Sản xuất công nghiệp tháng 10 tiếp tục giữ được tốc độ tăng khá so với cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 46,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,4%, trong đó doanh nghiệp Nhà nước tăng 8,4 (Trung ương quản lý tăng 11,9%, địa phương quản lý giảm 1,2%); doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 24,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,9% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 11,5%; các ngành khác tăng 27%).
Một số sản phẩm công nghiệp có giá trị lớn tháng 10 tăng cao so với cùng kỳ như: quần áo may sẵn tăng 17,6% (mặc dù xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU gặp khó khăn do EU áp dụng chính sách chống bán phá giá, nhưng thị trường xuất khẩu hàng mặt hàng này của Việt Nam vào thị trường Mỹ lại tăng mạnh cả về lượng và giá trị xuất khẩu); phân hoá học tăng 14,8%; sứ vệ sinh tăng 29,6%; thép cán tăng 15,5%; máy công cụ tăng 23,3%; động cơ diezen tăng 26,5%; xe máy tăng 27,1%; điện phát ra tăng 16,2%;...
Hầu hết các tỉnh, thành phố có qui mô sản xuất công nghiệp lớn có tốc độ tăng trưởng tháng 10 cao so với cùng kỳ, như: Hà Nội tăng 18,6%; Hải Phòng tăng 19,5%; Vĩnh Phúc tăng 39%; Hà Tây tăng 22,3%; Hải Dương tăng 23,6%; Quảng Ninh tăng 20,2%; Thanh Hoá tăng 18,2%; Bình Dương tăng 23,8%; Đồng Nai tăng 27,9%; Cần Thơ tăng 20,9%. Tuy nhiên cũng có một số tỉnh, thành phố sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng thấp hoặc giảm, như: Đà Nẵng giảm 14,6% (do bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 6 làm cho hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp bị thiệt hại, phải ngừng sản xuất để sửa chữa nhà xưởng hoặc sản xuất cầm chừng); Bà Rịa Vũng Tàu giảm 8,4% (chủ yếu do khai thác dầu thô giảm); TP. Hồ Chí Minh chỉ tăng 13,3%.
Tính chung 10 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 411,6 nghìn tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,3% (Trung ương quản lý tăng 12,2%; địa phương quản lý tăng 1,5%); doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 22,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,5% (Dầu mỏ khí đốt giảm 4,9%, các ngành khác tăng 25,1%).
Tính chung 10 tháng các tỉnh, thành phố có tỷ trọng GTSXCN lớn đạt mức tăng trưởng cao hơn mức kế hoạch toàn ngành (15,5%) gồm: Hà nội tăng 17,6%, Hải phòng tăng 17,6%, Vĩnh phúc 21,1%, Hà Tây 22,5%, Hải dương 23,6%, Quảng Ninh 18,1%, Khánh hoà 15,5%, Bình Dương 19,1%, Đồng Nai 20,6%, Cần Thơ 21,8%. Một số tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng thấp hơn kế hoạch toàn ngành gồm Phú Thọ tăng 12,2%, Thanh Hoá tăng 14,1%, Đà Nẵng tăng 8%, Tp. Hồ Chí Minh tăng 13,2%, Bà rịa – Vũng Tàu tăng 5,4%.
Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn về GTSXCN giữ được tốc độ tăng cao đã quyết định tốc độ tăng cao của toàn ngành công nghiệp 10 tháng so với cùng kỳ năm 2005, cụ thể gồm:
- Khai thác than, tỷ trọng 1,51%, tăng 20,8% (trong đó, 10 tháng dự kiến xuất khẩu đạt 22,8 triệu tấn, chiếm 73,5% sản lượng than khai thác, tăng 68% về lượng và 37,8% về trị giá xuất khẩu với cùng kỳ năm trước).
- Sản xuất thực phẩm và đồ uống, tỷ trọng 21,4%, tăng xấp xỉ 17% (trong đó, 10 tháng giá trị thủy sản xuất khẩu ước đạt 2,75 tỷ USD, tăng 23,2% về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước).
- Sản xuất các sản phẩm từ da, giả da, tỷ trọng 4,7%, tăng trên 18%.
- Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tỷ trọng 2%, tăng 28,8% (trong đó, giá trị xuất khẩu 10 tháng ước đạt 1,53 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm trước).
- Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic, tỷ trọng 5,2%, tăng trên 26% (trong đó, sản phẩm bằng plastic 10 tháng dự kiến tăng 35% trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước).
- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại, tỷ trọng 4,1%, tăng xấp xỉ 24% (trong đó, sản xuất dây và cáp điện 10 tháng ước tăng 38,1% giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước).
- Sản xuất thiết bị điện, tỷ trọng 3,1%, tăng xấp xỉ 28%.
- Sản xuất radio và thiết bị truyền thông, tỷ trọng 2,3%, tăng 18%.
- Sản xuất các phương tiện vận tải khác (chủ yếu là đóng và sửa chữa tàu thuyền), tỷ trọng 4,3%, tăng xấp xỉ 23%. Hiện ngành đóng tàu, đặc biệt là đóng tàu vận tải hàng hoá tải trọng lớn (hàng chục nghìn tấn) của Việt Nam đang thu hút được ngày càng nhiều khách hàng của những nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh,...
- Sản phẩm dệt may: quần áo may sẵn đạt 981 triệu cái tăng 18,5%.
- Thuốc ống tăng 19,4%, sứ vệ sinh tăng 18,9%
Một số sản phẩm công nghiệp đạt mức tăng thấp hơn so với kế hoạch toàn ngành gồm: khí đốt thiên nhiên đạt 5,4 tỷ m3 tăng 0,4%, thuỷ sản chế biến đạt 539 nghìn tấn tăng 12,2%, sữa hộp đạt 305 triệu hộp tăng 0,5%, bia đạt 1,29 triệu lít tăng 9,6%, bột ngọt đạt 203 nghìn tấn tăng 0,8%, vải lụa thành phẩm đạt 479 triệu m2 tăng 13,3%, quần áo dệt kim đạt 121 triệu cái tăng 7,2%, giấy bìa các loại đạt 819 nghìn tấn tăng 12,5%, thuốc trừ sâu đạt 41 nghìn tấn tăng 14,9%, xà phòng các loại tăng 10,6%, xi măng đạt 25,4 triệu tấn tăng 11,5%, gạch xây tăng 2,9%, gạch lát tăng 7,3%, thép cán đạt 3,26 triệu tấn tăng 13,9%, động cơ diezen đạt 56,8 nghìn cái tăng 11,6%, động cơ điện đạt 92,8 nghìn cái tăng 5,7%, xe máy các loại đạt 1,67 triệu cái tăng 13,7%, điện phát ra đạt 49 tỷ kwh tăng 13,1%.
Một số sản phẩm công nghiệp giảm so cùng kỳ như: dầu thô khai thác đạt 14,1 triệu tấn giảm 8,3%, ga hoá lỏng đạt 279 nghìn tấn giảm 1,3%, đường mật các loại đạt 798 ngàn tấn giảm 2,1%, thuốc lá bao đạt 3,3 tỷ bao giảm 7,1%, xút NaOH đạt 82 nghìn tấn giảm 2%, phân hoá học giảm 97,3%, thuốc viên các loại giảm 2,8%, máy công cụ đạt 1456 cái giảm 33,3%, máy biến thế đạt gần 15 nghìn cái giảm 43%, ắc quy giảm 5%, quạt điện dân dụng giảm 15%, tivi các loại giảm 2%, ôtô các loại giảm 32%, xe đạp hoàn chỉnh giảm 46,5%.