Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 24/01/2010-12:20:00 PM
Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tháng 1 năm 2010
1. Tình hình chung:
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 01/2010 theo giá so sánh 1994 ước đạt 62,8 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước (trong khi tháng 01/2009 giảm 25% so với cùng kỳ 2008), bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 23,1%, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 31,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,1% (dầu mỏ và khí đốt giảm 16,6%, các ngành khác tăng 36,7%).
Một số sản xuất công nghiệp tăng cao trong tháng 01/2010 như: than đá tăng 36,5%; điện sản xuất tăng 32,2%; khí hoá lỏng tăng 49,2% (do nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động và sản xuất mặt hàng này từ tháng 07/2009); ngành sản xuất các sản phẩm phục vụ xây dựng với xi măng tăng 91,5%; thép tròn tăng 61,1%; gạch lát ceramic tăng 103,4%; gạch xây tăng 28,6%; kính thủy tinh tăng 72,8%; sơn hoá học tăng 35,9%; nhóm các ngành tăng trưởng cao tiếp theo là các ngành sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng như: ô tô các loại tăng 53,8% (trong đó xe chở khách tăng xấp xỉ gấp 2 lần), điều hoà nhiệt độ tăng 283,8%; tủ lạnh tăng 69,2%; máy giặt tăng 60,7%; bình đun nước nóng tăng 214,8%; tivi tăng 35,6%; xe máy tăng 46,5%;... Tiếp theo, các mặt hàng tiêu dùng thông thường khác cũng tăng đáng kể như: sữa bột tăng 41,2%; đường kính tăng 16,5%; thuốc lá tăng 22,3%; bia tăng 18,6%; đồ uống không cồn (như nước khoáng, nước tinh khiết, nước ngọt,...) tăng 97,3%; vải dệt sợi bông tăng 45,3%; quần áo mặc thường cho người lớn tăng xấp xỉ 32%; giầy thể thao tăng trên 36%; xà phòng các loại tăng xấp xỉ 40%; giấy các loại tăng 76,3%.
Theo vùng, lãnh thổ tháng 1 năm 2010 một số tỉnh, thành phố có tỷ trọng GTSXCN lớn đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước là Vĩnh Phúc tăng 92,7%, Phú Thọ tăng 90,1%, Đà Nẵng tăng 66,1%, Bình Dương tăng 65,9%, Quảng Ninh tăng 46,6%, thành phố Hồ Chí Minh tăng 37,4%, Đồng Nai tăng 25,4%; Thanh Hoá tăng 28,3%; Hải Dương tăng 27%; một số tỉnh có mức tăng khá như Hà Nội tăng 16,3%; Khánh Hoà tăng 15,4%; Cần Thơ tăng 14,9%. Riêng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có tốc độ giảm 6% chủ yếu do ngành dầu khí giảm sản lượng khai thác dầu thô.
Một số nhận xét chung:
Sản xuất công nghiệp tháng 01/2010 tăng mạnh so với cùng kỳ 2009 chủ yếu do tháng 01/2009 là thời điểm nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài đồng thời lại chịu ảnh hưởng lớn bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, sản xuất bị đình đốn, trong khi tháng01 năm nay thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán rơi vào tháng 2 đồng thời kinh tế thế giới và Việt Nam đang phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Điều đáng chú ý là sản xuất công nghiệp tháng 01/2010 so với cùng kỳ 2009 tăng mạnh ở hầu các sản phẩm công nghiệp trọng yếu, có giá trị lớn (trừ dầu thô khai thác giảm do kế hoạch khai thác tháng 1 năm 2010 giảm gần 400 nghìn tấn so với năm 2009).
Sản xuất công nghiệp tăng cao nhất trong tháng 01/2010 là nhóm ngành sản xuất các sản phẩm phục vụ xây dựng chủ yếu do nhu cầu xây dựng của toàn xã hội đang trong giai đoạn đang tăng cao, giá nguyên vật liệu xây dựng ổn định hơn năm trước do kinh tế Việt Nam phục hồi, tăng trưởng trở lại.
Nhóm các ngành tăng trưởng cao tiếp theo là các ngành sản xuất các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán, nổi bật là các mặt hàng có giá trị cao đồng loạt tăng cao chứng tỏ nhu cầu và khả năng mua sắm, tiêu dùng của người dân dịp Tết Nguyên Đán năm nay tăng cao.
2. Tình hình cụ thể các ngành:
- Điện sản xuất ước đạt 7 tỷ Kwh tăng 32,2% so cùng kỳ.
- Dầu thô khai thác ước đạt 1,16 triệu tấn tăng 11% so với mức tháng 12 năm 2009 và giảm 26,2% so cùng kỳ. Khí thiên nhiên ước đạt 722 triệu m3 tăng 12% so cùng kỳ, khí hóa lỏng đạt 39 nghìn tấn tăng 49,2 % so cùng kỳ.
- Phân hóa học ước đạt 205 nghìn tấn tăng 8% so cùng kỳ.
- Vải dệt từ sợi bông ước đạt 17 triệu m2 tăng 45,3 % so cùng kỳ, vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo ước đạt 58 triệu m2 tăng 6% so cùng kỳ.
3. Về xuất nhập khẩu hàng công nghiệp:
a. Xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu cả nước tháng 01/2010 ước đạt 4,9 tỷ USD tăng28,1% so với cùng kỳ, trong đó riêng dầu thô đạt 570 triệu USD tăng 24,5% so cùng kỳ.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm: dầu thô đạt 810 nghìn tấn tăng giảm 42% so cùng kỳ, than đá đạt 1,8 triệu tấn tăng 23,8%, xăng dầu đạt 170 nghìn tấn tăng 19,7%, hàng dệt may 750 triệu USD tăng 3,9%, hàng giầy dép đạt 380 triệu USD tăng 6,3%, hàng điện tử, máy tính đạt 230 triệu USD tăng 56,4%, máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt 210 triệu USD tăng 140%, dây và cáp điện đạt 100 triệu USD tăng 107,6%, phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 90 triệu USD tăng 18,4%.
b. Nhập khẩu:
Kim ngạchkhẩu cả nước tháng 01/2010 ước đạt 6,2 tỷ USD tăng86,6% so với cùng kỳ. Mức nhập siêu trong tháng 01/2010 đạt 1,3 tỷ USD bằng 26,5% kim ngạch nhập khẩu. Do kinh tế trong nước phục hồi và sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao nên các mặt hàng nguyên liệu cho sản xuất như phân bón, chất dẻo, vải, bông, sắt thép, linh kiện điện tử nhập khẩu đều tăng cao.
Một số mặt hàng công nghiệp nhập khẩu chủ yếu gồm: xăng dầu đạt 900 nghìn tấn tăng 3,8% so cùng kỳ, phân bón đạt 600 nghìn tấn tăng 235,2% so cùng kỳ, chất dẻo đạt 160 nghìn tấn (với kim ngạch 240 triệu USD tăng 114,3%), giấy các loại đạt 70 nghìn tấn tăng 80%, bông các loại đạt 27 nghìn tấn tăng 108%, sợi dệt đạt 45 nghìn tấn tăng 95,7%, vải đạt 320 triệu USD tăng 65,8%, nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 150 triệu USD tăng 68,5%, sắt thép đạt 450 nghìn tấn tăng 86%, hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 380 triệu USD tăng 123,5%./.

File đính kèm:
BCCongnghiepT1.10.pdf

Vụ Kinh tế Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1293
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)