Dịch Covid-19 đã xảy ra trên toàn quốc cũng như của tỉnh, ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, dẫn đến hoạt động kinh tế của tỉnh trong 9 tháng năm 2021 suy giảm so với cùng kỳ năm trước và những năm trước đây. Các chỉ tiêu về doanh thu dịch vụ vận tải, du lịch, các dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm bị ảnh hưởng, một số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động,... Song với quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương trong thực hiện quyết liệt các giải pháp vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội giúp cho tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trong 9 tháng năm 2021 sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết thuận lợi, xuống giống đúng lịch thời vụ; cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục được áp dụng trong nhiều khâu; công tác quản lý vật tư nông nghiệp được thực hiện tốt. Chăn nuôi thuận lợi,tình hình dịch bệnh nghiêm trọng trong chăn nuôi không xảy ra. Thời tiết thuận lợi cho hoạt động trồng rừng mới tập trung. Sản lượng khai thác thuỷ sản giảm do phải thực hiện việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Trong 9 tháng năm 2021 không có tàu cá nào của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài (IUU).
1. Trồng trọt
1.1. Cây hàng năm:
Trong 9 tháng năm 2021 toàn tỉnh gieo cấy đạt 112.093,8 ha, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020, tăng tập trung ở các loại cây như cây lúa, cây đậu phụng. Trong đó diện tích cây lúa đạt 79.443,1 ha, tăng 20,76%; diện tích cây bắp đạt 10.351 ha, tăng 2,12%. Sản lượng lương thực ước đạt 560.939 tấn, đạt 70,3% kế hoạch cả năm, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó sản lượng lúa đạt 489.742,4 tấn, tăng 23,55% so với cùng kỳ năm 2020, năng suất ước đạt 61,6 tạ/ha, tăng 2,31% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhằm phát phát huy hiệu quả sử dụng đất và tăng cường tiết kiệm nguồn nước tưới, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi 8.184 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác hiệu quả hơn (bắp 2.740 ha, rau 1.838 ha, đậu các loại 1.260 ha, đậu phộng 914 ha, mì 859 ha, dưa hấu 248 ha,…). Chương trình xã hội hoá giống lúa tiếp tục được triển khai.
- Tình hình sản xuất vụ đông xuân năm 2020-2021 thuận lợi do nguồn nước được đảm bảo ngay từ đầu vụ. Diện tích gieo trồng vụ đông xuân chính thức đạt 47.013 ha, tăng 47,3% (tăng 15.086,9 ha) so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó diện tích cây lương thực đạt 39.813,4 ha tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2020 (cây lúa diện tích đạt 36.520,1 ha, tăng 64,4%; cây bắp diện tích đạt 3.293,3 ha, giảm 4,6%). Sản lượng lương thực vụ đông xuân ước đạt 245.081,3 tấn, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ, năng suất đạt 67,1 tạ/ha, bằng so với cùng kỳ năm 2020.
- Tình hình sản xuất vụ hè thu: So với mọi năm, sản xuất vụ hè thu 2021 đúng khung thời vụ; thời tiết thuận lợi cho gieo trồng; nguồn nước thuỷ lợi đủ phục vụ cho sản xuất. Đến nay, đã kết thúc thu hoạch vụ hè thu, diện tích gieo trồng vụ hè thu đạt 65.144,8 ha, giảm 0,2% so với vụ cùng kỳ năm 2020. Trong đó diện tích cây lương thực sơ bộ đạt 49.980,7 ha, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2020 (cây lúa diện tích đạt 42.923 ha, giảm 1,5%; cây bắp đạt 7.057,7 ha, tăng 5,6%). Sản lượng lương thực vụ hè thu sơ bộ đạt 244.661,1 tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2020, năng suất sơ bộ đạt 57 tạ/ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2020.
- Tiến độ sản xuất vụ mùa: Cùng với việc thu hoạch vụ hè thu các địa phương tiến hành xuống giống vụ mùa, nhìn chung vụ mùa năm nay gặp thuận lợi về thời tiết, nguồn nước tưới được đảm bảo so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 15/9 diện tích xuống giống vụ mùa đạt 26.767,1 ha, tăng 5,1 lần so với cùng kỳ năm 2020; trong đó cây lúa đạt 21.200 ha, tăng 5,7 lần; cây bắp đạt 1.709,5 ha, tăng 4,9 lần; rau các loại đạt 1.174,8 ha, tăng 2,8 lần; đậu các đạt 1.308,2 ha, tăng 9,5 lần.
1.2. Cây lâu năm
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thị trường xuất khẩu hàng nông sản gặp nhiều khó khăn, giá đầu ra một số loại cây như thanh long, cao su... thấp đã ảnh hưởng đến việc phát triển diện tích các loại cây lâu năm trên địa bàn tỉnh.
Tổng diện tích cây lâu năm 9 tháng năm 2021 ước đạt 109.880 ha, tăng 1,39% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, diện tích cây ăn quả lâu năm ước đạt 44.588,4 ha, tăng 3,3%; cây công nghiệp lâu năm ước đạt 64.419,9 ha, tăng 0,2%; cây lâu năm khác còn lại ước đạt 871,7 ha, giảm 4%. Diện tích, sản lượng một số cây trồng chính của Tỉnh trong 9 tháng năm 2021 như sau:
+ Thanh long: Tổng diện tích toàn tỉnh đến thời điểm 9 tháng năm 2021 ước đạt 33.500 ha, tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch ước đạt 532.420 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2020. Đến thời điểm 15/9/2021 toàn tỉnh có 11.423,6 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.
+ Cây điều: Tổng diện tích toàn tỉnh đến thời điểm 9 tháng năm 2021 ước đạt 17.650 ha, tăng 1,02% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch ước đạt 12.800 tấn, tăng 5,42% so với cùng kỳ năm 2020, trong những năm gần đây một số địa phương triển khai trồng điều ghép nên năng suất thu hoạch ngày được cải thiện hơn.
+ Cây cao su: Tổng diện tích toàn tỉnh đến thời điểm 9 tháng năm 2021 ước đạt 42.400 ha, diện tích không đổi so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng ước đạt 38.200 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong những năm gần đây do giá cao su thấp, thị trường xuất khẩu chưa có nhiều chuyển biến tích cực, việc phát triển diện tích trồng mới trong thời gian tới dự tính sẽ không tăng.
+ Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể.
* Tình hình dịch bệnh
Dịch bệnh trên cây trồng cơ bản được kiểm soát, tiếp tục duy trì công tác phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu toàn tỉnh trong 9 tháng năm 2021 là 4.184 ha, giảm 1.573 ha so với cùng kỳ năm 2020; các đối tượng khác gây hại với mật số thấp. Cá biệt trong 9 tháng năm 2021 diện tích chuột gây hại lúa tăng đột biến với diện tích gây hại 1.087 ha, tăng 653 ha so cùng kỳ năm 2020.
* Tình hình thủy lợi phục vụ sản xuất 9 tháng
Tập trung triển khai các biện pháp quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nước hiện có. Nguồn nước thủy lợi cơ bản đáp ứng phục vụ sản xuất và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân theo kế hoạch. Trong 9 tháng năm 2021 diện tích tưới lúa, hoa màu thuộc hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh đạt 61.573/61.314 ha so với kế hoạch; trong đó vụ đông xuân đạt 29.456/29.772 ha, vụ hè thu đạt 32.117/31.542 ha. Diện tích tưới cây thanh long và các loại cây trồng khác đạt 20.623/20.623 ha so với kế hoạch.
2. Chăn nuôi (Tính đến 15/9/2021)
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến việc lưu thông vận chuyển hàng hóa, giá thức ăn chăn nuôi tăng, giá thịt lợn hơi giảm; bệnh nổi cục xuất hiện trên đàn trâu bò của tỉnh; đàn gia súc, gia cầm vẫn đang tiếp tục duy trì; đàn trâu giảm nhẹ; đàn bò phát triển ổn định; đàn lợn phát triển khá, nhiều doanh nghiệp, trang trại các tỉnh lân cận có khuynh hướng chuyển đến để thuê đất chăn nuôi; chăn nuôi gia cầm phát triển thuận lợi,tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt; số doanh nghiệp, trang trại nuôi gà công nghiệp CP được thành lập mới có khuynh hướng tăng trong thời gian tới.
- Chăn nuôi trâu, bò: Ước đàn trâu có 8.620 con, giảm 1,0% so với cùng kỳ năm 2020; mặc dù giá thịt hơi khá ổn định, thị trường tiêu thụ tốt nhưng do khả năng sinh trưởng và tăng đàn chậm, thời gian đầu tư đến khi thu hồi vốn lâu nên người nuôi không mạnh dạn đầu tư tăng đàn; chăn nuôi bò mặc dù bệnh nổi cục phát sinh, nhưng ảnh hưởng không nhiều đến việc tăng đàn, toàn tỉnh có 173.500 con, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.
- Chăn nuôi lợn:Ước đàn lợn có 302.500 con, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2020. Chăn nuôi lợn có khuynh hướng giảm dần ở nông hộ và tăng dần ở doanh nghiệp, nguyên nhân chủ yếu do quá trình đô thị hóa, ô nhiễm, nhiều địa phương có kế hoạch di dời những hộ chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, bên cạnh đó các doanh nghiệp chăn nuôi CP lớn ở các tỉnh như Bình Phước, Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh đang có khuynh hướng chuyển sang các ra tỉnh lân cận thuê đất chăn nuôi ngày càng nhiều.
- Chăn nuôi gia cầm:Ước đàn gia cầm có 4.410 ngàn con, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đàn gà có 3.520 ngàn con, tăng 24%, đàn gà có khuynh hướng tăng mạnh do nhiều trang trại chăn nuôi gà công nghiệp theo mô hình CP được thành lập.
* Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật
Trong 9 tháng năm 2021 trên địa bàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch nguy hiểm như: Cúm gia cầm, lở mồm long móng, bệnh tai xanh trên lợn, bệnh dịch tả lợn Châu Phi; một số bệnh truyền nhiễm khác có xảy ra trên gia súc, gia cầm nhưng ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch; riêng trên đàn bò xuất bệnh viêm da nổi cục xảy ở huyện Hàm Tân và huyện Bắc Bình cơ bản được khống chế, không có nguy cơ lây lan trên diện rộng.
- Công tác tiêm phòng: Đã tổ chức tiêm phòng 2.547,9 ngàn liều vắc xin; lũy kế 9 tháng năm 2021 đã tiêm phòng 20.588,2 ngàn liều vắc xin.
- Kiểm dịch động vật: Đã kiểm dịch 75,7 ngàn con lợn; 1,7 ngàn con trâu bò; 272,5 ngàn con gia cầm; 574,0 tấn thịt các loại; 4.040 ngàn quả trứng gia cầm, 41,4 tấn thịt sơ chế. Lũy kế 9 tháng đã kiểm dịch 662,3 ngàn con lợn; 20,4 ngàn con trâu bò; 3.151,3 con gia cầm; 3.805,5 tấn thịt các loại; 27.096 ngàn quả trứng gia cầm; 1.177,9 tấn thịt sơ chế.
- Kiểm soát giết mổ: Đã kiểm soát giết mổ 13 con trâu bò; 2,2 ngàn con lợn; 200 con gia cầm. Luỹ kế 9 tháng đã kiểm soát 2,7 ngàn con trâu bò; 25,3 ngàn con lợn; 20,9 ngàn con gia cầm; 1,5 ngàn con dê.
* Ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông vào sản xuất
Thực hiện các đề tài, mô hình mới trong sản xuất nông, lâm, thuỷ sản gắn với chương trình phát triển khoa học - công nghệ của ngành; nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình sản xuất lúa cải tiến SRI theo hướng an toàn định hướng hữu cơ theo liên kết chuỗi (vụ mùa), lợi nhuận 18 triệu đồng/ha, cao hơn ruộng ngoài mô hình khoảng 7 triệu đồng/ha; Mô hình sản xuất nếp thương phẩm theo liên kết chuỗi, lợi nhuận 12,31 triệu đồng/ha, cao hơn ruộng ngoài mô hình khoảng 2,5 triệu đồng/ha; Mô hình sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả đạt chứng nhận VietGAP theo liên kết chuỗi, lợi nhuận 110 - 158 triệu đồng/ha cao hơn ngoài mô hình 17 - 44 triệu đồng/ha…
* Công tác xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn; trong 9 tháng năm 2021, toàn tỉnh bình quân ước đạt 15,73 tiêu chí/xã và đạt 5,38 tiêu chí/huyện. Thủ tướng Chính phủ đã công nhận huyện Đức Linh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 tại Quyết định số 745/QĐ-TTG ngày 20/5/2021. Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận thành phố Phan Thiết hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.
Các chế độ, chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và cung ứng vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tốt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định.
3. Lâm nghiệp
- Công tác trồng rừng: Trong tháng đã triển khai trồng 550 ha rừng sản xuất, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020; lũy kế 9 tháng đạt 1.175 ha rừng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020. Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng chuyển tiếp đạt 133.670 ha, đạt 100,8% kế hoạch, bằng 100,7% so cùng kỳ năm trước.
- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục được các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện.Từ đầu năm đến nay không xảy ra cháy rừng, đã xảy ra 26 trường hợp cháy thực bì dưới tán rừng với diện tích 35 ha không gây thiệt hại đến cây rừng.
- Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Hoạt động tuần tra, kiểm tra, truy quét được tăng cường theo dõi và triển khai tại vùng giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và các vùng trọng điểm nội tỉnh kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm. Luỹ kế 9 tháng năm 2021 đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 202 vụ vi phạm; xử phạt hành chính 197 vụ vi phạm; tịch thu 202,34 m3 gỗ các loại. Toàn tỉnh xảy ra 79 vụ lấn, chiếm đất rừng với diện tích 57,83 ha.
III. Thuỷ sản
Tình hình nuôi trồng thuỷ sản 9 tháng qua thuận lợi, không có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản thu hoạch trong tháng ước đạt 281,5 ha, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó diện tích nuôi cá đạt 83 ha, tăng 3,6%; diện tích nuôi tôm đạt 196 ha, tăng 0,3%). Lũy kế 9 tháng ước đạt 1.973,5 ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó diện tích nuôi cá đạt 798 ha, tăng 2,3%; diện tích nuôi tôm đạt 1.157,7 ha, tăng 2,6%).
Sản phẩm nuôi trồng thủy sản do tác động của dịch bệnh Covid-19 nên tình hình tiêu thụ gặp khó khăn. Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 1.298,5 tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó cá các loại ước đạt 618 tấn, tăng 2,5%; tôm nuôi nước lợ ước đạt 672,5 tấn, tăng 0,2%); trong quý 3 ước đạt 3.506 tấn, giảm 0,49% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng ước đạt 8.852,6 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó cá các loại ước đạt 3.401 tấn, tăng 2,3%; tôm nuôi nước lợ ước đạt 5.394,5 tấn, tăng 1,9%).
Trong 9 tháng năm 2021 điều kiện thời tiết, ngư trường trên vùng biển của tỉnh diễn biến thuận lợi nên hoạt động khai thác hải sản tương đối ổn định. Các nghề lưới rê, lặn, mành chà, mành mực, lưới kéo, lồng bẫy hoạt động hiệu quả; một số loài thủy sản có sản lượng đánh bắt cao như: cá trích, cá nục, cá ngừ, cá bạc má, ghẹ, mực, bạch tuộc… Tuy nhiên, từ tháng 07 đến nay dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh, 02 địa phương nghề cá trọng điểm của tỉnh là thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết đã triển khai áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ làm cho hoạt động khai thác, tiêu thụ hải sản bị ảnh hưởng đáng kể.
Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 9 ước đạt 19.849,2 tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó khai thác biển ước đạt 19.790 tấn, giảm 2,4%); trong quý 3 ước đạt 64.102 tấn, giảm 4,19% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng ước đạt 166.875,1 tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó khai thác biển ước đạt 166.426 tấn, tăng 1,1%.
Hoạt động sản xuất tôm giống gắn với công tác kiểm dịch, phân tích xét nghiệm mẫu được duy trì thường xuyên; thời gian gần đây hoạt động sản xuất, tiêu thụ tôm giống gặp khó khăn do nhiều nhà máy thu mua tôm giảm công suất hoặc ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sản lượng giống sản xuất trong tháng ước đạt 2,2 tỷ con, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2020; lũy kế 9 tháng ước đạt 18,7 tỷ con, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không xảy ra trường hợp tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ. Hoạt động tuần tra, kiểm soát, quản lý tàu cá hoạt động trên biển và tại cảng cá được tăng cường đẩy mạnh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp trên biển. Tiếp tục thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá (đến nay toàn tỉnh có 1.814/1.925 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Công tác đăng kiểm tàu cá được thực hiện thường xuyên, tính đến ngày 03/9/2021, đã đăng kiểm 1.510/ 3.861 tàu, tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa. Về vi phạm nguồn lợi thủy sản, trong 9 tháng năm 2021 đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 234 vụ.
III. Công nghiệp - xây dựng; đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư
1. Công nghiệp
Hoạt động công nghiệp trong quý 3/2021 và 9 tháng năm 2021 giảm so với cùng kỳ năm 2020, do một số địa phương trong tỉnh như thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg và một số địa phương phải thực hiện Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ, do đó đã hạn chế hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chỉ số sản xuất công nghiệptoàn ngành quý 3/2021 ước giảm 10,41% so với quý trước và giảm 1,63% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 41,74%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 0,42%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 2,90%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,57%. Lũy kế 9 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 4,26% so với cùng năm 2020; trong đó, ngành khai khoán tăng cao nhất 32,17%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,03%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng ổn định 3,9%; ngành cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,14%.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng 9 ước đạt 2.912,38 tỷ đồng, giảm 0,66% so với tháng trước và tăng 6,21% so cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng ước đạt 26.765,02 tỷ đồng, tăng 5,61% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, công nghiệp khai khoáng 1.246,59 tỷ đồng, tăng 33,33%; công nghiệp chế biến chế tạo 12.705,69 tỷ đồng, tăng 5,06%; sản xuất và phân phối điện 12.614,04 tỷ đồng, tăng 4,12%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải 198,70 tỷ đồng, giảm 0,83%.
* Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu dự ước quý 3/2021 và 9 tháng năm 2021:
- Đá khai thác: Đá xây dựng dự ước quý 3/2021 sản lượng đạt 394,9 ngàn m3, giảm 10,44% so với quý trước và tăng 53,13% so với cùng kỳ; luỹ kế 9 tháng sản lượng đạt 1.107,3 ngàn m3, tăng 44,14% so với cùng kỳ; cát tự nhiên dự ước quý 3/2021 sản lượng đạt 45,6 ngàn m3, giảm 0,21% so với quý trước và giảm 8,86% so với cùng kỳ, luỹ kế 9 tháng sản lượng đạt 123,8 ngàn m3 tăng 9,44% so với cùng kỳ, tăng cao do tỉnh đang triển khai thi công tuyến đường cao tốc và một số tuyến đường trong tỉnh.
- Giày, dép thể thao: Dự ước quý 3/2021 sản lượng đạt 1.095 ngàn đôi, tăng 2,89% so với quý trước và tăng 2,1 lần so với cùng kỳ; luỹ kế 9 tháng sản lượng đạt 3.113 ngàn đôi tăng 50,67% so với cùng kỳ do doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng và do tháng cùng kỳ ảnh hưởng dịch Covid-19.
- Thức ăn gia súc: Dự ước quý 3/2021 sản lượng đạt 114,1 ngàn tấn, tăng 10,25% so với quý trước và tăng 34,97% so với cùng kỳ; luỹ kế 9 tháng sản lượng đạt 303,7 ngàn tấn, tăng 17,98% so với cùng kỳ. Nguyên nhân sản xuất tăng để đáp ứng nhu cầu cung cấp thức ăn đàn gia súc hiện đang phục hồi.
- Điện sản xuất: Dự ước quý 3/2021 sản lượng đạt 7.270 triệu kwh, giảm 11,88% so với quý trước và giảm 2,93% so với cùng kỳ; luỹ kế 9 tháng sản lượng đạt 23.303 triệu kwh, tăng 3,96% so với cùng kỳ, mức tăng không cao do các Nhà máy nhiệt điện Vĩnh tân giảm công suất phát điện theo sản lượng điện được Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia phân bổ.
- Nước khoáng: Nước khoáng có ga dự ước quý 3/2021 sản lượng đạt 4,1 triệu lít, giảm 30,46% so với quý trước và giảm 29,82% so với cùng kỳ; luỹ kế 9 tháng sản lượng đạt 13,7 triệu lít, giảm 17,83% so với cùng kỳ; Nước khoáng không có ga dự ước quý 3/2021 sản lượng đạt 15,89 triệu lít, giảm 19,29% so với quý trước và giảm 25,43% so với cùng kỳ; luỹ kế 9 tháng sản lượng đạt 53,5 triệu lít giảm 16,46% so với cùng kỳ do ảnh hưởng dịch Covid-19 khách du lịch đến Bình Thuận giảm sâu, Tàu hỏa du lịch tuyến TP.Hồ Chí Minh - Phan Thiết ngừng hoạt động nên sản lượng tiêu thụ giảm và giá thành nước khoáng cao người tiêu dùng chọn sản phẩm nước khác có giá thành rẻ hơn.
* Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp (KCN)
Trong 9 tháng năm 2021 tình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dù có nhiều nỗ lực, cố gắng, song gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài. Một số doanh nghiệp đã cắt giảm lao động và gián đoạn trong sản xuất. Có 24 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Phan Thiết phải dừng hoạt động từ khi thành phố Phan Thiết thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hàm Kiệm bị ảnh hưởng do việc đi lại của người lao động tại một số khu vực phong tỏa và thực hiện giản cách xã hội. Việc thu mua nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra cũng gặp khó khăn… Trong đó phần lớn rơi vào các doanh nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ trái thanh long (cắt giảm khoản 125 lao động); các doanh nghiệp giày da cũng tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khoảng gần 900 lao động…, dự kiến các doanh nghiệp giảm khoảng 30% các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh. Luỹ kế doanh thu 9 tháng năm 2021 ước đạt 4.030 tỷ đồng, tăng 27,50% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 65% kế hoạch năm.
Tiếp tục các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp; xây dựng và sẵn sàng kích hoạt thực hiện Phương án xử lý tình huống khi phát hiện người lao động làm việc nhiễm/nghi nhiễm Covid-19 và phương án 3 tại chỗ “ăn tại chổ, nghỉ tại chổ và làm tại chổ” và “1 cung đường 2 địa điểm”. Thực hiện tốt an ninh trật tự và nâng cao công tác phòng chống cháy nổ.
2. Xây dựng
Trong 9 tháng năm 2021, hoạt động xây dựng chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đường giao thông. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành quý 3/2021 ước đạt 3.557,18 tỷ đồng, tăng 20,6% so với quý trước và tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng năm 2021 ước đạt 8.987,72 tỷ đồng, tăng 12,8%; trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước ước đạt 5.922,13 tỷ đồng, tăng 14,3%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 257,49 tỷ đồng, tăng 1,8%; loại hình kinh tế khác ước đạt 2.778,74 tỷ đồng, tăng 9,7%. Một số công trình đang triển khai sau:
- Đường vào cảng hàng không Phan Thiết: Dự án đang trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện tạm dừng triển khai giai đoạn 2. Lũy kế thực hiện từ đầu dự án đến nay đạt 58 tỷ đồng, đạt 50% tiến độ của dự án.
- Cải tạo, nâng cấp đường ĐT.718, đoạn từ Ga Bình Thuận đến xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam: Tổng mức đầu tư 95,5 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ nguồn dự phòng ngân sách tập trung tỉnh trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và chuyển tiếp sang kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Lũy kế thời gian thực hiện từ đầu dự án đến ngày 31/8/2021 là 26,4 tỷ đồng, đạt 27,7% tiến độ của dự án.
- Đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành: UBND phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 04/5/2021, trong đó nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn ngân sách tỉnh; Thời gian thực hiện: 04 năm (năm 2020 và chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025). Tổng mức đầu tư 419,99 tỷ đồng. Lũy kế giá trị thực hiện đến 31/8/2021 là 20,3 tỷ đồng, đạt 4,8% tổng tiến độ dự án.
- Đường dọc kênh phát triển kinh tế - xã hội vùng chiến khu Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình: Tổng mức đầu tư 31,809 tỷ đồng. Lũy kế thực hiện từ đầu dự án đến nay 16,6 tỷ đồng, đạt 41,7% tiến độ.
- Làm mới đường trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà: Tổng mức đầu tư 999,4 tỷ đồng; Hiện đã thi công được 4.950m đường công vụ. Phần đường hoàn thiện 1.420m/14.599m nền đường đắp K95; 1.900m/25.606m nền đường K98 (toàn tuyến); 1.100m/ 25.606m lớp CPĐD loại II (Dmax 37,5mm): Km5+860 - Km6+360. Phần thoát nước thi công được 6/21 cống tròn Ø1.000; 04/17 cống hộp; 02/7 cống kỹ thuật. Phần tường chắn cát: 770m/14.582,58m.
- Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 đoạn Kê Gà - Tân Thiện: Mặt bằng đủ điều kiện thi công: 31,45/32,45 Km. Hiện tại, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam còn lại 1,0 Km đầu tuyến (Km27+751-Km28+751, xã Tân Thành), do có giải tỏa nhà cửa, vật kiến trúc; trên địa bàn thị xã La Gi còn lại 08 hộ đoạn cuối tuyến (đường Nguyễn Công Trứ), tổng diện tích 403,2m2 thuộc phạm vi vỉa hè, chưa đồng ý bàn giao mặt bằng, do chưa đồng ý về giá bồi thường hiện đang tiếp tục đối thoại, vận động bàn giao mặt bằng trong thời gian tới.
- Đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2022, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận:
+ Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết: Đến nay dự án đã thực hiện được khối lượng thi công phát quang dọn dẹp mặt bằng 101/101 km (đạt 100%), đường công vụ 103,2/103,7 km (đạt 99,5%), đào vét hữu cơ nền đường 94,6/101 km (đạt 93,68%), đào, đắp nền đường 57/101 km (đạt 56,43%), thi công 33/57 cầu (đạt 57,89%), cống hộp và cống tròn 115/299 cống (đạt 38,46%), hầm chui dân sinh 26/45 hầm (đạt 57,78%)... Giá trị sản lượng thực hiện khoảng 843,57 tỷ đồng, đạt 14% so với tổng giá trị xây lắp của dự án (6.065,09 tỷ đồng) và đạt khoảng 94% so với kế hoạch sản lượng đã đăng ký (899,27 tỷ đồng).
+ Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây: dự án qua tỉnh Bình Thuận dài 47,67km, chính quyền địa phương đã bàn giao mặt bằng 47,67/47,67km (đạt 100%). Tại gói thầu XL-02, hàng trăm công nhân mỗi ngày vẫn làm việc bất kể thời tiết ở Bình Thuận, Gói thầu này dài 10,6 km thuộc địa phận huyện Hàm Tân, được thi công bởi Công ty CP Tập đoàn Cienco4.
3. Đầu tư phát triển
Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến thu hút đầu tư. Tiến độ thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của các dự án trọng điểm (kể cả dự án vốn ngoài ngân sách) tuy được chỉ đạo quyết liệt nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra; tiến độ thực hiện giải ngân một số dự án chưa đảm bảo tiến độ.
Trong tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ước đạt 414 tỷ đồng, giảm 22,9% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng năm 2021 đạt 2.663,6 tỷ đồng, đạt 64% so với kế hoạch và giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 2.192 tỷ đồng, giảm 9,9%, đạt 63,6% kế hoạch năm, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 419,9 tỷ đồng, giảm 19,2%, đạt 65,8% kế hoạch năm, vốn ngân sách nhà nước cấp xã 51,7 tỷ đồng, giảm 15,6%, đạt 64,6% kế hoạch năm. Trong đó vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu là 865,2 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA) 34,6 tỷ đồng và vốn xổ số kiến thiết là 679,8 tỷ đồng.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn quý 3/2021 ước đạt 10.551,3 tỷ đồng, tăng 23,8% so với quý 2/2021 và giảm 1,62% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng năm 2021, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn 25.636,7 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, vốn nhà nước đạt 3.996,6 tỷ đồng, tăng 2,1%, vốn ngoài nhà nước đạt 19.127,6 tỷ đồng, tăng 7,5%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2.542,6 tỷ đồng, tăng 0,4%.
4. Đăng ký kinh doanh
Trong tháng 9 (từ ngày 15/8-15/9/2021), có 33 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó, có 09 đơn vị trực thuộc), giảm 78,85% so với cùng kỳ năm 2020; tổng vốn đăng ký mới 613,2 tỷ đồng, giảm 0,71%; số doanh nghiệp đã giải thể 05 doanh nghiệp (trong đó, có 01 đơn vị trực thuộc), giảm 90,19%; tạm ngừng hoạt động 07 doanh nghiệp (trong đó, có 01 đơn vị trực thuộc), giảm 61,115%; đăng ký chuyển đổi loại hình 01 doanh nghiệp, giảm 90%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 21 doanh nghiệp (trong đó, có 4 đơn vị trực thuộc), tăng gấp 3 lần.
Luỹ kế 9 tháng (tính đến 15/9/2021), có 726 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó, có 277 đơn vị trực thuộc), giảm 30,13% so với cùng kỳ năm 2020; vốn đăng ký 7.193,41 tỷ đồng, giảm 2,43%; có 199 doanh nghiệp hoạt động trở lại (trong đó có 35 đơn vị trực thuộc) tăng gấp 2,03 lần; tạm ngừng hoạt động 237 doanh nghiệp (trong đó có 47 đơn vị trực thuộc), tăng 2,60%; số lần đăng ký thay đổi 857 doang nghiệp (trong đó có 190 đơn vị trực thuộc), giảm 0,92%; chuyển đổi loại hình 49 doanh nghiệp (không có đơn vị trực thuộc), giảm 30% so với cùng kỳ năm 2020. Số doanh nghiệp đã giải thể 164 doanh nghiệp (trong đó có 80 đơn vị trực thuộc), giảm 19,61%.
Về quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh: Thông báo cảnh báo 15 trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký (theo yêu cầu của cơ quan Thi hành án). Thông báo hoạt động trở lại 21 trường hợp sau khi cơ quan thuế chấp thuận cho hoạt động trở lại, xử lý giải thể 11 chi nhánh và địa điểm kinh doanh.
5. Đăng ký đầu tư
Trong 9 tháng năm 2021 (tính đến ngày 07/9/2021) trên địa bàn tỉnh có 24 dự án được cấp mới, với tổng diện tích đất 523 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 14.299 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2020, số dự án giảm 17 dự án, tổng diện tích đất bằng 91% so với cùng kỳ và tổng vốn đăng ký tăng 56%. Ngoài ra, cấp điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư 32 dự án.
Luỹ kế 9 tháng năm 2021, có 01 dự án khởi công, có 05 dự án đi vào hoạt động và 09 có dự án thu hồi. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được thực hiện, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm và chú trọng.
IV. Thương mại; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải
1. Thương mại, giá cả
Trong 9 tháng năm 2021 hoạt động thương mại dịch vụ đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh Covid-19 làm nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn trong kinh doanh, đại dịch cũng tạo ra sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, thúc đẩy nhiều doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi mới để phù hợp với bối cảnh thực tế, chuyển đổi hình thức mua bán để phục vụ tốt hơn. Hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn, doanh thu và lượt khách giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Các đơn vị vận tải duy trì hoạt động chủ yếu các tuyến trong tỉnh phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân.
Trong tháng sức mua của người dân tăng mạnh so với tháng trước, dịch bênh Covid-19 cơ bản được kiểm soát, mọi hoạt động diễn ra tương đối ổn định, các doanh nghiệp tiếp tục triển khai tốt chương trình bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng, điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Siêu thị Coop mart, Lotte mart thường xuyên có chương trình giảm giá các hàng nhằm kích cầu tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước đạt 4.651,5 tỷ đồng, tăng 6,73% so với tháng trước và giảm 13,14% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 3.832,2 tỷ đồng, tăng 7,21% so với tháng trước và tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các nhóm ngành hàng tăng so với tháng trước; tăng mạnh ở nhóm lương thực, thực phẩm dự ước đạt 1.926,7 tỷ đồng, tăng 7,75% so với tháng trước và tăng 2,39 % so với cùng kỳ năm 2020; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình dự ước đạt 321,6 tỷ đồng, tăng 6,19 % so với tháng trước và giảm 5,09% so với cùng kỳ năm 2020; nhóm hàng hoá khác dự ước 183,6 tỷ đồng, tăng 7,35% so với tháng trước và tăng 6,75% so với cùng kỳ năm 2020, các nhóm ngành hàng này chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân. Hiện nay ngoài mua hàng trực tiếp người dân có thể mua hàng online, đi chợ giúp và được giao tận nhà.
Trong quý 3/2021 tốc độ tăng trưởng các nhóm ngành hàng tăng so với quý 2/2021, nhu cầu mua sắm của người dân chủ yếu là nhu yếu phẩm, dự ước doanh thu bán lẻ hàng hóa trong quý 3/2021 đạt 11.015,5 tỷ đồng tăng 7,68% so với quý trước và giảm 0,47% so với cùng kỳ năm 2020, đáng chú ý là nhóm lương thực, thực phẩm tăng 10,3% so với quý trước; nhóm hàng gỗ, vật liệu xây dựng dự ước đạt 698,4 tỷ đồng, tăng 16,64% so với quý trước.
Luỹ kế 9 tháng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 43.025,03 tỷ đồng, tăng 0,71% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 31.970,4 tỷ đồng, tăng 6,47%; doanh thu dịch vụ ước đạt 4.022,03 tỷ đồng, giảm 10,71%; doanh thu lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành ước đạt 7.032,6 tỷ đồng, giảm 14,1%.
* Công tác quản lý thị trường: Tăng cường công tác quản lý địa bàn, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn. Không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng gây bất ổn thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa lưu thông trên thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên tình trạng vi phạm về buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn còn diễn ra trên địa bàn. Trong tháng 8/2021 đã kiểm tra 84 vụ, phát hiện và xử lý 13 vụ vi phạm, trong đó 01 vụ hàng hàng cấm, 03 vụ hàng nhập lậu, 03 vụ vi phạm về đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá, 01 vụ vi phạm trong kinh doanh và 05 vụ vi phạm khác. Đã xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 217,2 triệu đồng. Luỹ kế 8 tháng 2021 đã kiểm tra 964 vụ, phát hiện và xử lý 282 vụ vi phạm. Trong đó 35 vụ hàng hàng cấm; 41 vụ hàng nhập lậu; 10 vụ vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng và sở hữu trí tuệ; 14 vụ vi phạm về đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá; 53 vụ vi phạm trong kinh doanh; 22 vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và 107 vụ vi phạm khác. Đã xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 3.184,8 triệu đồng.
2. Hoạt động du lịch
Trong 9 tháng năm 2021 dịch Covid -19 diễn biến phức tạp tại các tỉnh trên cả nước làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, trong đó ngành du lịch phải chịu những khó khăn thiệt hại lớn do dịch bệnh mang lại. Trong tháng tỉnh đã gỡ bỏ giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại một số địa phương, tình hình có khả quan hơn tháng trước, hoạt động của ngành dịch vụ và du lịch tăng nhẹ so với tháng trước. Vào quý 3 hàng năm là thời điểm du lịch Bình Thuận được rất nhiều du khách các tỉnh lựa chọn, kết hợp với các khu nghỉ dưỡng và các dịch vụ vui chơi giải trí trên biển. Tuy nhiên trong quý 3 năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh từ nhiều địa phương trên cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghành du lịch trong tỉnh.
Lượng khách du lịch trong tháng ước đạt 6,2 ngàn lượt khách, tăng 0,33% so tháng trước và giảm 97,20% so với cùng kỳ năm 2020; ngày khách phục vụ ước đạt 14,1 ngàn ngày khách, tăng 0,61% so với tháng trước và giảm 96,57% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng lượt khách du lịch ước đạt 1.751,3 ngàn lượt khách, giảm 15,73% so với cùng kỳ năm 2020, ngày khách du lịch ước đạt 3.041,1 ngàn ngày khách, giảm 16,38% so với cùng kỳ năm 2020.
Doanh thu từ hoạt động du lịch trong tháng 9 ước đạt 43,3 tỷ đồng tăng 0,55% so với tháng trước và giảm 94,89% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng ước đạt 3.995,4 tỷ đồng, giảm 40,58% so với cùng kỳ năm 2020.
* Tình hình khách quốc tế: Lượng khách quốc tế tiếp tục giảm so với tháng trước, dự ước đạt 0,33 ngàn lượt khách, giảm 7,79% so với tháng trước và giảm 84,83% so với cùng kỳ năm 2020; ngày khách phục vụ dự ước đạt 1,38 ngàn ngày khách, giảm 2,19% so với tháng trước và giảm 90,21% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng ước đạt 21 ngàn lượt khách, giảm 87,27% so với cùng kỳ năm 2020; ngày khách phục vụ ước đạt 79,7 ngàn ngày khách giảm 86,03% so với cùng kỳ năm 2020.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,02% so với tháng trước, tăng 3,87% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 3,36% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân quý 3/năm 2021 tăng 1,49% so với quý trước và tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước; CPI bình quân 9 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,44 %.
So với cùng quý năm trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá: Giao thông tăng 14,75%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4%; Đồ uống và thuốc lá tăng 3,28%; Giáo dục tăng 2,96%; May mặc, mũ nón và giầy dép tăng 2,61%; Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,21%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,03%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,6%; Thuốc và dịch vụ y tế 0,06%; Bưu chính viễn thông tăng 0,01%. Có 1 nhóm hàng giảm giá: Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,14%.
3. Xuất, nhập khẩu
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng tăng nhẹ, dự ước đạt 41,33 triệu USD, tăng 6,29% so với tháng trước và tăng 17,54% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong quý 3/2021 mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát mạnh nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng về phòng chống dịch, rà soát xây dựng phương án sản xuất hiệu quả nên hoạt động xuất khẩu trong quý vẫn ổn định; kim ngạch xuất khẩu trong quý ước đạt 128,89 triệu USD, tăng 8,01% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó nhóm hàng thủy sản ước đạt 43,68 triệu USD, giảm 2,06%; nhóm hàng nông sản ước đạt 3,83 triệu USD, tăng 9,11%; nhóm hàng hóa khác ước đạt 81,38 triệu USD, tăng 14,25%.
Lũy kế 9 tháng ước đạt 416 triệu USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó nhóm hàng thủy sản ước đạt 118,6 triệu USD, tăng 3,11%; nhóm hàng nông sản ước đạt 13,78 triệu USD, tăng 30,67%; nhóm hàng hóa khác ước đạt 283,62 triệu USD, tăng 35,46%.
+ Xuất khẩu trực tiếp lũy kế 9 tháng ước đạt 410,9 triệu USD, tăng 28,23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất sang thị trường Châu Á ước đạt 254,29 triệu USD chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của tỉnh (chiếm 61,89%), tăng 18,51%, một số thị trường lớn như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Xuất sang thị trường Châu Âu ước đạt 50,85 triệu USD (chiếm 12,38%), tăng 7,82%, một số thị trường lớn như Anh, Italia, Đức, Hà Lan. Xuất sang thị trường Châu Mỹ ước đạt 102,25 triệu USD (chiếm 24,88%), tăng 84,56%, một số thị trường chủ yếu như Mỹ, Belizơ.
+ Ủy thác xuất khẩu lũy kế 9 tháng ước đạt 5,09 triệu USD, giảm 64,89% so với cùng kỳ năm 2020. Chủ yếu giảm ở mặt hàng bộ quần áo, mực tươi.
- Kim ngạch nhập khẩu lũy kế 9 tháng ước đạt 766,1 triệu USD, tăng 28,63% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 60,90%). Mặt hàng này chủ yếu được nhập về để bán cho các vùng lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, và một số tỉnh miền bắc, miền trung; các mặt hàng khác như thủy sản, vải và nguyên liệu dệt may, da giày (chiếm hơn 20%) được nhập khẩu để chế biến, sản xuất sản phẩm xuất khẩu; mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu không nhiều (chiếm hơn 10%) trong tổng kim ngạch.
4. Hoạt động vận tải
Hoạt động giao thông vận tải 9 tháng năm 2021 không được thuận lợi do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các đơn vị vận tải duy trì hoạt động, chủ yếu các tuyến trong tỉnh phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân. Hoạt động vận tải hàng hoá, hành khách trên tuyến Phan Thiết - Phú Quý duy trì hoạt động đảm bảo thông suốt, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn, quy trình của cơ quan Y tế.
- Vận tải hành khách:
+ Ước tháng 9 đã vận chuyển 223,87 nghìn hành khách, tăng 2,76 lần so với tháng trước và giảm 78,12% so với cùng kỳ năm 2020; luân chuyển 8,37 triệu hk.km, tăng 3,43 lần so với tháng trước và giảm 84,46% so với cùng kỳ. Quý 3/2021, vận chuyển 473,74 nghìn hành khách, giảm 81,09% so với quý 2 và giảm 84,65% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển ước đạt 17,005 triệu HK.Km, giảm 85,18% so với quý 2 và giảm 88,56% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng lượt khách vận chuyển ước đạt 7.421,96 nghìn HK, giảm 30,00% so với cùng kỳ; lượt khách luân chuyển ước đạt 345,05 triệu HK.Km, giảm 30,30% so với cùng kỳ.
+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 9 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 222,86 nghìn hành khách và giảm 78,01%; lũy kế 9 tháng, đạt 7.372,1 nghìn hành khách, giảm 29,92% so với năm cùng kỳ năm 2020. Vận chuyển hành khách đường thủy đạt 1,00 nghìn hành khách, giảm 89,72%; lũy kế 9 tháng, đạt 49,86 nghìn hành khách, giảm 39,99% so với cùng kỳ năm 2020. Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 8,26 triệu hk.km, giảm 84,38%; lũy kế 9 tháng, đạt 339,64 triệu hk.km, giảm 30,13% so với cùng kỳ năm 2020. Luân chuyển hành khách đường thủy đạt 0,11 triệu hk.km, giảm 89,00%; lũy kế 9 tháng, đạt 5,41 triệu hk.km, giảm 39,70% so với cùng kỳ năm 2020.
- Vận tải hàng hoá:
+ Ước tháng 9 vận chuyển hàng hoá đạt 132,24 nghìn tấn, tăng 9,72% so với tháng trước và giảm 77,54% so với cùng kỳ năm 2020; luân chuyển hàng hoá đạt 9,20 triệu tấn.km, tăng 13,00% so với tháng trước và giảm 72,47% so với cùng kỳ năm 2020. Quý 3/2021 khối lượng vận chuyển ước đạt 367,88 nghìn tấn, giảm 76,90% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 25,207 triệu tấn.Km, giảm 71,40% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh đã vận chuyển 4,19 nghìn tấn, giảm 23,20% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 226,97 triệu tấn.Km, giảm 23,72% so với cùng kỳ năm 2020.
+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 9 ước đạt 131,83 nghìn tấn, tăng 9,72% so với tháng trước và giảm 77,57% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 9,15 triệu tấn.Km, tăng 13,03% so với tháng trước và giảm 72,08% so với cùng kỳ. Quý 3/2021 khối lượng vận chuyển ước đạt 366,68 nghìn tấn, giảm 76,93% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 25,07 triệu tấn.Km, giảm 70,90% so với cùng kỳ. Lũy kế đến tháng 9/2021 khối lượng vận chuyển ước đạt 4,19 triệu tấn, giảm 23,11% so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 226,47 triệu tấn.Km, giảm 22,35% so với cùng kỳ.
- Cảng quốc tế Vĩnh Tân: Khối lượng bốc xếp hàng hoá tháng 9 ước đạt 80.000 tấn (không có khối lượng bốc xếp ngoài nước); lũy kế 9 tháng năm 2021 đạt 758.566 tấn (trong đó, khối lượng bốc xếp ngoài nước đạt 146.538 tấn); các mặt hàng chủ yếu thông qua cảng gồm quặng Ilmenite, cát, tro bay, xi măng, muối xá, thiết bị máy móc. Lũy kế 9 tháng năm 2021 doanh thu ước đạt 149,58 tỷ đồng.
- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi ước tháng 9 đạt 39,78 tỷ đồng, tăng 34,57% so với tháng trước và giảm 68,92% so với cùng kỳ năm 2020; Quý 3 năm 2021 ước đạt 108,12 tỷ đồng, giảm 70,69% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng năm 2021 ước đạt 903,14 tỷ đồng, giảm 24,34% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 303,45 tỷ đồng, giảm 30,03%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 575,59 tỷ đồng, giảm 21,41%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 24,10 tỷ đồng, giảm 12,99%.
V. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng
1. Thu, chi ngân sách
Ước thu ngân sách tháng 9 năm 2021 đạt 340 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2021, ước đạt 9.764,2 tỷ đồng, đạt 117,36% dự toán năm và tăng 25,50% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, thu nội địa (trừ dầu) đạt 7.313,9 tỷ đồng, đạt 121,50% dự toán năm, tăng 23,30%. Trong tổng thu ngân sách gồm: Thu thuế, phí và thu khác 6.053,57 tỷ đồng, đạt 118,01% dự toán năm, tăng 24,57%; thu tiền nhà, đất 1.260,35 tỷ đồng, đạt 141,61% dự toán năm, tăng 17,53% (trong đó, thu tiền sử dụng đất 1.100,04 tỷ đồng, đạt 157,15% dự toán năm, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020); thu dầu thô 1.033,22 tỷ đồng, đạt 129,15% dự toán năm và tăng 116,91%.
Riêng khối huyện, thị xã, thành phố kết quả thu quý 3/2021, ước đạt 2.366,76 tỷ đồng, tăng 8,47% so với quý trước và giảm 9,23% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng, ước đạt 9.764,19 tỷ đồng, đạt 117,36% dự toán năm, tăng 25,50% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó: Phan Thiết thu 980,16 tỷ đồng (đạt 95,16% dự toán, giảm 7,21%); La Gi 113,53 tỷ đồng (đạt 82,87% dự toán, giảm 36,82%); Tuy Phong: 201,67 tỷ đồng (đạt 108,42% dự toán, tăng 25,90%); Bắc Bình 175,93 tỷ đồng (đạt 113,50% dự toán, tăng 14,32%); Hàm Thuận Bắc 370,0 tỷ đồng (đạt 160,87% dự toán, tăng 32,88%); Hàm Thuận Nam 193,48 tỷ đồng (đạt 125,64% dự toán, tăng 11,13%); Tánh Linh 59,91 tỷ đồng (đạt 89,41% dự toán, giảm 22,27%); Đức Linh 97,83 tỷ đồng (đạt 122,29% dự toán, giảm 18,02%); Hàm Tân 143,96 tỷ đồng (đạt 134,54% dự toán, tăng 25,72%) và Phú Quý thu 19,14 tỷ đồng (đạt 86,98% dự toán, giảm 46,08%).
So dự toán có 6/10 huyện, thị xã, thành phố thu ngân sách đạt và vượt dự toán năm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh; có 5/10 huyện, thị xã, thành phố thu ngân sách tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng chi ngân sách trong tháng 9 năm 2021 ước thực hiện 450 tỷ đồng (chi ngân sách nhà nước 400 tỷ đồng); lũy kế 9 tháng năm 2021, ước đạt 9.951,12 tỷ đồng (chi ngân sách nhà nước 7.031,97 tỷ đồng); trong đó, chi đầu tư phát triển 2.938,76 tỷ đồng, chi thường xuyên 4.092,71 tỷ đồng.
2. Hoạt động tín dụng
Các hoạt động tín dụng trên địa bàn tiếp tục ổn định, triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt không bị gián đoạn; chủ động, làm tốt công tác thông tin truyền thông về chủ trương, chính sách liên quan đến tiền tệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương; Vốn tín dụng mở rộng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là cho vay để duy trì và khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công, thanh toán chuyển tiền điện tử tiếp tục được đẩy mạnh; việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu tiếp tục được quan tâm triển khai, đảm bảo hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nói riêng phát triển an toàn đáp ứn nhu cầu tiền mặt của người dân, bảo đảm hệ thống máy ATM hoạt động ổn định và thông suốt.
Tính đến ngày 01/9/2021, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 548,4 tỷ đồng/7.138 khách hàng; giảm lãi vay cho 2.703 khách hàng với số tiền lãi được giảm 1,21 tỷ đồng; cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với lãi suất thấp hơn so với trước khi dịch bệnh xảy ra, doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến ngày 01/9/2021 là 24.876 tỷ đồng/7.176 khách hàng. Tính đến ngày 31/7/2021, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn 1.039 tỷ đồng, chiếm 1,42% tổng dư nợ, tăng 0,36% so với đầu năm (do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng).
Tình hình thực hiện lãi suất: Hiện nay, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng 2,8 - 3,95%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng 3,5 - 6,7%/năm; kỳ hạn từ trên 12 tháng trở lên 4,4 - 6,9%/năm; lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 4,5%/năm (riêng Quỹ tín dụng nhân dân là 5,5%/năm), các lĩnh vực khác từ 7-9%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 9 - 11,5%/năm.
Hoạt động huy động vốn (tính đến ngày 31/7/2021), nguồn vốn huy động đạt 44.449 tỷ đồng, tăng 8,48% so với đầu năm và tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Ước đến ngày 30/9/2021, vốn huy động đạt 44.947 tỷ đồng, tăng 9,7% so với đầu năm.
Hoạt động tín dụng (tính đến ngày 31/7/2021), tổng dư nợ cho vay đạt 72.997 tỷ đồng, tăng 4,77% so với đầu năm và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, dư nợ cho vay bằng VND đạt 71.769 tỷ đồng, chiếm 98,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 40.355 tỷ đồng, chiếm 55,3% tổng dư nợ. Ước đến 30/9/2021, dư nợ đạt 73.508 tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm.
Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của trung ương và địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 39.104 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng dư nợ; cho vay xuất khẩu đạt 531 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng dư nợ; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 15.329 tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ.
Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP: Dư nợ (nợ nội bảng) đạt 914,5 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 286,5 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 622,8 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 5,15 tỷ đồng). Nợ xấu 87,5 tỷ đồng/7 tàu; nợ cơ cấu lại thời hạn 162,7 tỷ đồng/90 tàu.
Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Quyết định số 813/QĐ-NHNN và Nghị quyết số 30/NQ-CP: Dư nợ cho vay đạt 354 tỷ đồng phục vụ nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi tôm giống công nghệ cao, chăn nuôi bò sữa công nghệ cao; dư nợ cho vay chăn nuôi lợn, sản xuất thuốc thú y, thức ăn gia súc đạt 488 tỷ đồng.
Các đối tượng chính sách vay theo các chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ cho vay đạt 3.172 tỷ đồng/102.374 hộ, trong đó dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP đạt 68,9 tỷ đồng/194 hộ.
Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến 01/9/2021 đã giải ngân cho vay 961,16 triệu đồng cho 03 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 235 lao động, trong đó cho vay để trả lương ngừng việc với số tiền 110,5 triệu đồng/02 doanh nghiệp và cho vay để trả lương cho lao động phục hồi sản xuất với số tiền 850,66 triệu đồng/01 doanh nghiệp.
Các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt. Diễn biến thị trường vàng, ngoại hối trên địa bàn tiếp tục phát triển theo hướng ổn định. Doanh số mua bán ngoại tệ trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 334,8 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 57,5 triệu USD.
VI. Lĩnh vực Văn hoá - Xã hội
1. Hoạt động văn hóa - Thể dục thể thao
Công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị tiếp tục được tăng cường, Tập trung tuyên truyền kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020); 75 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3), 46 năm giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4), 46 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021); 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3); 76 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2021); Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3); kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911-05/6/2021); Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan trong dịp Tết, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm; công tác phòng, chống dịch Covid-19…
Hoạt động Thư viện: Cấp mới 389 thẻ (thiếu nhi 120 thẻ), lượt bạn đọc 2.468.899 lượt (9.026 lượt bạn đọc tại thư viện, 2.446.173 lượt bạn đọc qua website, 13.700 lượt bạn đọc phục vụ lưu động); luân chuyển 2.538.716 lượt tài liệu (18.943 lượt tài liệu tại thư viện, 2.446.173 lượt tài liệu qua website, 73.800 lượt tài liệu luân chuyển lưu động). Phát hành 13 tập thông tin chuyên đề, 08 số thông tin tư liệu Bình Thuận; bổ sung 5.757 bản sách sách mới. Luân chuyển 4.200 bản sách cho thư viện huyện và thư viện trường học. Phục vụ xe ô tô thư viện lưu động tại 32 điểm trường học, với 73.600 bản sách, thu hút 13.700 học sinh tham gia.
Hoạt động bảo tồn, bảo tàng: Đã đón 99.408 lượt khách (với 435 lượt khách quốc tế); Sưu tầm, trao đổi, tiếp nhận 91/90 hiện vật (đạt 101%). Trưng bày 50 ảnh chuyên đề “Vùng đất và con người Bình Thuận”; biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm, trình diễn nghề Dệt, Gốm truyền thống của người Chăm phục vụ khách tham quan... tạm dừng khách tham quan từ ngày 20/7/2021.
Do tình hình dịch Covid-19 bùng phát trên toàn tỉnh, nên hoạt động thể thao đều tạm dừng để phòng, chống dịch Covid-19. Lũy kế 9 tháng (đến ngày 01/9/2021), tổng số huy chương đạt 86 huy chương (20 huy chương vàng; 23 huy chương bạc; 43 huy chương đồng).
2. Giáo dục và Đào tạo
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tỉnh đang thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch bệnh và thực hiện Công văn số 3440/UBND-KGVXNV ngày 17/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh thời gian và phương án tổ chức học các cấp năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục lùi thời gian nhập học của trẻ mầm non và học sinh tiểu học đến ngày 04/10/2021; Tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 và học viên giáo dục thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. Riêng huyện đảo Phú Quý cho phép học sinh các cấp được đến trường học trực tiếp từ ngày 20/9/2021.
Toàn tỉnh có 581 trường (gồm 538 trường công lập, 43 trường ngoài công lập; giảm 05 trường Tiểu học công lập do sáp nhập, thành lập mới 01 trường Mầm non tư thục). Trong đó, có 182 trường Mầm non, 241 trường Tiểu học, 130 trường THCS, 28 trường Trung học phổ thông. Tổng số trường chuẩn quốc gia 268/538 trường công lập (đạt 49,81%); trong đó: có 49/142 trường Mầm non đạt chuẩn (tỷ lệ 34,50%), 127/240 trường Tiểu học (tỷ lệ 52,91%), 78/130 trường Trung học cơ sở (tỷ lệ 60%), 14/26 trường Trung học phổ thông (tỷ lệ 50%). Tính riêng trong năm 2021, có thêm 07 trường (03 trường Tiểu học và 04 trường Trung học cơ sở) đạt chuẩn quốc gia.
3. Y tế:
Trong tháng tập trung triển khai thực hiện các công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tính đến 18 giờ ngày 22/9/2021, toàn tỉnh đã ghi nhận 3.037 trường hợp mắc Covid-19 (La Gi 1.901, Phan Thiết 647, Tánh Linh 130, Hàm Thuận Bắc 121, Tuy Phong 67, Hàm Thuận Nam 52, Hàm Tân 48, Đức Linh 43, Bắc Bình 28). Trong đó có 484 ca đang được điều trị tại cơ sở y tế, 2.508 ca đã điều trị khỏi và xuất viện (La Gi 1.687, Phan Thiết 525), 54 ca tử vong (09 ca tử vong tại thành phố Hồ Chí Minh). Số trường hợp cách ly 22.724, trong đó đang cách ly là 3.844, hoàn thành cách ly 18.880 (cơ sở y tế 3.873; khu cách ly tập trung của địa phương 18.617; cơ sở cách ly tập trung có thu phí 234). Có 39.961 tường hợp cách ly tại nhà (đang cách ly 2.600, hoàn thành cách ly 37.361); 1.541.677 mẫu đã xét nghiệm (trong đó 315.304 mẫu test nhanh và 1.226.373 mẫu chạy PCR); 745.896 người được kiểm tra, giám sát tại các chốt kiểm soát; 6.140 người F1 và 10.168 người F2 của các trường hợp mắc Covid-19 đã điều tra giám sát được; 196.107 người đã tiêm vắc xin (có 131.705 người đã tiêm mũi 1 và 64.402 người tiêm mũi 2).
Công tác khám chữa bệnh tiếp tục đáp ứng được nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các đơn vị điều trị đã chủ động thực hiện tốt công tác thường trực, cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Tổng số lượt bệnh nhân đến khám và số bệnh điều trị nội trú từ đầu năm đến nay tăng so với cùng kỳ. Công suất sử dụng giường bệnh tại các tuyến đạt kế hoạch đề ra.
Các bệnh viện tiếp tục thực hiện tốt công tác phân luồng phòng lây nhiễm Covid-19 trong cấp cứu, khám và điều trị bệnh nhân. Thực hiện tốt các nhiệm vụ sẵn sàng tiếp nhận, điều trị các trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19, chuẩn bị sẵn sàng các khu cách ly, thành lập các đội đáp ứng nhanh hỗ trợ điều trị cho tuyến dưới, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ, thuốc, hóa chất phòng chống dịch.
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm: Từ đầu năm đến nay xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại khu Văn thánh 3, phường Phú Tài, thành phố Phan Thiết, số người mắc 03 người và không có tử vong. Xác định nguyên nhân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do ăn ốc biển lạ.
4. Khoa học - Công nghệ; Bưu chính, viễn thông
Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục được chú trọng, triển khai thực hiện 5 nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2021 (đợt 1); ký hợp đồng thực hiện 2 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi trong năm 2021 do Trung ương quản lý; nghiệm thu 14 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2020, phê duyệt nhiệm vụ và ký kết hợp đồng triển khai thực hiện đối với các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2021 cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Triển khai thực hiện tốt công tác hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Hoạt động hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo được quan tâm.
Hạ tầng bưu chính, mạng viễn thông tiếp tục được phát triển mở rộng; đảm bảo an toàn mạng lưới thông tin, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp. Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông với 1.255 cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, đạt bán kính phục vụ bình quân là 1,4 km/cơ sở. Tổng số thuê bao điện thoại các loại ước đạt: 1.854.550 thuê bao (điện thoại cố định là 30.000 thuê bao), mật độ điện thoại 147,75 thuê bao/100 dân, đạt 75% kế hoạch. Tổng số thuê bao Internet ước đạt 147.750 thuê bao, tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) là 65,25% và đạt 75% kế hoạch năm.
5. Lao động - xã hội
- Trong tháng, đã giải quyết việc làm cho 90 lao động; lũy kế 9 tháng năm 2021 đã giải quyết việc làm cho 30.335 lao động, đạt 66,7% so kế hoạch năm; trong đó, cho vay vốn giải quyết việc làm cho 1.115 lao động, đạt 79,64% so với kế hoạch năm. Tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp 5.188 người, đạt 84,03% so với kế hoạch năm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn 360 người đạt 11,2% kế hoạch năm. Vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa 7,47 tỷ đồng, đạt 124,5% so với kế hoạch năm; Quỹ Bảo trợ trẻ em 928,57 triệu đồng, đạt 46,43% kế hoạch năm.
- Kết quả thực hiện Kế hoạch số 2428/KH-UBND ngày 05/7/2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên đia bàn tỉnh; Quyết định số 1830/QĐUBND ngày 20/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (tính đến ngày 06/9/2021):
+ Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: đã giải quyết giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.188 đơn vị, doanh nghiệp/86.400 lao động/6,986 tỷ đồng; giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 13 doanh nghiệp/3.797 lao động/7,641 tỷ đồng.
+ Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: đã tiếp nhận hồ sơ tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của 69 doanh nghiệp/1.168 lao động/4.676 tỷ đồng. Đã phê duyệt hỗ trợ cho 64 doanh nghiệp/1.143 lao động/4,685 tỷ đồng.
+ Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc: Đã tiếp nhận hồ sơ lao động ngừng việc của 05 doanh nghiệp/09 lao động/12 triệu đồng. Đã phê duyệt hỗ trợ cho 03 doanh nghiệp/07 lao động/10 triệu đồng.
+ Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đã tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 01 người/5,71 triệu đồng.
+ Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế: Đã tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ tiền ăn cho 702 người (F0)/782,44 triệu đồng; hỗ trợ tiền ăn cho 1.340 người (F1)/1,538 tỷ đồng; hỗ trợ thêm cho 212 trẻ em (F0, F1)/212 triệu đồng. Thị xã La Gi chi tạm ứng 14 ngày tiền ăn cho 224 người (F0)/250,88 triệu đồng. Hỗ trợ tiền ăn cho 7 người (F0)/15,60 triệu đồng; hỗ trợ tiền ăn cho 266 người (F1)/281,77 triệu đồng; hỗ trợ thêm cho 22 trẻ em (F0, F1)/22 triệu đồng.
+ Chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch: Đã phê duyệt hỗ trợ cho 02 đơn vị/26 viên chức hoạt động nghệ thuật với số tiền 96,46 triệu đồng.
+ Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh: Đã tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ hộ kinh doanh của 78 hộ/234 triệu đồng. Hỗ trợ cho 13 hộ kinh doanh/39 triệu đồng.
+ Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất: Đã hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 03 doanh nghiệp/130 người/549,56 triệu đồng.
+ Chính sách hỗ trợ lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và đối tượng đặc thù khác theo điểm 12, mục II Nghị quyết số 68 của Chính phủ: Đã tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ cho 1.321 người/1,981 tỷ đồng.
- Thực hiện Kế hoạch số 2729/KH-UBND, ngày 24/7/2021 đưa người dân Bình Thuận từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trở về tỉnh: Đã tổ chức đưa 05 đợt với 1.586 người dân Bình Thuận từ thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh.
- Kết quả đạt được về công tác giảm nghèo: Bằng nhiều biện pháp hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất như hỗ trợ vốn và các chương trình lồng ghép khác của dự án xóa đói giảm nghèo và sự nỗ lực vươn lên từ các hộ nghèo, đến nay số hộ nghèo đã giảm đáng kể. “Quỹ vì người nghèo” đã được triển khai từ đầu năm, tổng số tiền vận động đến nay của toàn tỉnh được 8,615 tỷ đồng. Xây dựng và đưa vào sử dụng 59 nhà tình thương mới với tổng kinh phí 3,180 tỷ, sửa chữa 4 căn nhà với số tiền 80 triệu đồng cho hộ nghèo.
- Các chế độ, chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và cung ứng vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tốt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định.
6. Hoạt động bảo hiểm
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhiều doanh nghiệp hoạt động du lịch, nhà hàng, khách sạn, giao thông vận tải, giày da, may mặc, cơ sở giáo dục, mầm non,... tạm ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng đã ảnh hưởng đến công tác thu và phát triển người tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh. Ước 9 tháng năm 2021, có 83.358 người tham gia BHXH bắt buộc; 12.025 người tham gia BHXH tự nguyện; 74.886 người tham gia BHTN; 997.250 người tham gia BHYT. Tỷ lệ bao phủ BHYT ước đạt 88% dân số.
Tính từ đầu năm đến ngày 31/8/2021 đã xét duyệt, giải quyết cho 38.622 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN (Trong đó hưởng các chế độ BHXH dài hạn 610 lượt người, hưởng trợ cấp BHXH một lần 6.902 lượt người, hưởng chế độ BHXH ngắn hạn 22.241 lượt người, hưởng trợ cấp BHTN 8.869 lượt người); tổng số thu 1.548,41 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020; tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 173,47 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2020. Ước 9 tháng tổng số thu được 1.916,30 tỷ đồng và phấn đấu giảm nợ xuống dưới 2,97%.
7. Tai nạn giao thông (từ 15/8 - 14/9/2021):
Số vụ tai nạn giao thông 06 vụ, so với tháng trước giảm 04 vụ và so với cùng kỳ năm 2020 giảm 36 vụ. Luỹ kế 9 tháng năm 2021, đã xảy ra 202 vụ (trong đó đường sắt không xảy ra), so với cùng kỳ năm 2020 giảm 44 vụ.
Số người bị thương 04 người bằng so với tháng trước và giảm 30 người so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 9 tháng năm 2021, có 112 người, giảm 58 người so với cùng kỳ năm 2020.
Số người chết 02 người, giảm 06 người so với tháng trước và giảm 15 người so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 9 tháng năm 2021 có 131 người chết, so với cùng kỳ năm trước giảm 09 người.
Trong 9 tháng không có xảy ra vụ tai nạn giao thông đặt biệt nghiêm trọng. Số vụ tai nạn giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2020 nguyên nhân do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 toàn tỉnh đang thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạm dừng toàn bộ hoạt động vận tải, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện hoạt động trên địa bàn tỉnh (kể cả phương tiện mang biển kiểm soát trong và ngoài tỉnh). Tập trung thực hiện các quy định, yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 đối với phương tiện vận tải, xử lý nghiêm theo đúng quy định.
8. Thiên tai, cháy nổ, vi phạm môi trường
- Thiên tai: Trong tháng xảy ra 07 vụ thiên tai, ước giá trị thiệt hại 24,665 tỷ đồng. Trong đó thị xã La Gi xảy ra 01 vụ mưa lớn gây lũ tại lưu vực sông Dinh làm 52 chiếc tàu cá và xuồng máy bị chìm, làm hư hỏng 46 chiếc tàu cá và xuồng máy (thiệt hại 10,38 tỷ đồng); huyện bắc Bình xảy ra 02 vụ mưa lớn gây lũ, làm ngập 0,8 ha cây mít, 5 ha lúa 1-5 ngày tuổi, 10 ha bắp và 11,3 ha lúa sắp thu hoạch, cuốn trôi 50m lưới hàng rào B40 (thiệt hại 150 triệu đồng); huyện Đức Linh xảy ra 03 vụ mưa lớn gây ngập lút kèm lốc xoáy làm ngập úng 50 ha lúa đang làm đồng, 20 ha rau màu các loại, 600 cây mít (ước 1,2ha), 03 ha cây điều, 03 ha cây cao su, ngã 700 cây sầu riêng (ước 1,5ha), hư hỏng 03 cống qua đường, ngập 130 giếng nước, làm tốc mái 08 căn nhà, sập 01 cổng thôn văn hóa; tốc mái 01 trường học, sạt lở và sập 2 cây cầu, gãy 01 trụ điện và hư hại một số tài sản khác (thiệt hại 14,10 tỷ đồng); huyện Tánh Linh xảy ra 01 vụ mưa lớn kèm lốc xoáy làm tốc mái hoàn toàn 01 căn nhà (thiệt hại 35 triệu đồng). Lũy kế 9 tháng xảy ra 35 đợt thiên tai, ước tổng giá trị thiệt ban đầu 39,37 tỷ đồng.
- Cháy nổ: Trong tháng xảy ra 02 vụ cháy (giảm 50% so với cùng kỳ), không có người bị thương, thiệt hại 15 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng có 45 vụ cháy (giảm 17 vụ so cùng kỳ), thiệt hại 4.399,7 triệu đồng.
- Vi phạm môi trường: Trong tháng 9 không kiểm tra vi phạm môi trường do dịch bệnh Covid-19. Lũy kế 9 tháng, đã xảy ra 24 vụ (tăng 10 vụ so với cùng kỳ); tổng tiền đã xử phạt 3.035,3 triệu đồng.
ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2021 có chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, đáng chú ý là:
Thực hiện tốt mục tiêu “kép” vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả. Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định, các công trình, dự án điện được đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Sản xuất nông nghiệp được duy trì, diện tích gieo trồng cây ngắn ngày, cây lâu năm, sản lượng lương thực, cao su, thanh long, số lượng gia súc, gia cầm và sản lượng khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản tăng so với cùng kỳ năm 2020. Công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi được triển khai tích cực; quản lý bảo vệ rừng, khoáng sản, nguồn lợi thủy sản, xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Các chính sách hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục thực hiện tốt. Các hoạt động thương mại nội địa duy trì tăng trưởng, giá cả hàng hóa giữ được ổn định đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, nhất là trong dịp lễ, tết và đảm bảo đủ nguồn cung, ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Xuất khẩu hàng hóa cải thiện rõ rệt (tăng 24,2%).
Thu ngân sách nhà nước, vượt 17,36% so dự toán cả năm, trong đó thu nội địa (trừ dầu) vượt 21,5% so dự toán cả năm. Chi ngân sách bảo đảm cho yêu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống Covid-19. Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định.
Công tác đầu tư công được quan tâm chỉ đạo. Hạ tầng giao thông được đẩy mạnh đầu tư, triển khai thi công: Đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh, đường ĐT.719, đường ĐT.719B, tạo điều kiện quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển. Tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, nhất là công trình trọng điểm.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách. Từ tháng 3/2021 và định kỳ hàng tháng, UBND tỉnh tổ chức làm việc với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư, triển khai các dự án và sản xuất kinh doanh. Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chỉ đạo. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất.
Chủ động và tập trung triển khai các biện pháp tích cực phòng chống dịch Covid-19 và xem đây là nhiệm vụ hàng đầu, tích cực, quyết liệt phòng ngừa, có từng bước đi, biện pháp phù hợp từng tình hình. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, thực hiện tốt. Chất lượng giáo dục, đào tạo được duy trì. Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa, văn nghệ phù hợp, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. Các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách, người nghèo được quan tâm thực hiện tốt.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội ở một số lĩnh vực trong 9 tháng đầu năm 2021 vẫn còn khó khăn, hạn chế:
Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến thu hút đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, vận tải. Hoạt động dịch vụ du lịch, tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Lượng khách du lịch và doanh thu du lịch, xuất khẩu thanh long giảm so với năm trước. Hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước bị gián đoạn, nhiều hoạt động tạm dừng hoặc không thể tổ chức như kế hoạch đề ra.
Sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn về nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ; một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phải tạm dừng hoạt động hoặc cắt giảm thời gian làm việc. Tiến độ xây dựng hạ tầng và thu hút dự án đầu tư thứ cấp vào các khu công nghiệp chưa có nhiều chuyển biến.
Tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh vật nuôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh gây hại; tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tiêu thụ và giá cả một số mặt hàng nông, thủy sản; người sản xuất đang ở trong tình trạng khó khăn “kép”, chi phí sản xuất cho đầu vào tăng, trong khi chuỗi tiêu thụ gián đoạn. Tình hình vi phạm lâm luật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn diễn biến. Việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế; các mô hình sản xuất theo liên kết chuỗi từng bước được nhân rộng nhưng quy mô chưa nhiều; liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn nhiều khó khăn, bất cập; sự tham gia, đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.
Tiến độ thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của các dự án trọng điểm (kể cả dự án vốn ngoài ngân sách) tuy được chỉ đạo quyết liệt nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra; tiến độ thực hiện giải ngân một số dự án chưa đảm bảo tiến độ.
Hoạt động giáo dục bị gián đoạn do dịch bệnh Covid-19. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ ở các cơ sở giáo dục. Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao tại các địa phương đã được chuẩn bị chu đáo nhưng phải tạm dừng hoặc giảm quy mô tổ chức. Giải quyết việc làm không đạt kế hoạch và giảm so với năm 2020. Giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động giảm so cùng kỳ năm trước./.
Website Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận