Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 06/07/2021-10:47:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2021 tỉnh Kon Tum

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khi tiếp tục thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, với tình hình đó, tỉnh Kon Tum cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định: công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh được thực hiện tích cực, quyết liệt, việc chưa có ca nhiễm bệnh là nền tảng để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; công tác cải cách hành chính, thu hút đầu tư có nhiều điểm sáng; thu ngân sách nội địa đảm bảo; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện kịp thời, đầy đủ. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cây trồng vẫn còn diễn ra; với đường biên giới dài và tiếp giáp với các tỉnh đã xảy ra các ca dương tính Covid-19 nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vẫn còn cao... Nhưng dưới sự giám sát, chỉ đạo điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả tích cực. Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:

- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (theo giá so sánh năm 2010) ước tính tăng 6,79%[1].

- Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước khoảng 1.483 tỷ đồng, đạt 42,37% dự toán địa phương giao và tăng 15,32% .

- Tổng chi ngân sách địa phương ước khoảng 4.489 tỷ đồng, đạt 44,09% nhiệm vụ chi và tăng 9,04%.

- Ước tính vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum 6 tháng đầu năm 2021 là 8.797,4 tỷ đồng, tăng 17,39%.

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,08%.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 11.909,8 tỷ đồng, tăng 17,4%.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2021 tăng 0,25% so với tháng trước; tăng 2,13% so với cùng kỳ năm trước; CPI bình quân 6 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,16%.

1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum (GRDP) 6 tháng đầu năm 2021 (theo giá so sánh năm 2010) ước tăng 6,79% so với cùng kỳ năm 2020, cụ thể: Khu vực Nông - Lâm - Thuỷ sản tăng 4,91%; khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 7,64%, Dịch vụ tăng 6,56%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,07%.

Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2021

- Khu vực Công nghiệp - xây dựng có mức tăng 7,64%, chủ yếu tăng ở các ngành như: ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 10,62%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 1,27%. Một số sản phẩm tăng so với 6 tháng đầu năm 2020 như: Gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn đạt 81,813 triệu viên, tăng 20,09%; phân vi sinh 575 tấn, tăng 73,19%; ghế gỗ các loại 107.942 chiếc, tăng 29,14%; bàn bằng gỗ các loại 45.794 chiếc, tăng 16,47%; điện sản xuất 793,2 triệu Kwh, tăng 25,69%.- Khu vực Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 4,91%, có thể nói đây là mức tăng trưởng khá dù chưa đạt kế hoạch đề ra, chủ yếu tập trung mức tăng ở sản lượng cao su, cây ăn quả, lúa ... Cụ thể một số sản lượng sản phẩm có mức tăng cao như sau: Sản lượng cao su tăng 15,81%; hồ tiêu tăng 8,26%; rau các loại tăng 3,5%; bưởi tăng 19,0%, các sản phẩm khác có tăng, giảm nhưng không cao.

- Khu vực Dịch vụ có mức tăng 6,56%, đây là mức tăng chưa đạt như kỳ vọng. Tuy vậy trong tình hình chung của cả nước bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nhưng nhóm ngành dịch vụ của tỉnh đạt được mức tăng trưởng như trên là điều đáng khích lệ.

2. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

2.1. Thu, chi ngân sách

- Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước khoảng 1.483 tỷ đồng, đạt 42,37% dự toán địa phương giao và tăng 15,32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu nội địa 1.340 tỷ đồng, đạt 41,19% dự toán và tăng 13,61% so cùng kỳ năm trước; thu hoạt động xuất nhập khẩu 143 tỷ đồng, đạt 57,94% dự toán.

- Chi ngân sách địa phương ước khoảng 4.489 tỷ đồng, đạt 43% nhiệm vụ chi và tăng 9,04% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Chi đầu tư phát triển là 1.845 tỷ đồng, đạt 51,2% nhiệm vụ chi; chi thường xuyên gần 2.635,732 tỷ đồng, đạt 50,8% nhiệm vụ chi và tăng 11,92% so với cùng kỳ năm trước.

2.2. Hoạt động ngân hàng

Tổng nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm ước 17.000 tỷ đồng, đạt 96% so với kế hoạch, tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,4% so với cuối năm 2020; dư nợ tín dụng ước 35.600 tỷ đồng, đạt 94,2% kế hoạch và tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước; nợ xấu ước khoảng 300 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,82%/tổng dư nợ. Các tổ chức tín dụng chấp hành tốt các quy định về lãi suất huy động, mặt bằng chung lãi suất cho vay tiếp tục duy trì ổn định phổ biến từ 6,0-8,0%/năm đối với ngắn hạn, 8-11%/năm đối với trung và dài hạn. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Do vậy, nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng, cơ cấu, tỷ trọng dư nợ phân theo thời hạn tăng trưởng khiêm tốn.

3. Giá cả, lạm phát

3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2021 tăng 0,25% so với tháng trước; tăng 2,13% so với cùng kỳ năm trước; tăng 1,23% so với tháng 12 năm trước; tăng 3,56% so với kỳ gốc 2019; CPI bình quân 6 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,16%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, so với tháng trước có 06 nhóm tăng: nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21%; nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,12%; nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,84%; nhóm Giao thông tăng 1,24%; nhóm giáo dục tăng 0,23%; nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,11%. Có 04 nhóm giảm là nhóm Đồ uống và thuốc lá giảm 0,12%; nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,14%; nhóm nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,06%; nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,71%. Có 01 nhóm không biến động giá là nhóm Thuốc và dịch vụ y tế.

3.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng biến động theo giá vàng thế giới và trong nước với xu hướng tăng so với tháng trước, giá vàng 9999 trên địa bàn tỉnh tháng 6/2021 được bán với giá bình quân khoảng 5.413.000 đồng/chỉ, tăng 1,85% so với tháng trước; tỷ giá USD/VND bình quân giao dịch ở mức 23.093 đồng/USD giảm 0,26%.

4. Đầu tư và xây dựng

4.1. Vốn đầu tư

- Ước tính vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum 6 tháng đầu năm 2021 đạt 8.797,4 tỷ đồng, tăng 17,39% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo nguồn vốn, cụ thể như sau:

Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện là 2.031,2 tỷ đồng, tăng 17,46% so với cùng kỳ và chiếm 23,09% trong tổng nguồn vốn, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước do trung ương quản lý là 497,5 tỷ đồng, nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý là 1.533,8 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu, xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thủy lợi, giao thông, giáo dục, y tế, ...

Nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực ngoài nhà nước là 6.762 tỷ đồng, tăng 17,43% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 76,86% trong tổng nguồn vốn, trong đó: Vốn đầu tư của doanh nghiệp là 3.953,2 tỷ đồng, vốn đầu tư của các hộ gia đình là 2.808,8 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư của khu vực hộ dân cư trong xây dựng, sửa chữa nhà, chăn nuôi, ...

Nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 4,2 tỷ đồng, chiếm 0,05% trong tổng nguồn vốn, chủ yếu thực hiện các khoản mục đầu tư mua sắm máy móc thiết bị không qua XDCB, bổ sung vốn lưu động và sửa chữa nâng cấp tài sản cố định của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Ước vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Kon Tum 6 tháng đầu năm 2021 đạt 970.912 triệu đồng, tăng 19,27% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, Chia ra:

Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước là 759.835 triệu đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ và chiếm 78,26% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, giáo dục, y tế, cấp nước sinh hoạt nông thôn, môi trường nông thôn, đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn... Trong đó: Vốn cân đối ngân sách tỉnh là 558.885 triệu đồng, chiếm 73,55%; Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu là 110.935 triệu đồng, chiếm 14,6%; Vốn ODA là 44.388 triệu đồng, chiếm 5,8%; Vốn xổ số kiến thiết là 37.407 triệu đồng, chiếm 4,9%; Vốn khác là 8.220 triệu đồng, chiếm 1,08% trong tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh.

Vốn ngân sách nhà nước cấp huyện là 211.077 triệu đồng, tăng 17,09% so với cùng kỳ và chiếm 21,74% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách huyện là 144.387 triệu đồng, chiếm 68,4%; Vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu là 61.185 triệu đồng, chiếm 28,99%; Vốn khác là 5.505 triệu đồng, chiếm 2,6% trong tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện.

Nguồn vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý và vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng cao so với cùng kỳ năm trước là do các Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông, kiên cố hóa các kênh mương, công trình cấp nước sinh hoạt; công trình giáo dục; y tế…

4.2. Xây dựng

Trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động xây dựng tập trung ở khu vực hộ dân cư, chủ yếu xây dựng nhà ở mới với mức đầu tư cao và sửa chữa các công trình khác. Các đơn vị hoạt động xây lắp triển khai thi công các công trình trọng điểm có vốn đầu tư cao như:

- Công trình kỹ thuật dân dụng: đường giao thông kết nối từ đường Hồ Chí Minh đi quốc lộ 24, xây dựng cầu số 3 qua sông Đắk Bla, bê tông hóa đường phố phường Trường Chinh, đường thôn Kon Trang Long Loi, xây dựng cầu Đăk Pne, đường nội bộ QT khu Trung tâm Hành chính mới của tỉnh, công trình tái định cư huyện Ngọc Hồi, đường tránh đi Quốc lộ 24, Nâng cấp đường GTNT huyện Sa Thầy, sửa chữa đường bộ QL14, nâng cấp sửa chữa quốc lộ 24 tỉnh Kon Tum...

Công trình thủy lợi: Dự án thủy lợi làng Lung Ia Xier Sa Thầy, Thủy điện Đăk Diu, Thủy điện Plei Kần hạ ...

- Xây dựng công trình nhà không để ở: Xây lắp trường Tiểu học Trần Phú, Trường học huyện Ia H’Drai, Trường học huyện Kon Plông..., sửa chữa nhà làm việc trung tâm văn hóa thể dục thể thao huyện Đắk Tô ...

- Các loại hình kinh tế khác (hộ dân cư, xã/phường/ thị trấn): chủ yếu do hộ dân cư đầu tư xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và các công trình liên quan (sân, tường rào, nhà kho, các công trình khác…). Các đơn vị xã, phường, thị trấn cùng nhân dân thực hiện thi công các công trình nhà văn hóa, nhà rông, hội trường, trường học mẫu giáo, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết…, bê tông hoá các đường liên thôn, liên xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số xã …

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Trong tháng 6/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 20 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ khoảng 179,8 tỷ đồng; 07 doanh nghiệp hoạt động trở lại; 06 doanh nghiệp đã giải thể; 05 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Lũy kế đến ngày 20 tháng 6 năm 2021, đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 130 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ khoảng 3.589,17 tỷ đồng; 83 doanh nghiệp hoạt động trở lại; 17 doanh nghiệp giải thể; 102 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong những tháng đầu năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi do hạn hán, thiếu nước, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản. Trước những khó khăn đó, ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, chăn nuôi phát triển tốt, cung ứng đủ sản phẩm, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch. Sản xuất lâm nghiệp phát triển ổn định.

6.1. Nông nghiệp

6.1.1. Trồng trọt

a) Kết quả sản xuất vụ đông xuân 2020-2021

Tổng diện tích gieo trồng (DTGT) cây hàng năm vụ đông xuân 2020 - 2021 tỉnh Kon Tum ước đạt: 9.548,02 ha, tăng 1,6% (+149,99 ha). Trong đó diện tích cây lương thực có hạt là: 7.823,85 ha, tăng 1,5% (+115,86 ha).

- Cây lúa DTGT: 7.123,85 ha, tăng 1,04% (73,36 ha). Diện tích này chủ yếu do phục hóa đảm bảo lượng nước đưa vào gieo trồng.

- Cây ngô DTGT: 700 ha, tăng 6,46% (+42,50 ha) so cùng kỳ vụ đông xuân 2019 - 2020. Diện tích cây ngô tăng do người dân tranh thủ trồng trên diện tích tái canh cây cà phê.

- Cây lạc DTGT: 36,95 ha, tăng 24,41% (+7,25 ha).

- Cây rau, đậu và hoa các loại: DTGT toàn tỉnh là: 1.447,59 ha, tăng 4,5% (+62,34 ha) so cùng kỳ năm trước.

Sản lượng lương thực vụ đông xuân 2020 - 2021 ­ước đạt 37.337 tấn, tăng 3,73% (+1.342 tấn) so vụ đông xuân 2019 - 2020, trong đó sản lư­ợng lúa 34.627 tấn, tăng 3,31% (+1.109 tấn); sản lượng ngô 2.710 tấn, tăng 9,42% (+233 tấn). Năng suất lúa ước tính tăng do năm nay thời tiết thuận lợi, mưa sớm, lượng nước đảm bảo cho cây trồng phát triển.

Năng suất lúa ư­ớc đạt 48,61 tạ/ha, tăng 2,24% ( +1,07 tạ/ha). Năng suất ngô ước đạt 38,72 tạ/ha, tăng 2,78% (+1,05 tạ/ha) so vụ đông xuân 2019 - 2020.

b) Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa 2021

Tính đến ngày 15/6/2021, tổng DTGT cây hàng năm vụ mùa 2021 tỉnh Kon Tum là: 46.429 ha, giảm 2,78% (-1.326 ha) so với cùng kỳ vụ mùa năm trước. Cụ thể DTGT một số cây trồng như sau:

- Cây lúa DTGT: 7.314 ha, giảm 0,48% (-35 ha).

- Cây ngô DTGT: 2.951 ha, giảm 4,3 % (-132 ha).

- Cây sắn DTGT: 33.852 ha, giảm 3,31% (+1.159 ha).

- Cây mía DTGT: 902 ha, giảm 4,35% (-41 ha).

- Khoai lang DTGT: 95 ha, giảm 3,55% (-4 ha).

- Cây lạc DTGT: 56 ha, tăng 2,01% (+1 ha).

- Rau các loại DTGT: 1.012 ha, tăng 5,14% (+50 ha).

- Đậu các loại DTGT: 184 ha, giảm 2,98% (-6 ha).

- Cây khác DTGT: 63,1 ha, tăng 0,85% (+1 ha).

c) Diện tích cây lâu năm

- Diện tích cây cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum ước đến thời điểm 30/6/2021 đạt 25.218 ha, tăng 16,59% (+3.588,8 ha) so với cùng kỳ năm trước. Diện tích cà phê tăng một phần do trồng mới, phần còn lại do bỏ sót diện tích từ các năm trước. Diện tích cây cao su ước tính 74.252 ha, tăng 0,08% (+62 ha) so với cùng kỳ năm trước. Diện tích cây ăn quả lâu năm của tỉnh không lớn, do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không phù hợp với các loại cây ăn quả nên ít được đầu tư trồng tập trung. Diện tích chủ yếu trồng phân tán ở các khu vườn hộ dân, sản lượng thu hoạch chủ yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

6.1.2. Tình hình chăn nuôi

Tổng đàn trâu 25.840 con, tăng 4,8% (+1.190 con) so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung đàn trâu trên toàn tỉnh ổn định về tổng đàn. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 374 tấn, tăng 4,47% (+55 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Tổng đàn bò 84.772 con, tăng 4,2% (+3.416 con) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 3.175 tấn, tăng 4,96% (+150 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân làm cho đàn bò tăng là do trong kỳ dịch bệnh ít xảy ra, giá cả thịt bò hơi ổn định, người chăn nuôi yên tâm đầu tư làm cho đàn bò tăng lên.

Tổng đàn lợn 149.670 con, tăng 5,2% (+7.391 con) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 10.995 tấn, tăng 6,52% (+673 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Tổng đàn gia cầm 1.699.510 con, tăng 4,5% (+73.010 con) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: đàn gà 1.474.000 con, tăng 4,9% (+68.390 con) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt gia cầm là 2.403 tấn, tăng 4,57% (+110 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình dịch bệnh trong 6 tháng đầu năm 2021

Trong 6 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh nguy hiểm trên động vật như dịch tả lợn Châu phi (DTLCP), Lở mồm long móng (LMLM), viêm da nổi cục ở trâu, bò,… đã phát sinh và gây bệnh cho đàn gia súc tại một số nơi trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:

- Dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM): xảy ra tại 10 ổ dịch trên địa bàn 03 huyện: huyện Đăk Glei (05 ổ dịch); huyện Tu Mơ Rông (02 ổ dịch); huyện Kon Plong (02 ổ dịch); huyện Ngọc Hồi (01 ổ dịch) với 364 con trâu, bò mắc bệnh. Trong đó: đã chăm sóc khỏi triệu chứng lâm sàng cho 353 con trâu, bò; tiêu hủy 11 bê, nghé.

- Dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP): trên địa bàn tỉnh đã phát sinh và tiêu hủy 379 con lợn mắc bệnh DTLCP tại 09 ổ dịch: xã Đăk Xú - Ngọc Hồi 19 con; phường Duy Tân - thành phố Kon Tum 9 con; xã Hiếu - huyện Kon Plong 78 con; TT Đăk Tô - Đăk Tô: 9 con; xã Ngọk Tụ - Đăk Tô 7 con; xã Đăk La - Đăk Hà: 15 con; xã Đăk Ngọk - Đăk Hà 16 con; xã Ngọk Wang - Đăk Hà 7 con; xã Đăk Plô - Đăk Glei: 219 con.

- Dịch bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò (VDNC): vào ngày 12/5/2021, dịch bệnh VDNC xảy ra đầu tiên tại huyện Kon Plông, sau đó dịch bệnh lây lan trên địa bàn các huyện, thành phố. Tính đến 15/6/2021, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 166 hộ chăn nuôi của 6 huyện (Kon Plông, Sa Thầy, Ia H'Drai, Ngọc Hồi, TP Kon Tum, Đăk Hà) có gia súc mắc bệnh VDNC. Tổng số gia súc mắc bệnh VDNC là 298 con bò (đã tiêu hủy 8 con bò; đã chăm sóc khỏi triệu chứng lâm sàng cho 36 con; đang tiếp tục chăm sóc 254 con bò). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 19 ổ dịch bệnh VDNC chưa qua 30 ngày.

- Các dịch bệnh khác: Dịch bệnh thông thường trên đàn gia súc, gia cầm được lực lượng thú y phát hiện và xử lý kịp thời.

6.2. Lâm nghiệp

Ước tính đến thời điểm 30/6/2021, công tác trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh khoảng 22 ha.

Ước tính tổng lượng gỗ khai thác là 69.367 m3, tăng 5,12 % (+3.552 m3) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do khai thác gỗ rừng trồng trong dân tăng.

Ước tính lượng củi khai thác là 140.710 ste, tăng 3,16% (+4.250 ste) so với cùng kỳ năm trước.

6.3. Thủy sản

Ước tính đến 30/6/2021, diện tích nuôi trồng thủy sản là 723 ha, tăng 1,69% (+12 ha) so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thuỷ sản là 2.652 tấn, tăng 8,76 % (+213 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Sản lượng nuôi trồng nước ngọt là 1.732 tấn, tăng 7,44 % (+120 tấn).

Sản lượng khai thác nước ngọt là 920 tấn, tăng 11,31% (+93 tấn).

Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản ổn định, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là khai thác đánh bắt của các hộ trên lòng hồ thủy lợi, thủy điện, sông suối. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai mô hình nuôi thủy sản nước ngọt công nghệ cao CPF trên địa bàn Huyện Đăk Hà, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh tiếp tục theo dõi để đánh giá hiệu quả của mô hình.

7. Sản xuất công nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2021 sản xuất công nghiệp trên địa bàn không bị ảnh hưởng nhiều của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất công nghiệp ổn định và tăng trưởng so với cùng kỳ. Nhưng nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp của các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn còn gặp nhiều khó khăn và có mức tăng trưởng chưa cao; chỉ số sản xuất toàn ngành chỉ tăng 10,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, một số ngành sản xuất có chỉ số giảm sâu như ngành chế biến gỗ, sản xuất hóa chất, sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại, nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguyên liệu hoạt động và khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm…

7.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

- Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp quý II năm 2021

Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp quý II năm 2021 tăng 17,16% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: tăng chủ yếu ở ngành sản xuất và phân phối điện (+35,02%).

So với quý trước, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tính tăng 2,84%. Trong đó: Ngành khai thác khoáng sản tăng 40,02%; Ngành sản xuất điện tăng 31,03%. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 27,62% so với quý trước, nguyên nhân chủ yếu do đến cuối quý các đơn vị sản xuất đường, tinh bột sắn tạm ngưng hoạt động do đã hết nguyên liệu, sản phẩm đường, tinh bột sắn giảm mạnh đã làm chỉ số ngành này giảm; các ngành sản xuất khác ổn định so quý trước.

Ước tính một số sản phẩm sản xuất quý II năm 2021 so với cùng kỳ năm trước như sau: Đá xây dựng khác 83.783,6 m3, giảm 10,05%; Tinh bột sắn ước tính sản xuất 23.422 tấn, giảm 48,25%; Gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn đạt 51,188 triệu viên, tăng 43,68%; điện sản xuất 456,62 triệu Kwh, tăng 40,9%.

- Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021

Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 tăng 10,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 12,97%; Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,67%, trong đó giảm chủ yếu ở ngành sản xuất đường và tinh bột sắn. Ngành sản xuất đường giảm do năm 2021 Công ty Cổ phần Đường Kon Tum chủ yếu sản xuất chế biến chủ yếu từ nguồn nguyên liệu mía trong tỉnh; vụ mùa năm 2020 diện tích gieo trồng, thu hoạch mía trên địa bàn giảm dẫn đến nguồn nguyên liệu giảm thấp. Đối với ngành sản xuất tinh bột sắn, vụ mùa năm 2020 các đơn vị sản xuất tinh bột sắn đi vào sản xuất sớm hơn các năm trước, phần nguyên liệu mì thu mua, chế biến trong năm 2020 tương đối nhiều và chiếm phần lớn sản lượng nguyên liệu của vụ mùa năm 2020, sang năm 2021 các đơn vị chế biến tinh bột sắn kết thúc vụ sản xuất sớm hơn nên sản lượng tinh bột sắn trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm thấp so cùng kỳ năm trước. Một số ngành sản xuất khác như sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất bàn ghế… hoạt động tương đối ổn định so với cùng kỳ và so với quý trước, kết quả chung các ngành này có chỉ số tăng tương đối ổn định so cùng kỳ. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 22,49%, đóng góp tích cực vào chỉ số sản xuất chung toàn tỉnh. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước.

Ước tính một số sản phẩm sản xuất 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước như sau: Đá xây dựng khai thác 142.130 m3, giảm 11,72%; Tinh bột sắn ước tính sản xuất 121.924 tấn, giảm 14,36%; Đường RE 8.371 tấn, giảm 26,47% so với cùng kỳ năm trước; Gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn đạt 81,813 triệu viên, tăng 20,09%; điện sản xuất 793,2 triệu Kwh, tăng 25,69%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó hầu hết các nhóm ngành đều có chỉ số tiêu thụ tăng như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,99%, ngành chế sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 23,04%, ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 8,87%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm như ngành in, sản xuất đồ uống…, đây là các ngành sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, chỉ số tiêu thụ giảm theo sản lượng sản xuất ra.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính đến thời điểm 31/5/2021 giảm 33,19% so với cùng thời điểm năm trước; qua đó đánh giá chung được tình hình tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong các tháng đầu năm tương đối ổn định so cùng kỳ; đa số các ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng thời điểm năm trước. Tuy nhiên chỉ số tồn kho của một số ngành như sản xuất hóa chất, sản xuất bàn ghế có tăng, nguyên nhân các sản phẩm thuộc các ngành này chủ yếu xuất khẩu, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên xuất khẩu tương đối chậm.

7.2. Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến chế tạo quý II năm 2021

Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2021 cho thấy:

Xu hướng tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý II năm 2021 nhìn chung có thuận lợi hơn so với quý trước, tuy nhiên những khó khăn vẫn còn với 46,88% đơn vị đánh giá tốt hơn; 18,75% đánh giá giữ nguyên và 34,8% đơn vị đánh giá tình hình khó khăn hơn. Trong đó các đơn vị đánh giá khó khăn hơn chủ yếu ở một số nhóm ngành như sản xuất thực phẩm, sản xuất sản phẩm cao su. Trong quý tiếp theo số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất sẽ được tăng lên là 43,75%, tỷ lệ đánh giá tình hình sản xuất giữ nguyên chiếm 25%, số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất khó khăn hơn giảm còn 31,25%. Các doanh nghiệp dự báo tình hình khó khăn hơn chủ yếu ở ngành sản xuất thực phẩm và ngành sản xuất bàn, ghế.

Xu hướng về khối lượng sản xuất ngành chế biến, chế tạo: Khối lượng sản phẩm sản xuất là yếu tố quan trọng để đánh giá tình hình sản xuất của doanh nghiệp; trong quý II có 43,75% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất tăng hơn quý trước; 12,25% số doanh nghiệp đánh giá giữ mức ổn định sản lượng sản xuất; 43,75% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản phẩm sản xuất giảm đi. Trong quý tiếp số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản phẩm sản xuất giảm đi chỉ còn 28,13%.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất tập trung nhất là nhu cầu thị trường trong nước thấp (có đến 56,25% số doanh nghiệp ảnh hưởng bởi yếu tố này và có 44,83% số doanh nghiệp cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất; tiếp đến là tính cạnh tranh của hàng trong nước cao (có đến 50% số doanh nghiệp ảnh hưởng bởi yếu tố này và 10,34% số doanh nghiệp cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất); tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là các nguyên liệu có tính thời vụ (có 46,88% số doanh nghiệp ảnh hưởng bởi yếu tố này và cũng có đến 24,14% số doanh nghiệp cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất); Lãi suất vay vốn cao dẫn đến tình trạng khó khăn về tài chính cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp (có 31,25% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi yếu tố này và 3,45% số doanh nghiệp cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất). Ngoài các yếu tố trên, thiết bị công nghệ lạc hậu, yếu tố lao động… cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhiều và đều là các yếu tố không quyết định.

Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp của các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong tháng 6 tháng đầu năm 2021 có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo các doanh nghiệp sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Qua kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đánh giá tổng thể được tình hình sản xuất trên địa bàn tỉnh.

8. Thương mại, dịch vụ

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tác động trực tiếp tới động tâm lý người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình do lo ngại dịch lây lan. Tuy nhiên nhờ chủ động trong công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Nhân dân, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng,… đã chủ động mở cửa, tăng số lượng quầy giao dịch và thời gian bán hàng, nhất là những ngày giáp Tết nên tình hình lưu thông hàng hóa trên thị trường đảm bảo thông suốt, nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã. Trong những ngày giáp Tết giá cả thị trường có tăng nhẹ một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nhưng sau đó giảm dần và ổn định trở lại, hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên thị trường 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 11.909,8 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

8.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh quý II năm 2021 ước tính đạt 5.876,368 tỷ đồng, tăng 16,22% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá đạt 5.087,336 tỷ đồng, chiếm 86,57% trong tổng số, tăng14,15% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 473,879 tỷ đồng, chiếm 8,06% trong tổng số và tăng 23,11% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ khác đạt 315,152 tỷ đồng, chiếm 5,36% trong tổng số và tăng 46,7% so với cùng kỳ năm trước.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 11.909,822 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 10.267,84 tỷ đồng, chiếm 86,83% trong tổng số, tăng 16,56%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 989,636 tỷ đồng, chiếm 8,13% trong tổng số, tăng 20,01%; doanh thu dịch vụ khác đạt 652,352 tỷ đồng, chiếm 5,04% trong tổng số tăng 27,66% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tăng so với cùng kỳ năm trước là do: giá cả các mặt hàng tương đối ổn định và phù hợp với thu nhập của số đông người tiêu dùng nên sức mua tăng; một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại đã tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại đối với một số mặt hàng, thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm kích thích lượng tiêu dùng cũng như sức mua của người dân.

8.2. Vận tải

- Kết quả hoạt động vận tải, kho bãi ước tính tháng 6 năm 2021:

Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính đạt 151.227,6 triệu đồng, giảm 3,46% so với cùng kỳ năm trước; tăng 10,21% so với tháng trước, cụ thể so với tháng trước như sau:

- Vận tải hành khách: Doanh thu ước đạt 46.503,9 triệu đồng, tăng 14,74%; Vận chuyển ước đạt 817,13 nghìn lượt khách, tăng 11,04%; Luân chuyển ước đạt 105.271,26 nghìn lượt khách.km, tăng 11,16%.

- Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước đạt 103.956,7 triệu đồng, tăng 8,36%; Vận chuyển ước đạt 1.208,08 nghìn tấn, tăng 9,33%; Luân chuyển ước đạt 61.723,3 nghìn tấn.km, tăng 9,84%.

- Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải, doanh thu ước đạt 767 triệu đồng, tăng 2,54%.

Hoạt động vận chuyển hành khách tăng so với tháng trước một mặt là do trên địa bàn tỉnh tình hình dịch Covid-19 ổn định nên hoạt động vận tải hành khách hoạt động bình thường, mặt khác tháng 6 là thời gian nghỉ hè nên nhu cầu đi lại của người dân tăng.

Doanh thu và khối lượng vận chuyển hàng hoá trong tháng tăng so với tháng trước là do hoạt động vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, phục vụ ngành xây dựng và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tăng.

- Kết quả hoạt động vận tải, kho bãi ước tính 6 tháng đầu năm 2021:

Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính đạt 965.116,6 triệu đồng, tăng 15,02% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:

- Vận tải hành khách: Doanh thu ước đạt 313.555,7 triệu đồng, tăng 0,23%; Vận chuyển ước đạt 5.808,08 nghìn lượt khách, tăng 2,92%; Luân chuyển ước đạt 747.721,7 nghìn lượt khách.km, tăng 3,95%.

- Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước đạt 646.877,9 triệu đồng, tăng 23,86%; Vận chuyển ước đạt 7.311,12 nghìn tấn, tăng 23,66%; Luân chuyển ước đạt 370.708,1 nghìn tấn.km, tăng 23,23%.

- Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải, doanh thu ước đạt 4.683 triệu đồng, tăng 17,28%.

9. Thông tin về tình hình kinh tế thế giới

Nửa đầu năm 2021, triển vọng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện rõ rệt sau khi các quốc gia triển khai vắc-xin hiệu quả và đối phó tốt hơn với dịch Covid-19. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa tỷ lệ tiêm chủng của các nền kinh tế phát triển với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã làm kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều và mong manh. Ngân hàng Thế giới và Liên minh châu Âu đều dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 đạt 5,6%, tốc độ tăng mạnh nhất sau suy thoái. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo GDP toàn cầu tăng 5,8% trong năm 2021. Theo Fitch Ratings, dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng 6,3% trong năm 2021, cao hơn mức dự báo trong tháng 3/2021 (6,1%). Liên hợp quốc nhận định sau khi giảm 3,6% trong năm 2020, nền kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng 5,4% năm 2021, tăng 0,7 điểm phần trăm so với mức dự báo 4,7% đưa ra trong báo cáo phát hành vào tháng 01/2021. Ngân hàng Thế giới nhận định GDP của Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản và Trung Quốc trong năm 2021 tăng lần lượt là 6,8%, 4,2%, 2,9% và 8,5%. Đối với khu vực Đông Nam Á, Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam và Ma-lai-xi-a là động lực tăng trưởng của khu vực khi đạt mức tăng trưởng lần lượt là 6,6% và 6,0% trong năm 2021. Phi-li-pin, Thái Lan và In-đô-nê-xi-a được dự báo tăng trưởng tương ứng là 4,7%, 2,2% và 4,4% trong năm 2021.

10. Các vấn đề xã hội

10.1. Dân số, đời sống dân cư

- Dân số, lao động

Ước tính đến cuối quý II năm 2021, toàn tỉnh có 324.990 người thuộc lực lượng lao động, trong đó lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị là 98.675 người chiếm 30,36%, khu vực nông thôn là 226.315 người chiếm 69,64% lực lượng lao động; Tỷ lệ nam tham gia lực lượng lao động chiếm 51,41% (167.092 người), và tỷ lệ này ở nữ là 48,59% (157.898 người).

Trong tổng số lực lượng lao động trên toàn tỉnh, số lao động có việc làm là 321.363 người, chiếm 98,88% trong lực lượng lao động trên toàn tỉnh. Trong đó, lao động có việc làm ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn, với 225.741 người chiếm 70,24% (do dân số ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 2/3 dân số trên toàn tỉnh).

- Tình hình đời sống dân cư

Nhìn chung 6 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định, phát triển và đạt được nhiều kết quả: thương mại, dịch vụ tăng so với cùng kỳ; các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, an sinh xã hội và giảm nghèo được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng quy định; công tác phòng chống dịch Covid-19 triển khai chủ động, quyết liệt, hiệu quả; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp triển khai nghiêm túc, an toàn, dân chủ, đúng pháp luật; kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tình hình đời sống dân cư trên địa bàn tương đối ổn định, giá cả thị trường của một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 tuy có tăng nhẹ nhưng không có hiện tượng tăng giá đột biến và đã ổn định dần trở lại, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn.

Công tác chăm lo Tết cho Nhân dân theo chủ trương mọi người, mọi nhà đều được vui tết, đón xuân, bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm triển khai thực hiện. UBND tỉnh đã triển khai đến các huyện, thành phố thực hiện thăm, tặng quà cho các đối tượng Người có công, đối tượng chính sách; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo; chúc tết các đối tượng bảo trợ xã hội; tổ chức mừng thọ, chúc thọ cho người cao tuổi.

Nhằm đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa và bình ổn giá cả thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu dịp trước, trong và sau Tết năm 2021, có 03 đơn vị tham gia bình ổn nhưng không vay vốn ngân sách. Lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu các nhóm hàng bình ổn giá, đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ định hướng ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh.

Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nên trên địa bàn tỉnh đã dừng tổ chức các chương trình, hoạt động văn hóa tập trung đông người; dừng tổ chức bắn pháo hoa tại 6 điểm trên địa bàn tỉnh.

Công tác phòng chống dịch Covid-19 được triển khai chủ động, quyết liệt, hiệu quả, hiện chưa có trường hợp nào dương tính với virut Covid-19. Nâng cảnh báo phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh lên mức cao nhất kể từ 00h00 ngày 18/5/2021. Các Chốt liên ngành kiểm soát dịch Covid-19 (cấp tỉnh) trên địa bàn tỉnh Kon Tum được kiện toàn, tổ chức lại. Tính đến cuối tháng 5 năm 2021, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tổ chức lấy và gửi 19.645 mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm SARS-CoV-2, toàn bộ mẫu đều cho kết quả âm tính (-) với SARS-CoV-2; có 199 người đang thực hiện cách ly tập trung, 345 trường hợp cách ly tại nhà; đã thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 11.116 người.

Có thể nói, năm học 2020-2021 chịu nhiều ảnh hưởng do dịch Covid-19. Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ học tập trung tại các trường học để phòng, chống dịch Covid-19, học sinh các trường trên địa bàn tỉnh đã trở lại học tập trung tại trường từ ngày 22/02/2021. Tuy nhiên do dịch bùng phát trở lại, ngành Giáo dục đã phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020-2021 theo tiến độ và triển khai dạy học, ôn tập kỳ thi THPT Quốc gia đối với học sinh lớp 12 bằng hình thức trực tuyến.

- Thực trạng đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương và giải quyết việc làm

+ Đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành, đã tác động đến các lĩnh vực như: các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách chỉ hoạt động cầm chừng, số lượng xe kinh doanh giảm đáng kể vì tâm lý, nhu cầu của người dân và quy định phải giãn cách để phòng tránh lây nhiễm, riêng tuyến Kon Tum đi và đến thành phố Hồ Chí Minh tạm dừng tất cả các loại hình hoạt động vận tải hành khách công cộng (xe tuyến cố định, du lịch, hợp đồng, taxi,…); các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao đã bị hủy hoặc tạm dừng tổ chức đã ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, các điểm tham quan du lịch, do đó đã tác động trực tiếp đến đời sống và thu nhập của một bộ phận nhỏ người lao động trong một số ngành, lĩnh vực hoạt động kinh tế ...

Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương đã tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội nhằm nỗ lực phấn đấu thực hiện đến mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn cơ bản đã được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp hoạt động bình thường trở lại đã thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc. Giao thương diễn ra bình thường, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm của người dân và giao thương hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Trong điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã chi trả đủ tiền lương năm 2020 cho người lao động và hầu hết đều thưởng Tết cho công nhân, người lao động với mức cao nhất là 20.000.000 đồng/người, thấp nhất là 200.000 đồng/người.

Những tác động từ dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng cục bộ đến đời sống và thu nhập của một bộ phận người lao động trong một số ngành, lĩnh vực hoạt động kinh tế, nhưng theo đánh giá chung đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương mức độ ảnh hưởng là không lớn; tình hình lao động, việc làm tuy có ảnh hưởng nhưng tương đối ổn định; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức thấp.

+ Giải quyết việc làm

Đã tổ chức thành công Ngày việc làm và Khởi nghiệp năm 2021 tại Trung tâm dịch vụ việc làm, thu hút hơn trên 50 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng lao động với hơn 3.000 vị trí việc làm trống và 02 Trường Cao đẳng tuyển sinh đào tạo, dạy nghề với trên 2.000 chỉ tiêu. Tính đến cuối tháng 5, tổng số lao động được tạo việc làm thông qua các chương trình là 1.595 lao động, đạt 96,7% kế hoạch năm; cung ứng thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm là 339 lao động; xuất khẩu lao động là 30 lao động (Nhật Bản 15 lao động, Đài Loan 15 lao động), thông qua chương trình cho vay giải quyết việc làm là 1.226 lao động.

Thực trạng đời sống dân cư nông thôn: Ngay sau Tết Nguyên đán trên cơ sở kế hoạch ra quân phát động phong trào xây dựng nông thôn mới, trồng cây xanh gắn với chỉnh trang khu dân cư nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các xã lựa chọn công trình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, huy động nhân lực của địa phương để đồng loạt ra quân xây dựng nông thôn mới, với sự tham gia hưởng ứng của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh cùng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các Sở, ngành, trong quá trình thực hiện đã đạt được những thành quả nhất định như: hạ tầng nông thôn được cải thiện rõ rệt; diện mạo nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực; nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới đã có những thay đổi, nhờ đó phong trào xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào thi đua sâu rộng trong toàn dân, được Nhân dân ủng hộ và đồng lòng triển khai thực hiện; đời sống của người dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng; Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đến nay toàn tỉnh đã có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tình hình kinh tế - xã hội của các xã đạt chuẩn nông thôn mới ngày càng khởi sắc và theo hướng phát triển bền vững, giá trị sản lượng nông nghiệp của toàn tỉnh liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, nhiều sản phẩm nông nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận người dân thuộc khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh dần được cải thiện đáng kể. Song, kinh tế ở nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung tự cấp, nguồn lực lao động, tài nguyên khai thác, sử dụng còn hạn chế. Thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ gia đình ở nông thôn tuy đã thoát khỏi hộ nghèo, nhưng thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo không đáng kể. Người nông dân chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các thành tựu khoa học phát triển, các dịch vụ cơ bản như: vệ sinh, môi trường, y tế, giáo dục... Hệ thống hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, chất lượng tương đối thấp.

Tính đến thời điểm hiện nay, người dân đã cơ bản thu hoạch xong các loại cây trồng vụ Đông xuân, đang tiến hành gieo trồng các loại cây vụ mùa năm 2021, tình hình chăn nuôi duy trì ổn định; công tác quản lý sâu bệnh hại cây trồng và kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm được triển khai kịp thời, hiệu quả; đã kiểm soát, khống chế các ổ dịch tả lợn Châu phi, dịch lở mồm long móng. Ngành Y tế đã tổ chức tốt việc phân công cán bộ, nhân viên y tế công tác phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh trong dịp Tết. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm. Nhìn chung, trong dịp Tết đảm bảo đủ cơ số thuốc, vật tư y tế và các trang thiết bị y tế phục vụ tốt cho hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh.

Công tác đào tạo nghề được quan tâm, đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu tạo nguồn lao động cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục duy trì đào tạo các lớp trung cấp nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với mục tiêu đào tạo phải gắn với quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phải gắn với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đối với người lao động sau học nghề đã áp dụng và phát triển nhiều mô hình kinh tế bền vững, có hiệu quả cao như: trồng cao su, cà phê, bời lời, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Sau học nghề người lao động có cơ hội tự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tự tạo việc làm tại chỗ thông qua canh tác, sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phục vụ cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, thông qua công tác tư vấn giới thiệu việc làm người lao động được giới thiệu đến làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- An sinh xã hội

+ Công tác giảm nghèo

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài của cả hệ thống chính trị và Nhân dân nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các hộ nghèo, tạo cho hộ nghèo có cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đã triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách, dự án cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện đầy đủ chính sách cứu trợ xã hội (cứu trợ thường xuyên, cứu trợ đột xuất) cho các đối tượng đủ điều kiện, bảo đảm an sinh xã hội, không có người dân nào bị đói, rét. Triển khai lồng ghép thực hiện các chính sách, dự án của Đề án giảm nghèo tỉnh.

Qua kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2020, tổng số hộ nghèo chung là 14.601 hộ (tỷ lệ 10,29%), số hộ thoát nghèo năm 2020 là 5.493 hộ (giảm 3,97%).

Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, từ nguồn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện đã hỗ trợ 10,6 tỷ đồng cho 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo (22.973 hộ), gồm 12.398 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập (mức hỗ trợ 600.000 đồng/hộ), 2.203 hộ nghèo theo tiêu chí thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và 8.372 hộ cận nghèo (mức hỗ trợ 300.000 đồng/hộ). Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phân bổ tiền và hàng hoá trị giá 168 triệu đồng do Quỹ "Vì người nghèo" Trung ương hỗ trợ để tặng quà cho 150 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

+ Bảo trợ xã hội

Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, để Nhân dân trên toàn tỉnh đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, nhất là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm, tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những đối tượng yếu thế… để tất cả mọi người, mọi nhà đều đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui tươi, đầm ấm, bảo đảm an sinh xã hội, cụ thể như sau:

Chúc tết các đối tượng bảo trợ xã hội 2.804 người với số tiền 1,23 tỷ đồng; thăm, chúc thọ, mừng thọ 249 người cao tuổi với số tiền 251,6 triệu đồng.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã chủ động ngân sách và vận động xã hội hóa để hỗ trợ cho 2.002 hộ/6.700 khẩu với 100.500 kg gạo; cấp phát 91.350 kg gạo do Chính phủ hỗ trợ cho 1.660 hộ/6.090 khẩu.

Ủy ban nhân dân một số huyện đã chủ động ngân sách để hỗ trợ chăn đắp, áo ấm cứu rét cho 2.662 hộ/10.048 khẩu với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng.

Thăm, tặng quà cho 2.804 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí hỗ trợ là 1,2 tỷ đồng. Thăm, tặng quà cho 7.542 trẻ em với tổng kinh phí hỗ trợ là 1,7 tỷ đồng. Thăm và gửi Thiệp mừng thọ của Chủ tịch nước đến 25 người cao tuổi tròn 100 tuổi với tổng kinh phí là 50 triệu đồng; thăm và gửi Giấy chúc thọ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho 224 người cao tuổi tròn 90 tuổi với tổng kinh phí là 201 triệu đồng; đồng thời, tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi thọ 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi.

Các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đã triển khai hoạt động từ thiện, thăm,tặng quà, tổ chức Ngày hội bánh chưng xanh đảm bảo kịp thời, hiệu quả, ý nghĩa với tổng kinh phí hỗ trợ là 11,2 tỷ đồng. Các cơ quan kết nghĩa xây dựng xã của tỉnh, huyện, các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn các xã đã cử cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ xuống các thôn cùng tham gia Ngày hội. Đồng thời, triển khai chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các địa phương tổ chức gói, nấu và trao tặng bánh cho người dân theo từng nhóm nhỏ (không quá 20 người/nhóm), không tổ chức phần hội và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong quá trình tổ chức.

Quỹ bảo trợ trẻ em phối hợp với Công ty Bảo Việt Nhân thọ phân bổ, lựa chọn đối tượng trao tặng xe đạp đến trường năm 2021 và thực hiện phân bổ 40 chiếc xe đạp do Công ty Bảo Việt Nhân thọ hỗ trợ cho 08 đơn vị; Tiếp tục hỗ trợ gia đình có chỉ định phẫu thuật tim bẩm sinh làm hồ sơ; Phối hợp với Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng kiểm tra hồ sơ kết nối các nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí mỗ tim miễn phí cho đối tượng trẻ em.

Tiếp nhận và phân bổ 69,705 tấn gạo từ nguồn gạo hỗ trợ của Chính phủ cho các địa phương để hỗ trợ cho Nhân dân có nguy cơ thiếu đói trong thời gian giáp hạt đầu năm 2021, cụ thể: huyện Đăk Hà 21,06 tấn gạo (hỗ trợ cho 369 hộ/1.404 khẩu); huyện Đăk Glei 29,58 tấn gạo (hỗ trợ cho 640 hộ/ 1.972 khẩu); huyện Kon Rẫy 19,065 tấn gạo (hỗ trợ cho 366 hộ/1.271 khẩu).

+ Thực hiện chính sách với người có công

Các cấp, các ngành đã thăm, tặng 10.620 suất quà trị giá 2.872,51 triệu đồng cho người có công với cách mạng, trong đó: Quà của Chủ tịch nước là 1.595,4 triệu đồng, quà từ ngân sách cấp tỉnh 47 triệu đồng, quà từ ngân sách cấp huyện/thành phố là 881,56 triệu đồng, quà của xã/phường là 18,95 triệu đồng, quà xã hội hóa (của cá nhân, doanh nghiệp) là 181,1triệu đồng.

Thường trực Tỉnh ủy đã trích ngân sách Đảng để hỗ trợ cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng tỉnh 436,5 triệu đồng; gửi quà tặng và Thiệp chúc Tết đến 213 cán bộ hưu trí.

Lực lượng vũ trang của tỉnh đã tổ chức thăm, tặng quà và động viên kịp thời đối với thân nhân các quân nhân đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo và chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; hỗ trợ cho các chiến sĩ, chi ăn thêm các ngàyTết, thăm hỏi mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình các chiến sĩ, tặng quà cho "con nuôi Biên phòng"… với tổng kinh phí là 2,1 tỷ đồng.

Giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ cho 04 trường hợp; đính chính thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công cho 03 trường hợp của huyện Đăk Hà. Bưu điện tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công qua hệ thống Bưu điện trên địa bàn toàn tỉnh; Kiểm tra, đánh giá về tình hình đời sống của các hộ người có công là hộ nghèo tại xã Ngọc Linh, xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei; Cắt giảm đối tượng từ trần: 24 người; giải quyết tăng: 07 trường hợp; trợ cấp một lần và mai táng phí: 25 trường hợp.

10.2. Tình hình ANTT – ATGT

- Tình hình ANTT – ATGT tháng 5 năm 2021

Tội phạm và VPPL về trật tự xã hội (TTXH): Phát hiện 24 vụ, giảm 04 vụ so với cùng kỳ năm 2020 và 17 vụ so với tháng trước, trong đó: giết người 01 vụ; cố ý gây thương tích 10 vụ; giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi 01 vụ; cướp tài sản 01 vụ; trộm cắp tài sản 03 vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản 01 vụ; vi phạm chế độ một vợ một chồng 01 vụ; xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt 01 vụ; trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có 01 vụ; vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 04 vụ. Hậu quả chết 01 người, bị thương 10 người; thiệt hại: mất một số tài sản trị giá 150 triệu đồng.

Tội phạm và VPPL về kinh tế: Phát hiện 02 vụ Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Tội phạm và VPPL về môi trường: Phát hiện 02 vụ Hủy hoại rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai.

Tội phạm và VPPL về ma túy: Phát hiện 09 vụ, trong đó: Tàng trữ trái phép chất ma túy 06 vụ; vận chuyển trái phép chất ma túy 02 vụ; tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 01 vụ. Thu giữ 0,105 gram heroin; 18,699 gram ma túy tổng hợp.

Tình hình trật tự an toàn giao thông: Xảy ra 06 vụ tai nạn giao thông. Hậu quả chết 05 người, bị thương 03 người, hư hỏng 03 ô tô, 07 mô tô. Tính đến ngày 31/5/2021 trên địa bàn tỉnh xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông. Hậu quả chết 26 người, bị thương 25 người.

- Tình hình cháy, nổ

Trong tháng 5/2021: Xảy ra 03 vụ cháy, không gây thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản khoảng 496 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm xảy ra 12 vụ cháy, nổ. Ước tổng thiệt hại khoảng 687 triệu đồng.

10.3. Tình hình giáo dục

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, Ngành Giáo dục đã phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020-2021 theo tiến độ và triển khai dạy học, ôn tập kỳ thi THPT Quốc gia đối với học sinh lớp 12 bằng hình thức trực tuyến, điều chỉnh thời gian tuyển sinh năm học 2021-2022 đối với các trường học trên địa bàn tỉnh.

10.4. Vi phạm môi trường

Trong tháng 5/2021, trên địa bàn tỉnh Kon Tum phát hiện 02 vụ hủy hoại rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai. Lũy kế từ đầu năm đã phát hiện 09 vụ vi phạm môi trường.

10.5. Văn hóa - Thể dục thể thao

Từ ngày 17-19/6/2021, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Trưng bày lưu động chuyên đề ảnh “Các kỳ bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp tỉnh KonTum” tại huyện Đăk Tô. Chuyên đề trưng bày giới thiệu 157 ảnh và 27 tài liệu khoa học về Quốc hội Việt Nam từ 1946 - 2021. Nội dung trưng bày chuyên đề nêu bật ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên; tái hiện những năm tháng lịch sử, quá trình hoạt động và ghi nhận những thành quả của Quốc hội Việt Nam trong 75 năm qua. Trưng bày còn thể hiện những đóng góp cụ thể, quan trọng của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Kon Tum qua mỗi giai đoạn, thông qua các hoạt động như giám sát, tiếp xúc cử tri, chất vấn và trả lời chất vấn …

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, UBND tỉnh đã ban hành các Chỉ thị, Công văn và Văn bản hướng dẫn đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, yêu cầu UBND huyện, thành phố, sở ban ngành hạn chế tổ chức các hoạt động văn hóa thể dục thể thao, các hoạt động tập trung đông người không cần thiết nhằm hạn chế lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.

10.6. Y tế

- Tình hình dịch bệnh

Tay - chân - miệng: Trong tháng, ghi nhận 06 ca mắc mới (Đăk Tô 01, Đăk Glei 05), giảm 13 ca so với tháng trước và tăng 01 ca so với tháng 5/2020. Lũy tích đến 31/5/2021, không có ca tử vong, ghi nhận 46 ca mắc, tăng 39 ca so với cùng kỳ năm trước.

Thủy đậu: Trong tháng, ghi nhận 26 ca mắc (Đăk Tô 01, Đăk Glei 09, Kon Rẫy 03, Tu Mơ Rông 10, Sa Thầy 03), giảm 39 ca so với tháng trước và tăng 05 ca so với tháng 5/2020. Lũy tích đến 31/5/2021, không có ca tử vong, ghi nhận 206 ca mắc, giảm 88 ca so với cùng kỳ năm trước.

Quai bị: Trong tháng, ghi nhận 14 ca mắc mới (Đăk Hà 01, Đăk Tô 01, Tu Mơ Rông 01, Kon Plông 11), tăng 03 ca so với tháng trước và tăng 12 ca so với tháng 05/2020. Lũy tích đến 31/5/2021, không có ca tử vong, ghi nhận 33 ca mắc, giảm 40 ca so với cùng kỳ năm trước.

Sốt xuất huyết Dengue: Trong tháng, ghi nhận 16 ổ dịch mới với 45 ca mắc (Đăk Tô 15, Ngọc Hồi 02, Sa thầy 28), tăng 35 ca so với tháng trước và tăng 19 ca so với tháng 05/2020. Lũy tích đến 31/5/2021, không có ca tử vong, ghi nhận 66 ca mắc, tăng 06 ca so với cùng kỳ năm trước.

Sốt rét: Trong tháng, không ghi nhận ca mắc mới. Lũy tích đến 31/5/2021, không có ca tử vong, không có ca mắc sốt rét ác tính, ghi nhận 01 ca mắc (Đăk Hà 01), giảm 18 ca so với cùng kỳ năm trước.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, không ghi nhận mắc mới các bệnh: Cúm A (H5N1, H7N9...), hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV), viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19), cúm A(H1N1), bệnh do vi rút Zika, viêm não Nhật Bản, viêm gan vi rút A, bạch hầu, dại, ho gà, sởi.

Phòng chống lao, phong: Tổng số bệnh nhân lao đăng ký điều trị 23 người, trong đó lao phổi AFB (+) 11. Tổng số bệnh nhân phong đang quản lý 179 người (đa hóa trị liệu 03, giám sát 21, và chăm sóc tàn tật 155).

- Phòng chống HIV/AIDS

Trong tháng, ghi nhận 02 ca nhiễm HIV mới và 01 bệnh nhân HIV/AIDS tử vong. Lũy tích đến ngày 31/5/2021, tổng số nhiễm HIV/AIDS 522 người, trong đó đã tử vong 194 người, còn sống 328 người (quản lý được 170), chuyển sang giai đoạn AIDS 292/522 người. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV 128 người (có 09 trẻ em), đang điều trị dự phòng lao bằng Isoniazid 11 người.

- An toàn vệ sinh thực phẩm

Giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ bầu cử Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; phục vụ Đoàn kiểm tra, giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại tỉnh Kon Tum; giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm đối với khu vực chế biến của các khu cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19; tuyên truyền, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2021.

Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021. Kết quả: Tổng số cơ sở được kiểm tra 1.427 cơ sở, trong đó 1.204 cơ sở đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 84,4%; xử phạt vi phạm hành chính 12 cơ sở với tổng số tiền 8,9 triệu đồng; tiêu hủy sản phẩm thực phẩm tại 08 cơ sở với 11 loại sản phẩm gồm 33,87 kg thực phẩm rắn và 36,84 lít thực phẩm lỏng.

Kiểm tra chuyên ngành an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng bình, chai, nước đá thực phẩm và các cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế. Kết quả: Tổng số cơ sở được kiểm tra 32 cơ sở. hầu hết đều chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm.

Tình hình ngộ độc thực phẩm: Trong tháng 5/2021, không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, ghi nhận 08 trường hợp ngộ độc thực phẩm lẻ tẻ do ăn uống không bảo đảm vệ sinh./.

[1] Số liệu GRDP ước tính 6 tháng đầu năm 2021 theo Công văn số 746/TCTK-TKQG ngày 30 tháng 5 năm 2021 của Tổng cục Thống kê về thông báo số liệu GRDP 6 tháng đầu năm 2021.


File đính kèm:
So_lieu_6_thang_nam_2021_tinh_Kon_Tum.pdf

Cục Thống kê tỉnh Kon Tum

    Tổng số lượt xem: 1217
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)