Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 25/03/2006-10:06:00 AM
Tình hình sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2006

Sản xuất công nghiệp tháng 3 tăng 12,8% và quí 1 tăng 14,7% so cùng kỳ, trong đó khu vực ngoài quốc doanh vẫn có tốc độ tăng cao nhất và ổn định nhất (Tháng 3 tăng 20,8%, quí 1 tăng 20,4%); Tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tháng 3 tăng 13,6%, quý 1 tăng 16,3%, trong đó: Khai thác dầu khí vẫn tiếp tục giảm (Tháng 3 giảm 1%, quý 1 giảm 2,2%), các ngành khác ngoài dầu khí tháng 3 vẫn tăng 17,6%, quý 1 tăng 21,2%.

Với kết quả trên cho thấy sản xuất tháng 3 có dấu hiệu suy giảm, mức tăng thấp hơn bình quân 2 tháng đầu quý, do vậy đã kéo nhịp độ tăng từ 15,8% của 2 tháng đầu năm xuống còn 14,7% của quý 1.

Nguyên nhân suy giảm tốc độ tăng của tháng 3 và làm cho tốc độ tăng chung cả quý thấp dưới 15% là do:

(1) Một số ngành sản phẩm có giá trị cao, nhưng mức sản xuất của tháng 3 sụt giảm hoặc tăng không đáng kể so với tháng 3 năm 2005 như:

- Sản xuất ô tô = 59,2% (giảm 40,8%)
- Sản xuất xe máy = 86,3% (giảm 13,7%)
- Sản xuất ti vi = 91,0% (giảm 9,0%)
- Sản xuất xi măng = 99,1% (giảm 0,9%)
- Xà phòng, bột giặt = 94,6% (giảm 5,4%)
- Sản xuất thuốc lá = 89,7% (giảm 10,3%)
- Khai thác than = 104,3% (tăng 4,3%)
- Khai thác dầu thô = 99,9% (giảm 0,1%)
- Khai thác khí = 95,5% (giảm 4,5%)


Ngoài ra một số ngành gia công xuất khẩu như: May mặc, da giày, sản xuất hoá mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, ... cũng giảm nhịp độ tăng trong tháng 3, nhất là khu vực trong nước.


Sở dĩ những ngành sản xuất suy giảm nói trên chủ yếu là tiêu thụ đang có vấn đề không ổn định do nhà nước thay đổi chính sách (cho nhập khẩu ô tô cũ, nhập khẩu thành phẩm nguyên chiếc, giảm thuế nhập khẩu), hoặc các nước nhập khẩu đang cản trở như vấn đề chống bán phá giá mặt hàng giày của EU, hạn ngạch hàng dệt may, hoặc hợp đồng tiêu thụ chưa tăng... Riêng sản xuất xi măng của một số doanh nghiệp nhà nước hạn chế sản xuất để tiêu thụ tồn kho của sản xuất 2 tháng (Tổng công ty xe măng sản xuất 2,6 triệu tấn nhưng tiệu thụ trên 2,8 triệu tấn). Một số sản phẩm do thị trường trong nước không có nhu cầu tăng cao như: Xà phòng bột giặt, các loại hoá mỹ phẩm, thuốc lá...

(2) Giá cả trong tháng 3 có hiện tượng biến động theo chiều hướng tăng, đã tác động đến tâm lý một số nhà sản xuất cầm chừng thăm dò biến động giá cả chung trên thị trường.

(3) Một ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp cả nước là khai thác dầu khí thì vẫn tiếp tục suy giảm, nên toàn ngành khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao như năm 2005.

Với tình hình hiện nay, dự báo sản xuất công nghiệp tháng 4 có thể đạt được tốc độ cao hơn tháng 3 do một số ngành sẽ trở lại mức sản xuất cao hơn như: Xi măng, may mặc, da giày, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, ti vi, sản xuất cơ khí.


Vụ Kinh tế công nghiệp

    Tổng số lượt xem: 1102
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)