Trong quý I/2022, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang phát triển ổn định, nhiều giải pháp phù hợp được triển khai nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nhìn chung, các chỉ tiêu kinh tế quý I/2022 tăng so với cùng kỳ: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11,71%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 14,84%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, uỷ thác và các dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng tăng 10,29%. Cụ thể kết quả hoạt động của từng ngành, lĩnh vực như sau:
1. Tài chính, tín dụng
1.1. Tài chính
Ước tổng thu NSNN tháng 3/2022: 840,75 tỷ đồng, luỹ kế 1.886,52 tỷ đồng, đạt 21,57% dự toán Trung ương, đạt 20,96% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó: Trung ương trợ cấp 408,58 tỷ đồng, luỹ kế 858,72 tỷ đồng, đạt 20,43% dự toán Trung ương, đạt 20,43% dự toán HĐND tỉnh giao. Thu nội địa: 348,04 tỷ đồng, luỹ kế 856,64 tỷ đồng, đạt 21,19% dự toán Trung ương, đạt 19,92% dự toán HĐND tỉnh giao.
Ước tổng chi NSĐP tháng 3/2022: 1.271,24 tỷ đồng, luỹ kế 2.185,16 tỷ đồng, đạt 28,30% dự toán Trung ương giao, đạt 27,47% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó: Chi XDCB 1.177,19 tỷ đồng, luỹ kế 1.540,30 tỷ đồng, đạt 47,65% dự toán Trung ương giao, đạt 48,10% dự toán HĐND tỉnh giao; Chi thường xuyên 94,05 tỷ đồng, luỹ kế 644,86 tỷ đồng, đạt 14,78% dự toán Trung ương giao, đạt 14,52% dự toán HĐND tỉnh giao.
1.2 Tín dụng ngân hàng
Đến ngày 28/02/2022, tổng vốn huy động (bao gồm ngoại tệ quy đổi VND) toàn địa bàn là 17.064 tỷ đồng, tăng trưởng 0,17% so với cuối tháng trước; tương ứng tăng trưởng 0,18% so với cuối năm 2021. Vốn huy động đáp ứng được 57,16% cho hoạt động tín dụng. Huy động đối với kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 8.536 tỷ đồng (chiếm 50,02% tổng huy động), kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 8.528 tỷ đồng (chiếm 49,98% tổng huy động). Trong tổng vốn huy động trên địa bàn thì khối Ngân hàng TMNN huy động được 11.164 tỷ đồng (chiếm 65,42% tổng huy động); khối Ngân hàng TMCP 5.092 tỷ đồng (chiếm 29,84% tổng huy động); Ngân hàng Chính sách xã hội 772 tỷ đồng (chiếm 4,53% tổng huy động) và QTD Nhân dân 36 tỷ đồng (chiếm 0,21% tổng huy động). Ước thực hiện đến cuối tháng 3/2022, tổng vốn huy động trên toàn địa bàn đạt 17.179 tỷ đồng, tăng trưởng 0,67% so với cuối tháng 02/2022; tương ứng tăng trưởng 0,86% so với cuối năm 2021.
Đến ngày 28/02/2022, tổng dư nợ cho vay (bao gồm ngoại tệ quy đổi VND) toàn địa bàn là 29.853 tỷ đồng, tăng trưởng 0,32% so với cuối tháng trước; tương ứng tăng trưởng 0,99% so với cuối năm 2021. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn là 15.633 tỷ đồng (chiếm 52,37% tổng dư nợ); dư nợ cho vay trung, dài hạn là 14.220 tỷ đồng (chiếm 47,63% tổng dư nợ). Trong tổng dư nợ thì khối Ngân hàng TMNN đạt 20.753 tỷ đồng (chiếm 69,52% tổng dư nợ); khối Ngân hàng TMCP là 6.073 tỷ đồng (chiếm 20,34% tổng dư nợ); Ngân hàng Chính sách xã hội là 2.983 tỷ đồng (chiếm 9,99% tổng dư nợ) và QTD Nhân dân là 44 tỷ đồng (chiếm 0,15% tổng dư nợ). Ước thực hiện đến cuối tháng 3/2022 dư nợ đạt 30.049 tỷ đồng, tăng trưởng 0,66% so với cuối tháng 02/2022; tương ứng tăng trưởng 1,65% so với cuối năm 2021.
Nợ quá hạn đến cuối tháng 02/2022 là 1.034 tỷ đồng, chiếm 3,46%/tổng dư nợ; nợ xấu là 490 tỷ đồng, chiếm 1,64%/tổng dư nợ; nợ cần chú ý là 544 tỷ đồng, chiếm 52,61%/tổng nợ quá hạn. Dự báo đến cuối tháng 3/2022 nợ xấu toàn địa bàn vẫn được kiểm soát ở mức an toàn theo mục tiêu đề ra.
Dư nợ các Đề án, Chương trình, Chính sách tín dụng trọng điểm theo Chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và chính quyền địa phương đạt được kết quả sau:
- Cho vay thu mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng dư nợ 2.213 tỷ đồng, tăng trưởng 0,09% so với cuối năm 2021.
- Cho vay nuôi trồng, chế biến thủy sản dư nợ 3.681 tỷ đồng, giảm 0,03% so với cuối năm 2021, với 1.454 hộ dân và 10 doanh nghiệp còn dư nợ; nợ xấu 18 tỷ đồng, chiếm 0,49%.
- Cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định 68/QĐ-TTg dư nợ 20,15 tỷ đồng, giảm 7,86% so với cuối năm 2021.
- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP dư nợ 33,91 tỷ đồng, giảm 4,85% so với cuối năm 2021; 227 cá nhân còn dư nợ.
- Cho vay theo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (Đề án 1.000) dư nợ còn 0,40 tỷ đồng, giảm 45,21% so với cuối năm 2021, với 09 hộ dân còn dư nợ.
- Chương trình cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Thông tư số 25/2015/TT-NHNN dư nợ 102 tỷ đồng, với 257 khách hàng được hỗ trợ.
- Các chương trình tín dụng chính sách dư nợ đạt 2.983 tỷ đồng, tăng trưởng 1,12% với cuối năm 2021.
- Cho vay lĩnh vực kinh tế tập thể dư nợ 173 tỷ đồng, giảm 18,78% so với cuối năm 2020, với 41 hợp tác xã còn dư nợ.
- Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp dư nợ đạt 7.568 tỷ đồng, tăng trưởng 12,55% so với cuối năm 2020, với 437 doanh nghiệp được tiếp cận vốn.
- Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn dư nợ 20.042 tỷ đồng, tăng trưởng 13,80% so với cuối năm 2020, chiếm 67,80%/tổng dư nợ.
- Cho vay xây dựng nông thôn mới toàn địa bàn dư nợ 11.179 tỷ đồng, tăng trưởng 14,23% so với cuối năm 2020, với 123.049 hộ dân và 156 doanh nghiệp, 25 HTX còn dư nợ.
- Kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: Lũy kế từ 23/01/2020 đến nay, toàn ngành Ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ: nợ gốc 2.715 tỷ đồng, nợ lãi 61,23 tỷ đồng, số khách hàng là 1.137 khách hàng; miễn, giảm lãi 147 tỷ đồng, 73 khách hàng, số tiền lãi được miễn, giảm là 0,78 tỷ đồng; doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến nay là 8.375 tỷ đồng.
2. Giá tiêu dùng
Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2022 so tháng trước bằng 100,64%; so với kỳ gốc 2019 bằng 106,84%; so với tháng 3 năm trước bằng 102,61%. Bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 bằng 102,38%. Do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng so tháng trước. Cụ thể: Đồ uống thuốc lá tăng 0,05%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,09%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,52%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; giao thông tăng 4,93%; giáo dục tăng 0,10%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,69%. Có 1 nhóm giảm so tháng trước. Cụ thể: Hàng hóa và dịch vụ ăn uống giảm 0,09%. Trong đó: lương thực giảm 2,32%; thực phẩm giảm 0,28%.
Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý I/2022 so quý trước bằng 106,15%. Bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 bằng 102,38%. Nguyên nhân tăng do một số nhóm hàng tăng, cụ thể:
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống:
- Lương thực, thực phẩm: Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 9,54% so quý trước, so với cùng kỳ giảm 1,66% và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 giảm 1,53%. Nguyên nhân do giá lúa gạo tăng so với quý trước.
- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 9,95% so quý trước, so với cùng kỳ giảm 0,87% và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 giảm 1,02%.
- Ăn uống ngoài gia đình: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 8,44% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 4,07% và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 tăng 3,02%. Nguyên nhân tăng do giá lương thực, thực phẩm, và các dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng trong dịp Tết và nhu cầu của người dân tăng cao vào kỳ nghỉ nên chỉ số các mặt hàng này tăng. Các nhóm hàng này tăng trong 3 tháng năm 2022 là do một phần tác động lớn của mặt hàng thịt lợn tăng. Cụ thể: Mặt hàng thịt gia súc tăng 21,05% so quý trước. Nguyên nhân do nguồn cung chưa phổ biến giá thức ăn và chi phí tăng nên giá tăng.
Đồ uống thuốc lá: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 3,93% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 1,51% và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 tăng 2,14%.
May mặc, mũ nón, giày dép: Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 4,91% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 1,42% và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 tăng 1,28%.
Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD: Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 2,27% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 3,81 % và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 tăng 4%. Nguyên nhân tăng do trong quý I giá các mặt hàng vật liệu xây dựng trong tháng đều tăng so với quý trước và cùng kỳ, nên ảnh hưởng giá tăng.
Thiết bị và đồ dùng gia đình: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 1,68% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 0,23% và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 tăng 0,27%.
Thuốc và dịch vụ y tế: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 2,31% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 0,04% và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 tăng 0,01%.
Giao thông: Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 13,93% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 19,64% và bình quân 3 tháng năm 2022 so với 3 tháng năm 2021 tăng 17,01%. Do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào các ngày quy định trong các tháng làm chỉ số giá xăng dầu tăng. Bên cạnh đó, giá vận tải hành khách bằng đường bộ tăng do một số đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện kê khai tăng giá khi giá xăng dầu tăng và ảnh hưởng của dịch bệnh hạn chế chở số lượng khách;
Bưu chính viễn thông: Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 0,55% so quý trước, so với cùng kỳ đã bình ổn không tăng giảm và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 vẫn bình ổn giá không tăng giảm.
Giáo dục: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 8,12% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 2,70% và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 tăng 2,62%.
Văn hóa, giải trí và du lịch: Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 0,72% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 0,06 % và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 tăng 0,08 %. Cụ thể mặt hàng tạp chí tăng 1,87%; giải trí tăng 0,26%; hoa, cây cảnh tăng 3,62%.
Hàng hóa và dịch vụ khác: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 6,11% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 1,03% và bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 tăng 0,82%.
Giá vàng 24K kiểu nhẫn tròn: Bình quân chỉ số giá nhóm mặt hàng này tăng 41,24% so quý trước. Bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 giảm 0,07%. Nguyên nhân tăng do ảnh hưởng giá vàng thế giới tăng, các công ty kinh doanh vàng trong nước cũng điều chỉnh tăng.
Giá USD: Bình quân chỉ số giá nhóm mặt hàng này giảm 1,48% so quý trước. Bình quân 3 tháng năm 2022 so với bình quân 3 tháng năm 2021 giảm 0,88%.
3. Vốn đầu tư và Xây dựng
3.1. Vốn đầu tư
Kế hoạch vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2022 là 18.843,90 tỷ đồng (theo Quyết định số 2441/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2021, Quyết định số 2528/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2021 và Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, theo Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch đầu tư công năm 2022 vốn ngân sách địa phương (lần 2), Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang về việc giao chỉ tiều Kế hoạch đầu tư công năm 2022 vốn ngân sách Trung ương (lần 3) hỗ trợ đầu tư trên địa bàn), bao gồm các nguồn như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước 3.193,30 tỷ đồng.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn 850,60 tỷ đồng.
- Các nguồn vốn khác như: Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 14.800 tỷ đồng.
Ước tính vốn đầu tư thực hiện được trong tháng 3/2022 là 1.549,34 tỷ đồng, bằng 104,68% so với cùng kỳ năm trước và bằng 104,64% so với tháng trước[1].
Ước tính quý I/2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thực hiện được 4.650,14 tỷ đồng, so với kịch bản tăng trưởng quý I của tỉnh bằng 122,37%, so với cùng kỳ năm trước bằng 107,25% và đạt 24,68% so với kế hoạch năm. Chia ra:
- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện được 511,46 tỷ đồng, bằng 124,06% so với cùng kỳ năm trước và đạt 16,02% so với kế hoạch năm.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn thực hiện được 231,30 tỷ đồng, bằng 95,64% so với cùng kỳ năm trước và đạt 27,19% so với kế hoạch năm.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước có khối lượng thực hiện được 3.907,38 tỷ đồng, bằng 106,13% so với cùng kỳ năm trước và đạt 26,40% so với kế hoạch năm.
Trong thời gian tới tiếp tục tập trung xây dựng Kế hoạch Xúc tiến đầu tư năm 2022, đề ra các phương pháp thu hút đầu tư linh hoạt, chủ động phù hợp tình hình thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng các dự án thu hút vào các khu công nghiệp của tỉnh. Tiếp tục tăng cường các giải pháp quản lý tiến độ các dự án theo Quyết định chủ trương và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phối hợp trong lĩnh vực quy hoạch giải quyết theo thẩm quyền để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc xây dựng của doanh nghiệp theo thủ tục đã quy định. Thực hiện các thủ tục giải ngân vốn năm 2022 và theo dõi tiến độ thi công các hạng mục dự án chuyển tiếp trong năm.
Các dự án khởi công mới phải đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư đúng quy định; các dự án chưa được phê duyệt Quyết định đầu tư, các đơn vị khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quyết định đầu tư, gửi danh mục đã đầy đủ thủ tục và kèm theo Quyết định đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phân bổ vốn chi tiết cho dự án nhằm đảm bảo thời gian giải ngân kế hoạch vốn và tiến độ thực hiện dự án.
Các dự án ODA cần khẩn trương thực hiện các thủ tục đầu tư với Nhà tài trợ; nhanh chóng hoàn thành các thủ tục điều chỉnh, bổ sung dự án; rà soát lại nhu cầu kế hoạch vốn nước ngoài năm 2022 để đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo đúng thời gian quy định và theo cam kết với nhà tài trợ.
Các Chủ đầu tư phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất các cấp và các đơn vị có liên quan khẩn trương giải quyết kiến nghị của người dân bị ảnh hưởng để bàn giao mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công theo quy định. Ban Quảnlýcác khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh giải quyết các khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ như: công tác giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho nhà đầu tư và đơn vị thi công còn rất chậm, không đáp ứng được tiến độ gây ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư, tiến độ triển khai dự án của nhà đầu tư và đơn vị thi công.
Thực hiện công tác quán triệt và triển khai nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các văn bản chỉ đạo giải ngân năm 2022 của Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đặc biệt là Quyết định số 951-QĐ/TU ngày 10/02/2022 của Tỉnh ủy Hậu Giang về việc thành lập các Tổ công tác chỉ đạo giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 tỉnh Hậu Giang; Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 28/02/2022 của UBND tỉnh Thực hiện và giải ngân Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, với quyết tâm cao nhất thực hiện mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2022 (bao gồm kế hoạch vốn năm 2021 được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2022).
3.2. Xây dựng
Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước quý I/2022 tính theo giá hiện hành được 2.181,59 tỷ đồng, tính theo giá so sánh 2010 được 1.377,82 tỷ đồng, giảm 17,68% so với quý trước và tăng 6,37% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Công trình nhà ở được 735,57 tỷ đồng, giảm 36,81% so quý trước và tăng 1,06% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng so cùng kỳ là do các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định trở lại trong tình hình mới, nên một số doanh nghiệp thực hiện các công trình xây dựng nhà ở xã hội như: Cty TNHH Xây dựng 379 Hậu Giang; Cty CP Thiên Lộc–HG; Cty TNHH XD TM DV Minh Khang; Cty TNHH MTV Quốc đại… đã đóng góp 65,7 tỷ đồng vào giá trị sản xuất ngành xây dựng nhà ở.
- Công trình nhà không để ở được 306,44 tỷ đồng, tăng 63,43% so với quý trước và tăng 0,31% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định trong tình hình mới, nên một số doanh nghiệp đã đầu tư khởi công một số công trình lớn như: sửa chữa trụ sở làm việc một số cơ quan, trường học; xây mới nhà văn hóa một số xã; nhà kho công ty tại các khu, cụm công nghiệp… Vì vậy, giá trị sản xuất ngành xây dựng nhà không để ở tăng so với quý trước và cùng kỳ.
- Công trình kỹ thuật dân dụng được 304,73 tỷ đồng, tăng 4,35% so với quý trước và tăng 58,11% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do hiện nay đang vào thời điểm thực hiện các công trình xây mới, dặm vá sửa chữa các tuyến đường nông thôn để thực hiện việc xây dựng mục tiêu nông thôn mới, nên các công ty đã và đang đẩy nhanh tiến độ các gói thầu, để hoàn thành và bàn giao trong thời gian sớm nhất, nên giá trị ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng tăng so với cùng kỳ năm trước.
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng được 31,08 tỷ đồng, tăng 3,25% so với quý trước và giảm 55,10% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân giá trị sản xuất ngành xây dựng ước thực hiện quý I/2022 tăng so với cùng kỳ năm trước là do tăng chủ yếu ở các dự án công trình xây dựng nhà để ở của hộ dân cư, do loại công trình này có thời gian khởi công và hoàn thành ngắn, thủ tục thanh toán hợp đồng đơn giản, nên khi dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng các dự án công trình xây dựng nhà đều hoàn thành đúng tiến độ, do đó giá trị sản xuất tăng cao so với cùng kỳ.
Riêng các dự án công trình kỹ thuật dân dụng tăng cao so với quý trước là do loại công trình này là những công trình lớn như: Xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh - giai đoạn 1, tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng; xây dựng đường lộ giao thông Nông thôn tuyến Trường Long Tây, tổng mức đầu tư 7,5 tỷ đồng;Lộ giao thông nông thôn xã Vĩnh Thuận Đông, tổng mức đầu tư 9,5 tỷ đồng; Đường ô tô về xã Vĩnh viễn A- huyện Long Mỹ, tổng vốn thực hiện theo kế hoạch 176,8 tỷ đồng; xây dựng đường ô tô về xã Phú Hữu - Châu Thành, tổng vốn thực hiện theo kế hoạch 175,6 tỷ đồng; nâng cấp mở rộng đoạn xã Vị Thủy đến xã Vĩnh Thuận Tây, tổng vốn thực hiện 50 tỷ đồng; San lấp mặt bằng khu công nghiệp Sông Hậu giai đoạn 2, tổng vốn thực hiện 125,6 tỷ đồng, … các công trình trên đã thực hiện trên 65% thời gian dự kiến xây dựng dự án nhưng khối lượng công việc chỉ hoàn thành và giải ngân từ 40% đến 60% tổng vốn đầu tư công trình. Vì vậy, giá trị sản xuất các loại công trình trên tăng so với quý trước.
Đến nay, tình hình xây dựng trên địa bàn Tỉnh chủ yếu tập trung vào các công trình nhà ở dân dụng và đường giao thông. Riêng một số công trình trọng điểm thuộc ngân sách nhà nước có qui mô lớn thì hầu hết đều do các doanh nghiệp ngoài tỉnh thi công. Do vậy, đề nghị Lãnh đạo các cấp, các ngành có kế hoạch cụ thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp xây dựng trong tỉnh được thi công nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành xây dựng của tỉnh tăng cao.
3.3. Tình hình hoạt động của Doanh nghiệp
Tính từ ngày 20/02/2022 đến ngày 16/3/2022, toàn tỉnh có 105 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 641,34 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 40% về số doanh nghiệp và tăng 222% về số vốn doanh nghiệp. Lũy kế từ đầu năm đến nay là 256 doanh nghiệp với tổng số vốn 1.387,11 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 64% về số doanh nghiệp và tăng 187% về vốn doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động trong tháng là 09 doanh nghiệp với tổng vốn 5,97 tỷ đồng; Lũy kế từ đầu năm đến nay là 103 doanh nghiệp với tổng vốn là 609,67 tỷ đồng (nguyên nhân: do tình hình dịch bệnh, kinh doanh không hiệu quả…).
Số doanh nghiệp đăng ký giải thể trong tháng là 05 doanh nghiệp với tổng vốn 480 triệu đồng, so với cùng kỳ giảm 55% về số doanh nghiệp và giảm vốn 60%; Lũy kế từ đầu năm đến nay là 60 doanh nghiệp với tổng số vốn 88,43 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 222% về vốn tăng 518%.
4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Ngành Nông nghiệp tiếp tục chỉ đạo theo dõi tình hình sản xuất và điều tra nắm bắt tình hình sinh vật gây hại các loại cây trồng vụ Đông xuân 2021-2022 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường theo dõi tình hình khô hạn và xâm nhập mặn để có biện pháp ứng phó kịp thời nhằm bảo vệ sản xuất một cách hiệu quả. Xây dựng lịch thời vụ và kế hoạch sản xuất vụ lúa Hè thu 2022. Phối hợp các huyện, thị xã, thành phố điều tra nhằm phát hiện sớm diện tích nhiễm sâu đầu đen trên dừa để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế lây lan trên diện rộng, tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất, các loại dịch hại trên các loại cây trồng để có biện pháp hướng dẫn kịp thời, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân bảo vệ rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, trang bị đầy đủ các trang thiết bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Kết quả từng lĩnh vực như sau:
4.1. Trồng trọt
- Lúa Đông xuân 2021-2022: Hiện nay, toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm được 76.626,1 ha, đạt 100,56% kế hoạch tỉnh (76.200 ha), giảm 0,51% (bằng 395,6 ha) so với cùng kỳ, lúa hiện đang ở giai đoạn mạ đến trổ chín[2]. Hiện nay, đã thu hoạch được 26.789 ha ở hầu hết tất cả các huyện, thị xã và thành phố.
- Lúa Hè thu 2022: Hiện nay đã xuống giống được 7.917 ha, đạt 10,49% kế hoạch tỉnh (75.500 ha), tăng 187,58% (bằng 5.164 ha) so với cùng kỳ[3]. Hiện lúa đang giai đoạn mạ, phân bố ở huyện Châu Thành A, Vị Thủy, Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh.
- Mía niên vụ 2021-2022: Hiện nay đã xuống giống được 3.264,7 ha, đạt 81,62% kế hoạch tỉnh (4.000 ha), giảm 34,83% (bằng 1.745 ha) so với cùng kỳ[4]. Trong tháng có 73 ha nhiễm sinh vật gây hại (tăng 25 ha so với tháng trước) gồm chuột, rệp sáp, sâu đục thân, rầy đầu vàng, rỉ sắt và đốm vòng,... đa số là gây hại nhẹ trên mía giai đoạn vươn lóng, phân bố ở huyện Phụng Hiệp và TP. Ngã Bảy.
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng ước được 1.034 ha, so cùng kỳ năm trước giảm 6,10% (bằng 67,2 ha); năng suất đạt 60,38 tạ/ha, tăng 1,27% (bằng 0,76 tạ/ha); sản lượng ước được 4.069,5 tấn, so cùng kỳ năm trước giảm 5,87% (bằng 253,9 tấn). Diện tích gieo trồng giảm do thay đổi mùa vụ.
- Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng 11.564,7 ha, so với năm trước tăng 23,18% (bằng 2.176,4 ha); Ước sản lượng được 105.755,59 tấn, tăng 31,27% (bằng 25.193,02 tấn). Do người nông dân thay đổi mùa vụ nên diện tích gieo trồng và thu hoạch tăng mạnh so với cùng kỳ.
- Một số cây ăn quả chủ yếu:
+ Cây dứa (khóm): Diện tích hiện có 3.021,95 ha, đạt 100,73% so kế hoạch năm (3.000 ha) và tăng 8,13% (bằng 227,15 ha) so với cùng kỳ[5], sản lượng quý I ước 7.292,04 tấn, đạt 16,20% so kế hoạch năm (45.000 tấn) và tăng 5,78% (bằng 398,49 tấn) so với cùng kỳ. Đây là sản phẩm chủ lực của tỉnh.
+ Cây bưởi: Diện tích hiện có 1.601 ha, đạt 98,84% so kế hoạch năm (1.620 ha) và tăng 0,34% (bằng 5,50 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng quý I ước được 3.706,29 tấn, đạt 24,71% so kế hoạch năm (15.000 tấn) và tăng 5,66% (bằng 198,66 tấn) so với cùng kỳ, do diện tích cho trái và năng suất thu hoạch tăng khá.
+ Cây mít: Diện tích hiện có 8.890 ha, đạt 92,03% so kế hoạch năm (9.660 ha) và tăng 27,63% (bằng 1.924,29 ha) so với cùng kỳ[6]. Sản lượng ước quý I được 10.720,62 tấn, đạt 11,91% so kế hoạch năm (90.000 tấn) và tăng 27,29% (bằng 2.298,14 tấn) so với cùng kỳ, do diện tích và năng suất thu hoạch tăng khá.
+ Cây chanh không hạt: Diện tích hiện có 2.772 ha, đạt 111,77% so kế hoạch năm (2.480 ha) và tăng 16,62% (bằng 395 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng ước quý I được 2.576,18 tấn, đạt 7,83% so kế hoạch năm (32.900 tấn) và tăng 31,19% (bằng 612,47 tấn) so với cùng kỳ. Do diện tích thu hoạch tăng và năng suất đạt cao.
+ Cây mãng cầu: Diện tích hiện có 690,20 ha, đạt 92,03% so kế hoạch năm (750 ha) và giảm 2,76% (bằng 19,58 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng quý I ước được 668,58 tấn, đạt 7,86% so kế hoạch năm (8.500 tấn) và tăng 7,61% (bằng 47,30 tấn) so với cùng kỳ. Do diện tích và năng suất thu hoạch tăng.
4.2. Chăn nuôi
Ước tính quý I/2022, số đầu con gia súc, gia cầm so với cùng kỳ cụ thể như sau:
- Đàn trâu, bò: Đàn trâu ước được 1.395 con, đạt 92,38% kế hoạch năm (1.510 con), giảm 6,81% (bằng 102 con) so với cùng kỳ; Đàn bò ước được 3.529 con, đạt 97,22% kế hoạch năm (3.630 con), giảm 2,19% (bằng 79 con) so với cùng kỳ.
- Đàn heo (tính cả heo con chưa tách mẹ): Ước được 140.788 con, đạt 104,29% kế hoạch năm (135.000 con), tăng 13,46% (bằng 16.703 con) so với cùng kỳ. Trong đó: Heo thịt 100.177 con, tăng 10,72% (bằng 9.700 con). Nguyên nhân tổng đàn heo trên địa bàn tăng là do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, công tác phòng chống dịch bệnh được quản lý chặt chẽ, những hộ nuôi nhỏ lẻ bắt đầu tái đàn trở lại, những hộ nuôi quy mô gia trại, trang trại tiếp tục sản xuất, tái đàn và mở rộng quy mô chuồng trại. Từ đó tổng đàn từng bước được khôi phục góp phần tăng về số lượng và sản lượng.
- Đàn gia cầm được 4.274,56 ngàn con, đạt 96,06% kế hoạch năm (4.450 ngàn con), giảm 0,55% (bằng 23,47 ngàn con) so với cùng kỳ. Trong đó: đàn gà 1.625,02 ngàn con, tăng 3,64% (bằng 57,13 ngàn con). Nhìn chung đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh hiện nay phát triển ổn định.
4.3. Lâm nghiệp
Ước thực hiện quý I/2022, số cây lâm nghiệp trồng phân tán được 248,20 ngàn cây, so với cùng kỳ tăng 0,89% (bằng 2,20 ngàn cây); Sản lượng gỗ khai thác khoảng 3.245,49 m3, tăng 1,49% (bằng 47,49 m3); Sản lượng củi 31.593,93 ste, tăng 1,29% (bằng 401,93 ste) so với cùng kỳ.
4.4. Thủy sản
Ước tính tháng 3/2022, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước được 69,47 ha, tăng 1,11% (bằng 0,76 ha) so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thủy sản ước được 6.892,46 tấn, tăng 1,90% (bằng 128,24 tấn) so với cùng kỳ.
Ước tính quý I/2022, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước được 2.066,07 ha, đạt 23,89% so kế hoạch năm (8.650 ha) và tăng 1,75% (bằng 35,44 ha) so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, diện tích nuôi cá 1.913,65 ha, tăng 1,30% (bằng 24,61 ha); diện tích nuôi tôm đạt 108,50 ha, tăng 10,58% (bằng 10,38 ha) tập trung nhiều ở huyện Long Mỹ (Nuôi tôm sú). Trong đó, diện tích nuôi cá thát lát được 51,95 ha, tăng 0,91% so cùng kỳ, thể tích nuôi lươn được 4.778 m3 tăng 7,90% so cùng kỳ.
Tổng sản lượng thủy sản quý I ước được 17.803,42 tấn, đạt 21,45% so kế hoạch năm (83.000 tấn) và tăng 1,99% (bằng 347,83 tấn) so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ là do thời tiết tương đối thuận lợi, dịch bệnh trên thủy sản ít xảy ra, mô hình nuôi luân canh trong ruộng lúa và nuôi lồng bè, bể bồn đem lại thêm thu nhập cho người dân. Cụ thể như sau:
- Sản lượng thủy sản khai thác ước được 741,68 tấn, đạt 27,47% so kế hoạch năm (2.700 tấn) và giảm 1,43% (bằng 10,80 tấn) so cùng kỳ. Do nguồn lợi thủy sản khai thác nội địa từ tự nhiên đang có chiều hướng giảm.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước được 17.061,74 tấn, đạt 21,25% so kế hoạch năm (80.300 tấn) và tăng 2,15% (bằng 358,63 tấn) so cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá thát lát thu hoạch được 243,21 tấn, tăng 7,62% (bằng 17,23 tấn) so cùng kỳ, sản lượng lươn thu hoạch được 142,70 tấn, tăng 4,24% (bằng 5,80 tấn) so với cùng kỳ. Hiện tại, hai sản phẩm này đang được người dân mở rộng diện tích vì đem lại thu nhập tương đối ổn định và đây là hai sản phẩm chủ lực của tỉnh.
5. Tình hình sản xuất công nghiệp
Trước tình hình khó khăn bởi dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng đã nhanh chóng chuyển hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như: đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử; chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ chủ lực; tích cực giữ ổn định thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường xuất khẩu.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện tháng 3/2022:
- Tính theo giá so sánh 2010, được 2.643,19 tỷ đồng, tăng 29,14% so với tháng trước và tăng 7,86% so với cùng kỳ năm trước.
- Tính theo giá hiện hành, được 3.972,15 tỷ đồng, tăng 34,50% so với tháng trước và tăng 9,57% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do tháng 3 doanh nghiệp hoạt động liên tục và nhiều hơn từ 10 đến 12 ngày so với tháng trước (tháng 02 năm 2022 các cơ sở sản xuất cá thể công nghiệp và doanh nghiệp nghỉ từ 07 đến 09 ngày để người lao động được vui xuân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần), nên giá trị sản xuất tăng cao so với tháng trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện quý I/2022:
- Tính theo giá so sánh 2010, được 7.230,22 tỷ đồng, tăng 9,37% so với cùng kỳ năm trước và đạt 21,28% so với kế hoạch năm.
- Tính theo giá hiện hành, được 10.621,79 tỷ đồng, tăng 11,36% so với cùng kỳ năm trước và đạt 20,71% so với kế hoạch năm. Trong đó:
+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chủ lực của tỉnh trong những năm vừa qua, giá trị sản xuất theo giá hiện hành được 10.469,99 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,57% trong toàn ngành và tăng 11,32% so với cùng kỳ năm trước.
+ Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí được 103,44 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,97% trong toàn ngành và tăng 29,94% so với cùng kỳ năm trước.
+ Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải được 48,40 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,46% trong toàn ngành và tăng14,74% so với cùng kỳ năm trước.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh trong quý I/2022:
- Sản lượng sản xuất tôm đông lạnh được 7.036,33 tấn, tăng 22,89% so với cùng kỳ năm trước (đạt 87,29% kịch bản tăng trưởng của tỉnh), tạo ra giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) được 1.918,01 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,71% trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và chiếm tỷ trọng 18,05% trong toàn ngành. Nguyên nhân là do Cty CP Minh Phú Hậu Giang, sản lượng sản xuất tháng 02 tăng 103,05% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, đã làm giá trị sản xuất quý I/2022 tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước.
- Sản lượng sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản, được 81.777,12 tấn, tăng 8,13% so với cùng kỳ (tăng 7,64% kịch bản tăng trưởng của tỉnh), tạo ra giá trị sản xuất được 700,67 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng 14,87% trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và chiếm tỷ trọng 6,59% trong toàn ngành. Nguyên nhân là do Cty Thức Ăn Chăn Nuôi Rico Hậu Giang; Cty TNHH Thanh Khôi; Cty TNHH MNS Feed Hậu Giang tăng sản lượng trong những tháng vừa qua để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của các hộ nông dân trong tỉnh nói riêng và trong khu vực nói chung.
- Sản lượng sản xuất bia đóng chay được 28,85 triệu lít, tăng 13,23% (đạt 75,95% kịch bản tăng trưởng của tỉnh), tạo ra giá trị sản xuất được 82,79 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng 9,10% trong ngành sản xuất đồ uống và chiếm tỷ trọng 0,77% trong toàn ngành. Nguyên nhân là do Cty TNHH Mtv Masan Brewery Hậu Giang với sản phẩm chính là bia các loại, sau khi các cơ sở dịch vụ ăn uống hoạt động trở lại công ty cũng tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong khu vực nên giá trị sản xuất ngành này tăng so với cùng kỳ.
- Sản lượng sản xuất nước uống có vị hoa quả được 47,899 triệu lít, tăng 49,50%, tạo ra giá trị sản xuất được 691,63 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng 76,07% trong ngành sản xuất đồ uống và chiếm tỷ trọng 6,51% trong toàn ngành. Nguyên nhân tăng là do Cty TNHH MTV Masan HG, mới đầu tư hoàn thành dây chuyền sản xuất nước uống tăng lực vị cà phê Wake up 247 từ những tháng cuối năm 2021 đến nay, với sản lượng sản xuất trên 3 triệu lít/tháng, nên đã làm tăng giá trị sản xuất ngành này nói riêng và giá trị sản xuất của toàn tỉnh nói chung.
- Sản lượng sản xuất giấy và bìa giấy các loại được 113.319 tấn, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm trước (đạt 35,37% kịch bản tăng trưởng tỉnh), tạo ra giá trị sản xuất được 1.476,92 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng 91,72% trong ngành sản xuất giấy và các sản phẩm có liên quan, chiếm tỷ trọng 13,90% trong toàn ngành. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ là do các sản phẩm của Công ty TNHH Giấy LEE & Man Việt Nam có nguồn cung nguyên, vật liệu ổn định từ công ty mẹ tại Hong Kong để sản xuất và thị trường xuất khẩu ổn định. Vì vậy, sản lượng sản xuất của công ty luôn duy trì tăng ổn định.
- Sản lượng sản xuất xi măng đen được 153.931 tấn, tăng 14,74% so với cùng kỳ (đạt 85,19% kịch bản tăng trưởng của tỉnh), tạo ra giá trị sản xuất được 188,03 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng 45,80% trong ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác và chiếm tỷ trọng 1,77% trong toàn ngành. Nguyên nhân tăng là do hiện nay bắt đầu vào mùa xây dựng, nên các công trình xây dựng đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng các dự án mới. Vì vậy, ngành sản xuất xi măng và các cấu kiện sử dụng trong xây dựng bằng xi măng, ký được nhiều hợp đồng mới làm tăng sản lượng ngành này so với cùng kỳ năm trước.
- Ở chiều ngược lại do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, từ giữa năm 2021 đến nay, nên một số doanh nghiệp chưa phục hồi trở lại như trước dịch, làm sản lượng sản xuất giảm so với cùng kỳ như: Phi lê cá và các loại thịt cá khác tươi, ướp lạnh giảm 51,82%; sản xuất quần áo lót cho người lớn không dệt kim giảm 58%; Giày dép có đế bằng da giảm 6,06%; Các bộ phận của giày, dép bằng da giảm 31,02%; Phân vi sinh giảm 92,50%; Thuốc trừ con trùng giảm 50,79%; Thuốc diệt nấm giảm 58,38%; Thuốc diệt cỏ, Thuốc chống nảy mầm và thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng giảm 46,31%... nhưng các sản phẩm trên có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng không nhiều (từ 5% đến 10% trong toàn ngành), nên không ảnh hưởng nhiều đến giá trị sản xuất chung của toàn tỉnh.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp ước thực hiện quý I/2022 trên địa bàn tỉnh có tăng trưởng, nhưng vẫn có một số ngành phát triển chưa bền vững do bị tác động về thị trường xuất khẩu, tình hình dịch bệnh Covid 19 và một số yếu tố khác như: Điện, xăng dầu giá tăng cao. Do vậy, các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để triển khai nhiều giải pháp mang tính phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng cần có kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp đang đầu tư sớm đi vào hoạt động đúng theo kế hoạch của doanh nghiệp đã đề ra như: Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1; Cty TNHH Sunpro Capital Group Limited… để giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao trong tháng cuối năm và phát triển ổn định trong những năm tới.
Đối với Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp dự tính tháng 3/2022 tăng 28,37% so với tháng trước và tăng 9,01% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do tháng 3 doanh nghiệp hoạt động liên tục và nhiều hơn từ 10 đến 12 ngày so với tháng trước (tháng 02/2022 các cơ sở sản xuất cá thể công nghiệp và doanh nghiệp nghỉ từ 07 đến 09 ngày để người lao động được vui xuân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần), nên chỉ số sản xuất tăng cao so với tháng trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 28,70% so với tháng trước và tăng 8,96% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 2,42% so với tháng trước và tăng 27,63% so với cùng kỳ; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3,68% so với tháng trước và tăng 6,38% so với cùng kỳ năm trước.
Một số ngành tăng so với cùng kỳ như: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 21,59%; Ngành sản xuất đồ uống tăng 42,84%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 49,60%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 64,26%... Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã hoạt động ổn định trở lại trong tình hình mới, doanh nghiệp cũng chủ động tăng sản lượng sản xuất, để kịp thời hoàn thành các hợp đồng còn tồn động do bị ảnh hưởng dịch trước đó. Ngoài ra; tăng một phần là do, Công ty TNHH MTV Masan HG mới đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất mì, phở, miến, bún, cháo ăn liền với công suất thiết kế 38.000 tấn/năm và Công ty TNHH UNIPAX VỊ THANH mới hoạt động trong những tháng gần đây, sản phẩm chính là nón các loại với công suất thiết kế 6 triệu sản phẩm/năm. Vì vậy, ước chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp dự tính quý I/2022 tăng 11,71% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,62% so so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 29,9% so với cùng kỳ (do một số doanh nghiệp và cơ sở cá thể hoạt động sản xuất điện mặt trời mới đi vào hoạt động ổn định từ đầu năm đến nay, nên chỉ số ngành này tăng cao so với cùng kỳ); cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 16,06% so với cùng kỳ năm trước (do Công ty CP cấp nước và VSMT Nông thôn Hậu Giang mới được cổ phần hóa từ một đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh) nên chỉ số ngành này tăng đột biến so với cùng kỳ.
Một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh:
- Ngành sản xuất chế biến thực phẩm, tăng 9,54% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó; Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thủy sản (chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngành chế biến thực phẩm) tăng 23,81% so với cùng kỳ (Nguyên nhân tăng cao so với cùng kỳ là do trong tháng 02/2022 Công ty cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang có thị trường xuất khẩu truyền thống ổn định; người lao động trở lại nơi làm việc sau khi nghỉ Tết đạt 101,01% so với cùng kỳ; nguồn nguyên liệu ổn định…). Vì vậy, chỉ số sản xuất quý I ngành này tăng rất cao so với cùng kỳ; Chế biến và bảo quản rau quả tăng 8,56% so với cùng kỳ năm trước; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 8,13% so với cùng kỳ năm trước... Vì vậy, đã làm chỉ số sản xuất ngành chế biến thực phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước.
- Sản xuất đồ uống tăng 35,94% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do Công ty TNHH MTV Masan HG với sản phẩm chính là nước uống có hương vị cà phê, mới đi vào hoạt động ổn định từ giữa năm 2021 đến nay, Vì vậy, đã làm tăng đột biến ngành này trong quý I so với cùng kỳ.
- Sản xuất trang phục 15,33% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Công ty Cổ Phần May Nhật Thành mới ký được hợp đồng gia công hàng may mặc có yêu cầu chi tiết đơn giản, nên sản lượng tăng 159,5% so với cùng kỳ.
- Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 3,87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng sản xuất giấy và bìa khác được 113.319 tấn, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm trước; Thùng, hộp bằng bìa cứng 20,63 triệu chiếc tăng 23,70% so với cùng kỳ năm trước.
- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 10,38% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Công ty TNHH MTV xi măng Cần Thơ - Hậu Giang, với sản phẩm chính là xi măng đen do đây là sản phẩm mới trên địa bàn tỉnh và có giá thành hết sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trong khu vực. Vì vậy, trong những tháng vừa qua doanh nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng mới có quy mô lớn, nên doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất để hoàn thành các hợp đồng cung ứng cho các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh.
Tình hình lao động: Tính đến thời điểm tháng 3/2022, chỉ số sử dụng lao động toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 2,14% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ. Trong đó, các ngành sử dụng nhiều lao động nhưng tăng nhiều so với cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 0,50% so với tháng trước và tăng 3,71% so với cùng kỳ; Sản xuất đồ uống tăng 1,17% so với tháng trước và tăng 107,67% so với cùng kỳ; In, sao chép bản ghi các loại tương đương so với tháng trước và tăng 2,94% so với cùng kỳ; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 3,81% so với tháng trước và tăng 47,30% so với cùng kỳ… Ở chiều ngược lại, một số ngành giảm so với tháng trước hoặc cùng kỳ như: Sản xuất trang phục tăng 4,92% so với tháng trước và giảm 15,80% so với cùng kỳ; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 3,46% so với tháng trước và giảm 1,14% so với cùng kỳ; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 1,31% so với tháng trước và giảm 4,12% so với cùng kỳ… Nguyên nhân là do một bộ phận người lao động còn e ngại, tâm lý sợ dịch Covid-19, nên chưa sẵn sàng quay trở lại nơi làm việc sau khi nghỉ Tết nguyên Đán. Chỉ số sử dụng lao động tăng tập trung chủ yếu ở các ngành sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, đã làm chỉ số chung ước thực hiện quý I của toàn ngành giảm so với cùng kỳ năm trước.
6. Hoạt động thương mại, dịch vụ
6.1. Bán lẻ hàng hóa, doanh thu và dịch vụ
Sau kỳ nghỉ Tết, các hoạt động thương mại và dịch vụ có xu hướng giảm dần, diễn ra ít sôi động hơn. Nhu cầu tiêu dùng đối với các hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa và các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí có sự sụt giảm nhẹ, làm giá trị doanh thu toàn ngành giảm 3,45% so với tháng trước. Trong đó, giá trị doanh thu tổng mức bán lẻ giảm nhẹ (giảm 0,49%), các dịch vụ tiêu dùng giảm 11,67% (chủ yếu giảm do dịch vụ vui chơi giải trí giảm, ngành này chiếm tỷ trọng cao trong tổng các ngành dịch vụ, chiếm gần 77%) và các hoạt động ăn uống giảm 13,05%.
Ước tính tháng 3/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được 4.383,66 tỷ đồng so với thực hiện tháng trước bằng 96,55%, so với cùng kỳ năm trước bằng 119,27%. Chia ra:
- Tổng mức bán lẻ hàng được 3.375,68 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 99,51%[7] và so với cùng kỳ năm trước bằng 121,40%[8].
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được 460,76 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 87,15% và so với cùng kỳ năm trước bằng 82,68%.
- Doanh thu dịch vụ khác được 547,22 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 88,33% và so với cùng kỳ năm trước bằng 162,17%
Ước tính quý I/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được 13.383,07 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước bằng 114,84% và so với kế hoạch năm đạt 31,12%. Chia ra:
- Tổng mức bán lẻ hàng được 10.122,22 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 114,27%. Các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu là những nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức bán lẻ và có giá trị tăng cao so với cùng kỳ năm trước (lương thực tăng 55,59%, xăng dầu tăng 74,92%). Vì vậy, tổng mức bán lẻ chung vẫn tăng 14,27% dù cho các nhóm hàng khác còn lại hầu hết có giá trị giảm.
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được được 1.612,59 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 91,74%
- Doanh thu dịch vụ khác được 1.648,26 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 158,80%. Ngành dịch vụ khác tăng cao so với cùng kỳ chủ yếu đến từ động lực tăng trưởng cao của các hoạt động dịch vụ giáo dục, hiện nay học sinh được trở lại trường học trực tiếp các dịch vụ phục vụ việc giảng dạy và học vì thế cũng tăng trở lại.
6.2. Tình hình xuất nhập khẩu
Ước thực hiện tháng 3/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp thực hiện được 72,140 triệu USD so với tháng trước bằng 100,81% và so với
cùng kỳ năm trước bằng 101,97%. Nguyên nhân tăng nhẹ so với tháng trước là do sau thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động bình thường nên trong tháng giá trị xuất khẩu có tăng. Chia ra:
- Xuất khẩu ước thực hiện được 46,774 triệu USD, so với tháng trước bằng 101,42% và so với cùng kỳ năm trước bằng 117,26%[9].
- Nhập khẩu ước thực hiện được 25,366 triệu USD, so với tháng trước bằng 99,71% và so với cùng kỳ năm trước bằng 82,44%.
Ước thực hiện quý I/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, uỷ thác và các dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng thực hiện được 233,238 triệu USD so với cùng kỳ năm trước bằng 110,29% và so với kế hoạch năm bằng 22,05%, so với kịch bản tăng trưởng quý I của tỉnh đạt 76,07%. Chia ra:
- Xuất khẩu ước thực hiện được 144,755 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 134,63% và so với kế hoạch năm đạt 20,19%, so với kịch bản tăng trưởng quý I của tỉnh đạt 67,80%.
- Nhập khẩu ước thực hiện được 77,138 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 85,27% và so với kế hoạch năm đạt 26,60%, so với kịch bản tăng trưởng quý I của tỉnh đạt 95,94%.
- Uỷ thác xuất khẩu ước thực hiện được 0,216 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 72,97% và so với kế hoạch năm đạt 21,60%, so với kịch bản tăng trưởng quý I của tỉnh đạt 108%.
- Dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ước thực hiện được 11,129 triệu USD so với cùng kỳ năm trước bằng 84,30% và so với kế hoạch năm đạt 22,26%, so với kịch bản tăng trưởng quý I của tỉnh đạt 89,03%.
Nhìn chung năm 2022, trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước được dự báo tiếp tục có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen.
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam có các giải pháp phù hợp để tiếp cận trong việc phòng, chống dịch và có sự thay đổi phù hợp để thích ứng với tình hình dịch bệnh, thì giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trong năm sẽ có chiều hướng tăng và có khả năng đạt kế hoạch năm đề ra.
6.3. Vận tải hàng hóa và hành khách
Ước tính tháng 3/2022, tổng doanh thu vận tải, kho bãi thực hiện được 98,18 tỷ đồng so với tháng trước bằng 103,27% và so với cùng kỳ năm trước bằng 90,17%. Trong đó:
- Doanh thu đường bộ thực hiện được 61,90 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 101,35% và so với cùng kỳ năm trước bằng 109,16%.
- Doanh thu đường thủy thực hiện được 26,59 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 106,26% và so với cùng kỳ năm trước bằng 81,99%.
- Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải được 9,69 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 107,97% và so với cùng kỳ năm trước bằng 49,08%.
Ước tính quý I/2022, tổng doanh thu vận tải, kho bãi thực hiện được 296,84 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước bằng 84,40%. Trong đó:
- Doanh thu đường bộ thực hiện được 180,93 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 105,85%.
- Doanh thu đường thủy thực hiện được 76,96 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 76,31%.
- Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải được 38,95 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 48,73%.
Nhìn chung, tình hình hoạt động vận tải và kho bãi quý I tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các hoạt động vận chuyển đường thủy và các dịch vụ kho bãi có sự sụt giảm mạnh, riêng hoạt động vận chuyển đường bộ tăng trưởng khá trong đó hoạt động vận tải hàng hóa có sự tăng trưởng cao nên phần nào hạn chế sự sụt giảm sâu của toàn ngành vận tải.
6.3.1. Vận chuyển, luân chuyển hàng hóa
Ước thực hiện tháng 3/2022, toàn tỉnh vận chuyển được 482,48 nghìn tấn hàng hóa các loại (43.931,25 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 106,52% (106,20%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 87,82% (96,05%). Chia ra:
- Đường bộ thực hiện được 154,08 nghìn tấn (12.348,61 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 104,66% (101,56%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 145,58% (120,40%).
- Đường sông thực hiện được 328,40 nghìn tấn (31.582,64 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 107,42% (108,12%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 74,04% (89,02%).
Ước thực hiện quý I/2022, toàn tỉnh vận chuyển được 1.382,88 nghìn tấn hàng hóa các loại (128.793,13 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 82,37% (90,34%). Chia ra:
- Đường bộ thực hiện được 427,85 nghìn tấn (37.903,26 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 145,04% (124,71%).
- Đường sông thực hiện được 955,03 nghìn tấn (90.889,87 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 69,01% (81,03%).
6.3.2. Vận chuyển, luân chuyển hành khách
Ước thực hiện tháng 3/2022, toàn tỉnh thực hiện được 2.765,35 nghìn lượt hành khách (53.099,60 nghìn HK.km), so với tháng trước bằng 104,07% (99,48%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 83,55% (97,87%). Chia ra:
- Đường bộ vận chuyển được 927,99 nghìn lượt hành khách (43.784,67 nghìn HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 99,01% (97,95%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 101,15% (102,54%)
- Đường sông vận chuyển được 1.837,36 nghìn lượt hành khách (9.314,93 nghìn HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 106,83% (107,36%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 76,80% (80,63%)
Ước thực hiện quý I/2022, toàn tỉnh thực hiện được 7.941,35 nghìn lượt hành khách (156.146,96 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 76,39% (92,81%). Chia ra:
- Đường bộ vận chuyển được 2.745,19 nghìn lượt hành khách (128.880,15 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 85,14% (96,67%).
- Đường sông vận chuyển được 5.196,16 nghìn lượt hành khách (27.266,81 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 72,45% (78,06%).
7. Các vấn đề về xã hội
7.1. Giáo dục
Trong quý, Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung vào hoạt động chuyên môn của các ngành học, cấp học như sau:
Giáo dục tiểu học - mầm non:
- Sơ kết đánh giá việc thực hiện Chương trình GDPT đối với lớp 1, lớp 2 và việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Hướng dẫn đơn vị kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ theo tinh thần Công văn số 5766/BGDĐT ngày 13/12/2021 của Bộ GD&ĐT.
- Triển khai bồi dưỡng mô đun 9 cho CBQL, GV phổ thông cấp tiểu học thực hiện Chương trình GDPT 2018 năm 2022. Tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng lựa chọn SGK lớp 3 năm học 2022-2023. Phối hợp công ty Gia định hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 và trình hội đồng thẩm định.
- Thực hiện ghi hình các tiết giảng môn Toán và tiếng Việt cho học sinh lớp 1, lớp 2.
- Kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra công nhận kết quả công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2021.
- Hướng dẫn kiểm tra học kì I đối với GDTH.
- Kiểm tra việc dạy và học của một số cơ sở giáo dục MN-TH sau khi học sinh trở lại trường.
- Tổ chức cho học sinh tham gia học trực tiếp trở lại bắt đầu từ ngày 14/02/2022.
Giáo dục trung học - Giáo dục thường xuyên:
- Chỉ đạo tổ chức ôn luyện đội tuyển dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022.
- Triển khai Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2021-2022.
- Tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2021-2022.
- Tổ chức họp nhóm giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG quốc gia THPT năm học 2021-2022 và tiếp tục chỉ đạo tổ chức ôn luyện đội tuyển dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022.
- Hướng dẫn các đơn vị tổ chức kiểm tra cuối kỳ I và báo cáo sơ kết các mặt hoạt động đối với giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên, giáo dục chính trị - tư tưởng năm học 2021-2022.
- Hoàn thiện các dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2021-2022 và gửi nộp về Bộ GD&ĐT.
- Tổ chức cho học sinh tất cả học sinh tham gia học trực tiếp trở lại bắt đầu từ ngày 14/02/2022.
7.2. Tình hình văn hóa, thể thao
Hoạt động tuyên truyền cổ động, biểu diễn chuyên nghiệp:
Toàn hệ thống Trung tâm Văn hóa tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ của đất nước, các nhiệm vụ chính trị, các công tác trọng tâm của địa phương theo chỉ đạo như: Thực hiện chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; tuyên truyền ý nghĩa Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3;…Kết quả: In và treo 53 băng rol; treo 1.950 cờ các loại.
Thực hiện in và phát hành 1.500 tờ tin ảnh “Hậu Giang mừng Đảng quang vinh – mừng Xuân Nhâm Dần 2022” đến các Sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Tổ chức tốt hoạt động phóng thanh cổ động về phòng, chống dịch Covid-19, kết quả được 110 buổi.
Triển khai thực hiện các maket tham gia Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022.
Về hoạt động thư viện:
Triển lãm 200 loại báo Xuân Nhâm Dần năm 2022 tại Thư viện tỉnh gồm: Báo Xuân của các báo Trung ương và ấn phẩm Xuân của 63 tỉnh thành; Tạp chí Xuân các lĩnh vực trong đời sống; Ấn phẩm Xuân tham gia Cuộc thi bình chọn ấn phẩm Xuân 2022 và 100 quyển sách về Đảng Cộng sản Việt Nam.
Triển lãm sách online: 40 quyển nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2; 40 quyển sách nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Xây dựng Kế hoạch phục vụ sách lưu động tại các trường THCS và THPT trên địa bàn huyện Châu Thành A.
Khảo sát 06 điểm trường học trên địa bàn huyện Châu Thành A chuẩn bị phục vụ sách xe thư viện lưu động.
Đảm bảo giờ mở cửa phục vụ bạn đọc hàng ngày trong giờ hành chính, đảm bảo nguyên tắc 5K để phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, đơn vị kết hợp phục vụ bạn đọc thông qua website Thư viện, trong tháng 3/2022 phục vụ 2.536 lượt người truy cập (nâng tổng số lên 37.986 lượt) tra cứu và đọc sách với 5.072 lượt sách (nâng tổng số lên 75.972 lượt).
Về hoạt động bảo tồn - bảo tàng và phát huy giá trị di sản văn hóa:
Triển lãm ảnh phục vụ Họp mặt Doanh nghiệp đầu năm 2022 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh với các chuyên đề: Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Quốc phòng an ninh tỉnh Hậu Giang năm 2021; Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử.
Tiếp tục sưu tầm tài liệu, hiện vật, hình ảnh hoàn chỉnh hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử: Căn cứ Khu ủy, Quân khu ủy khu 9 và nơi ở thời niên thiếu của cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ ở Hậu Giang.
Khách đến xem triển lãm, tham quan các di tích, xem trên kênh Youtube Bảo tàng, nhà truyền thống huyện, phòng truyền thống các xã văn hóa đạt 14.970 lượt người.
Về sự nghiệp thể dục thể thao:
Tham gia các giải: vô địch Cúp Kickboxing toàn quốc năm 2022 tại Gia Lai, kết quả đạt 02 HCB, 03 HCĐ; vô địch các CLB Jujitsu quốc gia tại Vĩnh Phúc, kết quả đạt 03 HCV, 05 HCĐ.
Cử: đội Judo, Kickboxing và Đua thuyền đi tập huấn tại Thành phố Hồ Chí Minh; đội Vovinam đi tập huấn tại Cần Thơ và Bình Thuận…
7.3. Lao động và an sinh xã hội
7.3.1. Tình hình đời sống dân cư và giải quyết việc làm
Nhìn chung tình hình đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh ổn định, chính quyền, địa phương luôn có những chính sách phù hợp đảm bảo đời sống cho người dân không để xảy ra tình trạng thiếu đói trên địa bàn. Cụ thể đời sống người dân từng khu vực như sau:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương thuộc khu vực nhà nước: Trong dịp lễ, tết vừa qua cũng được hưởng tăng thêm bình quân mỗi người từ 01 triệu đến 20 triệu đồng.
- Đối với người làm công ăn lương, lao động làm thuê trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất phi nông lâm nghiệp: Theo báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng cho người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và qua khảo sát của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là: 1.876 doanh nghiệp; tổng số người lao động là: 48.529 lao động. Trong đó, số doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 là 68 doanh nghiệp (dịp Tết Nguyên đán năm 2021 là 12 doanh nghiệp).
- Do đặc thù kinh tế Hậu Giang là tỉnh nông nghiệp, dân số phần đông sống ở vùng nông thôn và hoạt động nông nghiệp với nguồn thu nhập chính từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, điều này cũng đồng nghĩa với việc chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, khí hậu... nói chung là các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trong đó bao gồm cả yếu tố giá cả thị trường như giá phân bón, thuốc trừ sâu, giá thức ăn cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giá giống, giá bán của các mặt hàng nông sản, thủy sản... ở một khía cạnh nào đó có thể nói các yếu tố kể trên có tính chất quyết định đến chất lượng cuộc sống người dân nói chung và của dân cư nông thôn nói riêng
Vấn đề giải quyết việc làm luôn được Lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã phối hợp với các ngành có liên quan, thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội để tư vấn giới thiệu việc làm, tạo việc làm cho người lao động ở trong và ngoài tỉnh. Kết quả đạt được trong quý I/2022 như sau:
- Giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho 4.236/15.000 lao động, đạt 28,24% kế hoạch năm.
- Từ đầu năm đến nay, tuyển sinh đào tạo nghề được 1.500/6.500 người, đạt 23,07% kế hoạch năm. Trong đó, Cao đẳng 07 người, Trung cấp 62 người, sơ cấp và dưới 3 tháng 1.431 người.
- Thực hiện thỏa thuận và giao kết hợp đồng hỗ trợ tuyển dụng lao động đối với 10 doanh nghiệp (06 doanh nghiệp ngoài Tỉnh, 10 doanh nghiệp trong Tỉnh). Tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn đã hỗ trợ giới thiệu, cung ứng được 1.453 lao động.
7.3.2. An sinh xã hội
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và Tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh có 4.419 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,19% và có 4.933 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,45%; kết quả Tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, toàn tỉnh có 12.936 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,42% và có 7.790 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,87%.
Về công tác bảo trợ xã hội: Triển khai Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hiệu lực 01/7/2021:
- Thực hiện trợ cấp hàng tháng cho 105.271 lượt đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền 54.453,99 triệu đồng. Hỗ trợ mai táng phí cho 491 trường hợp với số tiền 3.571,2 triệu đồng; hỗ trợ đột xuất cho 115 trường hợp với số tiền 2.318 triệu đồng.
- Trung tâm Công tác xã hội đang chăm sóc, nuôi dưỡng 220 người khuyết tật thần kinh, tâm thần mức độ đặc biệt nặng (nam 171 người và nữ 49 người).
Về thực hiện chính sách đối với người có công: Luôn được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo sâu sát, uốn nắn kịp thời, nhất là việc triển khai tổ chức thực hiện các quy định mới về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, công tác rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Cụ thể như sau:
- Tiếp nhận mới 379 hồ sơ các loại. Đã xét giải quyết 331 hồ sơ. Trong đó, đạt 299 hồ sơ, không đạt 32 hồ sơ. Còn 48 hồ sơ đang trong thời gian xem xét, giải quyết.
- Phối hợp với các địa phương thực hiện khảo sát 64/64 hiện trạng nhà ở, đời sống của các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống để vận động kinh phí xã hội hóa hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở (nếu có); nhận chăm sóc, phụng dưỡng các Mẹ có hoàn cảnh khó khăn đến cuối đời.
- Phối hợp với các đơn vị và địa phương có liên quan tổ chức trao quà cho 47 người có công là thương, bệnh binh từ 81% trở lên trên địa bàn tỉnh với số tiền 705 triệu đồng do Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn VINGROUP) hỗ trợ.
- Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp mới và cấp lại 46 Bằng Tổ quốc ghi công; xin chủ trương tổ chức đưa, đón người có công với cách mạng đi tham quan, điều dưỡng tập trung năm 2022.
- Tỉnh cũng đã tổ chức thăm và tặng quà cho các đối tượng ưu đãi là người có công, thân nhân người có công với cách mạng với tổng số tiền là 28.153,55 triệu đồng, trong đó thăm và tặng quà nhân dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 là 27.448,55 triệu đồng.
7.4. Y tế
Trong tháng, không có ca mắc mới bệnh sốt xuất huyết, cộng dồn là 01 ca, giảm 25 ca so với cùng kỳ; bệnh tay chân miệng có 01 ca mắc mới, cộng dồn là 03 ca, giảm 157 ca so với cùng kỳ; bệnh sởi, bệnh dịch lạ, bệnh viêm gan do virut, quai bị và các bệnh truyền nhiễm khác chưa ghi nhận ca mắc trên địa bàn.
Tình hình dịch Covid-19: Tính đến ngày 22/3/2022, trên địa bàn tỉnh ghi nhận tổng số 42.552 ca mắc (đã được Bộ Y tế công bố 17.052 ca); trong đó: 1.917 ca mắc là người về từ ngoài tỉnh; 3.533 ca mắc là F1 đã được cách ly, 36.400 ca mắc cộng đồng và 702 ca mắc trong khu vực phong tỏa do có ổ dịch cộng đồng.
Tình hình tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19: Tỉnh Hậu Giang, tiếp tục thực hiện Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân, trong đó:
- Độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tính đến cuối ngày 14/02/2022, đã tiêm được 145.096 liều (73.483 người/70.423 người, trong đó: 71.613 người đã tiêm 2 mũi; 1.870 người mới tiêm mũi 1; đạt tỷ lệ: 104,35% (tỷ lệ tiêm đối với trẻ em có hộ khẩu trong tỉnh đạt 100% và đối tượng ngoài tỉnh học tập, lưu trú tại Tỉnh là 4,35%).
- Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đến cuối ngày 22/3/2022 đã tiêm được 1.051.147 liều (533.610 người/536.163 người, đạt tỷ lệ 99,52%; trong đó 517.537 người đã tiêm 2 mũi; 16.073 người mới tiêm mũi 1).
Tính đến thời điểm hiện tại tổng số người được tiêm vắc xin là 607.093 người (trong đó: 589.150 người đã tiêm đủ 2 mũi, 17.943 người mới tiêm 1 mũi), đạt tỷ lệ 100% trên tổng dân số tỉnh Hậu Giang từ 12 tuổi trở lên (606.586 người).
Ngoài ra, Tỉnh đang triển khai tiêm vắc xin mũi 3 phòng COVID-19 cho người đã tiêm đủ liều vắc xin cơ bản, đến cuối ngày 22/3/2022 đã tiêm được 389.085 liều (389.085 người/ 517.537 người đã tiêm đủ 02 liều cơ bản, đạt 75,18%).
Trong tháng, số trẻ dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ là 961 trẻ, cộng dồn là 2.697 trẻ, đạt 24,9%; Tiêm sởi mũi 2 trong tháng là 959 trẻ, cộng dồn là 2.754 trẻ, đạt 24,2%; Tiêm ngừa uốn ván trên thai phụ (VAT2 (+)TP) trong tháng là 853 người, cộng dồn là 2.583 người, đạt 23,8%; Số nhiễm HIV mới phát hiện trong tháng là 02 ca, cộng dồn là 13 ca (giảm 01 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 1.882 ca (người còn sống 1.267 người); số bệnh nhân AIDS phát hiện trong tháng không có, cộng dồn là 00 ca (giảm 01 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 1.051 ca; Số bệnh nhân tử vong do AIDS trong tháng không có, cộng dồn là 00 ca (giảm 01 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 615 ca. Số người hiện đang điều trị Methadone 55, tổng số bệnh nhân điều trị ARV 985. Tổng số lần khám là 89.572 lượt, cộng dồn là 240.935 lượt, đạt 19,97% kế hoạch, giảm 46,75% so với cùng kỳ (Trong đó: tuyến tỉnh đạt 16,19%, TTYT tuyến huyện: 20,43%, PKĐKKV: 18% và TYT đạt 20,71%); Tổng số BN điều trị nội trú là 6.893 lượt, cộng dồn là 19.968 lượt, đạt 14,10% kế hoạch, giảm 31,62% so với cùng kỳ (Trong đó: tuyến tỉnh đạt 15,90%; tuyến huyện: 13,27%); Tổng số tai nạn ngộ độc, chấn thương là 498 trường hợp, giảm 1.182 trường hợp so với cùng kỳ.
7.5. Tình hình thực hiện an toàn giao thông
Trong tháng 3/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 05 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 05 người, bị thương 01 người. So với tháng trước số vụ tai nạn giao thông giảm 04 vụ, số người chết giảm 05 người và số người bị thương tăng 01 người. So với cùng kỳ năm 2021, số vụ giảm 02, số người chết giảm 01 người và số người bị thương tương đương. Nguyên nhân: Vượt sai quy định 01 vụ; không đi đúng phần đường 01 vụ; không chú ý quan sát 02 vụ; lỗi khác 01 vụ.
Trong quý I/2022 (15/12/2021 đến ngày 14/3/2022), toàn tỉnh xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 21 người, bị thương 01 người. So cùng kỳ 2021, số vụ tăng 02, số người chết tăng 06, số người bị thương giảm 02.
7.6. Tình hình thiệt hại do thiên tai, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
Trong tháng: Có 01 vụ sạt lỡ, diện tích mất đất 150 m2, ước tổng thiệt hại 33 triệu đồng. So với cùng kỳ giảm 02 vụ, giảm 613 m2 đất và giảm 329 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay: Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 01 trường hợp sạt lỡ,diện tích mất đất 150m2, ước tổng thiệt hại 33 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2021, giảm 7 vụ (diện tích mất đất giảm 732m2 và ước giá trị thiệt hại giảm 386 triệu đồng).
Ngành chức năng đã kiểm tra một số đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh và đã phát hiện 01 và xử lý 01 vụ vi phạm về khai thác và sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, với số tiền xử phạt là 60 triệu đồng. So với cùng kỳ, số vụ vi phạm và xử lý bằng nhau, số tiền xử phạt giảm 240 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay: Số vụ vi phạm môi trường phát hiện là 19 vụ, xử lý 19 vụ với số tiền xử phạt là 419,50 triệu đồng, chủ yếu là vi phạm về an toàn thực phẩm, xả nước thải, khí thải vượt chuẩn cho phép. So với cùng kỳ năm 2021, số vụ vi phạm tăng 02 vụ, xử phạt tăng 03 vụ và số tiền xử phạt tăng 41,00 triệu đồng. Ngành chức năng tiếp tục giám sát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân để kịp thời xử lý theo quy định.
Về công tác phòng, chống cháy, nổ luôn được các ngành chức năng quan tâm thực hiện, định kỳ có kiểm tra, hướng dẫn người dân, các cơ sở kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 3 vụ cháy, không thiệt hại về người, ước tổng tài sản thiệt hại khoảng 760 triệu đồng.
8. Một số nhiệm vụ, giải pháp
Tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng, tự phát sang phát triển có định hướng, tập trung, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu …
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu từng địa bàn; chuyển đổi một phần đất trồng lúa sang cây trồng khác có hiệu quả, cao hơn hoặc làm đất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.
Tập trung nguồn lực nhanh chóng triển khai các giải pháp đồng bộ cho công tác tạo quỹ đất sạch cho phát triển công nghiệp; đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Triển khai chương trình thu hút, phát triển doanh nghiệp đầu tư mới là thành tố quan trọng trong phát triển công nghiệp.
Phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, xây dựng các chính sách làm cơ sở thúc đẩy hoạt động phát triển công nghiệp. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, thúc đẩy tiến độ các dự án công nghiệp lớn, có tác động lan tỏa.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh có thêm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đưa sản phẩm nông, thủy sản của tỉnh tiếp cận thị trường nước ngoài. Tập trung phát triển những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quy định, có tem truy xuất nguồn gốc.
Phát triển nâng chất hệ thống chợ, kêu gọi đầu tư xây dựng các chợ đầu mối về hàng nông sản của tỉnh, phát triển mạng lưới dịch vụ ở nông thôn, tiếp tục triển khai hệ thống thương mại điện tử./.
[1]Nguyên nhân vốn ngân sách tăng so với tháng trước là do: Triển khai nhanh việc lập hồ sơ, thủ tục các dự án mới đã bố trí vốn bổ sung từ đầu năm 2022; Chủ đầu tư đẩy nhanh việc đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ thi công các công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh.
[2]Các giống lúa sử dụng chủ yếu là: OM18 chiếm 36,7%, Đài thơm 8 chiếm 32,9%, RVT chiếm 14,3%, OM5451 chiếm 9,1%, ST24 chiếm 2,6%, IR50404 chiếm 2,37%, còn lại là 2,03% các giống khác như: ST25, Jasmine 85, OM6976,…
[3]Nguyên nhân do lịch thời vụ gieo sạ sớm hơn cùng kỳ để chủ động ứng phó trước bất lợi của thời tiết, nguồn nước và xâm nhập mặn, đồng thời đảm bảo thực hiện sản xuất vụ lúa Hè thu đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra.
[4]Diện tích mía toàn tỉnh tập trung ở huyện Phụng Hiệp và TP. Ngã Bảy.
[5]Tập trung ở TP.Vị Thanh và huyện Long Mỹ.
[6]Diện tích tăng chủ yếu ở các huyện như: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, thành phố Ngã Bảy.
[7]Nguyên nhân sau kỳ nghỉ tết, nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân có xu hướng giảm, phần khác do ảnh hưởng dịch bệnh và giá xăng tăng mạnh lên mức gần 30.000 đồng/lít đã làm gia tăng chi phí vận chuyển và giá thành sản xuất của các sản phẩm tác động đẩy giá nhiều mặt hàng tăng giá trên thị trường. Các mặt hàng nhóm lương thực, thực phẩm, xăng dầu, nhiên liệu là chủ yếu. Do đó, nhu cầu tiêu dùng ở một số nhóm hàng không thiết yếu được dự báo sẽ giảm, khi giá hàng hóa tăng người dân có xu hướng cân nhắc trong tiêu dùng chỉ tiêu dùng các mặt hàng có nhu cầu thiết yếu.
[8]Nguyên nhân chủ yếu do giá bán lẻ xăng dầu tăng mạnh (tăng gần gấp 1,5 lần) kéo giá bán lương thực thực phẩm tăng theo và doanh thu của 2 nhóm hàng này tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ năm trước.
[9]Dự tính giá trị xuất khẩu sẽ tăng hơn so tháng trước là do cách thức tiếp cận trong phòng, chống dịch của các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi, nên việc thích ứng dịch bệnh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng không bị ảnh hưởng nhiều nên việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước có nhiều thuận lợi hơn.
File đính kèm: BaocaoKTXH_thang_3.2022.HauGiang.docSo_lieu_KTXH_thang_3.2022.HauGiang.xls
Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang