Tháng 4/2021 tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đang trên đà phục hồi sau nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát dịch Covid-19. Giá cả hàng hóa trên thị trường ỏn định tiêu thụ hàng hóa thị trường trong nước xu hướng tăng, thị trường xuất khẩu phục hồi rõ nét, thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt.v.v.. là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp phát sinh một số ca nhập cảnh bị lây nhiễm ở một số tỉnh trên cả nước; Một vấn đề đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Sau đây là tình hình KTXH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021.
1. Sản xuất công nghiệp
Thực hiện hiệu quả mục tiêu kép của Chính phủ về việc tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh và ổn định phát triển kinh tế; Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tháng 4 tiếp tục phục hồi, nhiều ngành có mức tăng trưởng khá so với tháng trước so với cùng kỳ.
- Chỉ số phát triển sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2021 dự ước tăng 2,98% so với tháng trước và tăng 12,05% so với tháng cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 1,99%; ngành chế biến, chế tạo tăng tăng 12,66%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,32%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải giảm 3,82% so với tháng cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân so với tháng cùng kỳ tăng cao là do tháng 4/2020 là khoảng thời gian cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch Covid-19 nên sản xuất công nghiệp hạn chế sản xuất để giãn cách xã hội theo qui định. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tăng 6,26% so với cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,62%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,88%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 18,02%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,42%. Toàn ngành công nghiệp chế biến có 13/22 ngành sản xuất 4 tháng đầu năm tăng so cùng kỳ; trong đó: Sản xuất thuốc lá tăng 5,54%; dệt tăng 6,5%; sản xuất trang phục tăng 8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,19%; sản xuất hóa chất tăng 5,59%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 12,39%; Sản xuất thiết bị điện tăng 14,09%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 14,72%... nguyên nhân tăng là có thị trường tiêu thụ ổn định và đơn hàng xuất khẩu với khối lượng lớn, cụ thể như: ngành dệt, sản xuất trang phục, giầy da, sản phẩm cao su, sản phẩm giường tủ, bàn ghế đang có dấu hiệu phục hồi tích cực; Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, nhiều doanh nghiệp các ngành này triển khai triệt để lợi thế của doanh nghiệp trên các kênh thị trường để tìm kiếm đơn hàng, nhà đối tác; Đặc biệt nhiều doanh nghiệp ngành dệt, may mặc, sản phẩm gỗ, chế biến chế tạo máy móc thiết bị tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua các kênh hội chợ triển lãm chuyển sang khai thác thị trường Châu Á, nên có thêm đơn đặt hàng khá lớn. Điển hình ngành sản xuất da có các đơn vị Công ty TNHH Giày Dona Standard Việt Nam tăng (+89,93%); Công ty HH sản xuất Giày Đồng Nai Việt Vinh tăng (+37,86%);Công ty Chang Shin VN tăng (+16,21%); Ngành sản xuất giường tủ bàn ghế có các đơn vị Công ty TNHH Hometec LLC (+5,78%); Công ty TNHH công nghiệp Booss (+7,25%); Công ty TNHH Sofa Tai Yu +(9,21%), Công ty TNHH Bắc Hoằng (+3,48%), Công ty TNHH Đồng Quốc Hưng Furniture (+55,97%). Tuy nhiên cũng có một số ngành sản xuất có chỉ số tháng 4 và 4 tháng so cùng kỳ giảm đó là: Sản xuất đồ uống so tháng trước giảm 1,96% so tháng trước, giảm 17,12% so tháng cùng kỳ và 4 tháng giảm 5,48%, nguyên nhân ngành này chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng sản phẩm tiêu thụ chậm, sản lượng sản xuất giảm mạnh, tiếp đến là sản suất kim loại so tháng trước giảm 12,18%, giảm 13,61% so tháng cùng kỳ và lũy kế 4 tháng giảm 3,09%; ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 13,98% so tháng trước và giảm 22,1% so tháng cùng kỳ; Lũy kế 4 tháng giảm 13,48%. Đây là hai ngành có mức giảm khá cao trong 27 ngành công nghiệp. Nguyên nhân ngành này giảm do tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, sản phẩm tồn kho nhiều, khó tiêu thụ và hợp đồng sản xuất vẫn còn ít. Đặc biệt công ty sản xuất TCL chuyên sản xuất tivi máy lạnh do sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên phải chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất sang kinh doanh thương mại do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số sản xuất của ngành này.
- Sản phẩm sản xuất công nghiệp dự ước tháng 4 năm 2021 có 17/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có chỉ số sản xuất tăng so với tháng cùng kỳ như:Cà fê các loại đạt 52,2 tấn, tăng 45,81%; bột ngọt đạt 29,8 ngàn tấn, tăng 21,88%; thuốc lá sợi đạt 2.213 tấn, tăng 8,11%; Sợi các loại đạt 131 ngàn tấn, tăng 10,56%, quần áo các loại đạt 20 triệu cái, tăng 12,07%; giày dép các loại đạt 39,5 triệu đôi tăng 25,68%, săm lốp các loại đạt 9.029,7 ngàn cái, tăng 47,57%, máy giặt đạt 20,6 ngàn cái, tăng 12,62%; giường tủ, bàn ghế 1.266,6 ngàn chiếc, tăng 37,63%...Lũy kế 4 tháng đầu năm có 15/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so cùng kỳ đó là: Cà phê các loại 179 ngàn tấn, tăng 25,34%; thuốc lá sợi đạt 8.464 tấn, tăng 6,94%; vải các loại 204,8 triệu m2, tăng 6%; quần áo các loại đạt 75,5 triệu cái, tăng 7,33%; giày dép các loại đạt 148,7 triệu đôi tăng 12,15%; Sơn các loại đạt 51 ngàn tấn, tăng 29,05%; máy giặt đạt 125,9 ngàn cái, tăng 28,34%; giường tủ, bàn ghế 4.979,6 ngàn chiếc, tăng 19%, nguyên nhân tăng là do thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch, nên các ngành sản xuất có cơ hội tiếp cận với các đơn hàng số lượng lớn khi sản xuất công nghiệp được phục hồi dần, góp phần làm cho sản phẩm có mức tăng khá. Tuy nhiên có một số sản phẩm giảm đó là: Bột ngọt đạt 96,6 ngàn tấn, giảm 8,04%; bê tông trộn sẵn đạt 629,2 m3, giảm 12,71%; thuốc trừ sâu đạt 636,44 tấn, giảm 17,51% so cùng kỳ.v.v..
- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4/2021 dự tính tăng 1,12% so với tháng 03/2021 và tăng 7,49% so tháng cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm chỉ số tiêu thụ tăng 5,46% so cùng kỳ, cụ thể các ngành giảm như sau: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 7,61%; sản xuất đồ uống giảm 6,28%; chế biến và sản xuất sản phẩm gỗ giảm 5,45%; sản xuất sản phẩm điện tử giảm 26,65%; sản xuất thiết bị điện, xe có động cơ, phương tiện vận tải… đều giảm sâu so cùng kỳ, nguyên nhân giảm do thị trường tiêu thụ xã hội và xuất khẩu các sản phẩm này chậm, trong khi giá một số vật tư đầu vào tăng, làm tác động đến chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng chậm so cùng kỳ. Tuy nhiên cũng có một số ngành có chỉ số tiêu thụ 4 tháng đầu năm dự ước tăng so cùng kỳ như: sản xuất thuốc lá thuốc lào tăng 10,66%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 5,07%; sản xuất giấy tăng 9,5%, hóa chất tăng 16,23%, cao su plastic tăng 12,23% và kim loại đúc sẵn tăng 3,04%, giường tủ, bàn ghế tăng 12,73% so cùng kỳ.
- Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạotháng 4 2021dự ước tăng 4,67% so với tháng 3/2021 và giảm 14,13% so tháng cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy các ngành, doanh nghiệp khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhằm giảm tối đa lượng hàng tồn kho để đảm bảo cho sản xuất, tiêu thụ và có sức ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số ngành chỉ số tồn kho tăng so tháng trước như:Sản xuất chế biến thực phẩm (+8,54%); sản xuất sản phẩm thuốc lá (+23,52%); ngành dệt (+6,76%); sản xuất trang phục (+2,58%) sản xuất sản phẩm từ cao su plastic (+10,69%); sản xuất kim loại (+8,74%); thiết bị điện (+8,93%); sản xuất xe có động cơ (+31,4%); Nguyên nhân chỉ số tồn kho tăng là do thị trường tiêu thụ trong tháng 4/2021 chậm, đặc biệt là sản phẩm cao su plastic, thiết bị điện, xe có động cơ từ đầu năm đến nay các mặt hàng tiêu thụ khá chậm, vì các ngành này chịu ảnh hưởng dịch Covid-19, nên thị trường tiêu thụ chậm. Tuy nhiên có một số ngành có chỉ số tồn kho giảm đó là: sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm (-9,97%); Sản xuất kim loại đúc sẵn (-1,73%) so tháng trước.
- Chỉ số sử dụng lao động Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp cơ bản ổn định. Chỉ số lao động trong các doanh nghiệp tháng 4/2021 tăng 2,32% so với tháng trước và bằng 100,4% so tháng cùng kỳ năm 2020, trong đó: doanh nghiệp nhà nước bằng 99,06% so tháng trước và giảm 7,76% so tháng cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng tăng 1,73% và giảm 5,28%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 2,44% và tăng 1,09% so tháng cùng kỳ, điều này cho thấy loại hình kinh tế đầu tư nước ngoài có ưu thế thu hút người lao động hơn, đồng thời tâm lýngười lao động tìm kiếm cơ hội, việc làm ở khu vực kinh tế có vốn nước ngoài nhiều hơn, vì môi trường làm việc và thu nhập ổn định hơn doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Số lao động đang làm việc trong các ngành khai khoáng bằng 100% so tháng trước và giảm 4,37% so tháng cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tương ứng tăng 2,36% và tăng 0,44%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tương đương tháng trước và giảm 1,45%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,15% so tháng trước và giảm 1,15% so cùng kỳ.
Lũy kế 4 tháng đầu năm chỉ số lao động giảm 3,36% so cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp nhà nước giảm 6,54%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 7,93% và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm 2,89% so cùng kỳ.
2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản
a) Nông nghiệp
Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân 2020- 2021 tính đến ngày 15/4/2021 đạt 40.255 ha, giảm 0,26% (-106,34 ha) so cùng kỳ. Trong đó: diện tích cây lương thực đạt 25.306 ha, giảm 1,12% (-286,2 ha); Cây củ có bột là 4.163 ha, tăng 0,34% (+14,2 ha); Cây thực phẩm là 6.766 ha, tăng 2,34% (+154,9 ha); Cây công nghiệp hàng năm là 1.602 ha, giảm 0,37%; Cây hàng năm khác là 2.418 tăng 0,7% (+16,8 ha). Nguyên nhân diện tích gieo trồng giảm là do diện tích lúa, bắp ở các huyện Tân Phú, Nhơn Trạch, Thống Nhất vụ Mùa thu hoạch muộn nên không chủ động được khâu làm đất, tiếp theo đó là do nguồn nước thiếu nên người dân không gieo trồng tiếp; mặt khác diện tích giảm là do qui hoạch một số dự án dân cư; Khu đô thị sinh thái Long Tân - Phú Thạnh 331 hécta; Khu dân cư Long Tân - Free Land 125 hécta; Khu đô thị Đại Phước 130 hécta. Cụ thể các huyện giảm như: huyện Nhơn Trạch giảm 341,1 ha, Thống Nhất giảm 190,92 ha, Tân Phú giảm 145,5 ha, Vĩnh Cửu giảm 122,17 ha …
Ước năng suất vụ Đông xuân 2021: Căn cứ vào tình hình sinh trưởng của cây trồng dự ước năng suất như sau: Năng suất lúa là 64,35 tạ/ha, tăng 2,13% (+1,34 tạ/ha); Bắp là 86,66 tạ/ha, tăng 1% (+0,9 tạ/ha); Khoai lang là 110,16 tạ/ha, đạt 0,1%; Mía là 630,29 tạ/ha, giảm 10,64% (-75,02 tạ/ha); Đậu tương là 15,96 tạ/ha, tăng 6,12% (+0,92 tạ/ha); Đậu phộng là 21,06 tạ/ha, giảm 0,05% (-001 tạ/ha) so cùng kỳ
Dự ước sản lượng thu hoạch cây trồng vụ Đông xuân 2021 so cùng kỳ như sau: Lúa đạt 36.306,27 tấn, tăng 1.581,46 tấn (+4,55%); Bắp đạt 33.840,73 tấn, tăng 675,77 tấn (+2,04%); Khoai lang đạt 446,15 tấn, giảm 137,12 tấn (-23,51%); Mía đạt 4.538,07 tấn, giảm 821,93 tấn (-15,33%); Đậu tương đạt 61,14 tấn, tăng 1,14 tấn (+1,62%); Đậu phộng là 400,06 tấn, tăng 20,58 tấn (+5,42%); Rau các loại đạt 56.642 tấn, tăng 1.344 tấn (+2,43%); Đậu các loại đạt 1.189 tấn, tăng 6,81 tấn (+0,58%) so cùng kỳ.
Cây lâu năm: Trong tháng 04 năm 2021, tình hình sản xuất diễn biến bình thường, thời điểm này người dân chưa xuống giống nhiều, chủ yếu là gieo trồng trên những diện tích chủ động được nguồn nước, người dân tập trung nhiều vào khâu chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu cho cây trồng.
- Tổng diện tích hiện có là 170.058,1 ha, giảm 0,01%, (-15,24 ha) so cùng kỳ; Trong đó: Cây ăn quả đạt 69.913 ha, tăng 0,2% so cùng kỳ và chiếm 41,11%; Cây công nghiệp lâu năm là 98.776,24 ha, giảm 0,03% so cùng kỳ và chiếm 58,88% tổng diện tích cây lâu năm, nguyên nhân giảm do một số diện tích cây trồng già cỗi, năng suất sản phẩm sản lượng đạt thấp, giá bán không ổn định, nên người dân tự chuyển đổi sang trồng cây lâu năm khác có hiệu quả kinh tế cao. Diện tích cây lâu năm có xu hướng giảm dần là một phần diện tích được quy hoạch xây dựng sân bay Long Thành và một số tuyến đường trên địa bàn TP. Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất và Trảng Bom, do đó mà một số diện tích nông nghiệp giảm để phục vụ cho hệ thống giao thông trên địa bàn.
- Dự ước sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tháng 04 và 4 tháng năm 2021 như sau: Xoài đạt 7.991,37 tấn, tăng 0,5%, lũy kế 4 tháng đạt 33.445,37 tấn, tăng 4,28% (+1.372,45 tấn); Chuối đạt 12.178,98 tấn, tăng 0,67%, lũy kế 4 tháng đạt 41.189,98 tấn, tăng 6,91% (+2.662,38 tấn); Thanh long đạt 1.462,45 tấn, tăng 0,9%, lũy kế 4 tháng đạt 3.878,25 tấn, tăng 5,09% (+187,85 tấn); Cam 684,27 tấn, tăng 0,84%, lũy kế 4 tháng đạt 3.327,27 tấn, tăng 4,32% (+137,67 tấn); Bưởi 3.860,44 tấn, tăng 0,14%, lũy kế 4 tháng đạt 13.834,44 tấn, tăng 5,63% (+737,34 tấn) so cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng một số cây lâu năm tăng là do các chuỗi liên kết sản xuất gắn liền với việc tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhiều vùng chuyên canh, cánh đồng lớn từng bước đi vào sản xuất ổn định, thúc đẩy người dân mạnh dạn đầu tư chăm sóc và ứng dụng khoa học kỹ thuật cây trồng, nên năng suất đạt khá so cùng kỳ.
- Tình hình sâu, dịch bệnh trên cây trồng trong tháng tuy có phát sinh nhưng ở thể nhẹ, không gây hại nhiều tới cây trồng và không phát sinh thành dịch ở các cây trồng như: Cây lúa các sinh vật hại chủ yếu như rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, bệnh bạc lá; Cây bắp nhiễm bệnh sâu xám, sâu đục thân nhiễm, bệnh rỉ sắt, bệnh đốm lá; Cây ăn quả có múi, sầu riêng, xoài các sinh vật gây hại chủ yếu trên vườn như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, bệnh ghẻ (sẹo), bệnh rầy, bệnh chảy mủ, bệnh nấm hồng, bệnh cháy lá.v.v..
Chăn nuôi
Tình hình hoạt động chăn nuôi tiếp tục phát triển, công tác tái đàn có chuyển biến tích cực. Ngành chăn nuôi triển khai các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh và góp phần tái đàn có hiệu quả.
- Tổng đàn gia súc có đến thời điểm tháng 04/2021 là 2.102.937 con, tăng 52.155 con (+2,54%) so cùng kỳ. Trong đó: Trâu đạt 3.402 con tăng 5,46%; Bò đạt 86.419 con tăng 0,4%. Heo đạt 2.013.116 con, tăng 2,63% (không tính heo con chưa tách mẹ), nguyên nhân tăng là hầu hết các đơn vị chăn nuôi có quy mô vừa và lớn hiện nay đủ điều kiện an toàn đảm bảo công tác tái đàn, đảm bảo con giống, cũng như heo bố mẹ cho các hộ có nhu cầu mua con giống, vật nuôi, đặc biệt Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty JapFa Việt Nam, Công ty CJ ViNa AgriBD thuê lại các chuồng trại để trống trước đây, để tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi.
|
Đơn vị tính
|
Chính thức cùng kỳ
|
Thực hiện kỳ báo cáo
|
So sánh cùng kỳ (%)
|
I. Gia súc
|
Con
|
2.050.782
|
2.102.937
|
102,54
|
1. Trâu
|
Con
|
3.226
|
3.402
|
105,46
|
2. Bò
|
Con
|
86.077
|
86.419
|
100,40
|
Tr. đó: Bò sữa
|
Con
|
661
|
671
|
101,51
|
3. Lợn (Không tính lợn con chưa tách mẹ)
|
Con
|
1.961.479
|
2.013.116
|
102,63
|
II. Gia cầm
|
1000 con
|
24.012,61
|
24.566,00
|
102,30
|
Trong đó: Gà
|
1000 con
|
21.835,92
|
22.385,22
|
102,52
|
- Tổng đàn gia cầm có đến thời điểm tháng 04/2021 là 24.566 ngàn con, tăng 2,3% so cùng kỳ. Trong đó gà đạt 22.385,22 ngàn con, tăng 2,52% và chiếm 91,12% tổng đàn gia cầm, nguyên nhân gà tăng là do người chăn nuôi tăng đàn phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường; Đồng thời nhiều hộ chăn nuôi heo bị thiệt hại do dịch tả heo châu Phi chuyển sang nuôi gà. Mặt khác nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thịt gà lớn hơn nhiều so với mọi năm, do đây là một trong những thực phẩm chính được lựa chọn nhiều để thay thế cho mặt hàng thịt heo hiện đang giá cao. Người nuôi gà hiện đang đạt lợi nhuận tốt vì bán được giá cao.
Sản lượng thịt gia súc, gia cầm tháng 4/2021 ước đạt 30.595,3 tấn, tăng 6,44% so tháng cùng kỳ, trong đó: sản lượng thịt heo là 22.012,24 tấn, tăng 7,47% và sản lượng thịt gia cầm đạt 8.239,56 tấn, tăng 3,9%; Lũy kế 4 tháng đầu năm sản lượng thịt gia súc, gia cầm đạt 178.802,3 tấn, tăng 5,13% so cùng kỳ, trong đó; sản lượng thịt heo là 124.512,24 tấn, tăng 5,72% và sản lượng thịt gia cầm đạt 52.672,56 tấn, tăng 3,9%; sản lượng trứng gia cầm đạt 372,8 triệu quả, tăng 2,89%, trong đó trứng gà đạt 349,2 triệu quả, tăng 3% so cùng kỳ.
2.2) Lâm nghiệp
Hoạt động lâm nghiệp bắt đầu tiến hành trồng lại diện tích rừng đã thu hoạch. Dự ước diện tích rừng trồng mới trong tháng 04 đạt 762,02 ha, tăng 62,02 ha (+8,86%) so với cùng kỳ, nguyên nhân tăng là do hiện nay các chủ rừng thực hiện tốt mô hình kinh tế hợp tác liên kết theo chuỗi, các địa phương và chủ rừng thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác trồng rừng, chế biến các sản phẩm trong lâm nghiệp, do đó hiện nay nhiều chủ rừng chủ động trồng rừng thay thế, trồng bổ sung các loại cây gỗ lớn bản địa, trồng rừng sản xuất thâm canh.
- Sản lượng gỗ khai thác tháng 4/2021 dự ước đạt 19.887 m3, tăng 10,79% so với tháng cùng kỳ; Lũy kế 4 tháng đạt 70.000 m3, tăng 5.638 m3 (+8,76%) so cùng kỳ; sản lượng củi khai thác dự ước tháng 4 đạt 107 ste, tăng 9,05% so với tháng cùng kỳ; Lũy kế 4 tháng đạt 295 ste, tăng 2,74% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng là do diện tích rừng sản xuất đã đến kỳ thu hoạch, một số đơn vị lâm nghiệp đã có kế hoạch khai thác ngay từ đầu năm.
- Công tác PCCCR và quản lý bảo vệ rừng: Chi cục Kiểm lâm tiếp tục đôn đốc các địa phương và đơn vị chủ rừng thực hiện triển khai Công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021 và Phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác tuần tra, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, các vụ vi phạm có quy mô nhỏ, các hành vi vi phạm được phát hiện, xử lý kịp thời nên ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên rừng.
2.3) Thủy sản
Tình hình nuôi trồng thủy sản tháng 4 trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, không phát sinh dịch bệnh; Người nuôi trồng thủy sản chú trọng đến đầu tư thâm canh tăng năng suất để đạt được hiệu quả kinh tế cao; Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 4/2021 đạt 9.278,07 tấn, tăng 3,91% so với cùng kỳ. Trong đó: cá là 7.928,19 tấn, tăng 3,83% chiếm 85,44%; tôm đạt 1.153,53 tấn, tăng 4,63%; thủy sản khác đạt 196,4 tấn, tăng 2,9%; Lũy kế 4 tháng sản lượng thủy sản đạt 26.044,07 tấn, tăng 4,28% so với cùng kỳ. Trong đó cá đạt 22.716,58 tấn, tăng 4,3% chiếm 87,22%; tôm đạt 2.786,74 tấn, tăng 4,44%; thủy sản khác đạt 540,8 tấn, tăng 2,49%, nguyên nhân sản lượng thủy sản tăng khá là do thị trường tiêu thụ xã hội khá ổn định, tâm lý người tiêu dùng hiện nay sử dụng thực phẩm thủy sản khá phổ biến, mặt khác việc nuôi trồng thủy sản từng bước được người dân chuyển hướng nuôi theo quy trình an toàn, xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng VietGAP nên sản lượng nuôi trồng tăng khá.
3. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch
a) Thương mại
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 4 năm 2021 ước đạt 16.177,35 tỷ đồng, tăng 1,96% so với tháng trước và tăng 23,5% so tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính đạt 64.946,4 tỷ đồng, tăng 9,76% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,26%). Trong đó kinh tế nhà nước ước đạt 3.878,49 tỷ đồng, tăng 8,88%, kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 59.582,8 tỷ đồng, tăng 9,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1.485,12 tỷ đồng, tăng 14,55% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 4 và 4 tháng năm 2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng
|
tháng 4 năm 2021
|
Dự ước
4 tháng/2021
|
Cơ cấu (%)
|
Ước 4 tháng/2021 so cùng kỳ (%)
|
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ
|
16.177,35
|
64.946,40
|
100,00
|
109,76
|
- Thương nghiệp
|
12.902,25
|
50.920,33
|
78,41
|
108,02
|
- Khách sạn, nhà hàng
|
1.217,07
|
5.283,34
|
8,13
|
116,47
|
- Du lịch, lữ hành
|
2,85
|
14,30
|
0,02
|
79,88
|
- Dịch vụ
|
2.055,18
|
8.728,43
|
13,44
|
116,75
|
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 4 ước tính 12.902,25 tỷ đồng, tăng 1,93% so tháng trước; 4 tháng ước đạt 50.920,33 tỷ đồng, chiếm 78,41% và tăng 8,02% so với cùng kỳ. Trong đó siêu thị, trung tâm thương mại ước đạt 3.319,95 tỷ đồng, tăng 6,01% so cùng kỳ. Một số nhóm ngành 4 tháng có doanh số tăng khá so cùng kỳ như: Lương thực, thực phẩm tăng 10,52%; hàng may mặc tăng 4,96%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 6,34%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 7,24%; gỗ và vật liệu xây dựng 4,94%; phương tiện đi lại tăng 7,63%; xăng dầu các loại tăng 8,33%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 4 ước tính đạt 1.217,07 tỷ đồng, tăng 2,07% so tháng trước. Ước 4 tháng đạt 5.283,34 tỷ đồng, chiếm 8,13% và tăng 16,47% so với cùng kỳ.
Doanh thu du lịch lữ hành tháng 4 ước tính đạt 2,85 tỷ đồng, tăng 3,06% so tháng trước. Ước 4 tháng đạt 14,3 tỷ đồng, giảm 21,2% so với cùng kỳ.
Doanh thu dịch vụ khác tháng 4 ước tính đạt 2.055,18 tỷ đồng, tăng 2,12% so tháng trước. Ước 4 tháng đạt 8.728,43 tỷ đồng, chiếm 8,13% và tăng 16,75% so với cùng kỳ. Trong đó Kinh doanh bất động sản tăng 4,58%; doanh thu hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 13,43%, dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 26,37%, dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 19,4%; dịch vụ nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 30,6%...
Nguyên nhân Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 4 và 4 tháng năm 2021 tăng cao so cùng kỳ, đặc biệt là doanh thu dịch vụ do tháng 4/2020 thực hiện cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch Covid-19 nên các hoạt động dịch vụ hầu như ngưng hoạt động. Hiện nay các hoạt động dịch vụ cơ bản hoạt động ổn định nên doanh thu tăng cao.
b) Giá cả thị trường
- Tháng 4/2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giá cả nhiều mặt hàng tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 năm 2021 so với tháng trước giảm 0,02%; so với cùng tháng năm trước tăng 3,63%. Có7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2021 tăng so với tháng trước đó là: Nhóm đồ uống và thuốc lá, tăng 0,09%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép, tăng 0,27%; nhóm thiết bị đồ dùng và gia đình, tăng 0,12%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế, tăng 0,03%; giao thông, tăng 0,93%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch, tăng 0,1%, nguyên nhân chỉ số giá các nhóm hàng hóa dịch vụ tăng là do nhu cầu tiêu dùng dân cư và nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất sau khi dịch Covid-19 được ngăn chặn và kiểm soát chặt chẽ. Có 02/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, giảm 0,39%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD, giảm 0,1% và có 02/11 nhóm hàng chỉ số giá ổn định so với tháng trước là bưu chính viễn thông và giáo dục còn lại 7/11 nhóm hàng chỉ số giá tăng nhưng tăng thấp. Cụ thể một số nhóm hàng chính sau:
+ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống so với tháng trước giảm 0,39%. Trong đó: Lương thực giảm 0,25%, nguyên nhân là do đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân nên sản lượng nhiều, bên cạnh đó giá các mặt hàng gạo xuất khẩu giảm, làm cho giá các mặt hàng gạo giảm như gạo tẻ thường giảm 0,29%; gạo tẻ ngon giảm 0,38%; gạo nếp giảm 0,14%; Thực phẩm trong tháng giảm 0,26% là do sản lượng heo thịt cung cấp cho thị trường tương đối ổn định, nhiều trang trại và hộ cá thể chăn nuôi heo đã đến kỳ xuất bán làm cho nguồn cung cấp thị trường dồi dào, làm cho giá có xu hướng giảm như: Thịt heo giảm 1,61%; giá thịt bò giảm 0,64%; thịt gà giảm 0,38%....ăn uống ngoài gia đình giảm 0,71% so với tháng trước.
+ Đồ uống, thuốc lá tăng 0,09% so với tháng trước. Do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng bia và nước uống có ga, giải khát tăng, bên cạnh đó dịch bệnh đã được khống chế, hoạt động nhà hàng, khách sạn, quán bar…trở lại bình thường nên nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng dẫn đến giá cả mặt hàng bia tăng 0,31%...
+ May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,27% so với tháng trước. Do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá các mặt hàng quần áo may sẵn tăng như quần áo cho trẻ em tăng 1,26%.
+ Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 0,1% so với tháng trước, do giá các mặt hàng gas và dầu hỏa giảm do ảnh hưởng của giá thế giới làm cho giá trong nước giảm như giá gas giảm 5%; dầu hỏa giảm 0,3%; giá một số mặt hàng VLXD, điện, nước tăng nhẹ so tháng trước...
+ Thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,12%. Trong tháng giá nhóm vật phẩm tiêu dùng khác tăng 0,79%, nguyên nhân tăng là do nhu cầu mua sắm tăng, đặc biệt là đồ dùng gia đình.
+ Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%, do giá nguyên liệu đầu vào tăng nên ảnh hưởng tới chỉ số giá thuốc tăng, mặt khác tháng 4 là tháng giao mùa, một số bệnh phát sinh theo mùa nên nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh tăng.
+ Nhóm Giao thông tăng 0,93% tháng 4 tiếp tục ảnh hưởng của giá thế giới tăng làm cho giá các mặt hàng xăng, dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng; chỉ số nhóm nhiên liệu trong tháng tăng 1,86% so với tháng trước.
- Chỉ số giá tháng 4/2021 so với cùng kỳ năm trước, tăng 3,63%. Có 10/11 nhóm hàng chính tăng giá đó là; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,27%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 5,15%; Giao thông tăng 19,31% do từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 6 đợt (ngày 11/01; 26/01; 25/02; 12/3; 27/3; 12/4) do ảnh hưởng giá xăng dầu thế giới; Nhóm giáo dục tăng 4,33%, tăng chủ yếu dịch vụ giáo dục 4,73% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. Các nhóm còn lại giá ổn định mức tăng từ 0,02% - 1,96%. Riêng nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,32%.
- So với tháng 12/2020, CPI tăng 1,01% (tức là chỉ số giá 4 tháng đầu năm 2021). Trong đó có 8/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng đó là: Nhóm giao thông tăng cao nhất với 7,86%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch giảm nhiều nhất với 0,39% do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhu cầu du lịch của người dân giảm nên giá giảm.
- Chỉ số giá bình quân 4 tháng so cùng kỳ năm tăng 1,5%. Trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+2,37%); Đồ uống và thuốc lá (+0,39%); May mặc, mũ nón và giày dép (+0,29%); Nhà ở và vật liệu xây dựng (+1,29%); Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,33%); Thuốc và dịch vụ y tế (+0,17%); Giáo dục (+4,39%); Đồ dùng và dịch vụ khác (+1,97%). Có 3 nhóm có chỉ số giảm đó là Giao thông (-0,03%); Bưu chính viễn giảm 0,315 và văn hóa, giái trí và du lịch giảm 0,51%.
- Giá vàng trong nước biến động theo với giá vàng thế giới; Chỉ số giá vàng tháng 4/2021 tăng 0,79% so với tháng trước; tăng 15,84% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 20,33%.
- Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 4/2021 giảm 0,04% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 0,02%; bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 0,74%.
c) Xuất, nhập khẩu hàng hóa
- Ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh tháng 4 năm 2021 đạt 2.165,13 triệu USD, tăng 3% so với tháng trước. So với tháng trước hầu hết các nhóm ngành đều tăng như:Sản phẩm gỗ 306 triệu USD, tăng 38,5%; hàng dệt, may 172,4 triệu USD, tăng 15,91%; Giày dép các loại 481,7 triệu USD, tăng 20,32%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 136 triệu USD, tăng 38,7%; Phương tiện vận tải và phụ tùng 152,3 triệu USD, tăng 26,2%.
Tính chung 4 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7.636,24 triệu USD, tăng 28,8% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 181,39 triệu USD, tăng 21%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.428,97 triệu USD, tăng 33,93%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.025,87 triệu USD, tăng 27,89%. Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021 tăng cao do thị trường xuất khẩu đang từng bước phục hồi sau thời gian ảnh hưởng của Covid-19.
Một số nhóm hàng xuất khẩu tăng khá so cùng kỳ:
Hạt tiêu: Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng ước đạt 8.035 tấn tương đương 26,8 triệu USD, so cùng kỳ tăng 21,28% về lượng và tăng 73,25% về trị giá. Sau thời gian giá hạt tiêu xuất khẩu giảm mạnh thì hiện nay mặt hàng này giá đang có xu hướng tăng, do nhu cầu tăng cao, hiện giá xuất khẩu đang ở mức 2.060 USD/tấn.
Sản phẩm gỗ: Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng ước đạt 835,17 triệu USD, tăng 97,04% so cùng kỳ. Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trong những tháng đầu năm tăng mạnh do thị trường các nước trên thế giới đang phục hồi vì đã có văc xin phòng chống dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp sản xuất có nhiều đơn hàng các thị trường mới với số lượng lớn
Hàng dệt, may: Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng ước đạt 570,97 triệu USD, tăng 3,5% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may những tháng đầu năm 2021 có dầu hiệu dần phục hồi sau thời gian gặp khó khăn của đại dịch Covid-19, diễn biến dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp thị trường dệt may gặp khó khăn, tuy nhiên các doanh nghiệp tìm những thị trường xuất khẩu mới. Bên cạnh đó tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng sẽ tạo động lực cho hàng dệt may xuất khẩu sang châu Âu giúp cho kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may khả quan hơn.
Giày dép các loại: Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng ước đạt 1.620 triệu USD, tăng 16,03% so cùng kỳ. Đây là ngành hàng xuất khẩu có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 21,2% tổng kim ngạch, nguyên nhân là các doanh nghiệp sản xuất giày dépngành da giày chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) mang lại, nhằm tạo sự đột phá và thúc đẩy xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Đồng Nai cũng từng bước nâng cao năng lực, đáp ứng được những đơn hàng khó, thời gian hoàn tất đơn hàng ngắn nên nhiều khách hàng đã đặt hàng với số lượng lớn sản xuất đến hết quý 2 năm 2021.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 ước đạt 135,97 triệu USD tăng 38,72% so với tháng trước; ước 4 tháng năm 2021 đạt 372,17 triệu USD, tăng 86,21% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhiều doanh nhgiệp sản xuất mặt hàng sản phẩm điện tử và linh kiện trên thế giới bị ảnh hưởng trong khi hiện nay nhu cầu về các thiết bị, linh kiện điện tử tăng cao làm cho tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất có nhiều thuận lợi.
Xơ, sợi dệt các loại: Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 ước đạt 172,4 tấn tương đương 554,6 triệu USD về giá trị, tăng 21,25% về lượng và tăng 52,02% về trị giá. Nguyên nhân là do nhu cầu về các mặt hàng vải, sợi để sản xuất tăng cao; giá các mặt hàng nguyên liệu như xơ, sợi tăng liên tục trong những tháng qua làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng.
Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu: Hoa Kỳ ước đạt 653,01 triệu USD, chiếm 30,16%; Trung Quốc ước đạt 248,59 triệu USD, chiếm 11,48%; Nhật Bản ước đạt 194,64 triệu USD, chiếm 8,99%, các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá như: Đài Loan; Hàn Quốc, Bỉ, Đức; Nga... ước đạt 2-6% so cùng kỳ.
- Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 4 đạt 1.873,32 triệu USD, tăng 3,5% so với tháng trước. Tính chung 4 tháng ước đạt 6.341,66 triệu USD, tăng 35,71% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 62,93 triệu USD, giảm 25,18%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 945,47 triệu USD, tăng 5,68%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.333,26 triệu USD, tăng 44,37% so cùng kỳ. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu 4 tháng tăng cac so cùng kỳ do nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất của các doanh nghiệp tăng. Một số mặt hàng nhập khẩu 4 tháng tăng khá so cùng kỳ: Hóa chất 555,38 triệu USD (+53,4%); Chất dẻo (Plastic) nguyên liệu 626,66 triệu USD (+42,37%); Xơ, sợi dệt các loại 182,41 triệu USD (+37,89%); Vải các loại 280,83 triệu USD (+4,2%); Máy vi tính, SP điện tử và linh kiện 367,87 triệu USD (+98,6%); Máy móc thiết bị, DCPT khác 596,44 triệu USD (+10,84%)…
Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc ước đạt 1.484,33 triệu USD, chiếm 23,41%; Hàn Quốc 900,4 triệu USD, chiếm 14,2%; Nhật Bản 509 triệu USD, chiếm 8,03%; Hoa Kỳ 570,32 triệu USD, chiếm 8,99%; các thị trường khác như: Thái Lan, Brazil, Indonesia… chiếm tỷ trọng từ 2,2% - 6,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Cán cân thương mại hàng hóa tính chung 4 tháng đầu năm 2021 ước tính xuất siêu đạt 1.295 triệu USD, trong đó khu vực trong nước xuất siêu 602 triệu USD; khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 693 triệu USD.
d) Hoạt động vận tải
Tình hình dịch bệnh Covid -19 trong nước được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tăng, bên cạnh đó tháng 4 có nhiều ngày nghỉ lễ như: Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch); ngày 30/4 và Quốc tế lao động 01/5, nên nhu cầu vui chơi, tham quan du lịch của người dân tăng cao làm cho nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa tháng 4 tăng cao so với tháng trước.
Dự ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải tháng 4 đạt 1.593,54 tỷ đồng, tăng 1,84% so tháng trước và tăng 31,76% so cùng tháng năm trước. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách ước tính đạt 205,7 tỷ đồng, tăng 1,85% so tháng trước và tăng 94,06% so cùng tháng năm trước; Doanh thu vận tải hàng hóa ước tính 960,8 tỷ đồng, tăng 2,09% so tháng trước và tăng 31,03% so cùng tháng năm trước; Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tính 426,95 tỷ đồng, tăng 1,27% so tháng trước và tăng 15,36% so cùng tháng năm trước.
Tính chung 4 tháng 2021 doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải ước đạt 6.396,96 tỷ đồng, tăng 11,55% so cùng kỳ. Trong đó Doanh thu vận tải hành khách tăng 15,65%; doanh thu vận tải hàng hóa tăng 10,11%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 12,76% so cùng kỳ. Nguyên nhân doanh thu tăng là do lượng hành khách và hàng hóa lưu thông nhiều và các tỉnh lân cận làm cho sản lượng tăng khá.
Sản lượng vận tải hành khách 4 tháng ước đạt 22.382 nghìn lượt khách, tăng 13,69%; luân chuyển ước đạt 1.328,15 triệu lượt khách.km, tăng 14,58% so cùng kỳ. Trong đó: Khối lượng vận chuyển đường bộ ước đạt 22.018 nghìn lượt khách, tăng 13,83%; luân chuyển đạt 1.327,94 triệu lượt khách.km, tăng 14,58% so cùng kỳ.
Sản lượng vận tải hàng hóa 4 tháng ước đạt 18.695 nghìn tấn, tăng 7,89%; luân chuyển ước đạt 1.612,13 triệu tấn.km, tăng 7,7% so cùng kỳ. Trong đó: Khối lượng vận chuyển đường bộ ước đạt 18.175 nghìn tấn, tăng 8%; luân chuyển đạt 1.523,74 triệu.km, tăng 7,91% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng do nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp và người tiêu dùng tăng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước
Dự ước thực hiện vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do địa phương quản lý tháng 4 năm 2021 thực hiện 394,5 tỷ đồng, tăng 13,14% so với tháng 3 năm 2021, trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh tăng 13,36% và chiếm 62%, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện tăng 12,91% và chiếm 30%, vốn ngân sách nhà nước cấp xã tăng 12,34% và chiếm 8%, nguyên nhân tăng là do UBNDN tỉnh có những chỉ đạo sát sao, tập trung và trọng điểm trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nên hầu hết tháng 4/2021 nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý tiếp tục tăng. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021 thực hiện 1.456,8 tỷ đồng, tăng 16,5% so cùng kỳ và bằng 16,06% so kế hoạch năm 2021, do kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, nên trong tháng 3 và tháng 4 các công trình trình chuyển tiếp từ năm 2020 được chú trọng đẩy nhanh tiến độ. Cụ thể các nguồn vồn như sau:
a) Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh quản lý
Dự ước tháng 4 năm 2021 thực hiện 244,7 tỷ đồng, tăng 13,36% so với tháng 3/2021. Ước 4 tháng đầu năm 2021 thực hiện 895,7 tỷ đồng, tăng 16,72% so cùng kỳ và bằng 15,36% so với kế hoạch năm, trong đó: Dự án đầu tư xây dựng đường Hương Lộ 2 nối dài, dự ước tháng 4/2021 là 13,7 tỷ đồng; Dự án cải tạo nâng cấp đường ĐT 768 đoạn từ cầu Vượt Thủ Biên đến giao với đường ĐT767 (H. Vĩnh Cửu), dự ước tháng 4/2021 là 21 tỷ đồng; Dự án nâng cấp đường ĐT 763 đoạn từ Km0+000 đến Km29+500 (H. Định Quán, Xuân Lộc), dự ước thực hiện trong tháng 4/2021 là 10,4 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng cầu Thanh Sơn và tuyến đường Cao Cang (H. Định Quán), dự ước thực hiện trong tháng 4/2021 là 14,1 tỷ đồng; Dự án xây dựng cầu Vàm Cái Sứt trên đường Hương lộ 2 nối dài (TP. Biên Hòa); Dự ước thực hiện là 7,1 tỷ đồng.v.v. Các dự án còn lại các chủ đầu tư đang tập trung thi công theo kế hoạch.
b) Nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý
Dự ước tháng 4 năm 2021 thực hiện 118,3 tỷ đồng, tăng 12,91% so với tháng 3/2021; Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021 thực hiện 444,8 tỷ đồng, tăng 16,2% so cùng kỳ và bằng 17,38% so kế hoạch năm 2021, cụ thể các công trình như sau: Dự án chống ngập úng khu vực Suối Cải và dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước tập trung xã Hàng Gòn (TP. Long Khánh) dự ước tháng 4/2021 thực hiện 9,5 tỷ đồng; Dự án trụ sở Ban chỉ huy quân sự và dự án Trạm bơm ấp 7 Phú Tân (H. Định Quán) dự ước tháng 4/2021 thực hiện 3,4 tỷ đồng; Dự án Kè sông Vàm Mương - Lòng Tàu đoạn qua khu vực ấp 2, xã Phước Khánh (H. Nhơn Trạch) dự ước tháng 4/2021 thực hiện 1,1 tỷ đồng.
c) Nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do cấp xã quản lý.
Dự ước tháng 4 năm 2021 thực hiện 31,4 tỷ đồng, tăng 12,34% so tháng 3/202; Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021 thực hiện 116,2 tỷ đồng, tăng 15,96% so với cùng kỳ và bằng 17,05% so kế hoạch.
5. Tình hình thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
a) Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Tính đến nay UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 4948/QĐ-UBND về việc giao diện tích 1.284,57 ha đất cho Cảng vụ hàng không Miền Nam (đợt 1) để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại Cảng HKQT Long Thành. Cảng vụ hàng không Miền Nam đã nhận bàn giao đất trên thực địa và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích được giao để thực hiện triển khai dự án.
b) Công tác xây dựng hạ tầng các khu tái định cư
- Dự án thành phần 1: Các nhà thầu đều đã tăng cường nhân công, thiết bị để duy trì thi công theo kế hoạch tiến độ, các nhà thầu Khu 3, Khu 6, Khu 7 cũng đã lập kế hoạch và triển khai nhân lực; Đến nay, các nhà thầu đã cơ bản hoàn thành 02 tuyến đường N23 và N39; hoàn thành mặt đường nhựa 02 tuyến đường D1 và D18; tiếp tục hoàn thiện khối lượng vỉ hè còn lại.
- Dự án thành phần 2: Gồm các dự án Trường học, trụ sở ủy ban, trung tâm văn hóa...nhà thầu đang triển khai thi công, gia công lắp dựng cốp pha, cốt thép, thi công bê tông đà kiềng, nắp bể nước ngầm. Thi công xây trụ cột hàng rào và một số hạng mục của dự án.
- Dự án thành phần 3: Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh có văn bản số 522/BQLDAĐTXD-CTN gửi Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hoàn thành phê duyệt các dự án có cấu phần xây dựng hai khu tái định cư thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành.
- Dự án thành phần 4: Các công trình xã hội Khu dân cư, tái định cư tại xã Bình Sơn hiện nay đãng thực hiện thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Dự thành phần 5: Đến nay UBND huyện Long Thành đã khởi công 09/10 gói thầu; các Nhà thầu đã hoàn thành thi công móng, cột tầng trệt, dầm sàn tầng trệt, cổng tường rào.... Còn lại gói thầu Hệ thống lưới trung điện - hạ thế đang tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thi công, dự kiến khởi công trong tháng 4/2021.
c) Công tác giải ngân vốn
Trong tháng 4 đã tiến hành giải ngân tiền bồi thường, hỗ trợ xây dựng tái định cư là 199.963 triệu đồng, trong đó UDND Huyện Long Thành là 62.089 triệu đồng, Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh là 137.874 triệu đồng (đơn vị được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư)
6. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp
- Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày 20/4/2021 đạt 502,5 triệu USD, tăng 36,9% so cùng kỳ. Trong đó: Cấp mới 20 dự án với vốn đăng ký 261,98 triệu USD, tăng 181,4% so cùng kỳ; điều chỉnh vốn 32 dự án với vốn bổ sung 240,53 triệu USD, bằng 87,8% so cùng kỳ.
- Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 22/4/2021 là 11.522,5 tỷ đồng, tăng 55,6% so cùng kỳ, đạt 57,6% so kế hoạch. Trong đó: Cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 14 dự án với số vốn là 9.164 tỷ đồng, tăng 34,7% so cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn 5 dự án với số vốn là 2.358,5 tỷ đồng, tăng 292,2% so cùng kỳ.
- Tính từ đầu năm đến ngày 15/4/2021, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốnlà:39.407 tỷ đồng, tăng 281,8% so với cùng kỳ năm 2020 (10.322,3 tỷ đồng). Trong đó có 1.131 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 14,24% với tổng vốn đăng ký là 15.898 tỷ đồng, tăng 86,9% và 265 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung 23.509 tỷ đồng.
- Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh: Tính từ đầu năm đến ngày 15/4/2021 có 130 doanh nghiệp giải thể và 143 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động; 405 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh kém hiệu quả và thu hẹp lại mô hình sản xuất.
7.Hoạt động ngân hàng
Tháng 4 năm 2021 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai tiếp tục triển khai các chủ trương, chính sách mới về tiền tệ, ngân hàng đến các Tổ chức tín dụng trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các TCTD trên địa bàn đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và thị trường vàng; công tác thanh toán, đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Kết quả hoạt động ngân hàng như sau:
Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến ước đến 30/4/2021 đạt 254.096 tỷ đồng, tăng 3,65% so với 31/12/2020. Trong đó: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 237.638 tỷ đồng, tăng 3,74% so với 31/12/2020; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 14.678 tỷ đồng, tăng 1,81% so 31/12/2020. Do lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức nên tiền gửi ngoại tệ tăng không đáng kể.
Tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đến 30/4/2021 đạt 255.142 tỷ đồng, tăng 4,44% so với 31/12/2020 (trong đó nợ xấu ước chiếm 0,63% trên tổng dư nợ cho vay). Trong đó: Dư nợ ngắn hạn ước đạt 132.800 tỷ đồng, tăng 4,77% so 31/12/2020. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 120.291 tỷ đồng, tăng 3,72% so cuối năm 2020.
- Phân theo loại tiền: Dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 214.771 tỷ đồng, tăng 4,13% so 31/12/2020; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 38.320 tỷ đồng, tăng 5,04% so cuối năm 2020.
Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm; lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0-6,0/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6,0%/năm.
* Kết quả tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19:
Tính đến ngày 28/02/2021, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 1.306 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay với số tiền là 2.277 tỷ đồng. Trong đó, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 939 khách hàng với dư nợ 666 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 379 khách hàng với dư nợ1.639 tỷ đồng. Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến cuối tháng 02/2021 đạt121.978 tỷ đồng cho 27.671 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch. Khách hàng được cơ cấu lại tập trung hoạt động trong những ngành/lĩnh vực chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Vận tải kho bãi, Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Giáo dục - Đào tạo; Xuất nhập khẩu; Y tế và Dược phẩm; Dệt may; Da giày;…
8. Một số tình hình xã hội
a) Văn hóa thông tin
Tháng 4 năm 2021, toàn ngành VHTTDL đã triển khai thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Công tác tuyên truyền các sự kiện chính trị của đất nước và tỉnh Đồng Nai như: Tuyên truyền về cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong đó: Đội Tuyên truyền Lưu động biểu diễn chương trình chủ đề “Lá phiếu niềm tin” phục vụ nhân dân trên địa bàn huyện Xuân Lộc, huyện Tân Phú, huyện Vĩnh Cửu; Tổ chức thành công Hội thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2021 chủ đề: “Tuyên truyền Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”; Thực hiện 10 buổi chạy xe cổ động tuyên truyền bầu cử. In và phát hành 500 đĩa CD Tuyên truyền kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021), kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021)...
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật: Nhà hát Nghệ thuật biểu diễn phục vụ chương trình nghệ thuật kết hợp tuyên truyền bầu cử. Bên cạnh đó, tập thể nghệ sỹ, diễn viên tiếp tục tập luyện và chạy chương trình ca múa nhạc tổng hợp “Non sông vào hội” sẵn sàng tuyên truyền về công tác Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Công tác bảo tồn, bảo tàng: Phối hợp các địa phương tổ chức Lễ trao bằng xếp hạng 03 di tích cấp tỉnh: đình Thành Hưng, đình Hưng Phú (phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa) và di tích địa điểm ghi dấu sự kiện vượt ngục Tà Lài đêm 27 tháng 3 năm 1941 (xã tà Lài, huyện Tân phú).
Mở cửa trưng bày triển lãm chuyên đề “Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp - Ngày hội của toàn dân”. Trong tháng, Bảo tàng tỉnh đón tiếp khoảng 1.200 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu.
b) Thể dục, thể thao
Đăng cai tổ chức giải vô địch Judo quốc gia tại Đồng Nai. Tổ chức 02 giải cấp tỉnh gồm: Giải Bóng rổ các Câu lạc bộ tỉnh, Giải Pétanque các Câu lạc bộ tỉnh Đồng Nai mở rộng. Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thành công 14 môn thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Đồng Nai Lần thứ X.
Tham gia 13 giải, đạt 30 huy chương các loại (trong đó có 11 HCV, 06 HCB, 13 HCĐ). Một số bộ môn đạt thành tích cao tại các giải đấu như: Kickboxing đạt 05 HCĐ tại Giải Vô địch Cúp Kickboxing toàn quốc năm 2021; Pencak Silat đạt 01 HCV, 01 HCĐ tại Giải vô địch Pencak Silat toàn quốc; Bơi, lặn đạt 04 HCV, 04 HCB, 01 HCĐ, xếp hạng Ba toàn đoàn tại Giải Bơi, Lặn vô địch quốc gia (bể 25m) năm 2021; Cầu mây đạt 01 HCV, 04 HCĐ tại Giải vô địch các Câu lạc bộ Cầu mây quốc gia; Taekwondo đạt 03 HCV, 01 HCB, 01 HCĐ tại Giải vô địch các Câu lạc bộ Taekwondo quốc gia năm 2021; Judo đạt 02 HCV, 01 HCB tại Giải vô địch Judo quốc gia năm 2021…
Đội năng khiếu Cầu mây tham gia thi đấu giải CLB tại Vĩnh Long, đạt thành tích 01 HCĐ; Đội năng khiếu Taekwondo tham gia thi đấu giải Taekwondo CLB tại Quảng Nam, đạt thành tích 07 huy chương (02 HCV, 01 HCB, 04 HCĐ).
c) Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức khảo sát các điểm đến tại tỉnh Lâm Đồng và sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Lâm Đồng với các địa phương: Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai năm 2021 tại tỉnh Lâm Đồng.
Phối hợp Sở Du lịch TPHCM xây dựng bản đồ du lịch số 3D du lịch vùng Đông Nam bộ để làm tư liệu quảng bá xúc tiến du lịch Đồng Nai nói riêng và du lịch vùng Đông Nam bộ nói chung.
d) Giáo dục - Đào tạo
Sở GD-ÐT đã chính thức ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022. So với năm trước, kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm nay được ban hành khá sớm, tạo điều kiện cho học sinh và phụ huynh có điều kiện tìm hiểu và chuẩn bị kiến thức cho học sinh hoàn thành tốt kỳ thi sắp tới. Với Phương án thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 được tổ chức với mục đích chính là đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan trong việc lựa chọn học sinh hoàn thành bậc THCS tiếp tục học lên bậc THPT. Quá trình tổ chức thi nghiêm túc, tinh gọn, giảm bớt áp lực về thi cử cho học sinh theo tinh thần đổi mới và nâng cao.
Đối với học sinh lớp 12 và kỳ thi THPT quốc gia, trong tháng 4/2021 ngành Giáo dục tiếp tục triển khai và thực hiện một số công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT quốc gia trên địa bàn sắp tới, cụ thể với các công việc đó là: Thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Đồng thời ban hành các văn bản liên quan đến kỳ thi như địa điểm thi, Hội đồng thi tốt nghiệp; hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và thành lập các tổ công tác hồ sơ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Ngoài ra ngành giáo dục và đào tạo còn triển khai đồng loạt các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh khối 12, tổ chức các hội thi, hội thao giáo viên dạy giỏi bậc THCS cấp tỉnh với nhiều giao viên tham dự.
e) Y tế
Tính đến ngày 20/4/2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang được khống chế, kiểm soát, trong tháng không ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Số trường hợp cần theo dõi 14 ngày là 1.966. Nhìn chung công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đang được các cấp, các ngành chỉ đạo quyết liệt và được người dân tham gia hưởng ứng tích cực.
Một số dịch bệnh phát sinh trong tháng 4 như sau:
- Sốt xuất huyết: 242 trường hợp (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 168, chiếm 69,42%), giảm 30,46% so với tháng trước. Số trường hợp mắc sốt xuất huyết cộng dồn đến tháng 4 là 1.496 trường hợp (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 1.033, chiếm 69,05%), tăng 54,42% so với cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 60 ổ dịch, giảm 22,07% so với cùng kỳ. Tính từ đầu năm đến nay tổng số ổ dịch được phát hiện là 480 ổ dịch, tăng 108,69% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ổ dịch xử lý đạt 97,91% (470 ổ dịch được xử lý/480 ổ dịch phát hiện).
- Sởi: Trong tháng ghi nhận 02 trường hợp, bằng so với tháng trước và giảm 83,3% so với tháng cùng kỳ. Tổng số ca mắc cộng dồn đến tháng 4/2021 là 7 trường hợp, giảm 93,86% so với cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.
- Tay chân miệng (TCM): Số trường hợp mắc tay chân miệng trong tháng là 531, giảm 53,03% so với tháng trước. Số trường hợp mắc tăng ở 8/11 huyện/TP, trong đó tăng nhiều nhất ở huyện Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Trảng Bom và thành phố Biên Hoà. Số trường hợp mắc tay chân miệng cộng dồn đến tháng 4/2021 là 1.613, tăng 4,03 lần so với cùng kỳ năm 2020 (321 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Trong tháng 4/2021 phát hiện và xử lý 53/55 ổ dịch, số ổ dịch phát hiện tăng 27,9% so với tháng trước (43 ổ dịch). Cộng dồn xử lý 133/133 ổ dịch phát hiện, đạt tỷ lệ 100%.
- Tình hình vệ sinh thực phẩm: Trong tháng 4 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát (02 đoàn kiểm tra liên ngành) và tổ chức 5.784 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm/15.233 tổng số cơ sở, trong đó: 5.268 cơ sở đạt (chiếm 90,08%), số cơ sở vi phạm là 516, nhắc nhở 173 cơ sở, phạt tiền 08 cơ sở với số tiền phạt là 61,5 triệu đồng. Trong tháng không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm.
f) Giải quyết việc làm
Trong tháng phối hợp các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm giải quyết việc làm cho 8.622 lượt người. Tính từ đầu năm giải quyết cho 22.955 lượt người, đạt 28,69% kế hoạch năm, giảm 0,18% so với cùng kỳ năm 2020.
Số người lao động nộp hồ sơ hưởng BHTN là 5.281 người và đã ban hành 3.184 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền chi trả là 88.619,17 triệu đồng; tư vấn và giới thiệu việc làm cho 5.630 lượt lao động thất nghiệp, hỗ trợ học nghề cho 104 người.
g) Đào tạo nghề
Tính từ đầu năm đến tháng 4/2021 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 21.690/79.700 người, đạt 27,21% kế hoạch. Trong đó: Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 7.083 người, Trung cấp 175 người và Cao đẳng 256 người.
Toàn tỉnh có 6.276 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, trong đó: Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 5.896 người, trung cấp 380 người.
Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai