Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang 5 tháng đầu năm phát triển khá so với cùng kỳ, các chỉ tiêu kinh tế duy trì ở mức tăng trưởng khá như: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,04%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 14,16%, xuất khẩu tăng 11,12%, nhập khẩu tăng 24,56%. Cụ thể kết quả hoạt động của từng ngành, lĩnh vực như sau:
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trong tháng ngành Nông nghiệp tiếp tục theo dõi diện tích xuống giống vụ Hè thu năm 2022 theo đúng lịch xuống giống và Kế hoạch đề ra. Đồng thời tăng cường tập huấn các kỹ thuật canh tác đầu vụ, bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, các biện pháp quản lý dịch hại đầu vụ,... góp phần giảm chi phí giá thành sản xuất. Thường xuyên thăm đồng và nắm tình hình sinh vật gây hại, hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý kịp thời trên tất cả các loại cây trồng khác ở các huyện, thị, thành. Tiếp tục theo dõi tình hình mưa bão; Chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn và địa phương để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Cụ thể từng lĩnh vực như sau:
1.1. Nông nghiệp
1.1.1. Trồng trọt
Lúa Đông xuân 2021-2022: Toàn tỉnh xuống giống được 76.626,1 ha, đạt 100,56% kế hoạch tỉnh (76.200 ha), giảm 0,51% (bằng 395,6 ha) so với cùng kỳ. Các giống lúa sử dụng chủ yếu là: OM18 chiếm 36,7%, Đài thơm 8 chiếm 32,9%, RVT chiếm 14,3%, OM5451 chiếm 9,1%, ST24 chiếm 2,6%, IR50404 chiếm 2,37%, còn lại là 2,03% các giống khác như: ST25, Jasmine 85, OM6976,… Chính thức năng suất đạt 77,81 tạ/ha, giảm 0,47% (bằng 0,37 tạ/ha), sản lượng đạt 596.228 tấn, giảm 0,98% (bằng 5.928,28 tấn) so với cùng kỳ. Nguyên nhân năng suất giảm do trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong thời gian thu hoạch lúa thời tiết không thuận lợi đã xảy ra mưa lớn kéo dài nhiều ngày gây đổ ngã diện tích lúa Đông xuân trong giai đoạn trổ chín đến thu hoạch.
Lúa Hè thu 2022: Hiện nay đã xuống giống được 71.234,3 ha, đạt 94,35% kế hoạch tỉnh (75.500 ha), tăng 12,44% (bằng 7.879,1 ha) so với cùng kỳ. Nguyên nhân do lịch thời vụ gieo sạ sớm hơn cùng kỳ để chủ động ứng phó trước bất lợi của thời tiết, nguồn nước và xâm nhập mặn, đồng thời đảm bảo thực hiện sản xuất vụ lúa Hè thu đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra. Hiện lúa đang giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Mía niên vụ 2021-2022: Hiện nay đã xuống giống dứt điểm được 3.842,2 ha, đạt 96,06% kế hoạch tỉnh (4.000 ha), giảm 23,3% (bằng 1.167,5 ha) so với cùng kỳ, diện tích mía toàn tỉnh tập trung ở huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy. Trong tháng có 69 ha (giảm 10 ha so với tháng trước) gồm chuột, rệp sáp, sâu đục thân, rầy đầu vàng, rỉ sắt và đốm vòng,... đa số là gây hại nhẹ trên mía giai đoạn vươn lóng, phân bố ở huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy.
Cây ngô: Diện tích gieo trồng được 1.400 ha, so cùng kỳ năm trước giảm 7,28% (bằng 110 ha); năng suất đạt 60,41 tạ/ha, tăng 1,33% (bằng 0,79 tạ/ha); sản lượng ước được 6.009,65 tấn, so cùng kỳ năm trước giảm 13,46% (bằng 934,75 tấn). Diện tích gieo trồng giảm do thay đổi mùa vụ.
Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng được 16.161 ha, so với năm trước tăng 16,35% (bằng 2.271 ha); Ước sản lượng được 144.920,16 tấn, tăng 21,26% (bằng 25.409,94 tấn). Do người nông dân thay đổi mùa vụ nên diện tích gieo trồng và thu hoạch tăng mạnh so với cùng kỳ.
Một số cây lâu năm ăn quả chủ yếu:
- Cây dứa (khóm): Diện tích hiện có ước được 3.021,95 ha, đạt 100,73% so kế hoạch năm (3.000 ha) và tăng 8,13% (bằng 227,15 ha) so với cùng kỳ, sản lượng 5 tháng ước 12.284,63 tấn, đạt 27,3% so kế hoạch năm (45.000 tấn) và tăng 7,92% (bằng 994,2 tấn) so với cùng kỳ. Tập trung ở TP.Vị Thanh và huyện Long Mỹ.
- Cây bưởi: Diện tích hiện có ước được 1.601 ha, đạt 98,84% so kế hoạch năm (1.620 ha) và tăng 0,34% (bằng 5,50 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng 5 tháng ước được 3.945,38 tấn, đạt 26,3% so kế hoạch năm (15.000 tấn) và tăng 5,93% (bằng 222,67 tấn) so với cùng kỳ, do diện tích cho trái và năng suất thu hoạch tăng khá.
- Cây mít: Diện tích hiện có ước được 8.890 ha, đạt 92,03% so kế hoạch năm (9.660 ha) và tăng 27,63% (bằng 1.924,29 ha) so với cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu ở các huyện như: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, thành phố Ngã Bảy. Sản lượng ước 5 tháng được 13.287,15 tấn, đạt 14,76% so kế hoạch năm (90.000 tấn) và tăng 28,70% (bằng 3.118,32 tấn) so với cùng kỳ, do diện tích và năng suất thu hoạch tăng khá.
- Cây chanh không hạt: Diện tích hiện có 2.772 ha, đạt 111,77% so kế hoạch năm (2.480 ha) và tăng 16,62% (bằng 395 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng ước 5 tháng được 4.202,89 tấn, đạt 12,77% so kế hoạch năm (32.900 tấn) và tăng 34,98% (bằng 1.120,04 tấn) so với cùng kỳ. Do diện tích thu hoạch tăng và năng suất đạt cao.
- Cây mãng cầu: Diện tích hiện có ước 690,20 ha, đạt 92,03% so kế hoạch năm (750 ha) và giảm 2,76% (bằng 19,58 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng 5 tháng ước được 1.098,83 tấn, đạt 12,93% so kế hoạch năm (8.500 tấn) và tăng 6,52% (bằng 75,73 tấn) so với cùng kỳ. Do diện tích và năng suất thu hoạch tăng.
1.1.2. Chăn nuôi
Ước tính tháng 5/2022, số đầu con gia súc, gia cầm so với cùng kỳ cụ thể như sau:
- Đàn trâu, bò: Đàn trâu ước được 1.412 con, đạt 93,51% kế hoạch năm (1.510 con), giảm 5,74% (bằng 86 con) so với cùng kỳ; Đàn bò ước được 3.528 con, đạt 97,19% kế hoạch năm (3.630 con), giảm 2,24% (bằng 81 con) so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm là do điều kiện chăn thả ngày càng bị thu hẹp, hiệu quả kinh tế thấp nên người dân chuyển sang nuôi các vật nuôi khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Đàn heo (tính cả heo con chưa tách mẹ): Ước được 142.368 con, đạt 105,46% kế hoạch năm (135.000 con), tăng 14,55% (bằng 18.082 con) so với cùng kỳ. Trong đó: Heo thịt 100.786 con, tăng 11,25% (bằng 10.195 con). Nguyên nhân tổng đàn heo trên địa bàn tăng là do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, công tác phòng chống dịch bệnh được quản lý chặt chẽ, những hộ nuôi nhỏ lẻ đã tái đàn trở lại, những hộ nuôi quy mô gia trại, trang trại tiếp tục sản xuất, tái đàn và mở rộng quy mô chuồng trại. Từ đó tổng đàn từng bước được khôi phục góp phần tăng về số lượng và sản lượng.
- Đàn gia cầm được 4.316,38 ngàn con, đạt 97% kế hoạch năm (4.450 ngàn con), giảm 0,81% (bằng 35,26 ngàn con) so với cùng kỳ. Trong đó: đàn gà 1.663,72 ngàn con, tăng 2,41% (bằng 39,15 ngàn con). Nhìn chung đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh hiện nay đã nuôi ổn định.
1.2. Lâm nghiệp
Từ đầu năm đến nay không xảy ra vụ cháy rừng nào trên địa bàn tỉnh. Công tác bảo vệ rừng, công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra, khai thác rừng đảm bảo đúng quy định, công tác phòng chống cháy rừng đã quán triệt và làm tốt nên diện tích rừng được bảo vệ an toàn.
Ước thực hiện 5 tháng năm 2022, số cây lâm nghiệp trồng phân tán được 652,54 ngàn cây, so với cùng kỳ tăng 1,39% (bằng 8,94 ngàn cây); Sản lượng gỗ khai thác khoảng 5.127,62 m3, tăng 1,55% (bằng 78,09 m3); Sản lượng củi 46.295,03 ste, tăng 1,12% (bằng 512,21 ste) so với cùng kỳ.
1.3. Thủy sản
Trong tháng 5/2022, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước tính được 1.471,53 ha, tăng 3,26% (bằng 46,48 ha) so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 5 tháng năm 2022, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh được 3.613,47 ha, đạt 41,77% so kế hoạch năm (8.650 ha) và tăng 2,37% (bằng 83,7 ha) so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, diện tích nuôi cá 3.450,19 ha, tăng 2,15% (bằng 72,59 ha); diện tích nuôi tôm đạt 108,50 ha, tăng 10,58% (bằng 10,38 ha) tập trung nhiều ở huyện Long Mỹ (Nuôi tôm sú). Trong đó, diện tích nuôi cá thát lát được 55,97 ha, tăng 1,14% (bằng 0,63 ha) so cùng kỳ.
Tổng sản lượng thủy sản tháng 5/2022 ước được 2.453,71 tấn, tăng 2,76% (bằng 66 tấn) so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng ước được 25.943,05 tấn, đạt 31,26% so kế hoạch năm (83.000 tấn) và tăng 2,62% (bằng 662,04 tấn) so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ là do thời tiết tương đối thuận lợi, dịch bệnh trên thủy sản ít xảy ra, mô hình nuôi luân canh trong ruộng lúa và nuôi lồng bè, bể bồn đem lại thêm thu nhập cho người dân. Cụ thể như sau:
- Sản lượng thủy sản khai thác 5 tháng ước được 1.285,72 tấn, đạt 47,62% so kế hoạch năm (2.700 tấn) và giảm 1,28% (bằng 16,69 tấn) so cùng kỳ. Do nguồn lợi thủy sản khai thác nội địa từ tự nhiên đang có chiều hướng giảm.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng 5 tháng ước được 24.657,33 tấn, đạt 30,71% so kế hoạch năm (80.300 tấn) và tăng 2,83% (bằng 678,73 tấn) so cùng kỳ. Trong đó: sản lượng cá thát lát thu hoạch được 421,12 tấn, tăng 27,58% (bằng 91,03 tấn) so cùng kỳ; sản lượng lươn thu hoạch được 203,97 tấn, tăng 5,41% (bằng 10,46 tấn) so với cùng kỳ. Hiện tại, hai sản phẩm này đang được người dân mở rộng diện tích vì đem lại thu nhập tương đối ổn định và đây là hai sản phẩm chủ lực của tỉnh. Nuôi lươn theo tiêu chuẩn “Sạch” xuất khẩu đang là hướng đi được nông dân, Hợp tác xã, doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng, hiện trên địa bàn tỉnh đang có một doanh nghiệp liên kết với nông dân nuôi lươn đạt yêu cầu về chất lượng để chế biến cung cấp cho các hệ thống siêu thị trong nước và xuất khẩu.
2. Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện tháng 5/2022:
- Tính theo giá so sánh 2010, được 3.035,50 tỷ đồng, tăng 3,50% so với tháng trước và tăng 16,14% so với cùng kỳ năm trước.
- Tính theo giá hiện hành, được 4.555,50 tỷ đồng, tăng 4,10% so với tháng trước và tăng 18,84% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển bền vững trong thời gian vừa qua là do sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ký thêm được nhiều hợp đồng với một số thị trường mới như: Trung Quốc; Hong kong; Philippines; Thái Lan và một số nước thành viên EU…, nên các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Đặc biệt, tỉnh đang ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông- thuỷ sản, hiện đang có lợi thế cạnh tranh, do tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, có khả năng xuất khẩu, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy chuẩn quốc tế. Ngoài ra, tăng một phần là do nhà máy nhiệt điện Sông Hậu I mới đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt động, Vì vậy, đã làm giá trị sản xuất tháng này tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 5 tháng năm 2022:
- Tính theo giá so sánh 2010, được 13.327,24 tỷ đồng, tăng 13,83% so với cùng kỳ năm trước và đạt 39,24% so với kế hoạch năm.
- Tính theo giá hiện hành, được 20.174,46 tỷ đồng, tăng 18,09% so với cùng kỳ năm trước và đạt 39,34% so với kế hoạch năm. Trong đó:
+ Khu vực kinh tế nhà nước, có 2 doanh nghiệp đóng góp giá trị sản xuất 810,27 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,02% trong toàn ngành và tăng rất cao so với cùng kỳ; Nguyên nhân là do nhà máy nhiệt điện dầu khí Sông Hậu I mới đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động từ đầu năm đến nay.
+ Khu vực kinh tế tư nhân, có 225 doanh nghiệp và trên 4.237 cơ sở cá thể công nghiệp, đóng góp giá trị sản xuất 14.424,45 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71,50% trong toàn ngành và tăng 16,28% so với cùng kỳ;
+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, có 10 doanh nghiệp và đóng góp giá trị sản xuất 4.939,74 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,49% trong toàn ngành và tăng 7,18% so với cùng kỳ.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh trong 5 tháng đầu năm 2022.
- Sản lượng sản xuất tôm đông lạnh được 14.811,36 tấn, tăng 26,30% so với cùng kỳ năm trước, tạo ra giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) được 4.037,38 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49,53% trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và chiếm tỷ trọng 20,01% trong toàn ngành. Nguyên nhân là do Công ty CP thủy sản Minh Phú Hậu Giang, từ đầu năm đến nay nhận được nhiều hợp đồng lớn nên tuyển thêm lao động để tăng sản lượng sản xuất (lao động doanh nghiệp tăng 3,77% và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp tăng 27,97% so với cùng kỳ). Vì vậy, đã làm giá trị sản xuất 5 tháng tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước.
- Sản lượng sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản, được 136.076,18 tấn, tăng 18,09% so với cùng kỳ, tạo ra giá trị sản xuất được 1.165,9 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng 14,30% trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và chiếm tỷ trọng 5,78% trong toàn ngành. Nguyên nhân là do Công ty Thức Ăn Chăn Nuôi Rico Hậu Giang; Công ty TNHH Thanh Khôi; Công ty TNHH MNS Feed Hậu Giang tăng sản lượng trong những tháng vừa qua để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của các hộ nông dân trong tỉnh nói riêng và trong khu vực nói chung.
- Sản lượng sản xuất bia đóng chay được 47,27 triệu lít, tăng 12,06% so với cùng kỳ, tạo ra giá trị sản xuất được 135,66 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng 6,57% trong ngành sản xuất đồ uống và chiếm tỷ trọng 0,67% trong toàn ngành. Nguyên nhân là do Công ty TNHH MTV Masan Brewery Hậu Giang với sản phẩm chính là bia các loại, sau khi các cơ sở dịch vụ ăn uống hoạt động trở lại, công ty cũng tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong khu vực, nên giá trị sản xuất ngành này tăng so với cùng kỳ.
- Sản lượng sản xuất nước uống có vị hoa quả được 89,87 triệu lít, tăng 38,21%, tạo ra giá trị sản xuất được 1.297,77 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng 62,93% trong ngành sản xuất đồ uống và chiếm tỷ trọng 5,07% trong toàn ngành. Nguyên nhân tăng là do Công ty TNHH MTV Masan HG, mới đầu tư hoàn thành dây chuyền sản xuất, nước uống tăng lực vị cà phê Wake up 247 từ những tháng cuối năm 2021 đến nay, với sản lượng sản xuất trên 6 triệu lít/tháng và Công ty TNHH Number One Hậu Giang tăng sản lượng đột biến vào tháng 3/2022 (sản lượng doanh nghiệp tăng 114,80% so với cùng kỳ), nên đã làm tăng giá trị sản xuất 5 tháng 2022 ngành này nói riêng và giá trị sản xuất của toàn tỉnh nói chung.
- Sản lượng sản xuất giày dép các loại được 7.129,4 ngàn đôi, tăng 7,30% so với cùng kỳ, tạo ra giá trị sản xuất được 2.060,09 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng 91,76% trong ngành sản xuất giày dép các loại và chiếm tỷ trọng 10,21% trong toàn ngành. Nguyên nhân tăng là do hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp FDI và 01 doanh nghiệp trong nước hoạt động trong ngành này. Trong đó, Công ty TNHH Lạc Tỷ 2 với quy mô trên 10.000 lao động, sản xuất giày thành phẩm nên tạo ra giá trị sản xuất rất lớn trong ngành này, trong những tháng đầu năm doanh nghiệp nhận được nhiều hợp động lớn, nên doanh nghiệp tăng sản lượng trên 7,30% so với cùng kỳ. Vì vậy, đã làm giá trị sản xuất 5 tháng năm 2022 tăng so với cùng kỳ.
- Ở chiều ngược lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ giữa năm 2021 đến nay, nên một số doanh nghiệp chưa phục hồi trở lại như trước dịch, làm sản lượng sản xuất giảm so với cùng kỳ như: Phi lê cá và các loại thịt cá khác giảm 55,02%; Phân vi sinh giảm 91,59%; Thuốc trừ côn trùng giảm 49,69%; Thuốc diệt nấm giảm 44,05%; Sản phẩm gia dụng và sản phẩm phục vụ vệ sinh khác bằng plastic giảm 33,35%... nhưng các sản phẩm trên có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng không nhiều (từ 5% đến 10% trong toàn ngành), nên không ảnh hưởng nhiều đến giá trị sản xuất chung của toàn tỉnh.
Đối với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Trong những tháng gần đây, lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã có nhiều dự án mới đi vào hoạt động, với nhiều chính sách hỗ trợ kêu gọi đầu tư và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp dự tính tháng 5/2022: tăng 4,91% so với tháng trước và tăng 12,71% so với cùng kỳ.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tăng 4,98% so với tháng trước và tăng 11,03% so với cùng kỳ. Trong đó, một số ngành có chỉ số tăng cao hơn chỉ số chung so với tháng trước và cùng kỳ năm trước:
- Ngành sản xuất chế biến thực phẩm, giảm 2,86% so với tháng trước và tăng 7,48% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thủy sản (chiếm tỷ trọng trên 52,03% trong ngành chế biến thực phẩm) giảm 5,01% so với tháng trước và tăng 4,58% so với cùng kỳ; Chế biến và bảo quản rau quả tăng 12,68% so với tháng trước và tăng 43,50% so với cùng kỳ năm trước (các doanh nghiệp chế biến nông sản đông lạnh xuất khẩu, đang tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào tại chổ như: Dứa; xoài; mít… để tăng sản lượng sản xuất); Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 1,38% so với tháng trước và tăng 43,38% so với cùng kỳ năm trước... Vì vậy, đã làm chỉ số sản xuất ngành chế biến thực phẩm tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
- Sản xuất đồ uống, tăng 4,45% so với tháng trước và tăng 54,47% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Công ty TNHH MTV Masan HG với sản phẩm chính là nước uống có hương vị cà phê, mới đi vào hoạt động ổn định từ giữa năm 2021 đến nay, Vì vậy, đã làm tăng đột biến ngành này so với cùng kỳ.
- Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 18,22% so với tháng trước và tăng 13,04% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất các sản phẩm như: thùng chưa nước bằng plastic; các sản phẩm sử dụng trong nhà bếp có chất liệu bằng cao su hoặc plastic… tăng sản lượng sản xuất và thị trường hiện đang tiêu thụ ổn định. Vì vậy, chỉ số sản xuất ngành này tăng so với cùng kỳ năm trước.
- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, tăng 5,72% so với tháng trước và tăng 8,90% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Công ty TNHH MTV xi măng Cần Thơ - Hậu Giang, với sản phẩm chính là xi măng đen, do đây là sản phẩm mới trên địa bàn tỉnh và có giá thành hết sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trong khu vực. Ngoài ra, tăng một phần là do các doanh nghiệp sản xuất cấu kiện trong xây dựng bằng xi măng như: Ống cống, trụ điện, vữa… tăng sản lượng sản xuất để phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, chỉ số sản xuất ngành này tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí: tăng 1,53% so với tháng trước và tăng 473,99% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do nhà máy nhiệt điện Sông Hậu I, sản phẩm chính là nhiệt điện than, sản lượng sản xuất bình quân 345 triệu kwh/tháng, mới đầu tư hoàn thành đi hoạt động từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, tăng một phần là do các cơ sở và doanh nghiệp hoạt động ngành sản xuất điện năng lượng mặt trời mới đi vào hoạt động ổn định trong những tháng đầu năm, với giá trị sản xuất trên 8,55 tỷ đồng/tháng. Vì vậy, đã làm tăng đột biến ngành này so với cùng kỳ năm trước.
Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: tăng 3,42% so với tháng trước và tăng 11,28% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do hiện nay trên địa bàn tỉnh có 05 doanh nghiệp đang hoạt động ổn định trong ngành này. Trong đó, Cty CP cấp nước và VSMT Nông Thôn Hậu Giang mới đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động ổn định từ năm 2021 đến nay, với sản lượng trên 820 ngàn M3/tháng. Vì vậy, đã làm tăng ngành này so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng năm 2022: tăng 14,04% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 13,91% của 5 tháng năm 2021 so với cùng kỳ). Trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp với mức tăng 16,14%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 512,55% (do nhà máy nhiệt điện Sông Hậu I mới đi vào hoạt động từ đầu năm đến nay); ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 14,11%.
- Một số ngành có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của toàn ngành so với cùng kỳ như: chế biến thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 26,83%; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 18,09%; Sản xuất đồ uống tăng 29,60%; Sản xuất trang phục tăng 45,26%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 28,90%… Nhìn chung, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang phục hồi và tăng trưởng trở lại sau đại dịch Covid-19, đây là những ngành chủ lực, đóng góp giá trị sản xuất rất lớn trong toàn ngành. Ngoài ra, tăng một phần là do các nhà máy chế biến chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Đặc biệt, tỉnh đang ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông- thuỷ sản có lợi thế cạnh tranh và sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như; sản xuất trái cây đóng họp; chế biến trà mãng cầu; chế biến cá thát lác… các sản phẩm này có khả năng xuất khẩu và giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội, mang đến thu nhập cho người dân. Vì vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước
Tình hình sử dụng lao động: Tính đến thời điểm tháng 5/2022, chỉ số sử dụng lao động toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 2,65% so với tháng trước và tăng 2,38% so với cùng kỳ. Trong đó: các ngành sử dụng nhiều lao động nhưng giảm nhiều so với cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 2,77%; sản xuất đồ uống tăng 44,69%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 12,28%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 71,78%; Nguyên nhân là do sau khi hoạt động ổn định trở lại sau dịch Covid-19, một số doanh nghiệp mở rộng quy mô nhà máy, tuyển dụng thêm lao động, Bên cạnh đó, tăng một phần là do từ đầu năm đến nay có một số doanh nghiệp mới đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động ổn định. Vì vậy, đã làm chỉ số chung của toàn ngành tăng so với cùng kỳ năm trước.
3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Từ ngày 18/4/2022 - 19/5/2022, có 77 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tổng số vốn 706,14 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 50% về số doanh nghiệp và tăng 150% về số vốn doanh nghiệp. Lũy kế từ đầu năm: Có 412 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với tổng số vốn 2.758,62 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 40% về số doanh nghiệp và tăng 200% về vốn doanh nghiệp; có 07 doanh nghiệp đăng ký giải thể, so với cùng kỳ tăng 130% về số doanh nghiệp. Lũy kế từ đầu năm: Có 71 doanh nghiệp đăng ký thủ tục giải thể, với tổng số vốn 108,42 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 73%; có 19 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng, tổng vốn 148,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 137% về vốn tăng 167%. Lũy kế từ đầu năm: Có 138 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, với tổng vốn 812,07 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 167% về vốn tăng 104%. Nguyên nhân: kinh doanh không hiệu quả….
4. Vốn đầu tư
Kế hoạch vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2022 là 18.843,90 tỷ đồng (theo Quyết định số 2441/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2021, Quyết định số 2528/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2021 và Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, theo Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch đầu tư công năm 2022 vốn ngân sách địa phương (lần 2), Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang về việc giao chỉ tiều Kế hoạch đầu tư công năm 2022 vốn ngân sách Trung ương (lần 3) hỗ trợ đầu tư trên địa bàn) bao gồm các nguồn như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước 3.193,30 tỷ đồng.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn 850,60 tỷ đồng.
- Các nguồn vốn khác như: Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 14.800 tỷ đồng.
Ước tính vốn đầu tư thực hiện được trong tháng 5/2022 là 1.805,15 tỷ đồng, bằng 107,40% so với tháng trước và bằng 109,38% so với cùng kỳ năm trước.
Ước thực hiện 5 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thực hiện được 8.122,35 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 108,19% và đạt 43,10% so với kế hoạch năm. Chia ra:
- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện được 938,42 tỷ đồng, bằng 115,98% so với cùng kỳ năm trước và đạt 29,3% so với kế hoạch năm.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn thực hiện được 392,70 tỷ đồng, bằng 80,10% so với cùng kỳ năm trước và đạt 46,17% so với kế hoạch năm.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước có khối lượng thực hiện được 6.791,23 tỷ đồng, bằng 109,40% so với cùng kỳ năm trước và đạt 45,89% so với kế hoạch năm
5. Tài chính, tín dụng
5.1. Tài chính
Ước tổng thu NSNN tháng 5/2022: 721,19 tỷ đồng, luỹ kế 6.687,23 tỷ đồng, đạt 76,48% dự toán Trung ương, đạt 74,28% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó:
- Trung ương trợ cấp 314,26 tỷ đồng, luỹ kế 1.753,04 tỷ đồng, đạt 41,72% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao.
- Thu nội địa: 360,00 tỷ đồng, luỹ kế 2.388,83 tỷ đồng, đạt 59,10% dự toán Trung ương và đạt 55,55% dự toán HĐND tỉnh giao.
Ước tổng chi NSĐP tháng 5/2022: 636,91 tỷ đồng, luỹ kế 3.837,23 tỷ đồng, đạt 49,70% dự toán Trung ương giao, đạt 48,24% dự toán HĐND tỉnh giao.
- Chi XDCB: 266,83 tỷ đồng, luỹ kế 2.089,47 tỷ đồng, đạt 64,64% dự toán Trung ương giao, đạt 65,26% dự toán HĐND tỉnh giao.
- Chi thường xuyên: 370,08 tỷ đồng, luỹ kế 1.699,46 tỷ đồng, đạt 38,95% dự toán Trung ương giao, đạt 38,27% dự toán HĐND tỉnh giao.
5.2. Tín dụng ngân hàng
Tổng vốn huy động toàn địa bàn là 17.948 tỷ đồng, tăng trưởng 5,37% so với cuối năm 2021. Vốn huy động đáp ứng được 55,83% cho hoạt động tín dụng. Huy động đối với kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 9.131 tỷ đồng (chiếm 50,88% tổng huy động), kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 8.817 tỷ đồng (chiếm 49,12% tổng huy động). Trong tổng vốn huy động trên địa bàn thì khối Ngân hàng TMNN huy động được 11.833 tỷ đồng (chiếm 65,93% tổng huy động); khối Ngân hàng TMCP 5.290 tỷ đồng (chiếm 29,47% tổng huy động); Ngân hàng Chính sách xã hội 789 tỷ đồng (chiếm 4,40% tổng huy động) và QTD Nhân dân 36 tỷ đồng (chiếm 0,20% tổng huy động). Ước thực hiện đến cuối tháng 5/2022, tổng vốn huy động trên toàn địa bàn đạt 18.119 tỷ đồng, tăng trưởng 0,95% so với cuối tháng 4/2022; tương ứng tăng trưởng 6,38% so với cuối năm 2021.
Tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn là 32.147 tỷ đồng, tăng trưởng 8,75% so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 16.685 tỷ đồng (chiếm 51,90% tổng dư nợ); dư nợ cho vay trung, dài hạn là 15.462 tỷ đồng (chiếm 48,10% tổng dư nợ). Trong tổng dư nợ thì khối Ngân hàng TMNN đạt 22.111 tỷ đồng (chiếm 68,78% tổng dư nợ); khối Ngân hàng TMCP là 6.929 tỷ đồng (chiếm 21,55% tổng dư nợ); Ngân hàng Chính sách xã hội là 3.063 tỷ đồng (chiếm 9,53% tổng dư nợ), và QTD Nhân dân là 44 tỷ đồng (chiếm 0,14% tổng dư nợ). Ước thực hiện đến cuối tháng 5/2022 dư nợ đạt 32.262 tỷ đồng, tăng trưởng 0,36% so với cuối tháng 4/2022; tương ứng tăng trưởng 9,14% so với cuối năm 2021.
Nợ quá hạn đến cuối tháng 4/2022 là 960 tỷ đồng, chiếm 2,98%/tổng dư nợ; nợ xấu là 503 tỷ đồng, chiếm 1,57%/tổng dư nợ; nợ cần chú ý là 457 tỷ đồng, chiếm 47,60%/tổng nợ quá hạn. Ước thực hiện đến cuối tháng 5/2022, nợ xấu toàn địa bàn vẫn được kiểm soát ở mức an toàn theo mục tiêu đề ra (thấp hơn 3%/tổng dư nợ).
Dư nợ các Đề án, Chương trình, Chính sách tín dụng trọng điểm theo Chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và chính quyền địa phương đạt được kết quả sau:
- Cho vay thu mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng dư nợ 2.754 tỷ đồng, tăng trưởng 24,56% so với cuối năm 2021.
- Cho vay nuôi trồng, chế biến thủy sản dư nợ 3.702 tỷ đồng, tăng trưởng 0,54% so với cuối năm 2021, với 1.483 hộ dân và 11 doanh nghiệp còn dư nợ; nợ xấu 18 tỷ đồng, chiếm 0,49%.
- Cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định 68/QĐ-TTg dư nợ 19,18 tỷ đồng, giảm 12,30% so với cuối năm 2021.
- Cho vay theo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (Đề án 1.000) dư nợ 0,20 tỷ đồng, giảm 72,60% so với cuối năm 2021, 07 hộ dân còn dư nợ.
- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP dư nợ 32,32 tỷ đồng, giảm 9,12% so với cuối năm 2021; với 224 cá nhân còn dư nợ.
- Chương trình cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Thông tư số 25/2015/TT-NHNN dư nợ 107 tỷ đồng, với 268 khách hàng được hỗ trợ.
- Các chương trình tín dụng chính sách dư nợ đạt 3.063 tỷ đồng, tăng trưởng 3,83% với cuối năm 2021.
- Cho vay lĩnh vực kinh tế tập thể dư nợ 205 tỷ đồng, tăng trưởng 18,50% so với cuối năm 2021, với 42 hợp tác xã còn dư nợ.
- Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp có doanh số cho vay đạt 3.765 tỷ đồng, dư nợ đạt 7.826 tỷ đồng, tăng trưởng 3,41% so với cuối năm 2021, với 420 doanh nghiệp được tiếp cận vốn.
- Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn dư nợ 21.511 tỷ đồng, tăng trưởng 7,33% so với cuối năm 2021, chiếm 66,91%/tổng dư nợ.
- Cho vay xây dựng nông thôn mới toàn địa bàn dư nợ 12.175 tỷ đồng, tăng trưởng 8,91% so với cuối năm 2021, với 123.148 hộ dân và 157 doanh nghiệp, 23 HTX còn dư nợ.
- Kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: Lũy kế từ 23/01/2020 đến nay, toàn ngành Ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ: nợ gốc 2.738 tỷ đồng, nợ lãi 47,15 tỷ đồng, số khách hàng là 1.163 khách hàng; miễn, giảm lãi 169 tỷ đồng, 268 khách hàng, số tiền lãi được miễn, giảm là 0,78 tỷ đồng; doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến nay là 9.617 tỷ đồng.
6. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch
6.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Ước tính tháng 5/2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được 4.396,74 tỷ đồng so với thực hiện tháng trước bằng 100,51%, so với cùng kỳ năm trước bằng 124,32%. Chia ra:
Doanh thu bán lẻ các loại hàng hóa ước tính được 3.352,03 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 101,66% và so với cùng kỳ năm trước bằng 126%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước tính được 649,06 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 107,27% và so với cùng kỳ năm trước bằng 117,16%. Trong đó:
- Ngành lưu trú, ước tính được 7,82 tỷ đồng, so tháng trước bằng 93,36%, so cùng kỳ bằng 73,20%.
- Ngành ăn uống, ước tính được 641,25 tỷ đồng, so tháng trước bằng 107,45%, so cùng kỳ bằng 118,02%.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính được 395,65 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 83,83% và so với cùng kỳ năm trước bằng 122,71%.
Ước tính 5 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được 21.551,26 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước bằng 114,16% và so với kế hoạch năm đạt 50,12%. Chia ra:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tính được 16.596,35 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 116,03%. Quá trình phục hồi phát triển sau đại dịch của ngành bán lẻ trên địa bàn vẫn giữ được đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ tính từ đầu năm đến nay. Các nhóm hàng chủ yếu đóng góp vào mức tăng trưởng chung là: nhóm lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng 36,13%, tăng 14,69%, đặc biệt sản phẩm bia có giá bán tăng so với tháng trước; xăng dầu các loại chiếm 25,53%, tăng 87,76% và một số nhóm hàng hóa khác có mức tăng 16,82%. Các nhóm mặt hàng khác như hàng may mặc, vật liệu xây dựng, các đồ dùng trang thiết bị gia đình đang từng bước có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Vì vậy, tính chung 5 tháng doanh thu bán lẻ có mức tăng trưởng cao.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước tính được 2.894,57 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 100,83%. Trong đó:
- Ngành lưu trú, ước tính được 38,30 tỷ đồng, so với cùng kỳ bằng 70,96%.
- Ngành ăn uống, ước tính được 2.856,78 tỷ đồng, so với cùng kỳ bằng 101,40%.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính được 2.060,33 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 120,94%. Các dịch vụ có mức tăng trưởng cao chủ yếu là dịch vụ vui chơi, giải trí (tăng 26,56%), giáo dục đào tạo vàcác dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế (tăng 51,78%).
6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Ước thực hiện tháng 5/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp thực hiện được 98,072 triệu USD so với tháng trước bằng 100,06% và so với cùng kỳ năm trước bằng 114,80%. Chia ra:
- Xuất khẩu ước thực hiện được 59,980 triệu USD, so với tháng trước bằng 100,02% và so với cùng kỳ năm trước bằng 102,84%.
- Nhập khẩu ước thực hiện được 38,092 triệu USD, so với tháng trước bằng 100,12% và so với cùng kỳ năm trước bằng 140,55%.
Ước thực hiện 5 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, uỷ thác và các dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng thực hiện được 450,682 triệu USD so với cùng kỳ năm trước bằng 114,47% và so với kế hoạch năm đạt 42,60%. Chia ra:
- Xuất khẩu ước thực hiện được 252,655 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 111,12% và so với kế hoạch năm đạt 35,24%.
- Nhập khẩu ước thực hiện được 179,768 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 124,56% và so với kế hoạch năm đạt 61,99%.
- Uỷ thác xuất khẩu ước thực hiện được 0,603 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 203,72% và so với kế hoạch năm đạt 60,30%.
- Dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ước thực hiện được 17,656 triệu USD so với cùng kỳ năm trước bằng 81,28% và so với kế hoạch năm đạt 35,31%.
6.3. Chỉ số giá
Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2022 so tháng trước bằng 100,30%; so với kỳ gốc 2019 bằng 107,16%; so với tháng 5 năm trước bằng 102,50%. Bình quân 5 tháng năm 2022 so với bình quân 5 tháng năm 2021 bằng 102,40%.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống:
- Lương thực: chỉ số giá nhóm các mặt hàng này giảm 0,06% so tháng trước, cụ thể: Gạo tẻ thường giảm 0,11%; gạo tẻ ngon giảm 0,16%. Nguyên nhân giảm do thời điểm này đang vào cuối vụ thu hoạch dứt điểm lúa Đông xuân, lượng hàng hóa trong dân nhiều nên giá có giảm nhẹ; Riêng mặt hàng bột mì và ngũ cốt khác giá có giảm nhẹ so tháng trước, do ảnh hưởng giá mặt hàng khoai giảm 2,89% so với tháng trước. Nguyên nhân giá khoai giảm do lượng hàng hóa nhiều, lượng tiêu thụ ít và đang vào thời điểm thu hoạch nhưng đầu ra tiêu thụ còn hạn chế.
- Thực phẩm: bình quân chỉ số giá nhóm hàng này trong tháng 5/2022 có tăng nhẹ so tháng trước, cụ thể: Thịt bò tăng 0,80%. Nguyên nhân sức mua người tiêu dùng tăng, lượng thịt bò hút hàng, nên giá tăng; Thịt gia cầm tăng 1,49%; thịt gà tăng 1,40%; thịt gia cầm khác tăng 1,55%; thịt chế biến tăng 0,90%; Trứng các loại tăng 3,54%. Nguyên nhân tăng do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, cộng thêm người chăn nuôi giảm đàn không còn chăn nuôi nhiều như trước, làm cho giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tăng, nên giá tăng; Thủy sản tươi sống tăng 1,14%; Rau tươi, khô và chế biến tăng 1,28% so tháng trước, cụ thể: Bắp cải tăng 0,99%; rau muống tăng 7,26%; đỗ quả tươi tăng 16,19%. Nguyên nhân do thời tiết vừa qua thất thường mưa nhiều, nên việc bảo quản không được tốt khiến cho nguồn cung giảm, nên giá tăng.
- Ăn uống ngoài gia đình: chỉ số giá các nhóm mặt hàng này tăng nhẹ so tháng trước, cụ thể: Mặt hàng ăn ngoài gia đình tăng 0,84%. Nguyên nhân tăng do các quán ăn tại các điểm điều tra có điều chỉnh giá tăng, đồng thời do chi phí vận chuyển ảnh hưởng giá xăng dầu tăng, nên giá tăng.
Đồ uống và thuốc lá: bình quân chỉ số giá mặt hàng này bình ổn không tăng giảm so tháng trước.
May mặc, mũ nón, giày dép: bình quân chỉ số giá mặt hàng này trong tháng vẫn bình ổn giá không tăng giảm so tháng trước.
Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng: chỉ số giá nhóm hàng nhà ở tăng 0,14% so tháng trước. Cụ thể: Vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,76%, vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính tăng 0,92%. Nguyên nhân tăng do thời điểm này đang bước vào mùa xây dựng thị trường khá sôi động, những mặt hàng sắt xây dựng và cát…đều tăng giá, nên bình quân giá các mặt hàng này đều tăng; Điện và dịch vụ điện tăng 0,48%. Nguyên nhân tăng do vào mùa nắng nóng, lượng tiêu thụ điện trong dân tăng, nên giá tăng; Dầu hỏa tăng 3,96%; Gas giảm 6,32%. Nguyên nhân giảm do ảnh hưởng giá gas thế giới giảm, nên giá bán lẻ tại các cửa hàng trong nước cũng giảm.
Thiết bị và đồ dùng gia đình: bình quân chỉ số giá mặt hàng này tăng 0,02% so tháng trước. Cụ thể: mặt hàngvật phẩm tiêu dùng khác tăng 0,11%.
Giao thông: chỉ số giá nhóm mặt hàng này bằng 102,23% so tháng trước, so kỳ gốc 2019 bằng 120,29%. Đối với giá các nhóm hàng này tăng hay giảm đều phụ thuộc vào sự biến động của giá xăng dầu. Trong kỳ báo cáo, giá các mặt hàng này đã được điều chỉnh 04 lần. Cụ thể:
- Vào lúc 15 giờ ngày 21 tháng 4 năm 2022, xăng A95 tăng 680 đồng/lít, xăng E5 tăng 660 đồng/lít, dầu diesel tăng 970 đồng/lít, dầu hỏa tăng 800 đồng/lít.
- Vào lúc 15 giờ ngày 04 tháng 5 năm 2022, xăng A95 tăng 440 đồng/lít, xăng E5 tăng 330 đồng/lít, dầu diesel tăng 180 đồng/lít, dầu hỏa không biến động tăng giảm so kỳ trước.
- Vào lúc 15 giờ ngày 11 tháng 5 năm 2022, xăng A95 tăng 1.550 đồng/lít, xăng E5 tăng 1.490 đồng/lít, dầu diesel tăng 1.120 đồng/lít, dầu hỏa tăng 1.340 đồng/lít.
- Vào lúc 15 giờ ngày 23 tháng 5 năm 2022, xăng A95 tăng 670 đồng/lít, xăng E5 tăng 680 đồng/lít, dầu diesel giảm 1.100 đồng/lít, dầu hỏa giảm 760 đồng/lít.
Như vậy đến thời điểm này, giá các loại xăng, dầu được niêm yết như sau: Xăng A95 là 30.650 đồng/lít, xăng E5 là 29.630 đồng/lít, dầu diesel 25.550 đồng/lít, dầu hỏa 24.400 đồng/lít.
- Theo quy định phương pháp Thống kê giá, các mặt hàng này được tính bình quân gia quyền theo tháng. Do đó, trong tháng 5, giá bình quân mặt hàng xăng A95: 29.546 đồng/lít; E5: 28.554 đồng/lít; dầu disel: 25.945 đồng/lít; dầu hỏa: 24.488 đồng/lít.
Giáo dục: giá các mặt hàng này đều ổn định. Bình quân chỉ số giá mặt hàng này không tăng giảm so tháng trước.
Văn hóa giải trí du lịch: bình quân chỉ số giá các mặt hàng này không tăng giảm so tháng trước.
Hàng hóa và dịch vụ khác: chỉ số giá mặt hàng này giảm 0,01% so tháng trước, cụ thể: Đồ trang sức giảm 0,36%. Nguyên nhân giảm do giá vàng nhẫn và dây chuyền giảm tác động trực tiếp làm cho chỉ số giá nhóm hàng này giảm.
Giá vàng và USD:
- Giá vàng 24K kiểu nhẫn tròn giảm 1,26% so tháng trước; nhưng so tháng 12 năm 2021 tăng 5,39%.
- Giá USD bình quân trong tháng tăng 0,78% so tháng trước; so tháng 12 năm 2021 tăng 0,88%.
6.4. Vận tải hành khách và hàng hóa
Hoạt động kinh doanh vận tải của các cơ sở trên địa bàn trong thời gian qua có sự phục hồi mạnh mẽ. Giá trị doanh thu qua các tháng đều tăng cao. Các cơ hoạt động kinh doanh vận tải và kho bãi đang được đầu tư, sửa chửa, nâng cấp và mở rộng quy mô hoạt động để phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp và người dân trong và ngoài tỉnh.
Ước tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi thực hiện trong tháng 5/2022 được 119,98 tỷ đồng so với tháng trước bằng 105,13% và so với cùng kỳ năm trước bằng 114,24%. Trong đó:
- Doanh thu đường bộ thực hiện được 66,16 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 104,75% và so với cùng kỳ năm trước bằng 148,99%.
- Doanh thu đường thủy thực hiện được 24,74 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 105,14% và so với cùng kỳ năm trước bằng 77,26%.
- Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải được 29,07 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 105,99% và so với cùng kỳ năm trước bằng 101,69%.
Ước tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi thực hiện 5 tháng năm 2022 được 535,65 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước bằng 101,44%. Chi phí vận chuyển tăng cao (ảnh hưởng giá xăng dầu) đã gây nhiều khó khăn cho các hoạt động kinh doanh của ngành vận tải hệ quả làm một số cơ sở phải giải thể không thể duy trì hoạt động. Trong đó:
- Doanh thu đường bộ thực hiện được 306,69 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 133,18%.
- Doanh thu đường thủy thực hiện được 124,06 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 75,06%.
- Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải được 104,90 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 77,36%.
6.4.1. Vận chuyển - luân chuyển hàng hóa
Ước thực hiện tháng 5/2022, toàn tỉnh vận chuyển được 479,115 nghìn tấn hàng hóa các loại (45.049,055 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 104,23% (104,06%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 87,10% (102,59%). Chia ra:
- Đường bộ thực hiện được 177,704 nghìn tấn (14.715,643 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 105,02% (102,63%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 171,22% (146,01%).
- Đường sông thực hiện được 301,411 nghìn tấn (30.333,412 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 103,77% (104,77%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 67,54% (89,65%).
Ước thực hiện 5 tháng năm 2022, toàn tỉnh vận chuyển được 2.376,688 nghìn tấn hàng hóa các loại (220.529,337 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 85,41% (95,20%). Chia ra:
- Đường bộ thực hiện được 805,790 nghìn tấn (68.850,718 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 159,41% (135,85%).
- Đường sông thực hiện được 1.570,898 nghìn tấn (151.678,619 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 68,99% (83,81%).
6.4.2. Vận chuyển - luân chuyển hành khách
Ước thực hiện tháng 5/2022, toàn tỉnh thực hiện được 2.968,619 nghìn lượt hành khách (57.244,297 nghìn HK.km), so với tháng trước bằng 107,49% (108,99%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 97,96% (112,32%). Chia ra:
- Đường bộ vận chuyển được 934,021 nghìn lượt hành khách (49.274,388 nghìn HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 105,35% (108,59%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 130,68% (124,12%)
- Đường sông vận chuyển được 2.034,598 nghìn lượt hành khách (7.969,909 nghìn HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 108,50% (111,51%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 87,86% (70,75%)
Ước thực hiện 5 tháng năm 2022, toàn tỉnh thực hiện được 13.420,121 nghìn lượt hành khách (261.641,935 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 85,89% (111,80%). Chia ra:
- Đường bộ vận chuyển được 4.479,363 nghìn lượt hành khách (222.607,801 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 118,59% (126,20%).
- Đường sông vận chuyển được 8.940,758 nghìn lượt hành khách (39.034,134 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 75,46% (67,72%).
7. Một số tình hình xã hội
7.1. Giáo dục
Trong tháng, ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung chủ yếu vào hoạt động chuyên môn của các ngành học, cấp học như sau:
Giáo dục tiểu học - mầm non:
- Hướng dẫn tổng kết năm học 2021-2022.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hè 2022.
- Hướng dẫn thực hiện công tác PCGD, XMC năm 2022.
- Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị “Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”.
- Tập huấn tăng cường tiếng Việt cho CBQL, giáo viên giảng dạy học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số; tập huấn hướng dẫn thực hiện sử dụng SGK lớp 3 năm học 2022-2023 cho CBQL và giáo viên các cơ sở giáo dục cấp tiểu học. Tham 3
gia các lớp tập huấn giáo dục hòa nhập của tổ chức Nauy tại Việt Nam. Phối hợp với Nhà xuất bản xây dựng kế hoạch tập huấn CBQL, giáo viên sử dụng SGK lớp 3 chuẩn bị năm học 2022-2023. Phối hợp với Room to Read tập huấn tiết đọc thư viện cho CBQL, GV tham gia Dự án Thư viện thân thiện; kiểm tra hoạt động thư viện thân thiện.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chính trị hè năm 2022 cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên cấp tiểu học.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh sau khi có kết quả thi học kỳ 2.
- Hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương lớp 2, 3 gửi về Bộ GD&ĐT.
Giáo dục trung học - Giáo dục thường xuyên:
- Hướng dẫn tổng kết năm học 2021-2022.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chính trị hè năm 2022 cho cán bộ quản lý và giáo viên.
- Tổ chức kiểm tra chéo hồ sơ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
- Phối hợp tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa cấp THPT
năm học 2021-2022.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, chọn Đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia
năm học 2022-2023.
- Phối hợp với tỉnh Đoàn Hậu Giang tổ chức Hội thi “Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội TNTP HCM giỏi” tỉnh Hậu Giang năm học 2021-2022.
- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng chống tội phạm dịp nghỉ hè năm học 2021-2022.
7.2. Văn hóa, thể thao
Hoạt động tuyên truyền cổ động, biểu diễn chuyên nghiệp:
Toàn hệ thống Trung tâm Văn hóa tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ của đất nước, các nhiệm vụ chính trị, các công tác trọng tâm của địa phương theo chỉ đạo như:Thực hiện chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022) và Quốc tế lao động 1/5; 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2022;…Kết quả: In mới và lắp đặt: 1.620 m2 trên các tuyến đường chính; treo hơn 4.000 cờ các loại, 130 băng rol.
Tập dợt và báo cáo chương trình văn nghệ quần chúng và kịch bản tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022) và Quốc tế Lao động 1/5. Đồng thời, kết hợp với Đội TTLĐ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đi biểu diễn phục vụ tại cơ sở 05 buổi cụ thể như: tại thành phố Ngã Bảy; xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy; xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ; thị xã Long Mỹ và tại Thành phố Vị Thanh. Tổng số lượt người xem 5.150 lượt người xem.
Thực hiện trang trí Hội thi Nghệ thuật Quần chúng và các Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật tiêu biểu tỉnh Hậu Giang năm 2022.
Hoạt động thư viện:
Tổ chức Triển lãm sách nhân Ngày Văn hóa các dân tộc bằng xe thư viện lưu động với trên 1.400 quyển sách mới, sách chuyên đề về 30/4, sách địa chí Hậu Giang… vào ngày 19/4 tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh, qua đó thu hút trên 500 lượt người xem.
Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Sách - Sứ mệnh phát triển văn hóa đọc” thu hút trên 2.000 lượt người tham gia, đọc sách với nhiều hoạt động.
Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022 với chủ đề “Khát vọng phát triển đất nước”.
Hoạt động bảo tồn - bảo tàng và phát huy giá trị di sản văn hóa:
Triển lãm ảnh 09 cuộc phục vụ với các chuyên đề: Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Quốc phòng an ninh tỉnh Hậu Giang năm 2021; Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử…
Sưu tầm hình ảnh các hoạt động tiêu biểu về văn hóa các dân tộc tỉnh Hậu Giang chuẩn bị triển lãm ảnh phục vụ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2022.
Tiếp tục sưu tầm tài liệu, hiện vật, hình ảnh hoàn chỉnh hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử: Căn cứ Khu ủy, Quân khu ủy khu 9 và nơi ở thời niên thiếu của cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ ở Hậu Giang.
Khách đến xem triển lãm, tham quan các di tích, xem trên kênh Youtube Bảo tàng, nhà truyền thống huyện, phòng truyền thống các xã văn hóa đạt 26.970 lượt người.
Sự nghiệp thể dục thể thao:
Tổ chức xong các môn giai đoạn 1 và giai đoạn 2 Đại hội TDTT tỉnh Hậu Giang lần thứ IX năm 2022, gồm 9 môn: Billiards, Kéo co, Đẩy gậy, Đá cầu, Việt dã, Bóng bàn, Cầu lông, Cờ tướng, Cờ vua. Tham dự có 875 vận động viên (518 VĐV nam, 357 VĐV nữ) đến từ 10 đơn vị: Thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy, Công an tỉnh và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh. Phục vụ gần 11.000 lượt người xem.
07 vận động viên của Hậu Giang được triệu tập vào Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 được tổ chức tại Việt Nam (Điền kinh: 03 VĐV, Bi sắt: 03 VĐV, Judo: 01 VĐV).
Có 5 trọng tài được Tổng cục TDTT triệu tập tham gia làm nhiệm vụ tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) được tổ chức tại Việt Nam (Bắn cung: 01, Judo: 02, Bóng chuyền: 01, Kickboxing: 01)
7.3. Lao động và an sinh xã hội
Trong tháng, tạo và giải quyết việc làm mới cho 2.883(8.334)/15.000 lao động, đạt 55,6% kế hoạch năm. Trong đó: có 27(32)/346 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 9,2% kế hoạch năm.
Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp: Trong tháng, tuyển sinh đào tạo nghề được 502(2.811)/6.500 người, đạt 43,2% kế hoạch năm. Trong đó: Cao đẳng 11(30) người, Trung cấp 75(214) người, sơ cấp và dưới 3 tháng 416(2.567) người.
Đối với lĩnh vực người có công với cách mạng: Tiếp nhận mới 162(676) hồ sơ các loại. Đã xét giải quyết 162(644) hồ sơ. Trong đó: đạt 150(588) hồ sơ, không đạt 12(56) hồ sơ. Còn 32 hồ sơ đang trong thời gian xem xét, giải quyết.
Công tác bảo trợ xã hội và giảm nghèo: Thực hiện trợ cấp hàng tháng cho 35.149 (175.553 lượt) đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền 18.238,59(91.207,97) triệu đồng. Hỗ trợ mai táng phí cho 243(1.033) trường hợp với số tiền 1.684,8(7.538,4) triệu đồng; hỗ trợ đột xuất cho 19(168) trường hợp với số tiền 331(3.261) triệu đồng. Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đang chăm sóc, nuôi dưỡng 227 đối tượng. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tại Trung tâm đảm bảo thực hiện tốt.
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội: Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nội bộ và ra dân được 40(110) cuộc với 2.050(3.568) người tham dự. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội qua hình thức phát thanh được 35(141) cuộc với 315(1.249) phút tuyên truyền. Ban Chỉ đạo 138 các cấp đã tổ chức kiểm tra được 10(19) cuộc với 10(19) lượt cơ sở, qua kiểm tra cho cam kết, nhắc nhở 03(10) cơ sở, phạt hành chính 01 cơ sở. Về công tác quản lý đối tượng: tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trên địa bàn tỉnh tại thời điểm báo cáo là 1.897 người; số người nghiện đang có mặt tại cơ sở cai nghiện là 119 người.
7.4. Y tế
Trong tháng, bệnh sốt xuất huyết có 04 ca mắc mới, cộng dồn: 09 ca, giảm 33 ca so với cùng kỳ; bệnh tay chân miệng có 05 ca mắc mới, cộng dồn: 10 ca, giảm 300 ca so với cùng kỳ; bệnh sởi, bệnh dịch lạ, bệnh viêm gan do virut, quai bị và các bệnh truyền nhiễm khác chưa ghi nhận ca mắc trên địa bàn tỉnh.
Tình hình dịch Covid-19: Tính đến ngày 22/5/2022, trên địa bàn tỉnh ghi nhận tổng số 52.548 ca mắc (đã được Bộ Y tế công bố 17.534 ca). Trong đó: có 2.351 ca mắc là người về từ ngoài tỉnh; 3.794 ca mắc là F1 đã được cách ly, 45.701 ca mắc cộng đồng và 702 ca mắc trong khu vực phong tỏa do có ổ dịch cộng đồng.
Tình hình tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19: Tỉnh Hậu Giang, tiếp tục thực hiện Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân. Trong đó:
Tổng số mũi đã tiêm trên tổng số liều vắc xin được cấp theo quyết định phân bổ của Bộ Y tế: 1.634.324 liều/1.604.334 liều, đạt tỷ lệ 101,87%; Đã cập nhật dữ liệu tiêm trên Cổng tiêm chủng quốc gia 1.624.569 liều/1.693.720 liều, đạt tỷ lệ 95,9%.
Số liệu triển khai tiêm tại tỉnh: tính đến thời điểm hiện tại, Hậu Giang đã tiêm được 1.218.590 liều; tương đương có 628.244 người đã tiêm vắc xin. Trong đó: có 590.346 người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin cơ bản, có 37.898 người mới tiêm 1 mũi. Tỷ lệ người dân đã tiêm đủ liều vắc xin cơ bản/tổng dân số toàn tỉnh theo Kế hoạch tiêm đạt tỷ lệ 84,57% trên tổng số đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng (590.346/698.019 người).
- Số tiêm chủng độ tuổi từ đủ 05 tuổi đến dưới 12 tuổi (tính đến cuối ngày 22/5/2022) đã tiêm được 20.838 liều; tương đương có 20.838 người. Tỷ lệ trẻ đã tiêm vắc xin mũi 1/ tổng số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng đạt 23,58% (20.838 người/88.373 người).
- Số tiêm trong độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (tính đến cuối ngày 17/4/2022) đã tiêm được 145.146 liều; tương đương có 73.490 người đã tiêm vắc xin. Trong đó: có 71.656 người đã tiêm 2 liều vắc xin cơ bản; có 1.834 người mới tiêm mũi 1. Tỷ lệ trẻ đã tiêm đủ liều vắc xin cơ bản/tổng số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng đạt 97,51% (71.656/73.483 người).
- Số tiêm trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên (tính đến cuối ngày 29/4/2022) đã tiêm được 1.052.606 liều; tương đương có 533.916 người đã tiêm vắc xin. Trong đó: có 518.690 người đã tiêm 2 liều vắc xin cơ bản; có 15.226 người mới tiêm mũi 1. Tỷ lệ người dân đã tiêm đủ liều vắc xin cơ bản/tổng dân số từ 18 tuổi trở lên đạt 96,74% (518.690 người/536.163 người).
Ngoài ra, Tỉnh đang triển khai tiêm vắc xin mũi 3 phòng COVID-19 cho người đã tiêm đủ liều vắc xin cơ bản, đến cuối ngày 30/4/2022 đã tiêm được 415.734 liều (415.734 người/ 518.690 người đã tiêm đủ 02 liều cơ bản, đạt 80,15%).
Số trẻ dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ trong tháng là 865, cộng dồn là 4.397 trẻ, đạt 40,5%; Tiêm sởi mũi 2 trong tháng là 946, cộng dồn là 4.568 trẻ, đạt 40,1%; Tiêm ngừa uốn ván trên thai phụ (VAT2 (+)TP) trong tháng là 890, cộng dồn là 3.532, đạt 40,8%.
Số nhiễm HIV mới phát hiện trong tháng không phát sinh, cộng dồn: 05 ca (giảm 30 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 1.885 ca; số bệnh nhân AIDS phát hiện trong tháng 00, cộng dồn: 00 ca (giảm 01 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 1.048 ca; Số bệnh nhân tử vong do AIDS trong tháng 00, cộng dồn: 00 ca (giảm 03 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 615. Số người hiện đang điều trị Methadone 54, tổng số bệnh nhân điều trị ARV 924.
Trong tháng, tổng số lần khám là 104.623, cộng dồn: 439.134, đạt 36,04% kế hoạch, giảm 42,67% so với cùng kỳ. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 5.704, cộng dồn: 30.450 lượt, đạt 22,64% kế hoạch, giảm 36,71% so với cùng kỳ. Ngày điều trị trung bình là 7,22 ngày, tăng 1,40 ngày so với cùng kỳ. Tổng số tai nạn ngộ độc, chấn thương là 1.475, giảm 1.365 trường hợp so với cùng kỳ.
7.5. Tai nạn giao thông
Trong tháng 5/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 01 người, bị thương 01 người. So với tháng 4/2022 số vụ tai nạn giao thông giảm 01 vụ, số người chết giảm 03 người và số người bị thương tăng 01 người. So với cùng kỳ năm 2021, số vụ giảm 02, số người chết giảm 02 người và số người bị thương tương đương. Nguyên nhân: Chuyển hướng không đảm bảo an toàn 01 vụ; không đi đúng phần đường 01 vụ.
Trong 5 tháng đầu năm (từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/5/2022), toàn tỉnh xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 26 người, bị thương 02 người. So cùng kỳ 2021, số vụ giảm 02 vụ, số người chết tăng 04, số người bị thương giảm 05.
7.6. Thiệt hại do thiên tai, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
Tình hình sạt lỡ: Trong tháng: Xảy ra 02 vụ sạt lỡ, diện tích mất đất 422 m2, ước tổng thiệt hại 373 triệu đồng. Cùng kỳ năm 2021, giảm 02 vụ, diện tích mất đất giảm 70 m2, ước thiệt hại tăng 38 triệu đồng (Tháng 5/2021 xảy ra 04 vụ sạt lỡ, diện tích mất đất 492 m2, ước tổng thiệt hại 335 triệu đồng). Lũy kế từ đầu năm đến nay: Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 03 trường hợp sạt lỡ,diện tích mất đất 572 m2, ước tổng thiệt hại 406 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2021, giảm 11 vụ (diện tích mất đất giảm 1.415 m2 và ước giá trị thiệt hại giảm 473 triệu đồng).
Mưa lớn, dông lốc: Trong tháng, có 01 vụ mưa lớn làm tốc mái 01 căn nhà và 02 phòng của Ban giám hiệu trường học, ước thiệt hại 270 triệu đồng. Cùng kỳ năm 2021, xảy ra 02 vụ làm sập 08 căn nhà, tốc mái 16 căn nhà và 01 nhà kho, ước giá trị thiệt hại 2.244 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay: sập 06 căn nhà, tốc mái 24 căn nhà và 02 phòng của Ban giám hiệu, ước thiệt hại 443 triệu đồng. Cùng kỳ năm 2021, xảy ra 02 vụ làm sập 08 căn nhà, tốc mái 16 căn nhà và 01 nhà kho, ước giá trị thiệt hại 2.244 triệu đồng. Ước tổng giá trị thiệt hại do thiên tai từ đầu năm đến nay là 849 triệu đồng, giảm 2.274 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2021.
Ngành chức năng đã kiểm tra một số đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh và đã phát hiện 03 vụ vi phạm và xử lý 01 vụ vi phạm về thực hiện dự án đầu tư, xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, với số tiền xử phạt là 70 triệu đồng. So với cùng kỳ, số vụ vi phạm giảm 08 vụ và xử lý giảm 05 vụ, nhưng số tiền xử phạt tăng 44,50 triệu đồng (tháng 5 năm 2021, số vụ vi phạm môi trường phát hiện 11 vụ, xử lý 06 vụ, xử phạt 25,5 triệu đồng). Lũy kế từ đầu năm: Số vụ vi phạm môi trường phát hiện là 26 vụ, xử lý 23 vụ với số tiền xử phạt là 505,50 triệu đồng, chủ yếu là vi phạm về an toàn thực phẩm, xả nước thải, khí thải vượt chuẩn cho phép và vi phạm quy định về vệ sinh thú y; vi phạm về thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. So với cùng kỳ năm 2021, số vụ vi phạm giảm 07 vụ, xử lý giảm 04 vụ, số tiền xử phạt giảm 173,50 triệu đồng (năm 2021, số vụ vi phạm môi trường phát hiện 33 vụ, xử lý 27 vụ, xử phạt 679 triệu đồng). Ngành chức năng tiếp tục giám sát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân để kịp thời xử lý theo quy định.
Về công tác phòng, chống cháy, nổ luôn được các ngành chức năng quan tâm thực hiện, định kỳ có kiểm tra, hướng dẫn người dân, các cơ sở kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 3 vụ cháy, không thiệt hại về người, ước tổng tài sản thiệt hại khoảng 750 triệu đồng./.
Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang