Năm 2021 là năm đầu thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thiên tai đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân trong tỉnh. Trong bối cảnh đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2021, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã sớm ban hành Chương trình hành động triển khai Nghị quyết của Chính phủ, Kết luận của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Kịp thời ban hành các kế hoạch và nhiều văn bản triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giải ngân các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Với sự nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh được thực hiện tích cực, quyết liệt. "Mục tiêu kép" đã được thực hiện, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh nhìn chung ổn định, có mặt chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu về kinh tế đạt kết quả cao hơn so với năm trước. Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực trong năm 2021 so với năm 2020 cụ thể như sau:
- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (theo giá so sánh năm 2010) ước tăng 6,47%[1].
- Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 3.500 tỷ đồng, đạt 131,8% dự toán Trung ương giao, đạt 100% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao và tăng 15,45%.
- Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 8.778 tỷ đồng, đạt 83,6% nhiệm vụ chi và tăng 9,51% .
- Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh ước đạt 20.007,796 tỷ đồng, tăng 21,27%.
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 12,55%.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt 25.064,84 tỷ đồng, tăng 12,57%.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2021 tăng 1,83% so với năm trước.
1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng GRDP năm 2021 ước tính tăng 6,47% so với năm 2020. Mức tăng trưởng chưa đạt kế hoạch đề ra, chủ yếu là do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, kết quả trên là rất quan trọng, thể hiện tỉnh chủ động, kịp thời, hiệu quả các giải pháp của Tỉnh Kon Tum trong phòng, chống, dập dịch và phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum (GRDP) năm 2021 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 16.051,282 tỷ đồng, tăng 6,47% so với năm 2020, cụ thể: Khu vực I (Nông - Lâm - Thuỷ sản) đạt 3.426,413 tỷ đồng, tăng 5,75%; khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng) đạt 4.265,621 tỷ đồng, tăng 12,04%; khu vực III (Dịch vụ) đạt 6.983,38 tỷ đồng, tăng 3,76%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.375,867 tỷ đồng, tăng 5,89%. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,24 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp 3,04 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 1,68 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,51 điểm phần trăm. Cụ thể như sau:
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt đều có tốc độ tăng trưởng cao.
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 5,75% so với năm 2020, đóng góp 1,24 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Đây là khu vực ghi nhận tốc độ tăng đồng đều trong các quý do ít chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid -19. Dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, chăn nuôi gia cầm và hoạt động thủy sản phát triển tốt, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao. Cụ thể: Sản lượng lương thực tăng 6,4%. Trong đó sản lượng lúa tăng 6,09%; Sản lượng ngô tăng 7,69%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 6,15%; Sản lượng thịt hơi gia cầm tăng 6,67%; Sản lượng thủy sản tăng 7,05% so với năm trước. Bên cạnh đó, một số cây trồng chủ lực trên địa bàn diện tích cho sản phẩm tăng dẫn đến sản lượng tăng cao như: Sản lượng cà phê thu hoạch năm 2021 tăng 9,17%; sản lượng mủ cao su năm 2021 tăng 10,26%.
- Khu vực Công nghiệp - Xây dựng có mức tăng khá cao, tăng 12,04% so với năm trước, đóng góp 3,04 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Trong đó ngành công nghiệp tăng 10,47% đóng góp 1,1 điểm phần trăm. Trong mức tăng chung 12,04% của ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp Khai khoáng giảm 15,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,09%; công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước tăng 20,98%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải giảm 1,25%. Hoạt động xây dựng vẫn tiếp tục tăng trưởng khá; giá trị tăng thêm ngành xây dựng năm 2021 tăng 13,16%, đóng góp 1,95 điểm phần trăm.
- Khu vực dịch vụ năm 2021 ước tăng 3,76% so với năm trước, đóng góp 1,68 điểm % vào mức tăng GRDP, thấp hơn mức tăng 4,01% của cùng kỳ năm 2020 do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhất là các ngành, lĩnh vực: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xuất nhập khẩu, vui chơi, giải trí ...
Một số ngành duy trì tăng trưởng khá: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 7,23%; Thông tin và truyền thông tăng 6,89%. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ tăng 4,99%.
Năm 2021, hoạt động y tế, giáo dục được quan tâm, chú trọng; giá trị tăng thêm ngành y tế và trợ giúp xã hội ước tăng 8,45% so với năm 2020; Ngành giáo dục và đào tạo tăng 4,04%. Hoạt động của ĐCS, tổ chức CT-XH, QLNN, ANQP tăng 6,84%.
Một số ngành dịch vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 có mức tăng trưởng âm hoặc tăng không cao như: ngành vận tải, kho bãi giảm 9,69%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 0,51% so với năm trước; Hoạt động dịch vụ khác tăng 2,87%; hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 5,26%; kinh doanh bất động sản tăng 3,93%. Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 3,78%.
Quy mô Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2021 tính theo giá hiện hành ước đạt 26.698,579 tỷ đồng, trong đó: khu vực I (Nông - Lâm - Thuỷ sản) đạt 5.391,044 tỷ đồng, chiếm 20,19%; khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng) đạt 7.647,78 tỷ đồng, chiếm 28,64%; khu vực III (Dịch vụ) đạt 11.377,663 tỷ đồng, chiếm 42,62%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 2.282,092 tỷ đồng, chiếm 8,55%.
2. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
a) Thu, chi ngân sách
- Ước thực hiện cả năm thu ngân sách nhà nước 3.500 tỷ đồng, đạt 131,8% dự toán Trung ương giao, đạt 100% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao và tăng 15,45% so với cùng kỳ. Trong đó: thu nội địa đạt 3.231 tỷ đồng đạt 99,3% dự toán địa phương giao, đạt 134,1% dự toán Trung ương giao và tăng 17,07% so với cùng kỳ (thu nội địa trừ tiền sử dụng đất và XSKT đạt 109,3% dự toán); Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: ước đạt 269 tỷ đồng, đạt 109% dự toán và bằng 99% so cùng kỳ.
- Ước thực hiện chi ngân sách nhà nước 8.778 tỷ đồng, đạt 83,6% nhiệm vụ chi và tăng 9,51% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Chi đầu tư phát triển là 3.344,322 tỷ đồng, đạt 92,8% nhiệm vụ chi, tăng 16% so cùng kỳ năm trước; Chi thường xuyên ước thực hiện cả năm 4.918,324 tỷ đồng, đạt 94,8% nhiệm vụ chi, bằng 95,84% so cùng kỳ năm trước.
b) Hoạt động ngân hàng
- Về thực hiện lãi suất huy động: Trong năm 2021, đại dịch Covid - 19 tiếp tục bùng phát đã tác động nghiêm trọng đối với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, NHNN Việt Nam đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi, theo đó các mức lãi suất tiền gửi của các Chi nhánh NHTM, QTDND có xu hướng giảm với tổng mức giảm từ 0,2 - 0,8%/năm đối với một số kỳ hạn dưới 12 tháng. Riêng trong quý IV lãi suất huy động trên địa bàn ổn định, không có sự biến động so với các quý trước. Hiện mặt bằng lãi suất huy động phổ biến từ 4 -4,8%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng; mức 5 - 5,65%/năm đối với kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng; mức 6 - 7,2%/năm đối với các kỳ hạn trên 12 tháng.
- Về thực hiện lãi suất cho vay: Để hổ trợ, chia sẻ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 theo chủ trương của Chính phủ và NHNN Việt Nam, trong năm các chi nhánh TCTD trên địa bàn đã thực hiện nhiều đợt điều chỉnh giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay, kết quả mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 0,55%/năm so với năm 2020. Đặc biệt từ ngày 15/7/2021 các chi nhánh TCTD trên địa bàn triển khai đồng loạt giảm 1%/năm trên dư nợ hiện hữu. Theo đó, lãi suất cho vay bằng VND của các NHTM phổ biến từ 5,5-8%/năm đối với ngắn hạn, 8-10%/năm đối với trung và dài hạn.
- Hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn ước đạt 18.200 tỷ đồng, vượt 102,8% kế hoạch và tăng 10% (tăng 1.651tỷ) so với năm 2020. Trong đó tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng ước đạt 6.500 tỷ đồng (chiếm 36% nguồn vốn huy động). Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư ước đạt 14.600 tỷ đồng (chiếm 80% nguồn vốn huy động), tiền gửi các tổ chức kinh tế chiếm 18,8%, phát hành giấy tờ có giá chiếm 1,2%. Trong năm, các ngân hàng tích cực triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn, phù hợp nhu cầu người gửi tiền, áp dụng các mức lãi suất và kỳ hạn linh hoạt để thu hút nguồn tiền gửi, nhằm chủ động trong thanh toán và cung ứng vốn tín dụng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh mặc dù trong tình hình dịch bệnh Covid -19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến mọi lĩnh vực, tuy nhiên ngành Ngân hàng trên địa bàn đã cố gắng nỗ lực và đạt kết quả tương đối tốt và ổn định. Nguồn vốn huy động đáp ứng được 48% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn.
- Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn ước đạt 38.200 tỷ đồng, tăng 1,26% so với tháng trước, tăng 11,05% (+3.804 tỷ) so với cùng kỳ năm 2020. Tổng dư nợ vượt 1% kế hoạch năm đề ra. Trong đó dư nợ cho vay bằng VND chiếm 99,6%, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ trên địa bàn không đáng kể.
3. Giá cả, lạm phát
3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2021 giảm 0,1% so với tháng trước; tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước; tăng 4,15% so với kỳ gốc 2019; CPI bình quân năm 2021 tăng 1,83% so với năm trước.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, so với tháng trước có 05 nhóm tăng, 04 nhóm giảm và 02 nhóm không biến động giá là nhóm giáo dục và nhóm thuốc và dịch vụ y tế.
(1) Bốn nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,56%; nhóm Giao thông giảm 2,18%; nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,02%; nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,28%.
(2) Năm nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24%; nhóm Đồ uống và thuốc lá tăng 0,22%; nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,58%; nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%; nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,23%.
(3) Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá không biến động là nhóm giáo dục và nhóm thuốc và dịch vụ y tế.
3.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ
Giá vàng biến động theo giá vàng thế giới và trong nước với xu hướng tăng so với tháng trước, giá vàng 9999 trên địa bàn tỉnh tháng 12/2021 được bán với giá bình quân khoảng 5.789.000 đồng/chỉ, tăng 2,81% so với tháng trước; tỷ giá USD/VND bình quân giao dịch ở mức 23.003 đồng/USD tăng 0,91%.
4. Đầu tư và xây dựng
Hoạt động đầu tư nói chung trên địa bàn tỉnh cơ bản được duy trì ổn định, có sự tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2021 ước tính tăng 21,27 % so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý năm 2021 tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh kết quả việc thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt.
4.1. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn theo giá hiện hành quý IV năm 2021 ước đạt 5.766,861 tỷ đồng, tăng 24,72% so với năm trước. Trong đó: Vốn khu vực Nhà nước đạt 1.563,533 tỷ đồng, tăng 10,23% và chiếm 27,11% trong tổng nguồn vốn; khu vực ngoài Nhà nước đạt 4.195,027 tỷ đồng, tăng 31,05% và chiếm 72,75% trong tổng nguồn vốn; Trong đó: Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 8,3 tỷ đồng, chiếm 0,14% trong tổng nguồn vốn.
Ước tính cả năm 2021 vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn theo giá hiện hành đạt 20.007,796 tỷ đồng, tăng 21,27% so với năm trước. Trong đó:
- Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện đạt 5.140,846 tỷ đồng, tăng 13,27% so với năm trước và chiếm 25,69% trong tổng nguồn vốn, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước do trung ương quản lý đạt 1.418,447 tỷ đồng, nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý đạt 3.722,399 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu, xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thủy lợi, giao thông, giáo dục, y tế, ...
- Nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực ngoài nhà nước đạt 14.849,83 tỷ đồng, tăng 24,34% so với năm trước và chiếm 74,22% trong tổng nguồn vốn, trong đó: Vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt 8.525,084 tỷ đồng, vốn đầu tư của các hộ gia đình đạt 6.324,746 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư của khu vực hộ dân cư trong xây dựng, sửa chữa nhà, chăn nuôi, ...
- Nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 17,12 tỷ đồng, chiếm 0,09% trong tổng nguồn vốn, chủ yếu thực hiện các khoản mục đầu tư mua sắm máy móc thiết bị không qua XDCB, bổ sung vốn lưu động và sửa chữa nâng cấp tài sản cố định của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo khoản mục đầu tư: vốn đầu tư XDCB đạt 15.792,832 tỷ đồng, chiếm 78,93% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua XDCB đạt 1.887,787 tỷ đồng, chiếm 9,44% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ đạt 1.582,206 tỷ đồng, chiếm 7,91% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động đạt 548,321 tỷ đồng, chiếm 2,74% trong tổng nguồn vốn; Vốn đầu tư khác đạt 196,65 tỷ đồng, chiếm 0,98% trong tổng nguồn vốn.
- Trong vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Kon Tum cả năm 2021 ước đạt 2.593,103 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý, Chia ra:
+ Vốn Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 2.207,07 tỷ đồng, tăng 11,55% so với cùng kỳ và chiếm 85,11% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, giáo dục, y tế, cấp nước sinh hoạt nông thôn, môi trường nông thôn, đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn... Trong đó: Vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 1.434,085 tỷ đồng, chiếm 64,98%; Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 536,607 tỷ đồng, chiếm 24,31%; Vốn ODA đạt 126,427 tỷ đồng, chiếm 5,73%; Vốn xổ số kiến thiết đạt 88,097 tỷ đồng, chiếm 3,99%; Vốn khác đạt 21,854 tỷ đồng, chiếm 0,99% trong tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh.
+ Vốn Ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 386,033 tỷ đồng, giảm 3,82% so với cùng kỳ và chiếm 14,89% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Trong đó: Vốn cân đối Ngân sách huyện đạt 180,519 tỷ đồng, chiếm 46,76%; Vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 196,123 tỷ đồng, chiếm 50,81%; Vốn khác đạt 9,391 tỷ đồng, chiếm 2,43% trong tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện.
Nhìn chung, trong năm 2021 tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai đúng theo kế hoạch vốn đã được giao từ nguồn vốn chuyển từ năm 2020 và nguồn vốn theo kế hoạch trung và dài hạn, bên cạnh đó nguồn vốn theo kế hoạch năm 2021 đang được các đơn vị triển khai các khâu chuẩn bị thực hiện dự án. Cụ thể một số dự án trọng điểm như: Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ giãn dân; Đường giao thông tiếp nối tỉnh lộ 674 đi đường tuần tra Biên giới xã Mô Ray huyện Sa Thầy; ĐT&XD các tuyến đường khu Trung tâm huyện Ia H’Drai; Đầu tư hạ tầng khu du lịch văn hoá, lịch sử Ngục Kon Tum …
4.2. Xây dựng
Hoạt động xây dựng năm 2021 tập trung ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và hộ dân cư, chủ yếu xây dựng nhà ở mới với mức đầu tư cao và sửa chữa các công trình khác. Các đơn vị hoạt động xây lắp triển khai thi công các công trình trọng điểm có vốn đầu tư cao như:
- Công trình kỹ thuật dân dụng: Dự án Điện gió Đăk Glei với vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng, đường giao thông kết nối từ đường Hồ Chí Minh đi Quốc Lộ 24, xây dựng cầu số 3 qua sông Đắkbla, đường nội bộ khu Trung tâm Hành chính mới của tỉnh, công trình tái định cư huyện Ngọc Hồi, đường tránh đi Quốc lộ 24, nâng cấp sửa chữa quốc lộ 24 tỉnh Kon Tum và các công trình thủy lợi.
- Xây dựng công trình nhà không để ở: Xây lắp trường Tiểu học Trần Phú, Trường học huyện Ia H’Drai, Trường học huyện Kon Plông, xây dựng nhà làm việc, trường học, trụ sở UBND huyện..., Sửa chữa nhà làm việc Trung tâm văn hóa thể dục thể thao huyện Đắk Tô, sửa chữa trường học, bệnh viện đa khoa...
- Các loại hình kinh tế khác (hộ dân cư, xã/phường/thị trấn) hoạt động xây dựng chủ yếu do hộ dân cư đầu tư xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và các công trình liên quan. Các đơn vị xã, phường, thị trấn cùng nhân dân thực hiện thi công các công trình nhà văn hóa, nhà rông, hội trường, trường học mẫu giáo, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết…, bê tông hoá các đường liên thôn, liên xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số xã…
5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tiếp tục được chú trọng. Trong đó, tỉnh tập trung đổi mới công tác chỉ đạo điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại Kon Tum. Bên cạnh đó, trên cơ sở đánh giá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum và hiện đang chỉ đạo các ngành có liên quan tích cực, khẩn trương triển khai các hoạt động quảng bá, kêu gọi các nhà đầu tư. Qua đó, tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả khả quan, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến khảo sát và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh.
Tổng số dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư từ đầu năm đến nay là 47 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 15.580 tỷ đồng; trong đó, 06 dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế với tổng vốn đăng ký gần 710 tỷ đồng, 41 dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế với tổng vốn đăng ký 14.870 tỷ đồng.
Trong tháng 12 năm 2021 (tính đến ngày 20 tháng 12), có 20 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn điều lệ khoảng 558 tỷ đồng. Dự kiến lũy kế đến cuối năm 2021 có 300 doanh nghiệp được thành lập mới, đạt 78,95% kế hoạch và bằng 80,2% so với cùng kỳ; tổng vốn điều lệ khoảng 7.150 tỷ đồng, đạt 214,8% kế hoạch và bằng 229,17% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp giải thể là 41 doanh nghiệp, giảm 12,76% so với cùng kỳ, số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 104 doanh nghiệp, tăng 42,46% so với cùng kỳ. Mặc dù số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới không đạt kế hoạch nhưng doanh nghiệp có xu hướng phát triển về chiều sâu, đầu tư có trọng tâm trọng điểm vào một số lĩnh vực có thế mạnh. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid -19, nhưng nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác vẫn duy trì, phát triển ổn định và thực hiện tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, dự kiến cả năm sẽ thành lập mới 31 hợp tác xã, đạt 124% kế hoạch.
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong năm diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được triển khai thường xuyên; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, trồng cây xanh và đảm bảo an toàn thuỷ lợi cho sản xuất trong mùa mưa lũ gắn với phòng chống dịch bệnh. Ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nên năng suất các loại cây trồng đạt khá, chăn nuôi gia cầm phát triển tốt.
6.1. Nông nghiệp
6.1.1. Trồng trọt
a) Tình hình sản xuất cây hàng năm vụ đông xuân 2021 - 2022
Đến thời điểm ngày 15/12/2021, tổng diện tích gieo trồng (DTGT) cây hàng năm vụ đông xuân 2021-2022 tỉnh Kon Tum là: 1.375 ha, tăng 3% (+40 ha) so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể DTGT một số cây trồng so với cùng kỳ năm trước như sau:
- Cây lúa: 307 ha, tăng 1,99% (+6 ha).
- Cây ngô: 33 ha, tăng 3,13% (+1 ha).
- Rau các loại: 746 ha, tăng 3,61% (+26 ha).
- Đậu các loại: 16 ha, tương đương cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, người dân đang khẩn trương thu hoạch vụ mùa 2021 và tiến hành chuẩn bị đất gieo trồng vụ đông xuân 2021 - 2022 cho kịp thời vụ và tránh khi xuống giống bị ảnh hưởng không khí lạnh. Đối với diện tích đã được gieo trồng, lượng nước tưới đảm bảo, phát triển tốt, chưa có hiện tượng thiếu nước và sâu bệnh xảy ra.
b) Tình hình sản xuất cây trồng nông nghiệp năm 2021
- Kết quả sản xuất cây hàng năm vụ đông xuân 2020 - 2021
Tổng diện tích gieo trồng (DTGT) cây hàng năm vụ đông xuân 2020 – 2021 tỉnh Kon Tum đạt: 9.548 ha, tăng 1,6% (+149,99 ha) so với vụ đông xuân năm trước. Trong đó diện tích cây lương thực có hạt là: 7.823,85 ha, tăng 1,5% (+115,86 ha).
- Cây lúa DTGT: 7.124 ha, tăng 1,04% (73 ha).
- Cây ngô DTGT: 700 ha, tăng 6,46% (+42,5 ha).
- Cây lạc DTGT: 36,95 ha, tăng 24,41% (+7,25 ha).
- Cây rau, đậu và hoa các loại: DTGT là: 1.447,59 ha, tăng 4,5% (+62,34 ha).
Sản lượng lương thực vụ đông xuân 2020 - 2021 đạt 38.230,3 tấn, tăng 6,21% (+2.235,32 tấn) so với vụ đông xuân năm trước, trong đó sản lượng lúa 35.412,86 tấn, tăng 5,65% (+1.894,87 tấn); sản lượng ngô 2.817,44 tấn, tăng 13,74% (+340,45 tấn); Sản lượng lương thực vụ đông xuân 2020 - 2021 tăng là do DTGT tăng, bên cạnh đó năm nay do thời tiết thuận lợi nên năng suất cũng tăng so với vụ đông xuân năm trước.
Năng suất lúa đạt 49,71 tạ/ha, tăng 4,57% ( +2,17 tạ/ha). Năng suất ngô đạt 40,25 tạ/ha, tăng 6,84% (+2,58 tạ/ha) so với vụ đông xuân 2019 – 2020; Năng suất lúa, ngô tăng do năm nay thời tiết thuận lợi, mưa sớm, lượng nước đảm bảo cho cây trồng phát triển.
- Tình hình sản xuất cây hàng năm vụ mùa 2021
Tổng diện tích gieo trồng (DTGT) cây hàng năm vụ mùa năm 2021 tỉnh Kon Tum đạt: 64.592 ha, tăng 1,5% (+955 ha) so với vụ mùa năm trước.
- Cây lúa diện tích 16.216,7 ha tương đương vụ mùa năm trước; Chia ra: Cây lúa ruộng diện tích: 12.575,1 ha; Cây lúa rẫy diện tích: 3.641,6 ha.
- Cây ngô diện tích: 4.831,4 ha, tăng 4,88% (+224,9 ha) so với vụ mùa năm trước.
- Cây sắn diện tích: 38.767,7 ha, giảm 1,39% (-548,2 ha).
- Cây mía: 944,6 ha tương đương vụ mùa năm trước.
- Cây lạc: 105,5 ha, giảm 12,15% (-14,6 ha).
- Rau các loại: 1.506,6 ha, tăng 15,75% (+205 ha).
- Đậu các loại DTGT: 331 ha, tăng 26,47% (+69 ha).
- Các loại cây hàng năm khác: DTGT là 1.443 ha tăng gần gấp 2 lần (+925,3 ha), DTGT các loại cây hàng năm khác tăng do người dân chuyển đổi một số cây trồng trên đất có năng suất thấp như lúa rẫy, sắn .. .sang trồng cây dược liêụ hàng năm như Sâm dây....
Sản lượng lương thực vụ mùa năm 2021 tỉnh Kon Tum ước đạt: 80.942 tấn, tăng 6,48% (+4.931,6 tấn). Trong đó sản lượng lúa đạt 60.437,5 tấn, tăng 6,34% (+3.605,8 tấn); Sản lượng ngô đạt 20.504,7 tấn, tăng 6,91% (+1.325,7 tấn). Sản lượng lương thực tăng do năm nay diện tích gieo trồng ngô tăng, bên cạnh đó do thời tiết thuận lợi nên năng suất lúa tăng.
Năng suất lúa vụ mùa đạt: 37,3 tạ/ha, tăng 6,29% (+2,2 tạ/ha). Trong đó: Năng suất lúa ruộng đạt 43,5 tạ/ha, tăng 5,89% (+2,4 tạ/ha); Năng suất lúa rẫy đạt 15,8 tạ/ha, tăng 6,33% (+0,9 tạ/ha).
Năng suất ngô vụ mùa đạt: 42,4 tạ/ha, tương đương vụ mùa năm trước.
- Tình hình sản xuất cây hàng năm cả năm năm 2021
Tổng diện tích gieo trồng (DTGT) cây hàng năm cả năm 2021 tỉnh Kon Tum đạt: 74.140,6 ha, tăng 1,51% (+1.105,6 ha) so với năm trước.
- Cây lúa diện tích: 23.341 ha, tương đương năm trước.
- Cây ngô diện tích: 5.531 tăng 5,08% (+267,4 ha).
- Cây sắn diện tích: 38.768 ha, giảm 1,39% (-548,2 ha), nguyên nhân DTGT sắn giảm là do một số diện tích trồng có năng suất thấp nên người dân chuyển sang trồng các loại cây khác, nhằm phục hồi đất đai.
- Cây mía: 944,6 ha tương đương vụ mùa năm trước.
- Cây lạc DTGT: 142,4 ha, giảm 4,88% (-7,3 ha).
- Rau các loại: 2.782,2 ha, tăng 11,05% (+276,8 ha).
- Cây đậu DTGT: 437,8 ha, tăng 15,36% (+58,3 ha).
- Các loại cây hàng năm khác DTGT là 1.648,6 ha, tăng 115,28% (+883 ha).
SLLT năm 2021 ước đạt: 119.173 tấn, tăng 6,4% (+7.167 tấn) so với năm trước. Trong đó sản lượng lúa: 95.850,4 tấn, tăng 6,09% (+5.500,8 tấn); Sản lượng ngô 23.322 tấn, tăng 7,69% (+1.666,2 ha).
Năng suất lúa cả năm đạt: 41,1 tạ/ha, tăng 5,81% (+2,3 tạ/ha) so với năm trước. Năng suất ngô cả năm đạt: 42,2 tạ/ha, tăng 2,68% (+1,1 tạ/ha) so với năm trước.
- Cây lâu năm năm 2021
Tổng diện tích gieo trồng (DTGT) cây lâu năm năm 2021 tỉnh Kon Tum đạt: 116.092 ha, tăng 9,64% (+10.211 ha) so với năm trước. DTGT cây lâu năm tăng cao so với năm trước là do người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường đầu tư trồng một số cây có giá trị cao và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương như: Cây ăn quả, cao su, cà phê. Cụ thể một số cây trồng như sau:
- Cây ăn quả lâu năm là 6.286 ha, tăng 82,51% (+2.842 ha).
- Cây cao su tổng diện tích đạt: 76.890 ha, tăng 3,54% (+2.627 ha); Năng suất cao su đạt 14,46 tạ/ha; sản lượng cao su năm 2021 đạt: 78.031 tấn, tăng 10,26% (+7.260 tấn) so với năm trước. Sản lượng cao su tăng là do diện tích cao su cho sản phẩm tăng.
- Cây cà phê diện tích đạt: 28.938 ha, tăng 14,81% (+3.732 ha); Năng suất cà phê đạt 24,94 tạ/ha; Sản lượng cà phê thu hoạch năm 2021 đạt: 55.970 tấn, tăng 9,17% (+4.700 tấn). Sản lượng cà phê trên địa bàn tăng do diện tích cho sản phẩm tăng.
- Sản lượng cây công nghiệp lâu năm cũng không nhiều so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. Kon Tum chủ yếu trồng tập trung các cây trọng điểm là cao su và cà phê.
6.1.2. Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp tương đối khó khăn do liên tiếp các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện trên đàn vật nuôi. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương và người dân, một số dịch bệnh đã được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, thông qua nhiều hình thức liên kết quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi đã giúp gia tăng số lượng và chất lượng gia súc, gia cầm.
- Tổng đàn trâu: 25.450 con, tăng 2,81% (+ 695 con). Nhìn chung đàn trâu trên toàn tỉnh ổn định về tổng đàn. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2021 là 775 tấn, tăng 1,95% (+14 tấn).
- Tổng đàn bò: 83.700 con, tăng 3,66% (+2.958 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 5.090 tấn, tăng 5,64% (+272 tấn) so với cùng kỳ năm trước.
- Tổng đàn lợn: 148.500 con, tương đương năm trước. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 20.707 tấn, tăng 6,15% (+1.200 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Số lượng và sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng do trong năm trên địa bàn tỉnh dịch bệnh có xảy ra nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với các năm trước nên người dân tập trung đầu tư tăng đàn lợn.
- Tổng đàn gia cầm: 1.835.000 con, tổng đàn gia cầm tăng 8,07% (+137.000 con), trong đó: đàn gà 1.599.000 con, tăng 9,15% (+134.000 con). Sản lượng thịt hơi gia cầm 5.660 tấn, tăng 6,67% (+322 tấn) so với năm trước, trong đó thịt gà 5.089 tấn. Sản lượng trứng gia cầm 39.938.000 quả, trong đó trứng gà 34.114.000 quả. Đàn gia cầm tăng cả về số lượng đầu con và sản phẩm là do trong kỳ dịch bệnh xảy ra ít, hộ chăn nuôi đã tăng đầu tư chăm sóc tốt cho đàn gia cầm. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh phát triển thêm nhiều cơ sở chăn nuôi gà với quy mô lớn.
6.2. Lâm nghiệp
Công tác trồng rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững được chú trọng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và phòng cháy chữa cháy rừng tiếp tục được tăng cường.
Trong năm 2021, công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh các ngành chức năng đã tăng cường chỉ đạo công tác bảo vệ rừng trong thời gian qua, phân công trực PCCCR theo quy định, thông báo cấp dự báo cháy rừng định kỳ 10 ngày/lần đến Tổ công tác liên ngành các huyện, thành phố và đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh.
Đến ngày 15/12/2021, trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 vụ cháy rừng thiệt hại 27,49 ha (+5,52 ha) và 70 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích thiệt hại là 60,33 ha, tăng 10 vụ (+41,34 ha) so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính năm 2021 tổng diện tích rừng trồng mới tập trung là 4.822,99 ha, gấp 4 lần (+ 3789 ha) so với năm trước. Nguyên nhân tăng do Nhân dân sử dụng diện tích đất bạc màu và sự hỗ trợ giống lâm nghiệp của Nhà nước vào trồng rừng tập trung.
Công tác khai thác lâm sản: Ước tính năm 2021, trên địa bàn tỉnh tổng lượng gỗ khai thác là 151.575 m3, tăng 3,59 % (+5.259 m3) so với năm trước; Lượng củi khai thác là 273.507 ster, tăng 4,01% (+10.544 ster) so với năm trước.
6.3. Thuỷ sản
- Ước tính diện tích nuôi trồng thủy sản là 773 ha, tăng 8,72 % (+62 ha) so với cùng kỳ năm trước.
- Sản lượng thủy sản đạt 6.445,6 tấn, tăng 7,05% (+424,6 tấn) so với năm trước. Trong đó:
Sản lượng khai thác thủy sản nước ngọt là 2.055 tấn, tăng 6,37% (+123 tấn) so với năm trước.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 4.390,6 tấn, tăng 7,38% (+301,6 tấn) so với năm trước.
Nhìn chung sản lượng thủy sản trong kỳ tăng do diện tích nuôi trồng thủy sản tăng, cùng với khai thác đánh bắt của các hộ trên các hồ thủy lợi, thủy điện, sông suối tăng.
7. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong tháng Mười Hai đã khởi sắc, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,91% so với tháng trước và tăng 28,77% % so với cùng kỳ năm trước; quý IV/2021, chỉ số IIP tăng 16,53 so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,55% so với năm 2020, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 2,23%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 21,6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 1,4%; ngành khai khoáng giảm 15,28%.
7.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12 năm 2021 ước tính tăng 28,77% so với cùng kỳ năm trước; tăng chủ yếu ở ngành sản xuất và phân phối điện, đến tháng 4 năm 2021 Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum đã hoàn thành và bắt đầu phát điện nên sản lượng điện tăng cao so với cùng kỳ; một mặt năm nay mùa mưa kết thúc chậm hơn, hiện tại lượng nước trên các hồ chứa luôn đảm bảo cho cho các nhà máy sản xuất điện hoạt động hết công suất, chưa phải điều tiết như các năm trước nên sản lượng điện tăng cao. So với tháng trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12 năm 2021 ước tính tăng 2,91%, tăng cao nhất ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mà chủ yếu là ngành chế biến thực phẩm, đây là nhóm ngành hoạt động có tính thời vụ, phụ thuộc vào thời gian thu hoạch nguyên liệu; hiện tại đang thời gian chính vụ thu hoạch mì trên địa bàn tỉnh, các nhà máy sản xuất tinh bột sắn thu mua đủ nguyên liệu để sản xuất nên lượng tinh bột sắn sản xuất tăng; bên cạnh đó đa số các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác cũng hoạt động ổn định và có chỉ số sản xuất tăng; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,24% do các doanh nghiệp xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình vào cuối năm, nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng tăng cao nên các đơn vị tập trung khai thác.
- Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV năm 2021 tăng 16,53% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,79%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 26,34%; ngành khai thác khoáng sản giảm 22,7%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 3,41% với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tính tăng 27,64%. Trong đó: Ngành khai thác khoáng sản tăng 4,32%, sang quý IV các doanh nghiệp xây dựng tập trung thi công các công trình để kịp tiến độ cuối năm, nhu cầu tiêu thụ đá, cát sỏi tăng nên các đơn vị tập trung khai thác; Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 25,05% so với quý trước; chủ yếu tăng ở ngành chế biến thực phẩm (+65,78%), đây là ngành sản xuất có tính thời vụ cao, phụ thuộc rất lớn vào thời gian thu hoạch nguyên liệu. Trong quý IV/2021, đang thời gian chính vụ thu hoạch mì trên địa bàn tỉnh, nguồn nguyên liệu đủ cung cấp cho hầu hết các nhà máy hoạt động hết công suất nên sản lượng tinh bột sắn sản xuất tăng. Bên cạnh đó, đến tháng 12/2021 Công ty cổ phần Đường Kon Tum bắt đầu thu mua nguyên liệu mía để sản xuất nên chỉ số ngành chế biến thực phẩm tăng mạnh so quý trước. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 30,49%; hiện tại lượng nước trên các hồ thủy điện đảm bảo cho các nhà máy thủy điện hoạt động hết công suất nên sản lượng điện tăng cao so quý trước.
Ước tính một số sản phẩm sản xuất quý IV năm 2021 so với cùng kỳ năm trước như sau: Đá xây dựng khác 124.930,11 m3, giảm 25,17%; Tinh bột sắn ước tính sản xuất 108.457 tấn, tăng 6,52%; Gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn đạt 57,90 triệu viên, giảm 13,81%, gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm thấp so với cùng kỳ do thực hiện chủ trương của tỉnh thay thế dần sản phẩm gạch nung bằng vật liệu không nung, hiện tại số lượng các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn giảm nhiều; điện sản xuất 663,8 triệu Kwh, tăng 27,96%.
- Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng 12,55% so với năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 15,28%, nguyên nhân chỉ số sản xuất ngành này giảm thấp do năm trước các đơn vị tập trung vào khai thác, sản lượng đá xây dựng tăng mạnh, sang năm 2021 lượng tồn kho tương đối lớn nên các đơn vị hạn chế sản lượng khai thác; một mặt các công trình xây dựng trong năm phần lớn chuyển tiếp từ các năm trước, đang trong giai đoạn hoàn thiện, lượng đá xây dựng tiêu thụ cho các công trình này không lớn. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,23%; trong năm 2021 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn nhiều khó khăn, thiếu nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng tồn kho nhiều, một số ngành trong các tháng đầu năm có chỉ số sản xuất giảm sâu như ngành sản xuất đường, tinh bột sắn…; tuy nhiên đến cuối năm các đơn vị sản xuất tinh bột sắn tập trung thu mua nguyên liệu để sản xuất nên chỉ số ngành này trong năm đã đạt mức xấp xỉ so năm trước; đối với ngành chế biến đường chủ yếu thu mua nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, trong các năm gần đây diện tích mía luôn giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cây trồng… nên sản lượng đường giảm qua các năm. Một số ngành sản xuất khác như sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất bàn ghế… hoạt động tương đối ổn định so với cùng kỳ và so với quý trước, kết quả chung các ngành này có chỉ số tăng tương đối ổn định so năm trước. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 21,6%, đóng góp tích cực vào chỉ số sản xuất chung toàn tỉnh. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm nhẹ so năm trước.
Một số sản phẩm chủ yếu sản xuất năm 2021 so với năm trước như sau:
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện sản xuất 1.950,69 triệu Kwh, tăng 23,68%; Cồn béo công nghiệp đạt 11.130 tấn, tăng 6,07%; Bàn bằng gỗ các loại đạt 113.371 chiếc, tăng 27,0%; Ghế khác có khung bằng gỗ đạt 276.205 chiếc, tăng 46,28%; Cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo đạt 24.279 tấn, tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước.
Sản phẩm có sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước: Đá xây dựng khai thác 389.200 m3, giảm 14,76%; Tinh bột sắn ước tính sản xuất 289.911 tấn, giảm 0,36%; Đường RE 9.421 tấn, giảm 25,85% so với cùng kỳ năm trước; Gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 200,15 triệu viên, giảm 6,23%; Phân vi sinh đạt 1.071 tấn, giảm 6,54%; Sản phẩm in khác (quy khổ 13cmx19cm) đạt 192,98 triệu trang, giảm 32,85%; Sản phẩm khác bằng cao su lưu hoá trừ cao su cứng chưa phân vào đâu đạt 2.076 tấn, giảm 2,08%; Bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc đạt 1,762 triệu cái, giảm 4,27%.
7.2. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 năm 2021 tăng 30,12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao như sản xuất bàn ghế tăng 88,61%; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 59,98%; ngành sản xuất thực phẩm tăng 33,3%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ giảm gồm ngành chế biến gỗ giảm 7,22%; ngành sản xuất hóa chất giảm 22,98; ngành sản xuất trang phục giảm 4,54%; Chỉ số tiêu thụ các ngành này giảm chủ yếu do sản lượng sản phẩm sản xuất giảm.
7.3. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 năm 2021 tăng 4,36% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tháng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là các đơn vị có xuất khẩu hàng hóa như sản xuất tinh bột sắn, chế biến gỗ nên lượng hàng tồn kho lớn.
7.4. Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến chế tạo quý IV năm 2021.
Xu hướng tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý IV năm 2021 nhìn chung các đơn vị đánh giá có khó khăn hơn so với quý trước. Trong đó, các đơn vị đánh giá khó khăn hơn chủ yếu ở một số nhóm ngành như sản xuất thực phẩm, sản xuất hóa chất, chế biến gỗ. Trong quý tiếp theo phần lớn số doanh nghiệp dự báo tình hình sẽ tốt hơn.
Xu hướng về khối lượng sản xuất ngành chế biến, chế tạo: Khối lượng sản phẩm sản xuất là yếu tố quan trọng để đánh giá tình hình sản xuất của doanh nghiệp; phần lớn các doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm thuộc ngành chế biến gỗ do thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: tập trung nhất là nhu cầu thị trường trong nước thấp, tiếp đến là tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất, nhất là các nguyên liệu có tính thời vụ, tính cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước cao, lãi suất vay vốn cao dẫn đến tình trạng khó khăn về tài chính cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp.
Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong năm 2021 có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước. Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo các doanh nghiệp sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên các đơn vị vẫn duy trì được hoạt động sản xuất tương đối ổn định, đến các tháng cuối năm tình hình đã bớt khó khăn, các doanh nghiệp đã tập trung vào sản xuất. Qua kết quả điều tra xu hướng kinh sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đánh giá tổng thể được tình hình sản xuất trên địa bàn tỉnh.
8. Thương mại, dịch vụ
8.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
Dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát, hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ được phép hoạt động trở lại. Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng Mười Hai tiếp tục xu hướng tăng, Tình hình thị trường và giá cả hàng hóa trong tháng Mười Hai năm 2021 cơ bản ổn định, lượng hàng hóa dồi dào nhằm sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 có thể xảy ra. Hoạt động thương mại được duy trì ổn định, không có hiện tượng đứt gãy, đình trệ trong lưu thông hàng hóa. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng trên địa bàn tỉnh ước tính đạt 2.671,19 tỷ đồng, tăng 10,71% so với tháng trước và tăng 30,04% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, ước tính đạt 25.064,839 tỷ đồng, tăng 12,57% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước tính tháng 12 năm 2021 đạt 2.671,193 tỷ đồng, tăng 10,71% so với tháng trước và tăng 30,04% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 2.317,606 tỷ đồng, chiếm 86,76% trong tổng số, tăng 10,65% so với tháng trước và tăng 33,25% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 226,938 tỷ đồng, chiếm 8,5% trong tổng số, tăng 11,36% so với tháng trước và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ khác đạt 126,649 tỷ đồng, chiếm 4,74% trong tổng số, tăng 10,65% so với tháng trước và tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính tháng 12 năm 2021 tăng so với tháng trước là do các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, nhà hàng tiệc cưới, nhà hàng khách sạn, cửa hàng, quầy hàng; trạm dừng chân ăn, uống, nghỉ; hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; quán ăn, uống được hoạt động và đảm bảo phòng, chống dịch theo quy định chung, theo Công văn 4341/UBND-KGVX, ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc quy định các biện pháp hành chính phòng, chống dịch Covid-19 đáp ứng với cấp độ 1 trên địa bàn tỉnh.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước tính quý IV đạt 7.279.110 tỷ đồng, tăng 18,92% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm ước tính đạt 25.064,839 tỷ đồng, tăng 12,57% so với cùng kỳ năm trước.
Xét theo ngành hoạt động, trong doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 21.676,738 tỷ đồng, chiếm 86,48% trong tổng số, tăng 13,07% so với cùng kỳ năm trước có ngành hàng lương thực, thực phẩm, tăng 14,84%; hàng may mặc, tăng 18,11%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 15,89%; Vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 25,91%; Gỗ và vật liệu xây dựng tăng 6,37%; Xăng, dầu các loại tăng 13,9%; phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) tăng 6,68%; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ, tăng 19,19%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 2.078,961 tỷ đồng, chiếm 8,3% trong tổng số, tăng 4,02% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác đạt 1.309,139 tỷ đồng, chiếm 5,22% trong tổng số giảm 8,79% so với cùng kỳ năm trước.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại từ cuối tháng 4 năm 2021 đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, tuy nhiên được sự giám sát, chỉ đạo điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã phấn đấu giữ trạng thái “bình thường mới” trên địa bàn tỉnh để thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội; Một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu mua sắm, thu hút người tiêu dùng và giá cả các mặt hàng tương đối ổn định, phù hợp với thu nhập của số đông người tiêu dùng nên sức mua tăng, làm cho tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn trong năm 2021 ước tính tăng so với cùng kỳ năm trước.
8.2. Vận tải
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tác động trực tiếp tới hoạt động vận tải. Tình hình dịch bệnh kéo dài và lây lan nhanh, người dân lo ngại lây nhiễm dịch bệnh nên hạn chế đi lại, do đó hoạt động vận tải hành khách giảm mạnh; vận tải hàng hóa hoạt động bình thường, Hoạt động vận tải tháng Mười Hai tiếp tục tăng so với tháng trước, với mức tăng 81,86% về lượng hành khách vận chuyển và 14,61% về lượng hàng hóa vận chuyển.
a. Kết quả hoạt động vận tải, kho bãi ước tính tháng 12 năm 2021:
Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính tháng 12 năm 2021 đạt 172.428,2 triệu đồng, tăng 20,29% so với tháng trước và tăng 0,45% so cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:
- Vận tải hành khách: Doanh thu ước đạt 41.746,3 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 29,49%; Vận chuyển ước đạt 885,41 nghìn lượt khách, giảm 20,65%; Luân chuyển ước đạt 110.298,34 nghìn lượt khách.km, giảm 22,83%.
- Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước đạt 129.901,9 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 16,31%; Vận chuyển ước đạt 1.476,32 nghìn tấn, tăng 20,51%; Luân chuyển ước đạt 72.533,23 nghìn tấn.km, tăng 17,01%.
- Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải, doanh thu ước đạt 780 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,9%.
Hoạt động vận chuyển hành khách tăng so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động vận chuyển hành khách nội tỉnh đang hoạt động bình thường và vận chuyển hành khách liên tỉnh tăng mạnh sau khi thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP, đồng thời trong tháng nghỉ Tết Dương lịch do đó nhu cầu đi lại của người dân tăng.
Hoạt động vận chuyển hàng hóa tăng mạnh so với tháng trước và cùng kỳ năm trước do các đơn vị tăng cường vận chuyển hàng hóa từ ngoài tỉnh về để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán tăng.
b. Kết quả hoạt động vận tải, kho bãi ước tính năm 2021:
Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính năm 2021 đạt 1.608.993,6 triệu đồng, giảm 10,85% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:
- Vận tải hành khách: Doanh thu ước đạt 429.037,3 triệu đồng, giảm 33,98%; Vận chuyển ước đạt 8.106,06 nghìn lượt khách, giảm 31,98%; Luân chuyển ước đạt 1.046.952,15 nghìn lượt khách.km, giảm 31,03%.
- Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước đạt 1.171.838,3 triệu đồng, tăng 2,19%; Vận chuyển ước đạt 13.193,9 nghìn tấn, tăng 2,77%; Luân chuyển ước đạt 667.719,49 nghìn tấn.km, tăng 2,68%.
- Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải, doanh thu ước đạt 8.118 triệu đồng, giảm 2,49%.
9. Thông tin về tình hình kinh tế thế giới
Kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi nhưng động lực đã yếu đi so với nửa đầu năm 2021. Sự khác biệt trong triển vọng kinh tế giữa các quốc gia do chênh lệch lớn trong tiếp cận vắc-xin và hỗ trợ chính sách vẫn là một mối lo ngại lớn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 5,9% vào năm 2021. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Liên minh châu Âu, Fitch Ratings, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 lần lượt đạt 5,6%,5,8%, 5,7% và 5,3%. Tăng trưởng toàn cầu Quý IV/2021 được Fitch Rating nhận định tăng 1,3% so với quý trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2020. OECD dự báo GDP của Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản và Trung Quốc trong năm 2021 tăng lần lượt là 5,6%, 5,2%, 1,8% và 8,1%. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, tăng trưởng của In-đô-nê-xi-a đạt 5,0%, Phi-li-pin đạt 5,1%, Thái Lan đạt 1%, Xin-ga-po đạt 6,9%, Ma-lai-xi-a đạt 3,8%.
10. Các vấn đề xã hội
10.1. Dân số, lao động và việc làm
Ước tính dân số trung bình năm của tỉnh là 568.780 người, tăng 2,36% so với năm trước.Phân theo giới tính: nam 285.399 người, nữ 283.381 người; phân theo thành thị và nông thôn: Thành thị 185.276 người, nông thôn 383.504 người.
Ước tính năm 2021, toàn tỉnh có 327.907 người thuộc lực lượng lao động,tăng 2,55% so với năm trước; số lao động có việc làm là 324.333 người, chiếm 98,91% trong lực lượng lao động trên toàn tỉnh,tăng 2,58% so với năm trước.
10.2. Tình hình đời sống dân cư
a. Tình hình đời sống cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động
Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) xảy ra và tái bùng phát, diễn biến phức tạp và kéo dài đã ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của tỉnh, mặc dù các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp nhằm vừa ngăn chặn đẩy lùi dịch bệnh, vừa triển khai các biện pháp để ổn định sản xuất, song một số ngành nghề, đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng, thu nhập của người lao động giảm ở các ngành nghề so với các thời điểm trước khi có dịch Covid-19; lĩnh vực công nghiệp xảy ra tình trạng thiếu, gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào, gây đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa tồn kho nhiều gây tình trạng ứ đọng, giảm chất lượng, tăng chi phí và gây khó khăn trong việc bảo quản.Các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao tạm dừng; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách chỉ hoạt động cầm chừng. Số lượng xe kinh doanh giảm đáng kể vì tâm lý, nhu cầu của người dân và quy định phải giãn cách để phòng tránh lây nhiễm.
Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội nhằm nỗ lực phấn đấu thực hiện đến mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn cơ bản đã được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp hoạt động bình thường trở lại đã thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc.
Trong điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã chi trả đủ tiền lương năm 2020 cho người lao động và hầu hết đều thưởngTết cho công nhân, người lao động với mức cao nhất là 20 triệu đồng/người, thấp nhất là 200.000 đồng/người.
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, tính đến ngày 29/8/2021, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho 879 doanh nghiệp (với 16.104 lao động).Cung cấp thông tin người lao động ngoại tỉnh đang làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh: Bến Tre, Cao Bằng, Phú Thọ, Bình Định.
Những tác động từ dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng cục bộ đến đời sống và thu nhập của một bộ phận người lao động trong một số ngành, lĩnh vực hoạt động kinh tế, nhưng theo đánh giá chung đời sống cán bộ, công chức,viên chức, công nhân người lao động hưởng lương mức độ ảnh hưởng là không lớn; tình hình lao động, việc làm tuy có ảnh hưởng nhưng tương đối ổn định; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức thấp.
b.Tình hình đời sống nông dân tại địa phương
Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tương đối ổn định, các loại cây trồng chính trên địa bàn được duy trì diện tích; các loại cây trồng mới được mở rộng diện tích như: cây Mắc ca, Sâm Ngọc Linh, cây dược liệu khác. Dịch bệnh trên cây trồng phát sinh trên một số loại cây ở một số khu vực, đã kịp thời phát hiện, xử lý, hiện còn 190,1 ha diện tích sắn nhiễm bệnh khảm lá đang được thu hoạch và đã được phun thuốc phòng trừ; công tác quản lý sâu bệnh hại cây trồng và kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm được triển khai kịp thời, hiệu quả; đã kiểm soát, khống chế các ổ dịch, không phát sinh các dịch bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, viêm da nổi cục ở trâu, bò...Tuy nhiên, bệnh dịch Tả lợn Châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp với 239 con lợn tại 11 ổ dịch trên địa bàn 04 huyện, thành phố.
Giá các mặt hàng nông sản chủ lực như cao su, cà phê, lúa, sắn...trong năm ổn định ở mức cao, vận tải hàng hóa đã hoạt động bình thường nên đầu ra của các mặt hàng nông sản thuận lợi. Cây cà phê là một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh, so với các năm trước thì vụ cà phê năm nay bắt đầu muộn hơn và tiến độ thu hoạch cũng kéo dài hơn bởi cà phê chín rải rác và thời tiết không thuận lợi. Theo nhận định của người dân thì vụ cà phê năm nay được giá nhưng năng suất không cao, giá phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên thiếu hụt trầm trọng công lao động hái cà phê nên chi phí tăng cao vì vậy thu nhập của nông dân trồng cà phê không được cải thiện nhiều.
Ngay sau Tết Nguyên đán, trên cơ sở kế hoạch ra quân phát động phong trào xây dựng nông thôn mới, trồng cây xanh gắn với chỉnh trang khu dân cư nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các xã lựa chọn công trình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, huy động nhân lực của địa phương để đồng loạt ra quân xây dựng nông thôn mới, với sự tham gia hưởng ứng của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh cùng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các Sở, ngành, trong quá trình thực hiện đã đạt được những thành quả nhất định như: hạ tầng nông thôn được cải thiện rõ rệt; diện mạo nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực; nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới đã có những thay đổi, nhờ đó phong trào xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào thi đua sâu rộng trong toàn dân, được Nhân dân ủng hộ và đồng lòng triển khai thực hiện; đời sống của người dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng; Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đến nay toàn tỉnh toàn tỉnh đã có 36 xã cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí (trong đó có 29 xã được công nhận xã nông thôn mới).
Tình hình kinh tế - xã hội của các xã đạt chuẩn nông thôn mới ngày càng khởi sắc và theo hướng phát triển bền vững, giá trị sản lượng nông nghiệp của toàn tỉnh liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, nhiều sản phẩm nông nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận người dân thuộc khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh dần được cải thiện đáng kể. Song, kinh tế ở nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung tự cấp, nguồn lực lao động, tài nguyên khai thác, sử dụng còn hạn chế. Thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ gia đình ở nông thôn tuy đã thoát khỏi hộ nghèo, nhưng thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo không đáng kể. Người nông dân chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các thành tựu khoa học phát triển, các dịch vụ cơ bản như: vệ sinh, môi trường, y tế, giáo dục... Hệ thống hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, chất lượng tương đối thấp.
Ngành Y tế đã tổ chức tốt việc phân công cán bộ, nhân viên y tế công tác phòng, chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh trong dịp Tết. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm. Nhìn chung, trong dịp Tết đảm bảo đủ cơ số thuốc, vật tư y tế và các trang thiết bị y tế phục vụ tốt cho hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh.
Công tác đào tạo nghề được quan tâm, đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu tạo nguồn lao động cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục duy trì đào tạo các lớp trung cấp nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với mục tiêu đào tạo phải gắn với quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phải gắn với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đối với người lao động sau học nghề đã áp dụng và phát triển nhiều mô hình kinh tế bền vững, có hiệu quả cao như: trồng cao su, cà phê, bời lời, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Sau học nghề người lao động có cơ hội tự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tự tạo việc làm tại chỗ thông qua canh tác, sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phục vụ cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, thông qua công tác tư vấn giới thiệu việc làm người lao động được giới thiệu đến làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
10.3. An sinh xã hội
a. Công tác giảm nghèo
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài của cả hệ thống chính trị và Nhân dân nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các hộ nghèo, tạo cho hộ nghèo có cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản.
Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2021, tỷ lệ giảm hộ nghèo là 4,11% đảm bảo mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất khoảng 3-4% trong năm 2021. Đã triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách, dự án cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện đầy đủ chính sách cứu trợ xã hội (cứu trợ thường xuyên, cứu trợ đột xuất) cho các đối tượng đủ điều kiện, bảo đảm an sinh xã hội, không có người dân nào bị đói, rét. Triển khai lồng ghép thực hiện các chính sách, dự án của Đề án giảm nghèo tỉnh Kon Tum.
Qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2021, cụ thể:
Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, số hộ thoát nghèo là 5.838 hộ; hộ nghèo có 9.072 hộ, chiếm tỷ lệ 6,32% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó có 8.635 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 11,42% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn tỉnh; hộ cận nghèo có 7.876 hộ, chiếm tỷ lệ 5,49% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó có 7.077 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 9,36% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn tỉnh.
Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ: hộ nghèo có 21.989 hộ, chiếm tỷ lệ 15,32% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó có 20.817 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 94,67% so với tổng số hộ nghèo. Hộ cận nghèo có 9.091 hộ, chiếm tỷ lệ 6,33% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh. Tổng số hộ nghèo chung là 14.601 hộ (tỷ lệ 10,29%), số hộ thoát nghèo năm 2021 là 5.493 hộ (giảm 3,97%).
Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, từ nguồn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện đã hỗ trợ 10,6 tỷ đồng cho 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo (22.973 hộ), gồm 12.398 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập (mức hỗ trợ 600.000 đồng/hộ), 2.203 hộ nghèo theo tiêu chí thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và 8.372 hộ cận nghèo (mức hỗ trợ 300.000 đồng/hộ). Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phân bổ tiền và hàng hoá trị giá 168 triệu đồng do Quỹ "Vì người nghèo" Trung ương hỗ trợ để tặng quà cho 150 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
b. Bảo trợ xã hội
Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, để Nhân dân trên toàn tỉnh đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, nhất là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm, tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những đối tượng yếu thế… để tất cả mọi người, mọi nhà đều đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui tươi, đầm ấm, bảo đảm an sinh xã hội, cụ thể như sau:
Chúc tết các đối tượng bảo trợ xã hội 2.804 người với số tiền 1,23 tỷ đồng; thăm, chúc thọ, mừng thọ 249 người cao tuổi với số tiền 251,6 triệu đồng.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã chủ động ngân sách và vận động xã hội hóa để hỗ trợ cho 2.002 hộ/6.700 khẩu với 100.500 kg gạo; cấp phát 91.350 kg gạo do Chính phủ hỗ trợ cho 1.660 hộ/6.090 khẩu.
Ủy ban nhân dân một số huyện đã chủ động ngân sách để hỗ trợ chăn đắp, áo ấm cứu rét cho 2.662 hộ/10.048 khẩu với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng.
Thăm, tặng quà cho 2.804 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí hỗ trợ là 1,2 tỷ đồng. Thăm, tặng quà cho 7.542 trẻ em với tổng kinh phí hỗ trợ là 1,7 tỷ đồng. Thăm và gửi Thiệp mừng thọ của Chủ tịch nước đến 25 người cao tuổi tròn 100 tuổi với tổng kinh phí là 50 triệu đồng; thăm và gửi Giấy chúc thọ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho 224 người cao tuổi tròn 90 tuổi với tổng kinh phí là 201 triệu đồng; đồng thời, tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi thọ 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi.
Các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đã triển khai hoạt động từ thiện, thăm, tặng quà, tổ chức Ngày hội bánh chưng xanh đảm bảo kịp thời, hiệu quả, ý nghĩa với tổng kinh phí hỗ trợ là 11,2 tỷ đồng. Các cơ quan kết nghĩa xây dựng xã của tỉnh, huyện, các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn các xã đã cử cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ xuống các thôn cùng tham gia Ngày hội. Đồng thời, triển khai chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các địa phương tổ chức gói, nấu và trao tặng bánh cho người dân theo từng nhóm nhỏ (không quá 20 người/nhóm), không tổ chức phần hội và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong quá trình tổ chức.
Quỹ bảo trợ trẻ em phối hợp với Công ty Bảo Việt Nhân thọ phân bổ, lựa chọn đối tượng trao tặng xe đạp đến trường năm 2021 và thực hiện phân bổ 40 chiếc xe đạp do Công ty Bảo Việt Nhân thọ hỗ trợ cho 08 đơn vị; Tiếp tục hỗ trợ gia đình có chỉ định phẫu thuật tim bẩm sinh làm hồ sơ; Phối hợp với Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng kiểm tra hồ sơ kết nối các nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí mỗ tim miễn phí cho đối tượng trẻ em.
Tiếp nhận và phân bổ 69,705 tấn gạo từ nguồn gạo hỗ trợ của Chính phủ cho các địa phương để hỗ trợ cho Nhân dân có nguy cơ thiếu đói trong thời gian giáp hạt đầu năm 2021, cụ thể: Huyện Đăk Hà 21,060 tấn gạo (hỗ trợ cho 369 hộ/1.404 khẩu); huyện Đăk Glei 29,580 tấn gạo (hỗ trợ cho 640 hộ/ 1.972 khẩu); huyện Kon Rẫy 19,065 tấn gạo (hỗ trợ cho 366 hộ/1.271 khẩu).
Triển khai thực hiện công tác phòng chống thiên tai, ảnh hưởng rủi ro do thiên tai xảy ra đối với đối tượng BTXH trong cộng đồng và trong các cơ sở trợ giúp xã hội theo hướng dẫn của Cục Bảo trợ xã hội và Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh.
c. Thực hiện chính sách với người có công
Các cấp, các ngành đã thăm, tặng 10.620 suất quà trị giá 2.872,5 triệu đồng cho người có công với cách mạng, trong đó: Quà của Chủ tịch nước là 1.595,4 triệu đồng, quà từ ngân sách cấp tỉnh 47 triệu đồng, quà từ ngân sách cấp huyện/thành phố là 881,6 triệu đồng, quà của xã/phường là 18,9 triệu đồng, quà xã hội hóa (của cá nhân, doanh nghiệp) là 181 triệu đồng. Thường trực Tỉnh ủy đã trích ngân sách Đảng để hỗ trợ cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng tỉnh 436,5 triệu đồng; gửi quà tặng và Thiệp chúc Tết đến 213 cán bộ hưu trí.
Lực lượng vũ trang của tỉnh đã tổ chức thăm, tặng quà và động viên kịp thời đối với thân nhân các quân nhân đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo và chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; hỗ trợ cho các chiến sĩ, chi ăn thêm các ngày Tết, thăm hỏi mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình các chiến sĩ, tặng quà cho "con nuôi Biên phòng"… với tổng kinh phí là 2,1 tỷ đồng.
Triển khai các hoạt động kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021): Tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh; thăm hỏi, tặng 4.532 suất quà cho người có công được với kinh phí tặng quà là 1.373 triệu đồng cho người có công.
Giải quyết trợ cấp khu vực cho 01 trường hợp là thương binh không hưởng chế độ hưu trí ở bảo hiểm xã hội; giải quyết lấy 01 mẫu sinh phẩm tại NTLS tỉnh để giám định ADN để xác định danh tính liệt sĩ.
Sở LĐTB&XH phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ngọc Hồi tiếp tục kiểm tra tại các phần mộ liệt sĩ được quy tập năm 2001-2002 tại CamPuChia.
Ban hành Quyết định dừng chi phụ cấp khu vực của 05 trường hợp ở huyện Đăk Hà là đối tuợng thương, bệnh binh đồng thời hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động tại Bảo hiểm xã hội (01 Bệnh binh, 04 thương binh).
Chọn vị trí, xác định quy mô, hình thức để xây 02 mộ chung của 57 liệt sĩ tại khu vực Đài tưởng niệm liệt sĩ Chư Tan Kra (43 liệt sĩ và 14 liệt sĩ); Kiểm tra vị trí và đối chiếu thông tin quy tập của 40 mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Ngọc Hồi.
Tổng hợp, đính chính thông tin trên 02 bia mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Cao Bằng; báo cáo số lượng và thông tin chi tiết về 127 Mẹ Việt Nam anh hùng và 15 Anh hùng lực luợng vũ trang cho Hội người cao tuổi Việt Nam.
Các huyện hoàn trả kinh phí tạm ứng từ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh để hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg: huyện Đăk Glei (400 tr.đồng), huyện Tu Mơ Rông (20 tr.đồng).
10.4. Tình hình nổi bật về xã hội
a. Về y tế
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch về triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”[2]. Tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, tổ chức truy vết triệt để và áp dụng các biện pháp xử lý y tế phù hợp; quyết tâm không để dịch Covid-19 lây lan, bùng phát trên diện rộng. Tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo đúng tiến độ và đảm bảo an toàn, trong đó đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho đối tượng từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh.
(1) Tình hình dịch bệnh
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-
19): Cập nhật đến ngày 22/12/2021, không có tử vong, ghi nhận 670 ca mắc, trong đó có 519 ca phát hiện tại các cơ sở, nơi cách ly và 151 ca phát hiện tại cộng đồng.
Tay - chân - miệng: Trong tháng, không ghi nhận ca mắc mới, giảm 04 ca so với tháng trước và giảm 07 so với tháng 11/2020. Lũy tích đến 31/11/2021, không có tử vong, ghi nhận 65 ca mắc, tăng 31 ca so với cùng kỳ năm trước.
Thủy đậu: Trong tháng, ghi nhận 08 ca mắc mới (Ngọc Hồi 02, Đăk Glei 01, Tu Mơ Rông 01, Kon Rẫy 02, Kon Plông 02), giảm 10 ca so với tháng trước và giảm 29 ca so với tháng 11/2020. Lũy tích đến 30/11/2021, không có tử vong, ghi nhận 283 ca mắc, giảm 125 ca so với cùng kỳ năm trước.
Quai bị: Trong tháng, ghi nhận 02 ca mắc mới (Đăk Tô 01, Kon Plông 01), giảm 01 ca so với tháng trước và giảm 03 ca so với tháng 11/2020. Lũy tích đến ngày 30/11/2021, không có tử vong, ghi nhận 56 ca mắc, giảm 41 ca so cùng kỳ năm trước.
Sốt xuất huyết Dengue: Trong tháng, ghi nhận 05 ổ dịch mới (Đăk Glei 04, Ia H’Drai 01), 44 ca mắc mới (Đăk Hà 35, Đăk Tô 01, Ngọc Hồi 02, Đăk Glei 05, Ia H’Drai 01), giảm 14 ca so với tháng trước và giảm 154 ca so với tháng 11/2020. Lũy tích đến 30/11/2021, không có tử vong, ghi nhận 659 ca mắc, giảm 1.502 ca so với cung kỳ năm trước.
Sốt rét: Trong tháng, ghi nhận 02 ca mắc mới tại huyện Ia H’Drai, tăng 02 ca so với tháng trước và bằng tháng 11/2020. Lũy tích đến ngày 30/11/2021, không có tử vong, ghi nhận 05 ca mắc (Đăk Hà 01, Sa Thầy 01, Ia H’Drai 03), giảm 22 ca so với cùng kỳ năm trước.
Viêm não Nhật Bản: Trong tháng, không ghi nhận ca mắc. Lũy tích đến 30/11/2021, không có tử vong, ghi nhận 01 ca mắc tại huyện Sa Thầy, tăng 01 ca so với cùng kỳ năm trước.
Trong 11 tháng năm 2021, không ghi nhận mắc mới các bệnh: Cúm A (H5N1, H7N9...), hội chứng viêm đường hô hấp vung Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV), cúm A(H1N1), bệnh do vi rút Zika, viêm gan vi rút A, bạch hầu, dại, ho gà, sởi.
Phòng chống lao, phong: Tổng số bệnh nhân lao đăng ký điều trị 39 bệnh nhân (Đăk Tô 07, Đăk Hà 07, Ngọc Hồi 11, Kon Rẫy 04, Tu Mơ Rông 02, thành phố Kon Tum 08), trong đó lao phổi AFB (+) 23. Không ghi nhận bệnh nhân phong mới, tổng số bệnh nhân phong đang quản lý 163 người (điều trị đa hóa trị liệu 02, chăm sóc tàn tật 159 người).
(2) Tiêm chủng mở rộng:
Duy trì hoạt động tiêm chủng mở rộng thường xuyên với tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ tính đến 30/11/2021 đạt 92,5%. Tiếp tục triển khai Kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021 (các đợt 10, 11, 12, 13, 14 cho người từ 18 tuổi trở lên và đợt 1, 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi). Tính đến ngày 22/12/2021, tổng số đối tượng ≥ 12 tuổi đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 là 107.021 người, đã tiêm đủ liều (2 mũi) 266.280 người.
(3) Phòng chống HIV/AIDS
Trong tháng, ghi nhận 01 ca nhiễm HIV mới, 01 bệnh nhân HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, 01 bệnh nhân tử vong. Lũy tích đến ngày 30/11/2021, tổng số nhiễm HIV/AIDS 539 người, trong đó tử vong 196 người và còn sống 343 người (quản lý được 185). Tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV 147 người (08 trẻ em), đang điều trị dự phòng lao bằng Isoniazid 15 người.
(4) Truyền thông, giáo dục sức khỏe
Sở Y tế đã phối hợp Phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện 01 phóng sự tuyên phòng chống dịch Covid-19 (hướng dẫn cách ly y tế tại nhà). Phối hợp Báo Kon Tum thực hiện chuyên trang tháng 11/2021 trên Báo Kon Tum về phòng chống dịch Covid-19. Phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch tuyên truyền tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Tổ chức các buổi truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá, sản xuất các thông điệp truyền thông về tiêm vắc xin phòng Covid-19.
(5) An toàn vệ sinh thực phẩm
Sở Y tế tiếp tục triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống ngộ độc thực phẩm lồng ghép truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 tại các thôn, làng; giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Cấp mới 04 Giấy chứng nhận cơ sở đủđiều kiện an toàn thực phẩm và tiếp nhận bản tự công bố của 17 sản phẩm. Hậu kiểm tự công bố sản phẩm thực phẩm đối với 38 cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 3 buổi tập huấn cập nhật các quy định của pháp luật và kiến thức về an toàn thực phẩm cho 08 cơ sở với 110 người tham dự. Giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Đoàn công tác Tập đoàn Hung Nhân (Việt Nam) và Tập đoàn De Heus (Hà Lan).
Tình hình ngộ độc thực phẩm: Trong tháng 11 năm 2021, không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm, xảy ra 14 trường hợp ngộ độc thực phẩm lẻ tẻ do ăn uống không bảo đảm vệ sinh.
b. Về giáo dục
Nhìn chung việc dạy học theo các phương án đã cơ bản thích ứng và dần đi vào ổn định; Sở GDĐT tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra đến tận cơ sở để nắm bắt
những khó khăn, vướng mắc để kịp thời chỉ đạo. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác dạy học trực tuyến và có các biện pháp để quản lý tốt số học sinh đang học trực tiếp tại các trường bán trú, dân tộc nội trú.
Tình hình giáo viên, học sinh và lớp học phổ thông đầu năm học năm 2021-2022, cụ thể: Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ngày một tăng, tổng số học sinh phổ thông là 123.573 học sinh các cấp, tăng 2,14% so với năm học trước (tăng 2.648 học sinh); tổng số giáo viên giáo dục phổ thông trực tiếp giảng dạy là 6.982 giáo viên, giảm 2,8% (giảm 196 giáo viên) so đầu năm học trước; tổng số có 4.186 lớp học các cấp học, so với năm học trước giảm 0,72 % (giảm 30 lớp học).
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Công văn về việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19[3]. UBND tỉnh đã giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Y tế căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, hướng dẫn các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp triển khai thực hiện việc hỗ trợ cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ cho trẻ em, giáo viên, cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum[4]. Theo Nghị quyết, cơ sở giáo dục mầm non độc lập đảm bảo các điều kiện thuộc đối tượng quy định được hỗ trợ 01 lần/cơ sở, bao gồm: trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất để phục vụ trực tiếp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Mức hỗ trợ là 20.000.000 đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập; Trẻ em thuộc đối tượng quy định được hỗ trợ hàng tháng, mức hỗ trợ 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học; Giáo viên mầm non thuộc đối tượng quy định được hỗ trợ hàng tháng, mức hỗ trợ 800.000 đồng/giáo viên/tháng. Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
c. Về văn hóa, thể dục thể thao
Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các địa phương trên cả nước đã ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực du lịch của tỉnh. Các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch đã chịu ảnh hưởng nhiều, như: dừng, tạm dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch và triển khai các hoạt động tại cơ sở. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống, lưu trú du lịch, lữ hành… doanh thu bị giảm sút. Dự kiến đến cuối năm 2021, toàn tỉnh thu hút khoảng 311.000 lượt khách, đạt 20,7% kế hoạch, tổng doanh thu ước đạt 85 tỷ đồng, giảm 29,2% so với cùng kỳ năm trước và đạt 18,6% kế hoạch.
Ngày 08/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3123/QĐ-BVHTTDL về tổ chức xây dựng mô hình điểm sinh hoạt văn hóa gắn với phát triển du lịch và phóng sự truyền hình tuyên truyền về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc tại tỉnh Kon Tum. Theo kế hoạch, Bộ sẽ hỗ trợ tỉnh Kon Tum xây dựng và thành lập 02 mô hình điểm Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa văn nghệ của dân tộc Ba Na tại huyện Kon Rẫy và dân tộc Xơ Đăng tại huyện Sa Thầy, đồng thời xây dựng phóng sự truyền hình tuyên truyền về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc tỉnh Kon Tum trên kênh truyền hình VTV5.
d. Tình hình trật tự an toàn xã hội ở địa phương
Công tác đấu tranh ngăn chặn, xử lý các loại tội phạm tiếp tục được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Ước 11 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt 90,6%, đạt 100,67% kế hoạch; tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt 86%, bằng 107,5% kế hoạch. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên trong tháng, tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn có chiều hướng gia tăng, tăng mạnh cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ. Hoạt động của tội phạm theo băng, nhóm, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” được đấu tranh, triệt xóa, không có băng, nhóm hoạt động phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, cụ thể:
Phạm tội về trật tự xã hội: 11 tháng năm 2021 phát hiện 429 vụ; Trong tháng 11 phát hiện 42 vụ (giảm 06 vụ so cùng kỳ năm 2020; tăng 14 vụ so tháng trước), hậu quả, thiệt hại: 04 người chết, 08 người bị thương.
Phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng và chức vụ: 11 tháng năm 2021 phát hiện 30 vụ; Trong tháng 11, phát hiện 01 vụ Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn huyện Kon Plông (không tăng giảm so tháng trước, tăng 02 so cùng kỳ năm 2020).
Phạm tội về ma túy: 11 tháng năm 2021 phát hiện 113 vụ; Trong tháng 11 phát hiện 11 vụ (tăng 07 vụ so cùng kỳ năm 2020 và 03 vụ so tháng trước). Trong đó: Tàng trữ trái phép chất ma túy 08 vụ; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 01 vụ; Vận chuyển trái phép chất ma túy 01 vụ; Mua bán trái phép chất ma túy 01 vụ. Thu giữ 3.037,659 gram ma túy tổng hợp.
Tình hình trật tự, an toàn giao thông: 11 tháng năm 2021, xảy ra 74 vụ tai nạn giao thông, làm chết 76 người, bị thương 43 người; Trong tháng 11, xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông (09 vụ nghiêm trọng, 02 vụ rất nghiêm trọng), làm 13 người chết, 09 người bị thương, thiệt hại về tài sản: 04 ô tô con, 13 mô tô ước tính khoảng 241 triệu đồng.
Tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn: 11 tháng năm 2021, xảy ra 18 vụ, không thiệt hại về người, ước thiệt hại khoảng 877 triệu đồng; Trong tháng 11, không xảy ra cháy, nổ (giảm 02 vụ so cùng kỳ năm 2020; không biến động so tháng trước).
e. Tình hình môi trường
- Vi phạm môi trường
Trong tháng không phát hiện vụ vi phạm môi trường, lũy kế đến tháng báo cáo phát hiện 11 vụ (10 vụ Hủy hoại rừng, 01 vụ Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm), tăng 07 vụ so cùng kỳ năm trước. Các vụ vi phạm đang được các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của Pháp luật.
-Tình hình thiên tai
Diễn biến thiên tai:
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài vào 02 ngày 28 và 29 tháng 11 đã làm sạt lở nhiều vị trí trên các tuyến đường, gây ách tắc giao thông cục bộ và khó khăn trong việc đi lại tại địa bàn huyện Đăk Glei, Kon Plông và Tu Mơ Rông[5]. Hiện Sở Giao thông Vận tải và Chi cục Quản lý đường bộ III.4 (Cục Quản lý đường bộ III) đã chỉ đạo đơn vị quản lý đường điều động máy móc, nhân lực xử lý; đến ngày 30 tháng 11 tất cả các tuyến đường đã thông xe đảm bảo giao thông.
Theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh. Từ ngày 21/11 đến ngày 19/12/2021 tỉnh Kon Tum do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động trong đới gió đông trên cao mưa xảy ra chủ yếu tại huyện Kon Plông, có mưa vừa, mưa to.
Tình hình thiệt hại
Về người: trong tháng có 01 người chết là nữ[6], tăng 01 người so với tháng trước và cùng kỳ tháng 12/2020. Lũy kế đến 20/12/2021 mưa lũ, sạt lở đất đã làm 03 người chết bằng so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 03 người bị thương so với cùng kỳ năm trước.
Về nhà ở: trong tháng, ghi nhận 01 căn nhà bị hư hại nhẹ, giảm 04 căn so tháng trước và tăng 01 căn so cùng kỳ tháng 12/2020. Lũy kế đến 19/12/2021 tổng số nhà ở bị ảnh hưởng thiệt hại là 137 căn, giảm 1.908 căn so với cùng kỳ năm trước.
Về chăn nuôi: trong tháng, ghi nhận 02 con gia súc bị cuốn trôi, tăng so với tháng trước 01 con, tăng 02 con so với cùng kỳ tháng 12/2020. Lũy kế đến 19/12/2021 có 50 con gia súc (trâu: 14 con; bò: 20 con; heo: 16 con) bị chết, cuốn trôi, giảm so với cùng kỳ năm trước 203 con gia súc.
Về giao thông: trong tháng, thiệt hại về giao thông gồm: đường Đông Trường Sơn tại Km 193 do mưa lớn kéo dài gây xói lỡ 1 điểm ta luy dương với khối lượng rất lớn, hiện các phương tiên giao thông không lưu thông được (xã Ngọc Tem). Đường Đông Trường Sơn tại Km203+500 xói lỡ 1 điểm ta luy dương với khối lượng rất lớn, hiện đã khắc phục tạm thông tuyến; Đường QL 24 tại Km 92+800 xói lỡ 1 điểm ta luy dương với khối lượng rất lớn, hiện các phương tiện giao thông đã lưu thông được 1 làn (xã Hiếu). Đường GTNT đi thôn Măng Cành tại Km3+500 xói lỡ 1 điểm với khối lượng khoảng 120m3, khoảng 30m tấm đan bị xói lỡ; Đường GTNT đi thôn Măng Cành tại Km2+500 xói lỡ 3 điểm với khối lượng khoảng 1500 m3 và 65m tấm đan rảnh thoát nước bị trôi; Đường GTNT đi thôn Măng Cành tại Km3+500 xói lỡ 1 điểm với khối lượng khoảng 120m3, 30m tấm đan rảnh thoát nước hình thang, xói lỡ; Đường GTNT từ trung tâm xã đi đường Đông Trường Sơn có 5 điểm sạt lỡ đất đá tại Km 4, 6, 10, 11 và 14 với khối lượng khoảng 2.500 m3; Đường GTNT vào thôn Kon Kum có 05 điểm sạt lỡ khối lượng khoảng 35 m3; Đường đi khu sản xuất Nước Lô thôn Kon Kum tại Km2+200 có 1 điểm sạt lỡ với khối lượng khoảng 550 m3; Đường đi khu sản xuất Ngọc Mết thôn Kon Du sạt lỡ với khối lượng khoảng 80 m3(Xã Măng Cành), mức độ thiệt hại giảm so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ năm trước.
Tổng giá trị thiệt hại do mưa lũ, bão gây ra trên địa bàn tỉnh tháng 12/2021 khoảng 1.288 triệu đồng, tăng l.288 triệu đồng so với cùng kỳ tháng 12/2020. Lũy kế đến 19/12/2021, ước thiệt hại khoảng 128.194 triệu đồng, giảm so với cùng kỳ năm trước 528.250 triệu đồng.
[1] Số liệu GRDP ước tính năm 2021 theo Công văn số 1796/TCTK-TKQG ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Tổng cục Thống kê về thông báo số liệu GRDP ước tính năm 2021.
[2] Kế hoạch số: 3819/KH-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Kon Tum.
[3] Công văn số 4166/UBND-KGVX ngày 19/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
[4] Nghị quyết số 69/2021/NQ-HĐND ngày 14/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum.
[5] Cụ thể, trên Quốc lộ 40B đoạn Km176+950 - Km177+067 (qua trung tâm huyện Tu Mơ Rông) bị sạt lở ta luy dương bên phải tuyến, đất đá trồi mặt đường gây khó khăn trong đi lại. Trên Tỉnh lộ 673 thuộc địa bàn xã Mường Hoong có 7 điểm sạt lở ta luy dương (từ km 17 đến km 33); trên Tỉnh lộ 676 từ xã Măng Cành đến xã Đăk Nên (huyện Kon Plông) có 9 điểm sạt lở ta luy dương gây ách tắc giao thông cục bộ và trên tuyến đường Ngọc Hoàng-Măng Bút- Tu Mơ Rông- Ngọc Linh có 2 điểm sạt lở thuộc xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei).
[6] Ngày 28/11/2021, bà Y Hông sinh năm 1968 ở thôn Kon Du, Măng Cành, Kon Plông đi làm bị nước cuốn trôi.
File đính kèm: Bao_cao_so_lieu_quy_IV_va_nam_2021_Kon_Tum.pdf
Cục Thống kê tỉnh Kon Tum