng, tăng 27,2%.
4.2. Chỉ số giá tiêu dùng
Thị trường giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong tháng Bảy nhìn chung diễn biến tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùnghàng hoá và dịch vụ chung (CPI) tháng này tăng 0,61% so với tháng trước, tăng 2,1% so với tháng 12 năm 2020 và tăng 1,44% so với cùng tháng năm trước. Bình quân 7 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 0,91% so với cùng kỳ.
So với tháng trước, có 04/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số tăng, cụ thể: nhóm giao thông tăng cao nhất với 2,57%, nguyên nhân sau đợt điều chỉnh ngày 12/7/2021, giá xăng, dầu đã được điều chỉnh tăng cao so với mức giá trước đó: giá xăng tăng 7,14%, giá dầu diezel tăng 7,09%, kéo theo giá nhóm nhiên liệu tăng 6,94%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 2,39% khi trong tháng có nhiều đợt nắng nóng cùng với việc người dân hạn chế ra ngoài để phòng, tránh dịch Covid-19 nên nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt của người dân tăng, đẩy giá nước bình quân tăng 6,10%; giá điện bình quân tăng 7,80%; hai nhóm hàng hoá và dịch vụ khác và nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng lần lượt 0,09% và 0,06%. Duy nhất có 01 nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%, trong đó: nhóm lương thực giảm 0,2%; nhóm thực phẩm giảm nhẹ 0,01% và nhóm ăn uống ngoài gia đình vẫn giữ nguyên. 06 nhóm hàng hoá và dịch vụ còn lại giữ chỉ số ổn định gồm: nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm giáo dục và nhóm văn hoá, giải trí và du lịch.
CPI bình quân 7 tháng năm 2021 tăng 0,91% so với cùng kỳ năm 2020. Có đến 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, gồm: Nhóm giao thông tăng 6,81%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 5,43%; nhóm giáo dục tăng 4,90%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,26%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,76%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,55%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,42%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,17%. Ba nhóm còn lại có chỉ số giảm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 2,34% (lương thực tăng 5,11%; thực phẩm giảm 3,87%; ăn uống ngoài gia đình giảm 1,11%); nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,79%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,25%.
Chỉ số giá vàng và chỉ số Đô la Mỹ:Chỉ số giá vàng tháng này giảm 0,19% so với tháng trước, giảm 0,92% với tháng 12/2020 và tăng 8,16% so với cùng tháng năm trước. Chỉ số giá bán lẻ đô la Mỹ tăng 1,17% so với tháng 6/2021, tăng 3,17% so với tháng 12 năm trước và giảm 4,59% so với tháng 7/2020. Bình quân 7 tháng đầu năm, chỉ số giá vàng tăng 19,94%; chỉ số Đô la Mỹ giảm 8,21% so với 7 tháng 2020.
4.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Xuất khẩu:Giá trị xuất khẩu tháng Bảy ước đạt gần 202,4 triệu USD, giảm 12,8% so với tháng 7/2020. Tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng trên đại bàn toàn tỉnh ước đạt trên 1.471,0 triệu USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn là: quần áo các loại đạt 189,7 triệu USD; xi măng, clanke đạt 344,1 triệu USD; giày, dép các loại 342,4 triệu USD; camera và linh kiện điện thoại 431,6 triệu USD; linh kiện điện tử 37,7 triệu USD.
Trong 7 tháng đầu năm nay, sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của tỉnh tăng khá như: quần áo các loại 33,8 triệu chiếc, tăng 29,0%; sản phẩm cói khác 1,1 triệu sản phẩm, gấp 2,3 lần; hàng thêu ren 82,4 nghìn chiếc, tăng 42,2%; xi măng, clanke 9,1 triệu tấn, tăng 26,2%; camera và linh kiện 136,9 triệu sản phẩm, tăng 61,4%; giày, dép các loại 33,6 triệu đôi, tăng 50,9%; cần gạt nước 8,3 triệu chiếc, tăng 40,8%; kính quang học 1,1 triệu chiếc, tăng 62,4%... Tuy nhiên một số sản phẩm lại có mức xuất khẩu giảm sút so với cùng kỳ như: dứa, dưa chuột đóng hộp 5,1 nghìn tấn, giảm 41,7%; nước dứa cô đặc 669,0 tấn, giảm 11,9%; thảm cói 12,4 nghìn m2, giảm 65,7%; găng tay các loại 2,5 triệu đôi, giảm 30,5%; phôi nhôm 4,3 nghìn tấn, giảm 61,9%...
Nhập khẩu:Giá trị nhập khẩu tháng Bảy ước đạt 237,3 triệu USD, giảm 38,1% so với cùng tháng năm trước. Tổng giá trị nhập khẩu 7 tháng năm nay ước đạt trên 1.673,9 triệu USD, giảm 2,3% so với 7 tháng năm 2020. Trong đó, giá trị các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: linh kiện điện tử 469,5 triệu USD; linh kiện, phụ tùng ô tô các loại 596,5 triệu USD; phụ liệu sản xuất giày, dép 259,2 triệu USD; vải và phụ liệu may mặc 88,9 triệu USD; phế liệu sắt thép 88,7 triệu USD...
4.4. Vận tải hành khách và hàng hóa
Trong tháng, hoạt động vận tải hành khách tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hoạt động vận tải hành khách bằng ôtô (gồm xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe chạy tuyến cố định) từ Ninh Bình đi, đến các vùng có dịch và ngược lại, đặc biệt là các tuyến vận tải hành khách đường dài đến các địa phương đang có dịch phải tạm dừng hoạt động từ 00 giờ ngày 07/7/2021 theo công văn số 375/UBND-VP6 ngày 06/7/2021 của UBND tỉnh nhằm kịp thời ngăn chặn, phòng chống nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Hoạt động vận tải hàng hoá duy trì bình thường nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ nghiêm các biện pháp về phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.
Vận tải hành khách:Trong tháng Bảy toàn tỉnh ước thực hiện trên 1,5 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 8,5% và luân chuyển gần 88,1 triệu lượt khách.km, giảm 3,1% so với cùng tháng năm 2020. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, các đơn vị vận tải hành khách trong toàn tỉnh đã thực hiện gần 11,0 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 22,2% và luân chuyển gần 602,3 triệu lượt khách.km, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vận tải đường bộ ước thực hiện trên 10,0 triệu lượt khách, tăng 27,1% và gần 598,4 triệu lượt khách.km, tăng 25,8%; vận tải đường thủy nội địa gần 1,0 triệu lượt khách, giảm 12,7% và trên 3,9 triệu lượt khách.km, giảm 13,7%.
Vận tải hàng hóa:Ước thực hiện trong tháng Bảy trên 4,3 triệu tấn vận chuyển, giảm 5,6% và luân chuyển trên 632,8 triệu tấn.km, giảm 5,0% so với tháng 7/2020. Ước tính 7 tháng đầu năm 2021, khối lượng hàng hoá vận chuyển toàn tỉnh đạt gần 30,9 triệu tấn, tăng 9,0% và luân chuyển 4.359,6 triệu tấn.km, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Trong đó: vận tải đường bộ ước thực hiện gần 14,6 triệu tấn, tăng 7,7% và 760,7 triệu tấn.km, tăng 10,9%; vận tải đường thủy nội địa trên 15,3 triệu tấn, tăng 9,9% và 3.059,9 triệu tấn.km, tăng 9,3%; vận tải biển gần 1,0 triệu tấn, tăng 15,2% và 539,0 triệu tấn.km, tăng 15,4%.
Doanh thu vận tải:Ước thực hiện trong tháng Bảy gần 535,5 tỷ đồng, giảm 5,4% với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong 7 tháng đầu năm nay doanh thu hoạt động vận tải trên toàn tỉnh ước thực hiện gần 3.833,0 tỷ đồng, tăng 13,0% so với 7 tháng đầu năm 2020. Phân theo loại hình vận tải: vận tải hành khách ước đạt trên 493,6 tỷ đồng, tăng 30,1%; vận tải hàng hóa trên 3.211,0 tỷ đồng, tăng 12,2%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải 124,9 tỷ đồng, giảm 16,5%; doanh thu bưu chính, chuyển phát trên 3,5 tỷ đồng, gấp gần 3,9 lần cùng kỳ năm 2020.
4.5. Hoạt động du lịch
Những ngày đầu tháng do tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt nên UBND tỉnh đã chỉ đạo cho phép hoạt động trở lại đối với một số hoạt động dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong đó có hoạt động của các khu, điểm du lịch. Tuy nhiên đến trung tuần tháng Bảy tình hình dịch Covid-19 trong nước diễn biến ngày càng phức tạp hơn,UBND tỉnh đã chỉ đạo tiếp tục tạm dừng một số hoạt động kinh doanh dịch vụ và đón khách tại các điểm du lịch kể từ 00 giờ 00 phút ngày 18/7/2021, do vậy số lượng khách đến các điểm thăm quan, du lịch của Tỉnh trong tháng tiếp tục giảm mạnh.
Ước tính số lượng khách đến các điểm thăm quan, du lịch trên địa bàn toàn tỉnh trong tháng Bảy đạt 58,2 nghìn lượt, giảm 69,5% so với cùng tháng năm 2020. Số lượt khách đến các cơ sở lưu trú đạt trên 8,8 nghìn lượt khách, giảm 79,2%; số ngày khách lưu trú ước đạt12,2nghìn ngày khách,giảm 78,1%.Doanh thu du lịch trong tháng ước đạt gần 33,7 tỷ đồng, giảm 73,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung lại, tổng số lượng khách đến các điểm thăm quan, du lịch trên địa bàn toàn tỉnh 7 tháng năm nay đạt 925,7 nghìn lượt, giảm 45,4% so với 7 tháng năm 2020, chia ra: khách trong nước đạt 912,3 nghìn lượt, giảm 40,2%; khách quốc tế 13,4 nghìn lượt khách, giảm 92,1%. Số lượt khách đến các cơ sở lưu trú đạt trên 173,4 nghìn lượt khách, giảm 27,7%; số ngày khách lưu trú ước đạtgần 233,2nghìn ngày khách,giảm 27,6%.
Doanh thu du lịchtrong 7thángđầu năm nayướcthực hiệngần 585,5tỷ đồng,giảm 38,3%so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu lưu trú ước thựchiện gần 129,9 tỷ đồng, giảm 31,0%; doanh thu nhà hàng 213,4 tỷ đồng, giảm 39,5%.
5. Một số vấn đề xã hội
5.1. Văn hoá thông tin
Các hoạt động văn hóa thông tin trong tháng chủ yếu tuyên truyền về phòng chống dịch Covid -19 và tuyên truyền các nội dung phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tình hình dịch Covid-19 trong nước hiện nay đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn. Để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục tạm dừng đóng cửa các cơ sở dịch vụ không thiết yếu, các hoạt động giải trí, vui chơi;tạm dừng đón khách tại các khu, điểm du lịch, các di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh từ 0h00 ngày 18/7/2021.
5.2. Thể dục thể thao
Hoạt động thể dục thể thao trong tháng tập trung vàocông tác đào tạo, huấn luyện nâng cao thành tích cho vận động viên tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19.Doảnh hưởng củadịch Covid-19 nên các giải thể thao thành tích cao tiếp tục hoãn thi đấu.
5.3. Hoạt động Y tế
Trong tháng, ngành y tế tiếp tụctriển khai thực hiện nghiêm túc nội dung các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về phòng chống dịch Covid-19. Rà soát, quản lý cách ly người đi về từ các địa phương đang có dịch, tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị Quyết 21/NQ-CP trên địa bàn tỉnh....
Đến nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh vẫn cơ bản được kiểm soát tốt. Số liệu cộng dồn từ khi có dịch đến 16h ngày 23/7/2021: Tổng số trường hợp được cách ly và giám sát 37.395 trường hợp, trong đó: cách ly tại cơ sở y tế 1.471 trường hợp; cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung 5.966 trường hợp; cách ly y tế tại nhà và nơi lưu trú 29.958 trường hợp. Tổng số mẫu đã lấy là 143.445 mẫu; số ca đã lấy mẫu xét nghiệm là 112.332 trường hợp; trong đó: số ca đã có kết quả âm tính là 112.262 trường hợp; số ca đã có kết quả dương tính là 69 trường hợp (đã điều trị khỏi và xuất viện 48 trường hợp; chuyển Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 05 trường hợp; đang điều trị 16 trường hợp). Triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhóm đối tượng ưu tiên theo Nghị Quyết số 21/NQ-CP trên địa bàn tỉnh đợt 1 là 7.417 người, đợt 2 là 10.365 người.
Trong tháng Sáu năm 2021, đã xảy ra 11 ca ngộ độc thực phẩm lẻ tẻ, không có tử vong do ngộ độc thực phẩm; 252 ca mắc tiêu chảy; 01 ca mắc tay chân miệng; 28 ca viêm gan virut...Tại các cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh đã khám bệnh cho 86,3 nghìn lượt bệnh nhân; điều trị nội trú cho 10,1 nghìn lượt người; khám phụ khoa 4,0 nghìn lượt, khám thai 4,0 nghìn lượt, đặt vòng 90 ca.
Cũng trong tháng Sáu, đã phát hiện mới 07 người nhiễm HIV, có 01 trường hợp tử vong do AIDS.
5.4. Công tác giáo dục, đào tạo
Trong tháng, ngành giáo dục tỉnh Ninh Bình đã hoàn thành việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 và tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020-2021 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và đảm bảo phòng chống dịch bệnh.
Tổng số thí sinh được tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 trên địa bàn toàn tỉnh 9.904 thí sinh (trong đó, hệ công lập 9.542 thí sinh, hệ ngoài công lập 362 thí sinh); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển sinh vào THPT toàn tỉnh đạt 75,17% (hệ công lập đạt 72,42%). Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT có 11.077 thí sinh đăng ký dự thi, có 485 phòng thi tại 24 điểm thi; tỷ lệ thí sinh tham gia dự thi đạt trên 99,9%.
5.5. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Trong tháng, Công an tỉnh tiếp tục phối hợp với ngành y tế và các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an ninh trật tự ở các khu cách ly tập trung; rà soát, xác minh, truy vết các trường hợp đi về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với trường hợp dương tính với Covid-19; phát hiện và xử lý các trường hợp đăng tin sai sự thật về dịch bệnh. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt là quy định về xử phạt vi phạm nồng độ cồn.
Tính từ ngày 15/6/2021 đến ngày 14/7/2021, toàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông đường bộ và 01 vụ tai nạn giao thông đường sắt làm chết 06 người và bị thương 09 người; xử lý 25 vụ phạm pháp hình sự; phát hiện và xử lý 26 vụ buôn bán, vận chuyển và tàng trữ chất ma túy với 38 đối tượng; xảy ra 01 vụ cháy, không có thương vong về người, gây thiệt hại không đáng kể; kiểm tra và phát hiện 09 vụ vi phạm về thực hiện quy định xử lý hệ thống rác, khí thải tại các khu công nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, xử phạt hành chính 665 triệu đồng./.
Cục thống kê tỉnh Ninh Bình