Tháng 5/2021, tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch cao tại một số tỉnh, thành phố trong nước, xuất hiện các ca nhiễm trong cộng đồng; Trước tình hình đó UBND tỉnh đã quyết định tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh như: Karaoke, phòng trà, vũ trường, quán bar, lễ hội, khu chợ đêm, rạp chiếu phim…từ tối 30/4/2021. Đồng thời chỉ đạo kịp thời các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn khẩn trương triển khai công tác phòng chống dịch Covid -19 theo qui định. Quán triệt và thực hiện phương châm vừa chống dịch vừa ổn định phát triển sản xuất, nên hầu hết hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn không bị ảnh hưởng nhiều, vẫn duy trì được mức tăng trưởng, công tác an sinh xã hội đảm bảo, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện đáng kể. Tình hình KTXH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 từng lĩnh vực như sau.
1. Sản xuất công nghiệp
Thực hiện nghiêm túc theo chủ trương Chính phủ vừa tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa ổn định phát triển kinh tế, trong đó chú trọng đến việc tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Với việc ngăn chặn và kiểm soát tốt dịch Covid-19, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục phục hồi khi nhiều ngành có mức tăng trưởng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước.
- Chỉ số phát triển sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2021 dự ước tăng 6,67% so với tháng trước và tăng 9% so với tháng cùng kỳ năm trước; so với tháng cùng kỳ năm trước ngành khai khoáng giảm 5,55%; ngành chế biến, chế tạo tăng 9,63%; sản xuất và phân phối điện giảm 3,1%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 23,61%. Nguyên nhân so với tháng cùng kỳ tăng cao là do tháng 5/2020 là khoảng thời gian sau khi cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch Covid-19, nhiều đơn hàng, hợp đồng sản xuất tạm ngưng, vì nguồn nguyên liệu cũng như sản phẩm xuất khẩu ngừng trệ do dịch bùng phát mạnh tại một số nước, nên tác động đến thị trường tiêu thụ chậm.
Trong tháng 5/2021 có toàn ngành công nghiệp có 24/27 ngành có chỉ số IIP tăng so với tháng trước, một số ngành có mức tăng khá: Sản xuất trang phục tăng 6,16%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,18%; sản xuất giấy tăng 7,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 8,81%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 15,96%...nguyên nhân ngành may mặc tăng cao là do sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm áo khoác dài, áo sơ mi tay ngắn, áo khoác có mũ áo gió cho người lớn tiêu thụ tăng; sản lượng thép không gỉ ở dạng bán thành phẩm; sắt, thép không hợp kim cán phẳng; sắt, thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình; dây đồng thị trường tiêu thụ xã hội tăng khá; Tuy nhiên cũng có một số ngành sản xuất có chỉ số tháng 5 giảm đó là: Sản xuất thiết bị điện giảm 0,65%; sản xuất xe có động cơ giảm 1,16% và ngành điện giảm 5,27%, nguyên nhân ngành này chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng sản phẩm tiêu thụ chậm, sản lượng sản xuất giảm.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tăng 6,94% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng khá cao trong điều kiện dịch Covid-19 trên thế giới và trong nước đang diễn biến phức tạp. Trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng giảm 0,77%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,3%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 14,87%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,13%. Toàn ngành công nghiệp chế biến có 19/22 ngành sản xuất 5 tháng đầu năm tăng so cùng kỳ; trong đó: Sản xuất thuốc lá tăng 7,86%; dệt tăng 7,12%; sản xuất trang phục tăng 7,67%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12,99%; sản xuất hóa chất tăng 7,84%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,61%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 8,72%; Sản xuất thiết bị điện tăng 11,23%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 16,89%... nguyên nhân tăng do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, nhất là các đơn hàng xuất khẩu các sản phẩm này đang có dấu hiệu tích cực do doanh nghiệp chủ động tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu từ các nước ngoài liên minh Châu âu EU và Mỹ, thị trường các nước này có sự phục hồi dần, cụ thể như: ngành dệt, sản xuất trang phục, giầy da, sản phẩm cao su, sản phẩm giường tủ, bàn ghế đang có dấu hiệu phục hồi tích cực; Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, nhiều doanh nghiệp các ngành này triển khai triệt để lợi thế của doanh nghiệp trên các kênh thị trường để tìm kiếm đơn hàng, nhà đối tác; Đặc biệt nhiều doanh nghiệp ngành dệt, may mặc, sản phẩm gỗ, chế biến chế tạo máy móc thiết bị tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua các kênh hội chợ triển lãm chuyển sang khai thác thị trường Châu Á, nên có thêm đơn đặt hàng khá lớn. Điển hình ngành sản sản xuất trang phục có đơn vị: Công Ty TNHH Việt Nam Wacoal tăng 47,23%; Công TNHH Fashion Garment 2 tăng 32,54%; Ngành sản xuất da có đơn vị Công ty TNHH Giày Dona Standard Việt Nam tăng 22,5%; Công ty Chang Shin VN tăng 36,23%; Công Ty HH Sản Xuất Giày Pousung có mức tăng 15,8%; Ngành sản xuất giường tủ bàn ghế có các đơn vị Công ty TNHH Hometec LLC (+6,78%); Công ty TNHH công nghiệp Booss (+7,48%); Công ty TNHH Sofa Tai Yu (+8,88%), Công ty TNHH Bắc Hoằng (+5,42%), Công ty TNHH Đồng Quốc Hưng Furniture (+47,52%).
Tuy nhiên cũng có một số ngành sản xuất chỉ số 5 tháng giảm so cùng kỳ đó là: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 1,11%, nguyên nhân giảm do giá thức ăn gia súc gia cầm tăng cao, nhu cầu tiệu thụ sản phẩm thức ăn gia súc chậm như: Công ty Cổ Phần Việt - Pháp sản xuất thức ăn Gia súc giảm 15,78%; Công ty cổ phần Á Châu giảm 21,46%; Công ty CP Anova Feed giảm 6,89% so cùng kỳ do vậy chỉ số sản xuất ngành này có mức tăng chậm; Ngành sản xuất sản phẩm điện tử giảm 9,95%. Đây là ngành có mức giảm khá cao trong toàn ngành công nghiệp, nguyên nhân giảm do tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, sản phẩm tồn kho nhiều, khó tiêu thụ và hợp đồng sản xuất vẫn còn ít. Đặc biệt công ty sản xuất TCL chuyên sản xuất tivi, máy lạnh do sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên phải chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất sang kinh doanh thương mại do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số sản xuất của ngành này. Riêng ngành sản xuất điện và phân phối điện từ đầu năm đến nay sản lượng liên tục giảm là do có sự điều tiết sản lượng điện vùng của Trung tâm điều tiết sản lượng điện Quốc gia nên sản xuất công ty Điện lực Nhơn trạch 3 sản lượng điện giảm sút mạnh cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
- Sản phẩm sản xuất công nghiệp dự ước tháng 5 năm 2021 có 19/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng sản xuất tăng so với tháng cùng kỳ như:Cà phê các loại đạt 43,6 tấn, tăng 7,92%; bột ngọt đạt 28,4 ngàn tấn, tăng 19,33%; thuốc lá sợi đạt 2.402 tấn, tăng 14,11%; Sợi các loại đạt 138,6 ngàn tấn, tăng 3,98%, quần áo các loại đạt 17,9 triệu cái, tăng 7,83%; giày dép các loại đạt 56 triệu đôi tăng 12%, săm lốp các loại đạt 8.882,7 ngàn cái, tăng 42,42%, giường tủ, bàn ghế 1.568,8 ngàn chiếc, tăng 35,36%...
Lũy kế 5 tháng đầu năm có 19/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so cùng kỳ đó là: Cà phê các loại 215,6 ngàn tấn, tăng 17,69%; thuốc lá sợi đạt 10.961 tấn, tăng 9,39%; vải các loại 265,6 triệu m2, tăng 9,08%; quần áo các loại đạt 78,4 triệu cái, tăng 9,04%; giày dép các loại đạt 251,3 triệu đôi tăng 11,59%; bao bì các loại đạt 36,7 ngàn tấn, tăng 22,74%; Sơn các loại đạt 62,5 ngàn tấn, tăng 17,92%; máy giặt đạt 142,4 ngàn cái, tăng 13,74%; giường tủ, bàn ghế 7.741,5 ngàn chiếc, tăng 23,48%, nguyên nhân tăng là do thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch, nên các ngành sản xuất có cơ hội tiếp cận với các đơn hàng số lượng lớn khi sản xuất công nghiệp được phục hồi dần, góp phần làm cho sản lượng sản xuất sản phẩm tăng khá so cùng kỳ. Tuy nhiên có một số sản phẩm giảm đó là: Bột ngọt đạt 115,8 ngàn tấn, giảm 10,09%; thức ăn giá súc đạt 1.462,5 ngàn tấn, giảm 8,51%; thuốc trừ sâu đạt 1.268,5 tấn, giảm 8,63% so cùng kỳ.v.v..
- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5/2021 dự tính tăng 2,18% so với tháng 04/2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm chỉ số tiêu thụ tăng 5,4% so cùng kỳ. Dự ước 5 tháng đầu năm một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng so cùng kỳ như: Sản xuất thuốc lá thuốc lào tăng 4,53%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 3,35%; sản xuất giấy tăng 24,72%, hóa chất tăng 12,72%, cao su plastic tăng 9,23% và kim loại đúc sẵn tăng 5,42%, giường tủ, bàn ghế tăng 13,14% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng là sản lượng giày da, sắt thép, giấy, bìa giấy, giường tủ, bàn ghế và sắt, thép các loại thị trường tiêu thụ ổn định, ngoài việc xuất khẩu thì thị trường nội địa cũng chiếm ưu thế trong nhu cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất của các ngành khác. Tuy nhiên các ngành giảm như: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 10,5%; sản xuất đồ uống giảm 5,16%; dệt giảm 4,68%; chế biến và sản xuất sản phẩm gỗ giảm 2,14%; sản xuất sản phẩm điện tử giảm 27,28%; sản xuất thiết bị điện giảm 7,58% và sản xuất xe có động cơ giảm 20,86% so cùng kỳ, nguyên nhân giảm do thị trường tiêu thụ xã hội và xuất khẩu các sản phẩm này chậm, trong khi giá một số vật tư đầu vào tăng, làm tác động đến chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng chậm so cùng kỳ.
- Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạotháng 5 2021dự ước tăng 8,81% so với tháng 4/2021 và tăng 0,18% so tháng cùng kỳ năm trước. Một số ngành chỉ số tồn kho tăng so tháng trước như:Sản xuất chế biến thực phẩm (+14,98%); sản xuất đồ uống (+27,31%); sản xuất sản phẩm thuốc lá (+30,56%); ngành dệt (+31,04%); sản xuất trang phục (+2,29%); sản xuất kim loại (+23,69%); sản xuất sản phẩm điện tử (+38,18%); thiết bị điện (+3,94%); sản xuất xe có động cơ (+6,14%); Nguyên nhân chỉ số tồn kho tăng là do thị trường tiêu thụ trong tháng 5/2021 chậm, đặc biệt là sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống, sợi và sản phẩm điện tử …tiêu thụ khá chậm, vì các ngành này chịu ảnh hưởng dịch Covid-19, nên thị trường tiêu thụ chậm. Tuy nhiên có một số ngành có chỉ số tồn kho giảm đó là: sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm (-4,82%); Sản xuất máy móc thiết bị (-3,92%) so tháng trước.
- Chỉ số sử dụng lao động Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp cơ bản ổn định. Chỉ số lao động trong các doanh nghiệp tháng 5/2021 tăng 1,62% so với tháng trước và tăng 9,16% so tháng cùng kỳ, trong đó: doanh nghiệp nhà nước bằng 100,34% so tháng trước và giảm 1,52% so tháng cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng tăng 1,31% và giảm 2,04%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 1,68% và tăng 10,5% so tháng cùng kỳ, điều này cho thấy loại hình kinh tế đầu tư nước ngoài có ưu thế thu hút người lao động hơn, đồng thời tâm lý người lao động tìm kiếm cơ hội, việc làm ở khu vực kinh tế có vốn nước ngoài nhiều hơn, vì môi trường làm việc và thu nhập ổn định hơn doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Số lao động đang làm việc trong các ngành khai khoáng bằng 100% so tháng trước và giảm 3,87% so tháng cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tương ứng tăng 1,64% và tăng 9,18%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tăng 0,85% tháng trước và giảm 0,61%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,15% so tháng trước và tăng 25,94% so tháng cùng kỳ.
Lũy kế 5 tháng đầu năm chỉ số sử dụng lao động giảm 1,19% so cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp nhà nước giảm 5,53%, doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 6,22% và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm 0,64% so cùng kỳ.
2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản
a) Nông nghiệp
Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân 2021 tính đến ngày 15/5/2021 đạt 71.182,85 ha, tăng 0,35% (+246,7 ha) so cùng kỳ. Trong đó: diện tích cây lương thực đạt 45.621 ha, giảm 0,94% (-431,8 ha); Cây củ có bột là 4.297 ha, tăng 4,98% (+204 ha); Cây thực phẩm là 11.732 ha, tăng 1,85% (+213,5 ha); Cây công nghiệp hàng năm là 5.402 ha, tăng 2,58% (+136 ha); Cây hàng năm khác là 4.131 tăng 3,12% (+125 ha), nguyên nhân diện tích gieo trồng tăng chậm là do diện tích ở các huyện Tân Phú, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ đã quy hoạch các dự án và các công trình xây dựng cơ bản, phát triển đô thị như cầu đường, trường học… Bên cạnh đó diện tích giảm cũng còn do việc chuyển đổi sang trồng các loại cây lâu năm và cây hàng năm khác phù hợp với điều kiện sinh trưởng, một số diện tích giảm còn do người dân vụ trước tận dụng trồng lúa trên những diện tích đã quy hoạch sang năm nay chủ đầu tư không cho gieo trồng tiếp.
Dự ước năng suất cây hàng năm: Năng suất lúa đạt 64,51 tạ/ha, tăng 0,73 tạ/ha (+0,47%); bắp đạt 86,58 tạ/ha, tăng 0,03 tạ/ha (+0,03%); khoai lang đạt 111,04 tạ/ha, tăng 1,02 tạ/ha (+0,93%); Mía là 698,82 tạ/ha, tăng 0,13% (+0,92 tạ/ha); rau các loại đạt 156,82 tạ/ha, tăng 0,4%, đậu/đỗ các loại đạt 14,03 tạ/ha, tăng 1,13%, ớt cay 78,66 tạ/ha, tăng 6%; bạc hà: 160,74 tạ/ha, giảm 0,33%; ngải cứu: 148,71 tạ/ha, giảm 2,11%; sả: 145,66 tạ/ha, tăng 2,18%.v.v. Nguyên nhân năng suất tăng của một số cây trồng chủ yếu là do việc thực hiện hiệu quả các chuỗi liên kết sản phẩm, đã áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật như trồng mới có năng suất cao, bảo đảm nguồn nước tưới cho cây trồng, từ ao, hồ, đập và giếng khoan.
Dự ước sản lượng thu hoạch cây hàng năm 5 tháng đầu năm 2021 so cùng kỳ như sau: Lúa đạt 96.577,9 tấn, giảm 2.251 tấn (-2,28%); Bắp đạt 80.697,8 tấn, tăng 4.289,8 tấn (+5,61%); Mỳ đạt 89.169 tấn, tăng 3.498 tấn (+4,08%); Mía đạt 7.962,3 tấn, giảm 260,71 tấn (-3,17%); Đậu tương đạt 222,22 tấn, giảm 6 tấn (-2,54%); Đậu phộng là 1.128 tấn, giảm 14 tấn (-1,22%); Rau các loại đạt 68.952 tấn, tăng 2.799 tấn (+4,23%); Đậu các loại đạt 1.283,95 tấn, tăng 4,73 tấn (+0,37%) so cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng lúa, mía, đậu tương, đậu phộng giảm là do diện tích gieo trồng bị thu hẹp, riêng cây rau, đậu các loại tăng đến sản lượng tăng so cùng kỳ là do hiện nay rau, đậu các loại trồng rất đa dạng cách gieo trồng, chăm sóc và giá cả tương đối ổn định, nên người dân chủ động khâu làm đất để gieo trồng, góp phần sản lượng tăng khá.
- Tiến độ gieo trồng vụ Hè thu 2021: Tính đến ngày 15/5/2021 toàn tỉnh đã gieo trồng được 30.928 ha, tăng 353 ha (+1,15%) so cùng kỳ. Tuy bắt đầu vào mùa mưa, lượng mưa không lớn, nhưng cũng đủ để người dân tranh thủ xuống giống. Một số huyện có diện tích tăng khá do thu hoạch vụ Đông xuân sớm và chủ động việc làm đất, nên diện tích gieo cấy vụ Hè thu tăng khá so cùng kỳ đó là Huyện Định Quán, Tân Phú, và Nhơn Trạch. Tổng diện tích diện tích gieo cấy vụ Hè thu tăng 1,15%, trong đó nhóm cây lương thực đạt 20.379 ha, tăng 1,28%, nhóm cây củ có bột đạt 3.177 ha, tăng 3,59%; nhóm cây thực phẩm đạt: 4.966 ha, tăng 1,3%, nhóm cây công nhiệp hàng năm đạt 789 ha, giảm 8,91%; nhóm cây hàng năm khác đạt 1.618 ha, giảm 0,14% so cùng kỳ.
Cây lâu năm: Trong tháng 5 năm 2021, sản xuất cây lâu năm chủ yếu chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu cho cây trồng và tiếp tục thu hoạch một số cây trồng như: thơm, vú sữa, cam, quýt, bưởi, chuối, xoài, chôm chôm, mãng cầu xiêm, bơ và một cây ăn quả khác…
- Tổng diện tích hiện có là 169.884,89 ha, giảm 0,1%, tức là giảm 178,45 ha so cùng kỳ; Trong đó diện tích cây ăn quả đạt 69.722,27 ha, giảm 0,23% chiếm 41,04% tổng diện tích, cây công nghiệp lâu năm là 98.807,79 ha, chiếm 58,16% tổng diện tích và giảm 0,01% hay giảm 10,6 ha so cùng kỳ; Diện tích cây lâu năm có xu hướng giảm vì hiện nay giao đất lại cho các dự án, khu đô thị, bên cạnh đó giá một số sản phẩm nông nghiệp không ổn định, nên người dân không trồng lại phần diện tích càn cỗi, hiệu quả thấp.
- Dự ước sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tháng 5 và 5 tháng năm 2021 như sau: Xoài đạt 10.353,38 tấn, tăng 5,37%, lũy kế 5 tháng đạt 43.798,75 tấn, tăng 4,54%; Chuối đạt 14.322,94 tấn, tăng 10,3%, lũy kế 5 tháng đạt 55.512,92 tấn, tăng 7,77%; Thanh long đạt 43,55 tấn, tăng 2,83%, lũy kế 5 tháng đạt 3.832,7 tấn, tăng 2,68%; Dứa (thơm) đạt 76,52 tấn, tăng 5,54%, lũy kế 5 tháng đạt 362,16 tấn, tăng 1,33%; Cam đạt 491,14 tấn, tăng 2,64%, lũy kế 5 tháng đạt 3.768,41 tấn, tăng 2,73%; Bưởi đạt 4.517,18 tấn, tăng 6,19%, lũy kế 5 tháng đạt 18.351,62 tấn, tăng 5,77% so cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng một số cây lâu năm tăng là do các chuỗi liên kết sản xuất gắn liền với việc tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhiều vùng chuyên canh, cánh đồng lớn từng bước đi vào sản xuất ổn định, thúc đẩy người dân mạnh dạn đầu tư chăm sóc và ứng dụng khoa học kỹ thuật cây trồng, nên năng suất đạt khá so cùng kỳ.
- Tình hình sâu, dịch bệnh trên cây trồng trong tháng tuy có phát sinh nhưng ở thể nhẹ, không gây hại nhiều tới cây trồng và không phát sinh thành dịch ở các cây trồng như: Cây lúa các sinh vật hại chủ yếu như rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, bệnh bạc lá; Cây bắp nhiễm bệnh sâu xám, sâu đục thân nhiễm, bệnh rỉ sắt, bệnh đốm lá; trên cây ăn quả có múi, sầu riêng, xoài các sinh vật gây hại chủ yếu trên vườn như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, bệnh ghẻ (sẹo), bệnh rầy, bệnh chảy mủ, bệnh nấm hồng, bệnh cháy lá.v.v..
Chăn nuôi
Tình hình hoạt động chăn nuôi tiếp tục phát triển; Tuy nhiên giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng từ 2,7 - 3,3% so với quý 1/2021, nên gặp khó khăn trong công tác tăng đàn heo; Bởi người chăn nuôi đang gặp khó khăn về giá con giống cao, rủi ro về dịch bệnh, nay lại “cõng” thêm giá thức ăn tăng cao. Ngành chăn nuôi tiếp tục triển khai các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng và kiểm soát vận chuyển để phòng và chống dịch bệnh và góp phần tái đàn có hiệu quả.
- Tổng đàn gia súc có đến thời điểm tháng 5/2021 là 2.513.291 con, tăng 35.500 con (+1,43%) so cùng kỳ. Trong đó: Trâu đạt 3.758 con tăng 15,35%; Bò đạt 85.758 con tăng 6,19%. Heo đạt 2.423.775 con, tăng 1,25% (không tính heo con chưa tách mẹ), nguyên nhân đàn heo tăng chậm là giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng, nên ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc các đơn vị chăn nuôi có quy mô lớn tái đàn.
Dự ước số lượng gia súc và gia cầm tháng 5 năm 2021
|
Đơn vị tính
|
Chính thức cùng kỳ
|
Thực hiện kỳ báo cáo
|
So sánh cùng kỳ (%)
|
I. Gia súc
|
Con
|
2.477.791
|
2.513.291
|
101,43
|
1. Trâu
|
Con
|
3.258
|
3.758
|
115,35
|
2. Bò
|
Con
|
80.758
|
85.758
|
106,19
|
Tr. đó: Bò sữa
|
Con
|
321
|
491
|
152,96
|
3. Lợn (Không tính lợn con chưa tách mẹ)
|
Con
|
2.393.775
|
2.423.775
|
101,25
|
II. Gia cầm
|
1000 con
|
23.615,87
|
25.615,87
|
108,47
|
Trong đó: Gà
|
1000 con
|
22.512,13
|
24.512,13
|
108,88
|
- Tổng đàn gia cầm có đến thời điểm tháng 5/2021 là là 25.615,87 ngàn con, tăng 8,47% so cùng kỳ. Trong đó gà đạt 24.512,13 ngàn con, tăng 8,88% và chiếm 95,69% tổng đàn gia cầm, nguyên nhân gà tăng là do giá gà và thị trường tiêu thụ từ đầu năm đến nay khá ổn định, hơn nữa việc đầu tư chăn nuôi gà chuồng trại chi phí thấp, số vòng quay ngắn, nên một số công ty lớn, như: Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty JapFa Việt Nam, Công ty Emivest Feedmill Việt Nam… đã tổ chức cho người dân nuôi gia công cho đơn vị, nên đàn gia cầm có điều kiện phát triển nhanh.
Sản lượng thịt gia súc, gia cầm tháng 5/2021 ước đạt 58.333 tấn, tăng 2,04% so tháng cùng kỳ, trong đó: sản lượng thịt heo là 43.159,87 tấn, tăng 0,14% và sản lượng thịt gia cầm đạt 14.917,86 tấn, tăng 8%; Lũy kế 5 tháng đầu năm sản lượng thịt gia súc, gia cầm đạt 239.165 tấn, tăng 5,25% so cùng kỳ, trong đó; sản lượng thịt heo là 167.672,1 tấn, tăng 4,23%, sản lượng thịt gia cầm đạt 69.590,42 tấn, tăng 7,88%; sản lượng trứng gia cầm 5 tháng đạt 490 triệu quả, tăng 5,45%, trong đó trứng gà đạt 457,9 triệu quả, tăng 7,12% so cùng kỳ.
2.2) Lâm nghiệp
Hoạt động lâm nghiệp bắt đầu tiến hành trồng mới diện tích rừng. Dự ước diện tích rừng trồng mới trong tháng 5 đạt 539,3 ha, tăng 2,18 ha (+0,41%) so với tháng cùng kỳ; Lũy kế 5 tháng đầu năm dự ước diện tích rừng trồng mới đạt 1.301,32 ha, tăng 5,2% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng là do hiện nay các chủ rừng thực hiện tốt mô hình kinh tế hợp tác liên kết theo chuỗi, chủ rừng thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác trồng rừng, chế biến các sản phẩm trong lâm nghiệp, do đó hiện nay nhiều chủ rừng chủ động trồng rừng thay thế, trồng bổ sung các loại cây gỗ lớn bản địa, trồng rừng sản xuất thâm canh.
Sản lượng gỗ khai thác tháng 5/2021 dự ước đạt 26.151 m3, giảm 3,6% so với tháng cùng kỳ; Lũy kế 5 tháng đạt 91.151 m3, giảm 338 m3 (-0,37%) so cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng khai thác giảm là do số diện tích rừng sản xuất đã đến kỳ thu hoạch những tháng trước, còn số diện tích trồng mới thì chưa đến thời kỳ khai thác; Sản lượng củi khai thác dự ước tháng 5 đạt 395 ster, tăng 8,83% so với tháng cùng kỳ; Lũy kế 5 tháng đạt 690 ster, tăng 6,14% so cùng kỳ.
- Công tác PCCCR và quản lý bảo vệ rừng: Chi cục Kiểm lâm tiếp tục đôn đốc các địa phương và đơn vị chủ rừng thực hiện triển khai Công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2021 và Phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021.
Qua kiểm tra trong tháng 5 lực lượng kiểm lâm đã phát hiện 06 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp gồm: 02 vụ phá rừng trái pháp luật; 03 vụ khai thác rừng trái pháp luật; 01 vụ vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng. Số vụ đã xử lý hành chính 03 vụ, thu nộp ngân sách 10,7 triệu đồng.
2.3) Thủy sản
Tình hình nuôi trồng thủy sản tháng 5 trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, không phát sinh dịch bệnh; Người nuôi trồng thủy sản chú trọng đến đầu tư thâm canh tăng năng suất để đạt được hiệu quả kinh tế cao; Đặc biệt là phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất tôm càng xanh tại Đồng Nai của Đề án “Phát triển sản xuất tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Với sự phát triển của công nghệ mới, nuôi trồng thủy sản đã chuyển từ thâm canh truyền thống sang cơ giới hóa và dần chuyển sang tự động hóa, làm giảm nhu cầu lao động và tăng nhanh sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 05/2021 đạt 3.732,64 tấn, tăng 119,25 tấn (+3,3%) so với tháng cùng kỳ. Trong đó: Sản lượng cá là 3.199,2 tấn, tăng 105,2 tấn (+ 3,4%); tôm đạt 453,55 tấn, tăng 2,14%; thủy sản khác đạt 79,9 tấn, tăng 6,05%. Lũy kế 5 tháng sản lượng thủy sản đạt 29.153,37 tấn, tăng 1.081,71 tấn (+3,62%) so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá đạt 25.326,33 tấn, tăng 853,04 tấn (+3,49%); Tôm đạt 3.240,29 tấn, tăng 5,07%; thủy sản khác đạt 586,8 tấn, tăng 1,6%, nguyên nhân sản lượng thủy sản tăng khá là do thị trường tiêu thụ xã hội khá ổn định, mặt khác việc nuôi trồng thủy sản từng bước được người dân cải tiến nuôi theo quy trình an toàn, xử lý, vệ sinh môi trường nguồn nước nuôi trồng thủy sản tốt xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng VietGAP nên sản lượng nuôi trồng tăng khá.
3. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch
a) Thương mại
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5 năm 2021 ước đạt 16.159,41 tỷ đồng, giảm 0,35% so với tháng trước và tăng 6,72% so tháng cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tháng 5 giảm so tháng trước do dịch Covid-19 nên tháng 5 một số hoạt động dịch vụ tam ngưng hoạt động. Tính chung 5 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính đạt 81.144,87 tỷ đồng, tăng 9,19% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,31%). Trong đó kinh tế nhà nước ước đạt 4.784,95 tỷ đồng, tăng 7,45%, kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 74.531,64 tỷ đồng, tăng 9,23%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1.828,38 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 5 và 5 tháng năm 2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng
|
tháng 5 năm 2021
|
Dự ước
5 tháng/2021
|
Cơ cấu (%)
|
Ước 5 tháng/2021 so cùng kỳ (%)
|
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ
|
16.159,30
|
81.144,54
|
100,00
|
109,19
|
- Thương nghiệp
|
13.067,02
|
64.004,46
|
78,88
|
108,40
|
- Khách sạn, nhà hàng
|
1.165,24
|
6.457,30
|
7,96
|
112,22
|
- Du lịch, lữ hành
|
2,43
|
16,76
|
0,02
|
85,73
|
- Dịch vụ
|
1.924,62
|
10.666,02
|
13,14
|
112,35
|
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 5 ước tính 13.067,02 tỷ đồng, tăng 1,14% so tháng trước; 5 tháng ước đạt 64.004,46 tỷ đồng, chiếm 78,88% và tăng 8,4% so với cùng kỳ. Trong đó siêu thị, trung tâm thương mại ước đạt 3.905,89 tỷ đồng, tăng 4,75% so cùng kỳ. Hầu hết các nhóm ngành kinh doanh chính có doanh số tăng so cùng kỳ như: Lương thực, thực phẩm tăng 11,67%; hàng may mặc tăng 5,44%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 6,4%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 7,17%; gỗ và vật liệu xây dựng 4,94%; phương tiện đi lại tăng 7,25%; xăng dầu các loại tăng 9,02%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 5 ước đạt 1.165,24 tỷ đồng, giảm 5% so tháng trước. Ước 5 tháng đạt 6.457,3 tỷ đồng, chiếm 7,96% và tăng 12,22% so với cùng kỳ. Nguyên nhân doanh thu tháng 5 giảm so tháng trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 4/5/2021 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành công văn số: 4632/UBND-KGVX về việc tiếp tục tạm ngừng một số hoạt động không thiết yếu để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (đặc biệt là các quán cà phê, trà sữa) không tập trung đông người, đảm bảo khoảng cách, tăng cường hình thức giao hàng tại nhà, mua đem về.
Doanh thu du lịch lữ hành tháng 5 ước đạt 2,43 tỷ đồng, giảm 15,61% so tháng trước. Ước 5 tháng đạt 16,76 tỷ đồng, giảm 14,27% so với cùng kỳ. Đây là ngành gặp nhiều khó khăn nhất từ năm 2020 đến nay do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Doanh thu dịch vụ khác tháng 5 ước đạt 1.924,62 tỷ đồng, giảm 6,94% so tháng trước. Ước 5 tháng đạt 10.666,02 tỷ đồng, chiếm 13,14% và tăng 12,35% so với cùng kỳ. Một số ngành dịch vụ tăng so cùng kỳ như: Dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 2,14%; doanh thu hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 9,71%, dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 14,03%, dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 16,12%; dịch vụ nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 24,13%...
b) Giá cả thị trường
Tháng 5/2021 giá cả nhiều mặt hàng tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 năm 2021 so với tháng trước tăng 0,14%. Trong tháng có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng so với tháng trước là: Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép, tăng 0,09%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD, tăng 0,34%; Thiết bị đồ dùng và gia đình, tăng 0,14%; Thuốc và dịch vụ y tế, tăng 0,03%; giao thông, tăng 0,74%; Giáo dục, tăng 0,03%. Có 04 nhóm hàng hóa có chỉ số giá giảm so tháng trước: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, giảm 0,04%; Đồ uống và thuốc lá, giảm 0,06%; Văn hóa, giải trí và du lịch, giảm 0,03%; Hàng hóa và dịch vụ khác, giảm 0,02%. Tình hình cụ thể từng nhóm hàng chính sau:
+ Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,04% so tháng trước. Trong đó: Lương thực giảm 0,87%. Nguyên nhân là do mới kết thúc vụ thu hoạch lúa Đông Xuân nên sản lượng lúa nhiều; giá xuất khẩu gạo trong nước có xu hướng giảm làm cho giá các mặt hàng gạo giảm như: Gạo tẻ thường giảm 1,13%; gạo tẻ ngon giảm 1,08%; Thực phẩm tăng 0,06% chủ yếu tăng ở nhóm mặt hàng thịt gia cầm tăng 0,47%; nhóm thủy sản tươi sống tăng 0,3%. Nhóm rau, củ, quả tươi chế biến tăng 1,67% các mặt hàng như cà chua tăng 10,04%; quả đỗ tươi tăng 7,21%... Bên cạnh những nhóm hàng tăng thì cũng có một số nhóm hàng thực phẩm giảm như thịt heo giá tiếp tục giảm 1,14%; thịt bò giảm 0,27%; Nguyên nhân là do hiện nay sản lượng heo đã đến kỳ xuất bán nhiều nhưng do ảnh hưởng của dịch bùng phát trở lại nên việc vận chuyển heo thịt sang các tỉnh khác (các tỉnh phía Bắc) để tiêu thụ bị gián đoạn làm cho sản lượng heo thịt trong tỉnh dồi dào, Mặt khác thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của UBND tỉnh về hạn chế số lượng khách trong các quán ăn, nhà hàng, nên nhu cầu sử dụng thực phẩm trong các quán ăn giảm…
+ Nhóm đồ uống, thuốc lá giảm 0,06%. Do thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nên nhu cầu ăn uống ở các nhà hàng, quán ăn giảm.
+ Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,09% so với tháng trước. Các mặt hàng may mặc chỉ số giá tăng so với tháng trước nguyên nhân là do giá nguyên liệu đầu vào gồm vải, sợi nguyên liệu, nguyên phụ liệu may mặc tăng, làm cho giá bán các sản phẩm may mặc cũng tăng trong đó: Vải tăng 0,34%; nhóm quần áo may sẵn tăng 0,1%.
+ Nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,34% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 4,71%. Trong tháng 5 giá các mặt hàng gas tiếp tục giảm do ảnh hưởng của giá thế giới làm cho giá gas trong nước giảm 5%; ngược lại giá dầu hỏa tăng 5,13% so với tháng trước. Giá các mặt hàng VLXD trong tháng tăng mạnh đặc biệt là các mặt hàng sắt, thép; do ảnh hưởng của giá nguyên liệu tăng cao làm cho giá các mặt hàng sắt, thép trên thế giới tăng mạnh đã làm ảnh hưởng đến giá trong nước, ngoài ra hiện nay việc khai thác cát, đá bị thu hẹp dần nhằm bảo vệ môi trường, chi phí vận chuyển tăng làm cho giá các mặt hàng cát, đá, gạch xây dựng trong tháng tăng.
+ Nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,14%.
+ Nhóm Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%. Do thời tiết đang chuyển mùa làm cho các bệnh thông thường tăng, nên nhu cầu sử dụng thuốc tăng như: nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt tăng 1,33%; nhóm thuốc đường hô hấp tăng 0,64%...
+ Nhóm Giao thông so với tháng trước tăng 0,74%. Tháng 5 do ảnh hưởng của giá thế giới tăng làm cho giá các mặt hàng xăng, dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng; chỉ số nhóm nhiên liệu trong tháng tăng 1,93%. Giá xăng các loại được chiều chỉnh tăng 2,12%, giá dầu diezel được điều chỉnh tăng 2,8% so với tháng trước, với mức tăng bình quân của xăng RON95 tăng 370 đồng/lít, xăng E5-RON 92 tăng 412 đồng/lít; dầu diesel tăng 398 đồng/lít.
Các nhóm hàng hóa còn lại giá cơ bản ổn định, đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng trên thị trường xã hội.
- So với tháng 12/2020, CPI tăng 1,15% (tức là chỉ số giá 5 tháng đầu năm 2021). Trong đó có 8/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng đó là: Nhóm giao thông tăng cao nhất với 8,71%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch giảm nhiều nhất với 0,42% do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhu cầu du lịch của người dân giảm nên giá giảm.
- Chỉ số giá bình quân 5 tháng so cùng kỳ năm tăng 1,88%. Trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,88%); Đồ uống và thuốc lá (+0,36%); May mặc, mũ nón và giày dép (+0,33%); Nhà ở và vật liệu xây dựng (+1,97%); Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,4%); Thuốc và dịch vụ y tế (+0,19%); Giao thông (+4,23%); Giáo dục (+4,38%); Đồ dùng và dịch vụ khác (+1,96%). Có 2 nhóm có chỉ số giảm: Bưu chính viễn giảm 0,31% và văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,48%.
- Giá vàng trong nước biến động theo với giá vàng thế giới; Chỉ số giá vàng tháng 5/2021 tăng 3,5% so với tháng trước; tăng 10,33% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 5 tháng đầu năm 2021 tăng 17,35%.
- Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 5/2021 giảm 0,5% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước giảm 0,08%; bình quân 5 tháng đầu năm 2021 tăng 0,6%.
c) Xuất, nhập khẩu hàng hóa
- Ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh tháng 5 năm 2021 đạt 2.061,11 triệu USD, tăng 1,04% so với tháng trước. So với tháng trước một số nhóm hàng hóa tăng như:Sản phẩm gỗ 188,8 triệu USD, tăng 1,35%; hàng dệt, may 143,9 triệu USD, tăng 0,86%; Giày dép các loại 399,36 triệu USD, tăng 0,59%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 111,74 triệu USD, tăng 1,17%, máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng 198,58 triệu USD, tăng 0,34%, phương tiện vận tải và phụ tùng 109,52 triệu USD, tăng 1,63%; Xơ, sợi dệt các loại 167,93 triệu USD, tăng 4,02%... Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn ít nhiều cũng chịu tác động do dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên với phương châm vừa chống dịch vừa ổn định phát triển sản xuất, do đó các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh như: Giày dép các loại, sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng, Xơ, sợi dệt các loại vẫn duy trì được mức tăng.
Tính chung 5 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 9.571,27 triệu USD, tăng 32,34% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 228,19 triệu USD, tăng 25,38%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.797,65 triệu USD, tăng 32,62%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.545,43 triệu USD, tăng 32,5%. Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2021 tăng cao so cùng kỳ, do cùng kỳ 5 tháng năm 2020 nhiều nước đóng cửa giao thương để thực hiện các biện pháp hạn chế nhằm chống dịch Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu giảm sâu; từ đầu năm 2021 đến nay thị trường xuất khẩu phục hồi dần nên kim ngạch xuất khẩu tăng cao.
Một số nhóm hàng xuất khẩu tăng khá so cùng kỳ:
Hạt tiêu: Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng ước đạt 7.715 tấn tương đương 27 triệu USD, so cùng kỳ giảm 8,53% về lượng và tăng 37,9% về trị giá. Sau thời gian giá hạt tiêu xuất khẩu giảm mạnh thì hiện nay mặt hàng này giá đang có xu hướng tăng, do nhu cầu thế giới tăng, hiện giá xuất khẩu đang ở mức 3.814 USD/tấn.
Sản phẩm gỗ: Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng ước đạt 910 triệu USD, tăng 72,98% so cùng kỳ. Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trong những tháng đầu năm tăng do thị trường các nước trên thế giới đang phục hồi khá nhanh nên các doanh nghiệp sản xuất có nhiều đơn hàng các thị trường mới với số lượng lớn.
Hàng dệt, may: Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng ước đạt 684,46 triệu USD, tăng 3,87% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may những tháng đầu năm 2021 có dầu hiệu dần phục hồi sau thời gian gặp khó khăn của đại dịch Covid-19. Thị trường dệt may năm 2021 phục hồi, các doanh nghiệp ký được nhiều đơn hàng ngành dệt, may sản xuất hết quý III, IV năm 2021. Bên cạnh đó tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng sẽ tạo động lực cho hàng dệt may xuất khẩu sang châu Âu giúp cho kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may khả quan hơn.
Giày dép các loại: Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng ước đạt 1.933,77 triệu USD, tăng 11,85% so cùng kỳ. Đây là ngành hàng xuất khẩu có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 20,2% tổng kim ngạch, nguyên nhân tăng khá so cùng kỳ do các doanh nghiệp sản xuất ngành da giày chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) mang lại, nhằm tạo sự đột phá và thúc đẩy xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng ước đạt 458,34 triệu USD tăng 77,2% so với cùng kỳ. Do nhu cầu về các thiết bị, linh kiện điện tử tăng cao làm cho tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất có nhiều thuận lợi. Thị trường chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, thị trường EU...
Xơ, sợi dệt các loại: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 210.200 tấn tương đương 723,96 triệu USD, tăng 24,48% về lượng và tăng 69,73% về trị giá. Nguyên nhân là do nhu cầu về các mặt hàng vải, sợi để sản xuất tăng cao; giá các mặt hàng nguyên liệu như xơ, sợi tăng liên tục trong những tháng qua làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng.
Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu: Hoa Kỳ ước đạt 2.874 triệu USD, chiếm 30,03%; Trung Quốc ước đạt 1.070,9 triệu USD, chiếm 11,19%; Nhật Bản ước đạt 877,37 triệu USD, chiếm 9,17%, các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá như: Đài Loan; Hàn Quốc, Bỉ, Đức; Nga... ước đạt 2-6% so cùng kỳ.
- Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 5 đạt 1.759,98 triệu USD, tăng 1,16% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng ước đạt 7.966,6 triệu USD, tăng 40,82% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 110,45 triệu USD, giảm 9,26%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 1.654,65 triệu USD, tăng 50,53%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.201,45 triệu USD, tăng 39,79% so cùng kỳ. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu 5 tháng tăng cao so cùng kỳ, do nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất của các doanh nghiệp tăng. Một số mặt hàng nhập khẩu 5 tháng tăng khá so cùng kỳ: Hóa chất 750,36 triệu USD (+84,15%); Chất dẻo (Plastic) nguyên liệu 762 triệu USD (+45,29%); Xơ, sợi dệt các loại 219,98 triệu USD (+45,01%); Vải các loại 357,09 triệu USD (+12,58%); Máy vi tính, SP điện tử và linh kiện 474,22 triệu USD (+101,24%); Máy móc thiết bị, DCPT khác 726,12 triệu USD (+10,29%)…
Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc ước đạt 1.484,33 triệu USD, chiếm 23,41%; Hàn Quốc 900,4 triệu USD, chiếm 14,2%; Nhật Bản 509 triệu USD, chiếm 8,03%; Hoa Kỳ 570,32 triệu USD, chiếm 8,99%; các thị trường khác như: Thái Lan, Brazil, Indonesia… chiếm tỷ trọng từ 2,2% - 6,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 khi kim ngạch xuất khẩu tiếp tục chiều hướng giảm, cán cân thương mại nghiêng về hướng nhập siêu, trong khi đó tỉnh Đồng Nai tính chung 5 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì được mức xuất siêu ước đạt 1.604,72 triệu USD, trong đó khu vực trong nước xuất siêu 260,74 triệu USD; khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 1.344 triệu USD. Tuy nhiên diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới cũng như trong nước bùng phát trở lại, khả năng trong thời gian tới hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn hơn, do diễn biến dịch bệnh Covid-19 có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác Kinh tế - Thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước.
d) Hoạt động vận tải
Trong tháng 5/2021, hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh tăng thấp so tháng trước, Riêng vận tải hành khách giảm nhẹ so với tháng trước, giảm 0,57% về doanh thu và giảm 0,88% sản lượng vận chuyển do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, vận chuyển hành khách tăng 11,04% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 12,22% và vận chuyển hàng hóa tăng 9,83%, luân chuyển hàng hóatăng9,65%. Tình hình cụ thể như sau:
Dự ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải tháng 5 đạt 1.630,25 tỷ đồng, tăng 1,92% so tháng trước và tăng 13,76% so cùng tháng năm trước. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách ước tính đạt 205,15 tỷ đồng, giảm 0,57%, doanh thu vận tải hàng hóa 985,55 tỷ đồng, tăng 2,26%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tính 439,56 tỷ đồng, tăng 2,34% so tháng trước. Doanh thu vận tải hành khách tháng 5 giảm so tháng trước do dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều địa phương trên cả nước, Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 11/05/2021 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành công văn số: 4949/UBND-KGVX về việc cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên các trung tâm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tạm dừng đến trường để phòng chống dịch bệnh, do đó doanh thu và sản lượng của các đơn vị đưa rước học sinh giảm so với tháng trước, Bên cạnh đó nhu cầu đi lại của người dân cũng hạn chế, làm cho doanh thu và sản lượng vận chuyển hành khách trong tháng 5 giảm so với tháng trước.
Tính chung 5 tháng 2021 doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải ước đạt 8.033,27 tỷ đồng, tăng 12,08% so cùng kỳ. Trong đó doanh thu vận tải hành khách tăng 13,37%; doanh thu vận tải hàng hóa tăng 11,42%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 10,77% so cùng kỳ.
Sản lượng vận tải hành khách tháng 5 ước đạt 5,49 triệu lượt khách, giảm 0,88% so tháng trước; luân chuyển hàng hóa ước đạt 330,17 triệu lượt khách.km, giảm 0,81%. Tính chung 5 tháng sản lượng hành khách ước đạt 27,89 triệu lượt khách, tăng 11,04%; luân chuyển ước đạt 1.665,97 triệu lượt khách.km, tăng 12,22% so cùng kỳ. Trong đó: Khối lượng vận chuyển đường bộ ước đạt 27,43 triệu lượt khách, tăng 11,13%; luân chuyển đạt 1.665,71 triệu lượt khách.km, tăng 12,23% so cùng kỳ.
Sản lượng vận tải hàng hóa tháng 5 ước đạt 4,86 triệu tấn, tăng 2,03% so tháng trước; luân chuyển hàng hóa ước đạt 418,39 triệu tấn.km, tăng 2,2%. Tính chung 5 tháng sản lượng hàng hóa ước đạt 23,57 triệu tấn, tăng 9,83%; luân chuyển ước đạt 2.030,62 triệu tấn.km, tăng 9,65% so cùng kỳ. Trong đó: Khối lượng vận chuyển đường bộ ước đạt 22,92 triệu tấn, tăng 9,98%; luân chuyển đạt 1.919,83 triệu tấn.km, tăng 9,93% so cùng kỳ.
4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước
Dự ước thực hiện vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do địa phương quản lý tháng 5 năm 2021 thực hiện 381,88 tỷ đồng, tăng 12,39% so với tháng 4 năm 2021, trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh tăng 12,89% và chiếm 65,47%, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện tăng 11,14% và chiếm 27,84%, vốn ngân sách nhà nước cấp xã tăng 12,78% và chiếm 6,69%, nguyên nhân tăng là do UBND tỉnh có những chỉ đạo sát sao, tập trung và trọng điểm trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nên hầu hết tháng 5/2021 nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý tiếp tục tăng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021 thực hiện 1.783,96 tỷ đồng, tăng 15,58% so cùng kỳ và bằng 19,67% so kế hoạch năm 2021, do kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, nên các công trình trình chuyển tiếp từ năm 2020 được chú trọng đẩy nhanh tiến độ. Cụ thể các nguồn vồn như sau:
a) Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh quản lý
Dự ước tháng 5 năm 2021 thực hiện 250 tỷ đồng, tăng 12,89% so với tháng 4/2021. Ước 5 tháng đầu năm 2021 thực hiện 1.122,54 tỷ đồng, tăng 16,27% so cùng kỳ và bằng 19,25% so với kế hoạch năm, trong đó: Dự án đầu tư xây dựng đường Hương Lộ 2 nối dài, dự ước tháng 5/2021 là 13,2 tỷ đồng; Dự án cải tạo nâng cấp đường ĐT 768 đoạn từ cầu Vượt Thủ Biên đến giao với đường ĐT767 (H. Vĩnh Cửu), dự ước tháng 5/2021 là 15,2 tỷ đồng; Dự án nâng cấp đường ĐT 763 đoạn từ Km0+000 đến Km29+500 (H. Định Quán, Xuân Lộc), dự ước thực hiện trong tháng 5/2021 là 10,8 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng cầu Thanh Sơn và tuyến đường Cao Cang (H. Định Quán), dự ước thực hiện trong tháng 5/2021 là 4,4 tỷ đồng; Dự án xây dựng cầu Vàm Cái Sứt trên đường Hương lộ 2 nối dài (TP. Biên Hòa); Dự ước thực hiện là 7,5 tỷ đồng. Một số dự án dở dang các chủ đầu tư đang tập trung thi công theo kế hoạch.
b) Nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý
Dự ước tháng 5 năm 2021 thực hiện 106,3 tỷ đồng, tăng 11,14% so với tháng 4/2021; Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021 thực hiện 528,49 tỷ đồng, tăng 14,6% so cùng kỳ và bằng 20,64% so kế hoạch năm 2021, cụ thể các công trình như sau: Dự án chống ngập úng khu vực Suối Cải; dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước tập trung xã Hàng Gòn; Dự án nâng cấp, mở rộng Hồ chứa nước Suối Tre (TP. Long Khánh) dự ước tháng 5/2021 thực hiện 11,7 tỷ đồng; Dự án Trung tâm tổ chức sự kiện (H. Tân Phú) dự ước tháng 5/2021 thực hiện 1,2 tỷ đồng; Dự án Trạm bơm ấp 7 Phú Tân (H. Định Quán) dự tháng 5/2021 thực hiện 2,2 tỷ đồng.
c) Nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do cấp xã quản lý.
Dự ước tháng 5 năm 2021 thực hiện 25,53 tỷ đồng, tăng 12,78% so tháng 4/2021; Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021 thực hiện 132,93 tỷ đồng, tăng 13,71% so với cùng kỳ và bằng 19,51% so kế hoạch.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 5 và 5 tháng có mức tăng trưởng khá, mặc dù vẫn còn một số tồn tại đó là: chậm tiến độ do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác giải ngân chưa kịp thời và đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Với sự quyết tâm của Lãnh đạo tỉnh Ðồng Nai chỉ đạo quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, trong đó khâu giải ngân, giải phóng mặt bằng là quan trọng nhất với mục tiêu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, tập trung công tác giải ngân kịp thời; đồng thời lên các phương án rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc và giám sát về tiến độ thi công.
5. Tình hình thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
a) Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Tính đến nay UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 4948/QĐ-UBND về việc giao diện tích 1.284,57 ha đất cho Cảng vụ hàng không Miền Nam (đợt 1) để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại Cảng HKQT Long Thành. Cảng vụ hàng không Miền Nam đã nhận bàn giao đất trên thực địa và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích được giao để thực hiện triển khai dự án.
b) Công tác xây dựng hạ tầng các khu tái định cư
- Dự án thành phần 1: Các nhà thầu đều đã tăng cường nhân công, thiết bị để duy trì thi công theo kế hoạch tiến độ, các nhà thầu Khu 3, Khu 6, Khu 7 cũng đã lập kế hoạch và triển khai nhân lực; Đến nay, các nhà thầu đã cơ bản hoàn thành 02 tuyến đường N23 và N39; hoàn thành mặt đường nhựa 02 tuyến đường D1 và D18; tiếp tục hoàn thiện khối lượng vỉ hè còn lại.
- Dự án thành phần 2: Gồm các dự án Trường học, trụ sở ủy ban, trung tâm văn hóa...nhà thầu đang triển khai thi công, gia công lắp dựng cốp pha, cốt thép, thi công bê tông đà kiềng, nắp bể nước ngầm. Thi công xây trụ cột hàng rào và một số hạng mục của dự án.
- Dự án thành phần 3: Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh có văn bản số 522/BQLDAĐTXD-CTN gửi Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hoàn thành phê duyệt các dự án có cấu phần xây dựng hai khu tái định cư thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành.
- Dự án thành phần 4: Các công trình xã hội Khu dân cư, tái định cư tại xã Bình Sơn hiện nay đãng thực hiện thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Dự thành phần 5: Đến nay UBND huyện Long Thành đã khởi công 09/10 gói thầu; các Nhà thầu đã hoàn thành thi công móng, cột tầng trệt, dầm sàn tầng trệt, cổng tường rào.... Còn lại gói thầu Hệ thống lưới trung điện - hạ thế đang tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thi công, dự kiến khởi công trong tháng 4/2021.
c) Công tác giải ngân vốn
Theo kế hoạch được giao là 22.850.035 triệu đồng trong giai đoạn 2018-2021 để triển khai thực hiện dự án; UBND tỉnh đã giao chi tiết kế hoạch vốn cho 04 đơn vị được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư. Từ đầu năm đến nay đã tiến hành giải ngân tiền bồi thường, hỗ trợ xây dựng tái định cư là 611.984 triệu đồng, trong đó UDND Huyện Long Thành là 508.784 triệu đồng, Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh là 106.200 triệu đồng.
6. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp
- Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến ngày 20/5/2021 đạt 738,87 triệu USD, tăng 48,11% so cùng kỳ. Trong đó: Cấp mới 24 dự án với vốn đăng ký 274,98 triệu USD, tăng 145,21% so cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn 47 dự án với vốn bổ sung 463,89 triệu USD, tăng 19,95% so cùng kỳ.
- Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 22/5/2021 là 11.617,3 tỷ đồng, giảm 24,32% so cùng kỳ. Trong đó: Cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 15 dự án với số vốn là 9.171,58 tỷ đồng, giảm 34,03% so cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn 7 dự án với số vốn là 2.445,74 tỷ đồng, tăng 68,9% so cùng kỳ.
Tổng vốn đăng ký kinh doanh từ ngày 01/05/2021 đến ngày 15/5/2021 là 23.522,708 tỷ đồng, tăng 913% so với cùng kỳ năm 2020 (2.322 tỷ đồng). Trong đó doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có 147 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 22.926,158 tỷ đồng và 39 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn là 596,55 tỷ đồng. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới là 1.443 doanh nghiệp, tăng 14,52% so với cùng kỳ; vốn đăng ký 40.516,52 tỷ đồng, tăng 233,47%. Đây là những tín hiệu tích cực phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới; các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trong tình hình mới phát huy hiệu quả.
- Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh: Tính từ đầu năm đến ngày 15/5/2021 có 152 doanh nghiệp giải thể và 173 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động; 474 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh kém hiệu quả và thu hẹp lại mô hình sản xuất.
7. Một số tình hình xã hội
a) Văn hóa thông tin
Tháng 5 năm 2021, toàn ngành VHTTDL đã triển khai thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Công tác tuyên truyền các sự kiện chính trị của đất nước và tỉnh Đồng Nai trong tháng 5 tập trung: Tuyên truyền về cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong đó: Phục vụ nhân dân trên địa bàn tại thành phố Long Khánh và 9 huyện được 40 buổi. Thực hiện 10 buổi chạy xe cổ động tuyên truyền bầu cử. Tuyên truyền kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021), kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021)...
Hoạt động Thư viện: Trong tháng thực hiện cấp 1.050 thẻ, phục vụ 31.860 lượt độc giả, lưu hành 79.500 lượt sách báo. Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2021, Thư viện tỉnh đã phục vụ lưu động khoảng 3.050 lượt bạn đọc với 2.950 bản sách.
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật: Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai tổ chức 25 buổi biểu diễn livestream phục vụ chương trình nghệ thuật “Tháng 5 nhớ Bác” chào mừng Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021) và chương trình ca múa nhạc “Non sông vào hội” tuyên truyền bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ngoài ra, Nhà hát Nghệ thuật đã thực hiện 15 buổi biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Công tác bảo tồn, bảo tàng: Mở cửa trưng bày triển lãm chuyên đề “Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp - Ngày hội của toàn dân”. Trong tháng, Bảo tàng tỉnh đón tiếp khoảng 1.290 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu.
b) Thể dục, thể thao
Các đội tuyển thể dục thể thao Đồng Nai tham gia thi đấu 10 giải cấp quốc gia, đạt 28 huy chương các loại (trong đó có 08 HCV, 05 HCB, 15 HCĐ). Trong đó một số bộ môn đạt thành tích cao như: Cầu mây đạt 01 HCB, 04 HCĐ tại Giải Vô địch Cầu mây quốc gia năm 2021; Vovinam đạt 03 HCB, 03 HCĐ tại Giải Vô địch Vovinam các đội mạnh toàn quốc lần thứ XII; Điền kinh đạt 02HCV và 02 HCĐ tại Giải Điền kinh Cúp Tốc độ Thống Nhất TP.HCM… Đặc biệt, tại Cuộc đua xe đạp toàn quốc - Cúp Truyền hình TP.HCM lần thứ 33 - 2021 - Non sông liền một dải - Niềm tin chiến thắng - HTV - Tôn Đông Á, sau 22 chặng đua, đội Bikelife Đồng Nai xuất sắc giành chiếc áo vàng chung cuộc. Ở nội dung đồng đội tính giờ, đội Bikelife Đồng Nai xuất sắc giành vị trí nhất bảng tổng sắp. Giải vua leo núi, vận động viên NguyễnPhạm QuốcKhang (đội Bike LifeĐồng Nai) đạt hạng Nhì.
Ngoài ra, thể thao Đồng Nai còn tham gia 03 giải cụm, khu vực, mở rộng, đạt 02 HCV và 02 HCB. Phối hợp tổ chức các giải đấu gồm: Giải Bóng rổ các câu lạc bộ tỉnh; Giải đua xe đạp “Về chiến khu” huyện Vĩnh Cửu mở rộng Lần thứ XVI năm 2021 - Cúp DONACOOP; Giải Bóng chuyền nam các đơn vị LLVT đóng trên địa bàn tỉnh năm 2021.
d) Giáo dục - Đào tạo
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngày 11/5/2021 UBND tỉnh ban hành văn bản số 4949/UBND-KGVX về việc cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên các trung tâm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, học sinh mầm non dừng đến trường từ ngày 12-5. Đối với các trường Tiểu học, THCS, THPT, các cơ sở GDNN (có dạy chương trình văn hóa phổ thông), các khối lớp đã hoàn thành thi học kỳ II thì cho học sinh dừng đến trường ngay sau khi hoàn thành kỳ thi. Đối với các trường hoặc khối lớp chưa tổ chức thi học kỳ thì khẩn trương tổ chức kỳ thi để đảm bảo học sinh được nghỉ học trước ngày 17/5.
Nhằm đảm bảo chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và kỳ thi tuyển sinh lớp 10, UBND tỉnh giao Sở GD-ĐT chỉ đạo và phê duyệt phương án cụ thể việc tổ chức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến đối với học sinh khối 9 và 12 (bao gồm các cơ sở GDNN có dạy chương trình văn hóa phổ thông). Nếu dạy học trực tiếp thì phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên, nhân viên ở các trường học. Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn theo quy định để hoàn tất chương trình năm học 2020-2021.
Phối hợp thực hiện công tác chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Chủ trì thành lập hội đồng và thực hiện ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022. Kiểm tra trường THCS thuộc huyện Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu đạt chuẩn quốc gia. Theo dõi, kiểm tra công tác tổ chức ôn thi cho học sinh chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia.
Trình UBND tỉnh phương án tổ chức thực hiện kỳ thi, Chỉ thị về việc tổ chức kỳ thi, Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 cấp tỉnh. Tiếp nhận danh sách giáo viên THCS coi thi Tốt nghiệp THPT năm 2021; Tiếp nhận dữ liệu thí sinh dự thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 các đơn vị trong tỉnh. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022.
e) Y tế
Tình hình dịch Covid-19 bệnh diễn biến phức tạp, bùng phát trong nhiều tỉnh thành trên cả nước với gần 30 tỉnh/thành ghi nhận trường hợp mắc trong cộng đồng. Tính đến 14/5/2021, Đồng Nai ghi nhận 07 trường hợp mắc bệnh trên địa bàn tỉnh (01 trường hợp mắc cộng đồng, 06 trường hợp mắc nhập cảnh cách ly) kể từ đợt bùng phát dịch từ ngày 27/4 và đang được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Phổi.
Một số dịch bệnh phát sinh trong tháng 5 như sau:
- Sốt xuất huyết: Ghi nhận 317 trường hợp (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 23, chiếm tỷ lệ 72,87%), giảm 4,52% so với tháng trước và tăng 155,65% so với tháng cùng kỳ 2020. So với tháng trước, số trường hợp mắc giảm ở 06/11 huyện/TP, trong đó giảm nhiều ở thành phố Biên Hòa; các địa phương còn lại gần tương đương.
Số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 5/2021 là 1.903 (trong đó số trường hợp trẻ ≤ 15 tuổi là 1.322, chiếm tỷ lệ 69,47%), tăng 70,83% so với cùng kỳ (1.114 trường hợp), chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 76 ổ dịch, tăng 261,9% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ổ dịch xử lý trong toàn tỉnh đạt 98,78% (568 ổ dịch được xử lý/575 ổ dịch phát hiện).
- Sởi: Trong tháng ghi nhận 01 trường hợp, giảm 01 trường hợp so với tháng trước và giảm 03 trường hợp so với tháng cùng kỳ năm 2020. Không ghi nhận trường hợp tử vong.
Tổng số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 5/2021 là 08 trường hợp, giảm 94,07% so với cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.
- Tay chân miệng (TCM): Số trường hợp mắc tay chân miệng trong tháng là 778, tăng 41,19% so với tháng trước. Không ghi nhận trường hợp tử vong. So với tháng trước, số trường hợp mắc tăng ở 11/11 huyện/TP, trong đó tăng nhiều nhất ở thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Định Quán, Cẩm Mỹ, Thống Nhất. Số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 5 là 2.413, tăng 5,84 lần so với cùng kỳ năm. Không ghi nhận trường hợp tử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Trong tháng 5/2021 phát hiện và xử lý 120/120 ổ dịch, số ổ dịch phát hiện tăng 120% so với tháng trước. Cộng dồn xử lý 306/309 ổ dịch phát hiện, đạt tỷ lệ 99,03%.
- Tình hình vệ sinh thực phẩm: Trong tháng 5/2021 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát (02 đoàn kiểm tra liên ngành) và tổ chức 2.049 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm/15.233 tổng số cơ sở, trong đó: 1.837 cơ sở đạt (chiếm 89,65%), số cơ sở vi phạm là 212, nhắc nhở 195 cơ sở, phạt tiền 17 cơ sở với số tiền phạt là 87 triệu đồng.
Trong tháng xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm, ghi nhận 15 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong.
f) Giải quyết việc làm
Trong tháng đã phối hợp các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm giải quyết việc làm cho 7.167 lượt người. Lũy kế từ đầu năm giải quyết cho 30.122 lượt người, đạt 37,65% kế hoạch năm, tăng 4,42% so với cùng kỳ.
Số người lao động nộp hồ sơ hưởng BHTN là 6.291 người và đã ban hành 6.399 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền chi trả là 165.169,53 triệu đồng; tư vấn và giới thiệu việc làm cho 6.542 lượt lao động thất nghiệp, hỗ trợ học nghề cho 55 người; trong tháng đã cấp 477 giấy phép lao động cho người nước ngoài.
g) Đào tạo nghề
Trong tháng 5, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 8.165 người. Tính chung 5 tháng đầu năm đào tạo cho 29.855 lượt người, đạt 37,46% kế hoạch. Toàn tỉnh có 7.583 người tốt nghiệp các khóa đào tạo. Lũy kế từ đầu năm có 23.262 người tốt nghiệp, đạt 34.15% kế hoạch./.
Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai