Trong 6 tháng đầu năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, sự chủ động điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự chung sức, đồng lòng của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, từ đó tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh được phục hồi và phát triển. Cụ thể, kết quả hoạt động từng ngành, từng lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm 2022 như sau:
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022 (theo giá so sánh 2010) ước tính được 12.540 tỷ đồng, đạt 48,44% kế hoạch năm, tăng 11,00% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,99% của 6 tháng đầu năm 2021, mức tăng này cho thấy nền kinh tế của tỉnh đang dần phục hồi. Cụ thể đóng góp từng khu vực như sau:
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước được 2.958 tỷ đồng, tăng 4,49% (6 tháng năm 2021 tăng 2,33%), đạt 43,32% kế hoạch năm, đóng góp 1,13 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy có tốc độ tăng cao so cùng kỳ chủ yếu do có sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm có giá trị thấp sang các sản phẩm có giá trị cao hơn, cũng như các sản phẩm có giá trị cao trong năm nay có tăng trưởng tốt. Vì vậy, góp phần làm tăng giá trị của cả khu vực[1].
- Khu vực công nghiệp và xây dựng ước được 3.801 tỷ đồng, tăng 26,26% (6 tháng năm 2021 tăng 9,46%), đạt 54,40% kế hoạch năm, đóng góp 7,00 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Ngành công nghiệp tăng 30,81% (6 tháng năm 2021 tăng 10,10%), đóng góp 6,72 điểm phần trăm, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 84,16%, tăng 11,39%, Sản xuất và phân phối điện (chiếm 14,42% ngành công nghiệp) tăng 750,59%. Ngành xây dựng tăng 5,72% (6 tháng năm 2021 tăng 6,61%), đóng góp 0,28 điểm phần trăm.
- Khu vực dịch vụ ước được 4.688 tỷ đồng, tăng 5,03% (6 tháng năm 2021 tăng 6,85%), đạt 49,19% kế hoạch năm, đóng góp 1,99 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP. Trong đó, một số ngành tăng trưởng cao so với cùng kỳ góp phần vào sự tăng trưởng chung của cả khu vực như: hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 13,05%; bán buôn, bán lẻ tăng 11,54%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 9,01%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 8,15%.
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước được 1.093 tỷ đồng, tăng 10,11%, (6 tháng năm 2021 tăng tăng 2,84%), đạt 43,01% kế hoạch năm, đóng góp 0,89 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP.
Quy mô nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 21.305 tỷ đồng. Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 6 tháng như sau: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,73%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,94%; khu vực dịch vụ chiếm 38,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,54%. Nhìn chung cơ cấu nền kinh tế 6 tháng năm 2022 có sự dịch chuyển giữa các khu vực so với cùng kỳ (cơ cấu tương ứng cùng kỳ lần lượt là 25,03%; 25,57%; 40,72% và 8,69%).
2. Tài chính, tín dụng
2.1. Tài chính
Ước tổng thu NSNN tháng 6/2022: 720,08 tỷ đồng, luỹ kế 7.463,30 tỷ đồng, đạt 85,35% dự toán Trung ương, đạt 82,90% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó:
- Trung ương trợ cấp 335,81 tỷ đồng, luỹ kế 2.088,85 tỷ đồng, đạt 49,71% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao.
- Thu nội địa: 357,65 tỷ đồng, luỹ kế 2.785,65 tỷ đồng, đạt 68,92% dự toán Trung ương và đạt 64,78% dự toán HĐND tỉnh giao.
Ước tổng chi NSĐP tháng 6/2022: 759,93 tỷ đồng, luỹ kế 4.565,00 tỷ đồng, đạt 59,13% dự toán Trung ương giao, đạt 57,39% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó:
- Chi XDCB: 431,94 tỷ đồng, luỹ kế 2.542,61 tỷ đồng, đạt 78,65% dự toán Trung ương giao, đạt 79,41% dự toán HĐND tỉnh giao.
- Chi thường xuyên: 316,80 tỷ đồng, luỹ kế 1.954,05 tỷ đồng, đạt 44,78% dự toán Trung ương giao, đạt 44% dự toán HĐND tỉnh giao.
2.2 Tín dụng ngân hàng
Đến ngày 31/5/2022, tổng vốn huy động toàn địa bàn là 18.141 tỷ đồng, tăng trưởng 6,50% so với cuối năm 2021. Vốn huy động đáp ứng được 56,14% cho hoạt động tín dụng. Huy động đối với kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 8.941 tỷ đồng (chiếm 49,29% tổng huy động), kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 9.200 tỷ đồng (chiếm 50,71% tổng huy động). Trong tổng vốn huy động trên địa bàn thì khối Ngân hàng TMNN huy động được 11.946 tỷ đồng (chiếm 65,85% tổng huy động); khối Ngân hàng TMCP 5.308 tỷ đồng (chiếm 29,26% tổng huy động); Ngân hàng Chính sách xã hội 851 tỷ đồng (chiếm 4,69% tổng huy động) và QTD Nhân dân 36 tỷ đồng (chiếm 0,20% tổng huy động). Ước thực hiện đến cuối tháng 6/2022, tổng vốn huy động trên toàn địa bàn đạt 18.340 tỷ đồng, tăng trưởng 1,10% so với cuối tháng 5/2022; tương ứng tăng trưởng 7,67% so với cuối năm 2021.
Đến ngày 31/5/2022, tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn là 32.314 tỷ đồng, tăng trưởng 9,32% so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 16.587 tỷ đồng (chiếm 51,33% tổng dư nợ); dư nợ cho vay trung, dài hạn là 15.727 tỷ đồng (chiếm 48,67% tổng dư nợ). Trong tổng dư nợ thì khối Ngân hàng TMNN đạt 22.231 tỷ đồng (chiếm 68,80% tổng dư nợ); khối Ngân hàng TMCP là 6.900 tỷ đồng (chiếm 21,35% tổng dư nợ); Ngân hàng Chính sách xã hội là 3.139 tỷ đồng (chiếm 9,71% tổng dư nợ), và QTD Nhân dân là 44 tỷ đồng (chiếm 0,14% tổng dư nợ). Ước thực hiện đến cuối tháng 6/2022 dư nợ đạt 32.701 tỷ đồng, tăng trưởng 0,79% so với cuối tháng 5/2022; tương ứng tăng trưởng 10,63% so với cuối năm 2021.
Nợ quá hạn đến cuối tháng 5/2022 là 930 tỷ đồng, chiếm 2,88%/tổng dư nợ; nợ xấu là 493 tỷ đồng, chiếm 1,53%/tổng dư nợ; nợ cần chú ý là 437 tỷ đồng, chiếm 46,99%/tổng nợ quá hạn. Ước thực hiện đến cuối tháng 6/2022, nợ xấu toàn địa bàn vẫn được kiểm soát ở mức an toàn theo mục tiêu đề ra (thấp hơn 3%/tổng dư nợ).
Dư nợ các Đề án, Chương trình, Chính sách tín dụng trọng điểm theo Chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và chính quyền địa phương đạt được kết quả sau:
- Cho vay thu mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng dư nợ 2.754 tỷ đồng, tăng trưởng 24,56% so với cuối năm 2021.
- Cho vay nuôi trồng, chế biến thủy sản dư nợ 3.702 tỷ đồng, tăng trưởng 0,54% so với cuối năm 2021, với 1.483 hộ dân và 11 doanh nghiệp còn dư nợ; nợ xấu 18 tỷ đồng, chiếm 0,49%.
- Cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định 68/QĐ-TTg dư nợ 19,18 tỷ đồng, giảm 12,30% so với cuối năm 2021.
- Cho vay theo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (Đề án 1.000) dư nợ 0,20 tỷ đồng, giảm 72,60% so với cuối năm 2021, 07 hộ dân còn dư nợ.
- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP dư nợ 32,32 tỷ đồng, giảm 9,12% so với cuối năm 2021; với 224 cá nhân còn dư nợ.
- Chương trình cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Thông tư số 25/2015/TT-NHNN dư nợ 107 tỷ đồng, với 268 khách hàng được hỗ trợ.
- Các chương trình tín dụng chính sách dư nợ đạt 3.139 tỷ đồng, tăng trưởng 6,41% với cuối năm 2021.
- Cho vay lĩnh vực kinh tế tập thể dư nợ 205 tỷ đồng, tăng trưởng 18,50% so với cuối năm 2021, với 42 hợp tác xã còn dư nợ.
- Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp có doanh số cho vay đạt 3.765 tỷ đồng, dư nợ đạt 7.826 tỷ đồng, tăng trưởng 3,41% so với cuối năm 2021, với 420 doanh nghiệp được tiếp cận vốn.
- Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn dư nợ 21.511 tỷ đồng, tăng trưởng 7,33% so với cuối năm 2021, chiếm 66,91%/tổng dư nợ.
- Cho vay xây dựng nông thôn mới toàn địa bàn dư nợ 12.175 tỷ đồng, tăng trưởng 8,91% so với cuối năm 2021, với 123.148 hộ dân và 157 doanh nghiệp, 23 HTX còn dư nợ.
- Kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: Lũy kế từ 23/01/2020 đến nay, toàn ngành Ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ: nợ gốc 2.738 tỷ đồng, nợ lãi 47,15 tỷ đồng, số khách hàng là 1.163 khách hàng; miễn, giảm lãi 169 tỷ đồng, 268 khách hàng, số tiền lãi được miễn, giảm là 0,78 tỷ đồng; doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến nay là 9.617 tỷ đồng.
2.3. Bảo hiểm
Tính đến ngày 15/6/2022, số người tham gia BHYT là 599.368 người, đạt tỷ lệ bao phủ 82,11% dân số của tỉnh. Tổng số người tham gia BHXH là 73.430 người chiếm 18,25% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 5,07% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc là 64.212 người, tăng 5,55%; số người tham gia BHXH tự nguyện là 9.218 người, tăng 1,83% so với cùng kỳ năm 2021. Số người tham gia BHTN là 58.959 người, chiếm 16,65% lực lượng lao động trong độ tuổi và tăng 6,68% so với cùng kỳ năm 2021.
3. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2022 so tháng trước bằng 101,37%; so với kỳ gốc 2019 bằng 108,63%; so với tháng 6 năm trước bằng 103,78%. Nguyên nhân tăng do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới nên làm cho các nhóm hàng giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu cũng tăng theo.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, Có 8 nhóm tăng so tháng trước. Cụ thể: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,09%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,97%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,36 %; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,58%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,87%; giao thông tăng 4,02%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,07%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,03%. Riêng nhóm hàng lương thực giảm 0,06%.
Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý II năm 2022 so quý trước bằng 107,54%, so với cùng kỳ bằng 103,78% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 bằng 102,63%. Nguyên nhân tăng do một số nhóm hàng tăng, cụ thể:
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống:
- Lương thực, thực phẩm: Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 9,75% so quý trước, nhưng so với cùng kỳ giảm 0,30% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 giảm 1,44%. Cụ thể các mặt hàng tăng như: gạo tăng 15,87%; ngô tăng 56,54%; khoai tăng 15,08%; sắn tăng 21,46%. Nguyên nhân tăng cao so quý trước là do giá gạo trong nước tăng theo giá xuất khẩu và giá vật tư phân bón tăng, nguyên liệu đầu vào sản xuất ở mức cao nên giá tăng.
- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 10,55% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 0,55% nhưng bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 giảm 0,78%.
- Ăn uống ngoài gia đình: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 10,95% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 4,99% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 tăng 3,78%. Nguyên nhân tăng do nhu cầu của người dân tăng cao vào các kỳ nghỉ lễ lớn ngày 30/4-1/5 các mặt hàng làm ảnh hưởng giá tăng so quý trước, cụ thể mặt hàng ăn ngoài gia đình và uống ngoài gia đình tăng so quý trước nên chỉ số các mặt hàng này tăng.
Các nhóm hàng này tăng trong 6 tháng năm 2022 là do một phần tác động lớn của mặt hàng thịt lợn tăng. Cụ thể: Mặt hàng thịt heo tăng 22,27% so quý trước và bình quân 6 tháng năm 2022 so với 6 tháng năm 2021 giảm 27,84%; thịt chế biến tăng 27,45% so quý trước và bình quân 6 tháng năm 2022 so với 6 tháng năm 2021 giảm 4,92%; trứng các loại tăng 25,86% so quý trước và bình quân 6 tháng năm 2022 so với 6 tháng năm 2021 tăng 13,60%. Nguyên nhân tăng do nguồn cung không đáp ứng nhu cầu, do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, cộng thêm người chăn nuôi giảm đàn không còn chăn nuôi nhiều như trước số lượng heo, gà, vịt nuôi công nghiệp… trong dân giảm nên giá tăng so quý trước.
Đồ uống thuốc lá: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 4,86% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 1,56% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 tăng 2,01%.
May mặc, mũ nón, giày dép: Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 6,18% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 2,65% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 tăng 1,52%. Nguyên nhân tăng do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng cao, chi phí vận chuyển của các mặt hàng này tăng nên giá tăng.
- Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD: Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 4,49% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 5,73% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 tăng 4,17%. Nguyên nhân tăng do trong quý II vào các tháng 3,4,5,6 các mặt hàng sắc thép, xi măng, cát, đá… liên tục tăng giá do ảnh hưởng của thị trường thép thế giới và xu hướng tăng của các nguyên liệu đầu vào sản xuất các mặt hàng này tăng nên giá tăng.
- Thiết bị và đồ dùng gia đình: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 2,12% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 1,23% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 tăng 0,46%.
Thuốc và dịch vụ y tế: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 2,34% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 0,04% và so bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 tăng 0,03%.
Giao thông: Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 21,02% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 22,43% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với 6 tháng năm 2021 tăng 18,35%. Nguyên nhân tăng tính từ đầu năm đến nay đã có 18 lần biến động tăng giá xăng dầu và 2 lần biến động giảm, số lần tăng nhiều hơn số lần giảm nên chỉ số giá tăng.
Bưu chính viễn thông: Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 0,55% so quý trước, bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 có chiều hướng bình ổn giá không tăng giảm.
Giáo dục: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 8,19% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 2,70% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 tăng 2,66%. Cụ thể mặt hàng dịch vụ giáo dục tăng 7,78% so quý trước và so cùng kỳ tăng 3,03%. Nguyên nhân tăng do vào các tháng 4, 5 các mặt hàng giáo dục nghề, giáo dục đại học tăng giá học phí nên giá tăng.
Văn hóa, giải trí và du lịch: Chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 0,77% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 0,14% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 tăng 0,09%. Nguyên nhân là do nhu cầu của người dân ngày càng tăng, chi phí đầu vào tăng nên một số sản phẩm, dịch vụ đã tăng.
Hàng hóa và dịch vụ khác: Bình quân chỉ số giá nhóm các mặt hàng này tăng 6,56% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 1,01% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 tăng 0,92%.
Giá vàng và USD:
- Giá vàng 24K kiểu nhẫn tròn; bình quân chỉ số giá nhóm mặt hàng này tăng 43,43% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 3,02% và bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 tăng 2,44%. Nguyên nhân tăng do ảnh hưởng giá vàng thế giới tăng, các công ty kinh doanh vàng trong nước cũng điều chỉnh tăng.
- Giá USD; bình quân chỉ số giá nhóm mặt hàng này tăng 0,15% so quý trước, so với cùng kỳ tăng 1,82% nhưng so bình quân 6 tháng năm 2022 so với bình quân 6 tháng năm 2021 giảm 0,06%.
4. Vốn đầu tư và xây dựng
4.1. Vốn đầu tư
Kế hoạch vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2022 là 18.843,90 tỷ đồng (theo Quyết định số 2441/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2021, Quyết định số 2528/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2021 và Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang,theo Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 về việcgiao chỉ tiêu Kế hoạch đầu tư công năm 2022 vốn ngân sách địa phương (lần 2), Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang về việc giao chỉ tiều Kế hoạch đầu tư công năm 2022 vốn ngân sách Trung ương (lần 3) hỗ trợ đầu tư trên địa bàn) bao gồm các nguồn như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước 3.193,30 tỷ đồng.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn 850,60 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 14.800 tỷ đồng.
Ước tính vốn đầu tư thực hiện được trong tháng 6/2022 là 1.817,72 tỷ đồng, bằng 102,94% so với tháng trước và bằng 104,22% so với cùng kỳ năm trước. Chia ra:
- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện được 274,15 tỷ đồng, bằng 114,12% so với tháng trước và bằng 136,69% so với cùng kỳ năm trước.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn thực hiện được 95,50 tỷ đồng, bằng 107,79% so với tháng trước và bằng 79,13% so với cùng kỳ năm trước.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện được 1.448,07 tỷ đồng, bằng 100,77% so với tháng trước và bằng 101,77% so với cùng kỳ năm trước.
Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thực hiện được 9.900,79 tỷ đồng, so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng của tỉnh bằng 115,13%, so với cùng kỳ năm trước bằng 107,02% và đạt 52,54% so với kế hoạch năm. Chia ra:
- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện được 1.230,54 tỷ đồng, bằng 121,87% so với cùng kỳ năm trước và đạt 38,54% so với kế hoạch năm.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn thực hiện được 486,55 tỷ đồng, bằng 79,64% so với cùng kỳ năm trước và đạt 57,20% so với kế hoạch năm.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện được 8.183,70 tỷ đồng, bằng 107,25% so với cùng kỳ năm trước và đạt 55,30% so với kế hoạch năm.
Nguyên nhân ước vốn đầu tư thực hiện tăng so với cùng kỳ là do thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho các đơn vị thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh; chủ đầu tư tập trung hoàn thành các thủ tục phê duyệt thiết kế, dự toán, tiến độ chuẩn bị các thủ tục đầu tư và tiến độ thực hiện các công trình ở một số chủ đầu tư được đảm bảo thời gian; Được sự quan tâm của tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo giải quyết nhanh, kịp thời các khó khăn vướng mắc và đảm bảo đúng tiến độ, sớm đưa các công trình hoàn thành vào khai thác, sử dụng đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, ước tổng vốn ngân sách nhà nước đạt chưa cao so với kế hoạch, do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về đơn giá, phương án đền bù, khó khăn trong di dời các công trình tiện ích, tranh chấp về đất đai, thủ tục thu hồi đất mất rất nhiều thời gian… Đây là khó khăn lớn đối với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công.
- Đối với các dự án khởi công mới được bố trí vốn đầu năm phải mất nhiều thời gian triển khai các thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế dự toán công trình mới đủ điều kiện để tổ chức đấu thầu thi công. Thời gian này thường mất từ 6 tháng, do đó tiến độ giải ngân vốn của những dự án khởi công mới chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm.
- Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang sử dụng vốn ODA, đang thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư và vướng giải phóng mặt bằng chưa giải ngân vốn, đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của Tỉnh.
- Thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 67 Luật Đầu tư công: Hội đồng nhân dân các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương “Do thay đổi nhu cầu sử dụng hoặc khả năng triển khai thực hiện vốn kế hoạch hằng năm giữa các cơ quan, đơn vị của địa phương”. Do phải chờ Hội đồng nhân dân họp mới điều chỉnh được vốn, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn.
Trong thời gian tới tiếp tục tập trung xây dựng Kế hoạch Xúc tiến đầu tư năm 2022, đề ra các phương pháp thu hút đầu tư linh hoạt, chủ động phù hợp tình hình thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng các dự án thu hút vào các khu công nghiệp của tỉnh. Tiếp tục tăng cường các giải pháp quản lý tiến độ các dự án theo Quyết định chủ trương và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phối hợp trong lĩnh vực quy hoạch giải quyết theo thẩm quyền để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc xây dựng của doanh nghiệp theo thủ tục đã quy định. Thực hiện các thủ tục giải ngân vốn năm 2022 và theo dõi tiến độ thi công các hạng mục dự án chuyển tiếp trong năm.
Các dự án khởi công mới phải đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư đúng quy định; các dự án chưa được phê duyệt Quyết định đầu tư, các đơn vị khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quyết định đầu tư, gửi danh mục đã đầy đủ thủ tục và kèm theo Quyết định đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phân bổ vốn chi tiết cho dự án nhằm đảm bảo thời gian giải ngân kế hoạch vốn và tiến độ thực hiện dự án.
4.2. Xây dựng
Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước quý II/2022: Tính theo giá hiện hành được 2.346,92 tỷ đồng, tăng 6,12% so với quý trước và tăng 14,07% so với cùng kỳ năm trước; Tính theo giá so sánh 2010 được 1.425,11 tỷ đồng, tăng 2,00% so với quý trước và tăng 2,93% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Công trình nhà ở được 863,12 tỷ đồng, tăng 13,19% so quý trước và giảm 0,05% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng so quý trước là do các công trình xây dựng nhà để ở của hộ dân cư, là loại công trình có thời gian khởi công và hoàn thành ngắn, thủ tục thanh toán hợp đồng đơn giản và chịu sự giám sát của chủ hộ, nên các dự án công trình xây dựng nhà đều hoàn thành và thanh lý hợp đồng đúng tiến độ, do đó giá trị sản xuất tăng so với quý trước.
- Công trình nhà không để ở được 220,17 tỷ đồng, giảm 36,74% so với quý trước và giảm 15,91% so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm là do sau khi dịch covid-19 được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung vào tuyển dụng công nhân, ổn định sản xuất, chưa có nhu cầu đầu tư mở rộng nhà máy, nhà xưởng, nên giá trị sản xuất các hạng mục công trình nhà không để ở giảm so với cùng kỳ.
- Công trình kỹ thuật dân dụng được 304,23 tỷ đồng, tăng 21,9% so với quý trước và tăng 31,90% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do hiện nay đang vào thời điểm thực hiện các công trình xây mới, dặm vá sửa chữa các tuyến đường nông thôn để thực hiện việc xây dựng mục tiêu nông thôn mới, nên các công ty đã và đang đẩy nhanh tiến độ các gói thầu, để hoàn thành và bàn giao trong thời gian sớm nhất, nên giá trị ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng được 37,59 tỷ đồng, tăng 2,02% so với quý trước và tăng 32,27% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước 6 tháng năm 2022: Tính theo giá hiện hành được 4.558,44 tỷ đồng, tăng 15,78% so với cùng kỳ năm trước; Tính theo giá so sánh 2010 được 2.822,23 tỷ đồng, tăng 5,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Công trình nhà ở được 1.625,66 tỷ đồng, tăng 2,15% so với cùng kỳ.
- Công trình nhà không để ở được 568,21 tỷ đồng, tăng 0,16% so với cùng kỳ.
- Công trình kỹ thuật dân dụng được 553,92 tỷ đồng, tăng 30,83% so với cùng kỳ năm trước.
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng được 74,44 tỷ đồng, giảm 23,75% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân giá trị sản xuất ngành xây dựng ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm trước là do hiện nay những dự án khởi công mới được khẩn trương triển khai thực hiện, phối hợp các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu; các cơ quan có thẩm quyền kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết. Vì vậy, góp phần làm tăng giá trị sản xuất ngành xây dựng so với cùng kỳ năm trước.
Đến nay, tình hình xây dựng trên địa bàn Tỉnh chủ yếu tập trung vào các công trình nhà ở dân dụng và đường giao thông. Riêng một số công trình trọng điểm thuộc ngân sách nhà nước có qui mô lớn thì hầu hết đều do các doanh nghiệp ngoài tỉnh thi công. Do vậy, đề nghị Lãnh đạo các cấp, các ngành có kế hoạch cụ thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp xây dựng trong tỉnh được thi công nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành xây dựng của tỉnh tăng cao.
5. Tình hình hoạt động của DN
Trong tháng: có 77 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tổng số vốn 270,37 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 75% về số doanh nghiệp và tăng 7% về số vốn doanh nghiệp; có 13 doanh nghiệp đăng ký giải thể, so với cùng kỳ tăng 18% về số doanh nghiệp; có 31 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng, tổng vốn 180,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 287% về vốn tăng 870%.
Trong 6 tháng năm 2022 , có 489 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với tổng số vốn 3.028,99 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 44% về số doanh nghiệp và tăng 158% về vốn doanh nghiệp; có 84 doanh nghiệp đăng ký thủ tục giải thể, với tổng số vốn 108,42 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 61%; có 169 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, với tổng vốn 992,67 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 94% về vốn tăng 138%. Nguyên nhân: kinh doanh không hiệu quả….
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Hiện tại, ngành Nông nghiệp tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất và thu hoạch vụ lúa Hè thu 2022 đảm bảo đạt kế hoạch đề ra. Thường xuyên thăm đồng và nắm tình hình sinh vật gây hại, kịp thời hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật kịp thời trên tất cả các loại cây trồng ở các huyện, thị xã, thành phố. Phối hợp địa phương vận động người dân tăng cường mở rộng diện tích sản xuất rau màu 6 tháng cuối năm 2022, góp phần vào tăng trưởng kinh tế khu vực I của tỉnh. Tiếp tục theo dõi tình hình mưa bão, chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn và địa phương để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Cụ thể, kết quả sản xuất ở từng lĩnh vực như sau:
6.1. Nông nghiệp
6.1.1. Trồng trọt
- Lúa Đông xuân 2021-2022: Toàn tỉnh đã xuống giống được 76.626,1 ha, đạt 100,56 % kế hoạch tỉnh (76.200 ha). Các giống lúa sử dụng chủ yếu là: OM18 chiếm 36,7%, Đài thơm 8 chiếm 32,9%, RVT chiếm 14,3%, OM5451 chiếm 9,1%, ST24 chiếm 2,6%, IR50404 chiếm 2,37%, còn lại là 2,03% các giống khác như: ST25, Jasmine 85, OM6976,… Hiện nay, đã thu hoạch dứt điểm diện tích 76.626,1 ha, giảm 0,51% (bằng 395,6 ha) so với cùng kỳ. Chính thức năng suất đạt 77,81 tạ/ha, giảm 0,47% (bằng 0,37 tạ/ha), sản lượng đạt 596.228 tấn, giảm 0,98% (bằng 5.928,28 tấn) so với cùng kỳ. Nguyên nhân năng suất giảm do trên địa bàn tỉnh Hậu Giang một số huyện trong những tháng thu hoạch xảy ra mưa lớn kéo dài nhiều ngày gây đổ ngã diện tích lúa Đông xuân trong giai đoạn trổ chín đến thu hoạch.
- Lúa Hè thu 2022: Hiện nay đã xuống giống dứt điểm được 76.368,8 ha, đạt 101,15% kế hoạch tỉnh (75.500 ha), giảm 0,32% (bằng 247,2 ha) so với cùng kỳ. Các giống lúa sử dụng chủ yếu là 03 giống thuộc nhóm giống chất lượng cao là OM5451, OM18, Đài Thơm 8, cụ thể: OM18 chiếm 69%, OM5451 chiếm 20%, Đài Thơm 8 chiếm 7%, còn lại là các giống khác như: RVT, IR50404,… chiếm 4%. Lúa giai đoạn mạ đến trổ chín. Hiện đã thu hoạch được 3.167 ha, diện tích thu hoạch chủ yếu tập trung ở huyện Châu Thành A, Vị Thủy và Phụng Hiệp.
- Mía niên vụ 2021-2022: Hiện nay đã xuống giống dứt điểm được 3.842,2 ha, đạt 96,06% kế hoạch tỉnh (4.000 ha), giảm 23,3% (bằng 1.167,5 ha) so với cùng kỳ, diện tích mía toàn tỉnh tập trung ở huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy. Đến nay, đã thu hoạch được 68 ha giá bán 1.800-2.000 đồng/kg (bán mía nước). Diện tích mía còn lại ở giai đoạn 5-7 tháng tuổi, đang sinh trưởng và phát triển tốt. Trong tháng có 58 ha (giảm 11 ha so với tháng trước) gồm chuột, rệp sáp, sâu đục thân, rầy đầu vàng, rỉ sắt và đốm vòng,... đa số là gây hại nhẹ trên mía giai đoạn vươn lóng.
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng ước được 1.535,1 ha, so cùng kỳ năm trước giảm 10,95% (bằng 188,7 ha); năng suất đạt 60,41 tạ/ha, tăng 0,43% (bằng 0,26 tạ/ha); sản lượng ước được 7.579,45 tấn, so cùng kỳ năm trước giảm 11,81% (bằng 1.014,66 tấn). Diện tích gieo trồng giảm do thay đổi mùa vụ.
- Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng 18.289,2 ha, so với năm trước tăng 9,47% (bằng 1.582,60 ha); Ước sản lượng được 179.223,64 tấn, tăng 12,36% (bằng 19.711,04 tấn). Do người nông dân thay đổi mùa vụ nên diện tích gieo trồng và thu hoạch tăng mạnh so với cùng kỳ.
Một số cây ăn quả chủ yếu:
- Cây dứa (khóm): Diện tích hiện có ước được 3.021,95 ha, đạt 100,73% so kế hoạch năm (3.000 ha) và tăng 8,13% (bằng 227,15 ha) so với cùng kỳ, sản lượng 6 tháng ước 14.613,41 tấn, đạt 32,47% so kế hoạch năm (45.000 tấn) và tăng 9,56% (bằng 1.274,58 tấn) so với cùng kỳ. Tập trung ở TP.Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Đây là sản phẩm chủ lực của tỉnh.
- Cây bưởi: Diện tích hiện có ước được 1.601 ha, đạt 98,84% so kế hoạch năm (1.620 ha) và tăng 0,34% (bằng 5,50 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng 6 tháng ước được 3.992,93 tấn, đạt 26,62% so kế hoạch năm (15.000 tấn) và tăng 6,03% (bằng 227,22 tấn) so với cùng kỳ, do diện tích cho trái và năng suất thu hoạch tăng khá.
- Cây mít: Diện tích hiện có ước được 8.890 ha, đạt 92,03% so kế hoạch năm (9.660 ha) và tăng 27,63% (bằng 1.924,29 ha) so với cùng kỳ, diện tích tăng chủ yếu ở các huyện như: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy. Sản lượng ước 6 tháng được 14.347,68 tấn, đạt 15,94% so kế hoạch năm (90.000 tấn) và tăng 29,76% (bằng 3.290,68 tấn) so với cùng kỳ, do diện tích và năng suất thu hoạch tăng khá.
- Cây chanh không hạt: Diện tích hiện có 2.772 ha, đạt 111,77% so kế hoạch năm (2.480 ha) và tăng 16,62% (bằng 395 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng ước 6 tháng được 4.331,37 tấn, đạt 13,17% so kế hoạch năm (32.900 tấn) và tăng 29,07% (bằng 975,50 tấn) so với cùng kỳ. Do diện tích thu hoạch tăng và năng suất đạt cao.
- Cây mãng cầu: Diện tích hiện có ước 690,20 ha, đạt 92,03% so kế hoạch năm (750 ha) và giảm 2,76% (bằng 19,58 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng 6 tháng ước được 1.316,37 tấn, đạt 15,49% so kế hoạch năm (8.500 tấn) và tăng 7,81% (bằng 95,37 tấn) so với cùng kỳ. Do diện tích và năng suất thu hoạch tăng.
6.1.2. Chăn nuôi
Ước tính tháng 6, số đầu con gia súc, gia cầm so với cùng kỳ cụ thể như sau:
- Đàn trâu, bò: Đàn trâu ước được 1.424 con, đạt 94,3% kế hoạch năm (1.510 con), giảm 5,07% (bằng 76 con) so với cùng kỳ, nguyên nhân giảm là do điều kiện chăn thả ngày càng bị thu hẹp, hiệu quả kinh tế thấp nên người dân chuyển sang nuôi các vật nuôi khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đàn bò ước được 3.684 con, đạt 101,49% kế hoạch năm (3.630 con), tăng 2,08% (bằng 75 con) so với cùng kỳ.
- Đàn heo (tính cả heo con chưa tách mẹ): Ước được 143.320 con, đạt 106,16% kế hoạch năm (135.000 con), tăng 15,18% (bằng 18.888 con) so với cùng kỳ. Trong đó: Heo thịt 101.290 con, tăng 11,73% (bằng 10.638 con). Nguyên nhân tổng đàn heo trên địa bàn tăng là do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, công tác phòng chống dịch bệnh được quản lý chặt chẽ, những hộ nuôi nhỏ lẻ đã tái đàn trở lại, những hộ nuôi quy mô gia trại, trang trại tiếp tục sản xuất, tái đàn và mở rộng quy mô chuồng trại. Từ đó tổng đàn từng bước được khôi phục góp phần tăng về số lượng và sản lượng.
-Ngành chức năng của tỉnh luôn chỉ đạo chặt chẽ việc tái đàn heo đúng theo thời điểm để phù hợp với tình hình thực tế địa phương cũng như rà soát, xác định những cơ sở chăn nuôi lớn đảm bảo thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi.
- Đàn gia cầm được 4.339,42 ngàn con, đạt 97,52% kế hoạch năm (4.450 ngàn con), giảm 0,83% (bằng 36,4 ngàn con) so với cùng kỳ. Trong đó: đàn gà 1.683,31 ngàn con, tăng 2,17% (bằng 35,82 ngàn con). Nhìn chung đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh hiện nay đã nuôi ổn định.
- Trong tháng lực lượng thú y thường xuyên thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và tiêm phòng một số bệnh thường gặp trên gia súc, gia cầm như: Dịch tả heo, bệnh lở mồm long móng, dịch tả vịt…
- Thực hiện công tác tiêu độc, sát trùng trên các chuyến xe, tàu vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; giám sát vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh.
6.3. Lâm nghiệp
Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Từ đầu năm đến nay được đảm bảo, không xảy ra vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
Công tác bảo vệ rừng: Công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra, khai thác rừng đảm bảo đúng quy định, công tác phòng chống cháy rừng đã quán triệt và làm tốt nên diện tích rừng được bảo vệ an toàn.
Ước thực hiện 6 tháng năm 2022, số cây lâm nghiệp trồng phân tán được 1.016,75 ngàn cây, so với cùng kỳ tăng 1,27% (bằng 12,75 ngàn cây); Sản lượng gỗ khai thác khoảng 5.863 m3, tăng 1,51% (bằng 87 m3); Sản lượng củi 51.157 ste, tăng 1,07% (bằng 542 ste) so với cùng kỳ.
6.4. Thủy sản
Về diện tích:
- Tháng 6/2022, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước tính được 1.536,58 ha, tăng 9,97% (bằng 139,27 ha) so với cùng kỳ năm trước. Tăng chủ yếu do hộ nuôi trên ruộng lúa có hiệu quả.
- Trong 6 tháng năm 2022, diện tích nuôi thủy sản (không tính diện tích nuôi lồng bè, bể bồn) ước tính nuôi được 5.150,05 ha, đạt 59,54% so kế hoạch năm (8.650 ha) và tăng 4,53% (bằng 222,97 ha) so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, diện tích nuôi cá 4.977,19 ha, tăng 4,44% (bằng 211,81 ha). Trong đó: diện tích nuôi cá thát lát 58,11 ha, tăng 1,25% (bằng 0,72 ha) so cùng kỳ; diện tích nuôi tôm 108,50 ha, tăng 10,58% (bằng 10,38 ha). Trong đó, diện tích nuôi tôm sú 96,5 ha tập trung ở huyện Long Mỹ (Nuôi trong ruộng lúa); diện tích nuôi thủy sản khác 64,36 ha, tăng 1,23% (bằng 0,78 ha).
Về sản lượng:
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 6/2022 ước được 2.493,11 tấn, tăng 3,23% (bằng 77,93 tấn) so với cùng kỳ.
- Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng năm 2022 ước được 28.407,42 tấn, đạt 34,23% so kế hoạch năm (83.000 tấn) và tăng 2,67% (bằng 738,70 tấn) so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ là do thời tiết tương đối thuận lợi, dịch bệnh trên thủy sản ít xảy ra, nuôi cá tra công nghiệp được hộ nuôi đầu tư mở rộng, mô hình nuôi luân canh trong ruộng lúa và nuôi lồng bè, bể bồn đem lại thêm thu nhập cho người dân. Cụ thể như sau:
+ Sản lượng thủy sản khai thác ước được 1.436,34 tấn, đạt 53,20% so kế hoạch năm (2.700 tấn) và giảm 1,25% (bằng 18,25 tấn) so cùng kỳ. Do nguồn lợi thủy sản khai thác nội địa từ tự nhiên đang có chiều hướng giảm.
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước được 26.971,08 tấn, đạt 33,59% so kế hoạch năm (80.300 tấn) và tăng 2,89% (bằng 756,95 tấn) so cùng kỳ. Trong đó: sản lượng cá thát lát thu hoạch được 497,76 tấn, tăng 32,85% (bằng 123,08 tấn) so cùng kỳ; sản lượng lươn thu hoạch được 209,59 tấn, tăng 5,54% (bằng 10,99 tấn) so với cùng kỳ. Hiện tại, hai sản phẩm này đang được người dân mở rộng diện tích, thể tích bể bồn nuôi vì đem lại thu nhập tương đối ổn định và đây là hai sản phẩm chủ lực của tỉnh. Nuôi lươn theo tiêu chuẩn “Sạch” xuất khẩu đang là hướng đi được nông dân, Hợp tác xã, doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng, hiện trên địa bàn tỉnh đang có một doanh nghiệp liên kết với nông dân nuôi lươn đạt yêu cầu về chất lượng để chế biến cung cấp cho các hệ thống siêu thị trong nước và xuất khẩu.
7. Tình hình sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện tháng 6/2022:
- Tính theo giá so sánh 2010, được 3.432,70 tỷ đồng, tăng
9,96% so với tháng trước và tăng 22,77% so với cùng kỳ năm trước.
- Tính theo giá hiện hành, được 5.256,36 tỷ đồng, tăng 14,21% so với tháng trước và tăng 38,07% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển bền vững trong thời gian vừa qua là do sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ký thêm được nhiều hợp đồng với một số thị trường mới như: Trung Quốc; Hong kong; Philippines; Thái Lan và một số nước thành viên EU…, nên một số ngành có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 24,60%; sản xuất trang phục tăng 61,12% ... Ngoài ra, tăng một phần là do nhà máy nhiệt điện Sông Hậu I mới đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt động chính thức sau thời gian chạy thử, từ ngày 01 tháng 6 năm 2022. Vì vậy, đã làm giá trị sản xuất tháng này tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 6 tháng năm 2022:
- Tính theo giá so sánh 2010, được 16.884,41 tỷ đồng, tăng 16,41% so với cùng kỳ năm trước và đạt 49,71% so với kế hoạch năm.
- Tính theo giá hiện hành, được 25.525,43 tỷ đồng, tăng 22,18% so với cùng kỳ năm trước và đạt 49,77% so với kế hoạch năm. Trong đó:
+ Khu vực kinh tế nhà nước có 2 doanh nghiệp đóng góp giá trị sản xuất 1.615,66 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,33% trong toàn ngành và tăng rất cao so với cùng kỳ;
+ Khu vực kinh tế tư nhân có 225 doanh nghiệp và trên 4.237 cơ sở cá thể công nghiệp, đóng góp giá trị sản xuất 17.818,34 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,81% trong toàn ngành và tăng 17,34% so với cùng kỳ;
+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có 10 doanh nghiệp và đóng góp giá trị sản xuất 6.091,43 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,86% trong toàn ngành và tăng 8,36% so với cùng kỳ.
Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ là do từ đầu năm đến nay có một số doanh nghiệp mới đầu tư hoàn thành, đi vào hoạt động như: Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng Xanh Hamaco, sản xuất xi măng các loại; Nhà máy nhiệt điện dầu khí Sông Hậu I, sản xuất nhiệt điện than; Công ty TNHH MTV Nhựa Sinh Học Hậu Giang… các doanh nghiệp trên đã đóng góp trên 1.711,05 tỷ đồng (theo giá hiện hành), vào giá trị sản xuất chung của ngành công nghiệp. Vì vậy, giá trị sản xuất ước 6 tháng đầu năm tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2022:
- Sản lượng sản xuất tôm đông lạnh được 19.155,48 tấn, đạt 86,83% so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng đầu năm của tỉnh và tăng 22,45% so với cùng kỳ năm trước, tạo ra giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) được 5.221,53 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,21% trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và chiếm tỷ trọng 20,46% trong toàn ngành. Nguyên nhân là do Công ty CP thủy sản Minh Phú Hậu Giang, từ đầu năm đến nay nhận được nhiều hợp đồng lớn nên tuyển thêm lao động để tăng sản lượng sản xuất (lao động doanh nghiệp tăng 3,87% và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp tăng 22,87% so với cùng kỳ). Vì vậy, đã làm giá trị sản xuất 6 tháng tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước.
- Sản lượng sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản, được 166.612,3 tấn, đạt 109,66% so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng đầu năm của tỉnh và tăng 20,92% so với cùng kỳ, tạo ra giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) được 1.429,53 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,02% trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và chiếm tỷ trọng 5,6% trong toàn ngành. Nguyên nhân là do Công ty Thức Ăn Chăn Nuôi Rico Hậu Giang; Công ty TNHH Thanh Khôi; Công ty TNHH MNS Feed Hậu Giang tăng sản lượng sản xuất trong những tháng vừa qua để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của các hộ nông dân trong tỉnh nói riêng và trong khu vực nói chung.
- Sản lượng sản xuất bia đóng chay được 61,34 triệu lít, đạt 80,71% so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng đầu năm của tỉnh và tăng 27,84% so với cùng kỳ, tạo ra giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) được 176,04 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,19% trong ngành sản xuất đồ uống và chiếm tỷ trọng 0,69% trong toàn ngành. Nguyên nhân là do Công ty TNHH Mtv Masan Brewery Hậu Giang với sản phẩm chính là bia các loại, sau khi các cơ sở dịch vụ ăn uống hoạt động trở lại, công ty cũng tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong khu vực, nên giá trị sản xuất ngành này tăng so với cùng kỳ.
- Sản lượng sản xuất nước uống có vị hoa quả được 107,65 triệu lít, tăng 30,70%, tạo ra giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) được 1.554,52 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63,48% trong ngành sản xuất đồ uống và chiếm tỷ trọng 6,09% trong toàn ngành. Nguyên nhân tăng là do Công ty TNHH MTV Masan HG, mới đầu tư hoàn thành dây chuyền sản xuất, nước uống tăng lực vị cà phê Wake up 247 từ những tháng cuối năm 2021 đến nay, với sản lượng sản xuất trên 6 triệu lít/tháng và Công ty TNHH Number One Hậu Giang tăng sản lượng đột biến vào tháng 3 năm 2022 đến nay (sản lượng 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp tăng 8,63% so với cùng kỳ), nên đã làm tăng giá trị sản xuất 6 tháng 2022 ngành này nói riêng và giá trị sản xuất của toàn tỉnh nói chung so với cùng kỳ.
- Sản lượng sản xuất giày dép các loại được 8.778,22 ngàn đôi, đạt 93,99% so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng đầu năm của tỉnh và tăng 4,92% so với cùng kỳ, tạo ra giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) được 2.536,53 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91,84% trong ngành sản xuất giày dép các loại và chiếm tỷ trọng 9,93% trong toàn ngành. Nguyên nhân tăng là do hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp FDI và 01 doanh nghiệp trong nước hoạt động trong ngành này. Trong đó, Công ty TNHH Lạc Tỷ 2 với quy mô trên 10.000 lao động, sản xuất giày thành phẩm, nên tạo ra giá trị sản xuất rất lớn trong ngành này, trong những tháng đầu năm doanh nghiệp nhận được nhiều hợp động lớn, nên doanh nghiệp tăng sản lượng trên 4,92% so với cùng kỳ. Vì vậy, đã làm giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ.
- Ở chiều ngược lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ giữa năm 2021 đến nay và giá xăng dầu tăng cao trong những tháng gần đây, nên một số doanh nghiệp chưa phục hồi trở lại như trước dịch, làm sản lượng sản xuất giảm so với cùng kỳ như: Sản lượng sản xuất giấy và bìa giấy các loại được 232.414 tấn, đạt 33,20% so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng đầu năm của tỉnh và giảm 4,41% so với cùng kỳ; sản lượng phi lê cá và các loại thịt cá khác được 74 tấn, đạt 22,15% so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng đầu năm của tỉnh và giảm 71,76% so với cùng kỳ; sản lượng thuốc trừ côn trùng được 126,11 tấn, đạt 29,60% so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng đầu năm của tỉnh và giảm 51,87% so với cùng kỳ; sản lượng thuốc diệt nấm được 108,38 tấn, đạt 16,67% so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng đầu năm của tỉnh và giảm 74,89% so với cùng kỳ; sản lượng thuốc diệt cỏ, Thuốc chống nảy mầm và thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng được 104,15 tấn, đạt 68,51% so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng đầu năm của tỉnh và giảm 16,51% so với cùng kỳ… các sản phẩm trên có giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) 4.458,62 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,46 trong toàn ngành và giảm 8,58% về giá trị so với cùng kỳ. Riêng, ngành sản xuất giấy và bìa giấy tạo ra giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) được 3.429,99 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,06% trong ngành sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy và chiếm tỷ trọng 13,44% trong toàn ngành, giảm 0,45% về giá trị so với cùng kỳ. Vì vậy, đã làm giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tính.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp ước thực hiện 6 tháng năm 2022 trên địa bàn tỉnh có tăng trưởng, nhưng vẫn có một số ngành nghề phát triển chưa bền vững do bị tác động về thị trường xuất khẩu và một số yếu tố khác như: Điện, giá xăng, dầu tăng cao trong những tháng vừa qua. Do vậy, các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để triển khai nhiều giải pháp mang tính phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng cần có kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy Công ty TNHH Sunpro Capital Group Limited, đang đầu tư sớm đi vào hoạt động đúng theo kế hoạch của doanh nghiệp đã đề ra, để giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao trong tháng cuối năm và phát triển ổn định trong những năm tới.
Đối với Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) dự tính tháng 6/2022 tăng 8,55% so với tháng trước và tăng 14,08% so với cùng kỳ. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,63% so với tháng trước và tăng 9,89% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 91,90% so với tháng trước và tăng rất cao so với cùng kỳ (Nguyên nhân do ngày 01 tháng 6 năm 2022, các tổ máy của Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu I chính thức vận hành thương mại và theo nhu cầu thực tế, nên dự kiến sản lượng điện sản xuất tháng 6 đạt 291,71 triệu kwh, tăng 110,07% so với giai đoạn chạy thử trong tháng 5); cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải giảm 0,02% so với tháng trước và giảm 0,63% so với cùng kỳ năm trước (nguyên nhân là do trên địa bàn tỉnh đang bước vào đầu mùa mưa, nên người dân tích trữ nước mưa để sử dụng trong sinh hoạt thay cho nước máy sản xuất, nên sản lượng nước sạch sinh hoạt giảm nhẹ so với tháng trước và cùng kỳ).
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2022, tăng 24,46% so với quý trước và tăng 12,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: ngành chế biến, chế tạo tăng 23,82% so với quý trước và tăng 9,90% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 64,50% so với quý trước và tăng 786,27% so với cùng kỳ năm trước; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 7,42% so với quý trước và tăng 2,82% so với cùng kỳ năm trước.
- Một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh, duy trì sản xuất ổn định và có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước như: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản 13,22%; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 33,91%; sản xuất đồ uống tăng 15,23%; Sản xuất trang phục tăng 53,18%; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,28%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 18,14%; Sản xuất và phân phối điện tăng 786,27%… Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm hoặc tăng thấp hơn mức tăng chung của toàn ngành như: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 1,75%; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 7,43%; Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 50,36%...Vì vậy, Chỉ số sản xuất công nghiệp quí II tăng chưa đúng như tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
Chỉ số sản xuất công nghiêp (IIP) dự tính 6 tháng đầu năm 2022, tăng 14,22% so với cùng kỳ năm trước (thấp hơn mức tăng 14,46% của 6 tháng năm 2021 so với cùng kỳ). Trong đó: ngành chế biến, chế tạo là ngành chiếm tỷ trọng lớn trên 92,65% trong toàn ngành và tăng 11,78% so với cùng kỳ (thấp hơn mức tăng 14,50% của 6 tháng năm 2021 so với cùng kỳ); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 673,37% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn rất nhiều mức tăng 5,46% của 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ ); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,61% so với cùng kỳ năm trước, nên làm chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) chung của toàn tỉnh tăng so với cùng kỳ.
Một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh:
- Ngành sản xuất chế biến thực phẩm, tăng 14,97% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thủy sản (chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngành chế biến thực phẩm) tăng 22,93% so với cùng kỳ (Nguyên nhân tăng cao so với cùng kỳ là do trong tháng 01 đến tháng 5/2022 sản lượng sản xuất của Công ty cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang đều tăng trên 16% so với cùng kỳ); Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản tăng 20,92% so với cùng kỳ năm trước... Vì vậy, đã làm chỉ số sản xuất ngành chế biến thực phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước.
- Sản xuất đồ uống tăng 29,04% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do Công ty TNHH MTV Masan HG với sản phẩm chính là nước uống có hương vị cà phê, mới đi vào hoạt động ổn định từ giữa năm 2021 đến nay, nên làm tăng đột biến ngành này trong 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ.
- Sản xuất trang phục tăng 45,47% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Công ty Cổ Phần May Nhật Thành mới ký được hợp đồng gia công hàng may mặc có yêu cầu chi tiết đơn giản, nên sản lượng tăng 60,95% so với cùng kỳ.
- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,20% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Công ty TNHH MTV xi măng Cần Thơ - Hậu Giang, với sản phẩm chính là xi măng đen do đây là sản phẩm mới trên địa bàn tỉnh và có giá thành hết sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trong khu vực. Vì vậy, trong những tháng vừa qua, ngành xây dựng hoạt động ổn định trở lại sau dịch Covid-19, doanh nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng mới có quy mô lớn, nên doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất để hoàn thành các hợp đồng cung ứng cho các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh.
- Ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện tăng 673,37% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng rất cao so với cùng kỳ là do các tổ máy của Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu I chạy thử từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2022 và chính thức vận hành thương mại và theo nhu cầu thực tế, nên dự kiến sản lượng điện sản xuất 6 tháng đạt 840 triệu kwh. Vì vậy, đã làm tăng đột biến chỉ số ngành này so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,18% so với tháng trước và giảm 12,17% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm giảm 5,49% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giảm chủ yếu ở các nhóm hàng như: Phi lê cá và các loại thịt cá khác tươi, ướp lạnh giảm 69,47%; Các bộ phận của giày, dép bằng da giảm 38%; Sản xuất sản phẩm từ plastic giảm 30,58%; Gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 20,54%; Cấu kiện làm sẵn cho xây dựng hoặc kỹ thuật dân dụng, bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo giảm 20,94%... Vì vậy, đã làm chỉ số tiêu thụ toàn ngành giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình sử dụng lao động: Tính đến thời điểm 01 tháng 6 năm 2022, chỉ số sử dụng lao động toàn ngành công nghiệp tăng 2,65% so với tháng trước và tăng 2,38% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng tăng 0,47% so với cùng kỳ. Trong đó, 6 tháng đầu năm 2022 một số ngành có chỉ số sử dụng lao động tăng cao hơn mức tăng chung toàn ngành so với cùng kỳ như: Sản xuất đồ uống tăng 78,46%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 47,96%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 17,99%; sản xuất và phân phối điện tăng 73,50%... Riêng một số ngành sử dụng nhiều lao động nhưng giảm nhẹ so với cùng kỳ như: Sản xuất trang phục giảm 12,38%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 1,12%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 5,66%... nên làm chỉ số sử dụng lao động chung của toàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng không cao so với cùng kỳ.
Xu hướng sản xuất kinh doanh: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 212 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó, có trên 69,23% doanh nghiệp đánh giá tình sản xuất tăng hơn so với quý trước, có trên 12,82% doanh nghiệp đánh giá không có biến động nhiều so với quý trước và còn lại 17,95% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất gặp khó khăn sản lượng không tăng so với quý trước. Vì vậy, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ.
8. Hoạt động thương mại, dịch vụ
8.1. Bán lẻ hàng hóa, doanh thu và dịch vụ
Dịch bệnh được kiểm soát tốt, đời sống sinh hoạt của người dân trở về trạng thái bình thường, nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt từng bước tăng lên làm cho hoạt động thương mại dịch vụ trở nên sôi động và nhộn nhịp. Các hoạt động kinh doanh bán lẻ, dịch vụ tiêu dùng và ăn uống đánh dấu bước hồi phục phát triển mạnh và có mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể như sau:
Ước tính tháng 6/2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành thực hiện được 4.574,87 tỷ đồng so với tháng trước bằng 102,76%, so với cùng kỳ năm trước bằng 131,49%. Chia ra:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa được 3.457,75 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 2,02% và so với cùng kỳ năm trước tăng 30,58%. Quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch của ngành bán lẻ trên địa bàn diễn ra nhanh, có quy mô lớn hơn so với thời điểm trước xảy ra dịch.
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành được 707,07 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 109,17% và so với cùng kỳ năm trước bằng 130,09%. Trong đó:
+ Ngành lưu trú, ước tính được 8,15 tỷ đồng, so tháng trước bằng 101,27%, so cùng kỳ bằng 83,48%.
+ Ngành ăn uống, ước tính được 698,92 tỷ đồng, so tháng trước bằng 109,27%, so cùng kỳ bằng 130,94%.
- Doanh thu dịch vụ khác được 410,05 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 98,83% và so với cùng kỳ năm trước bằng 142,56%.
Ước tính 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được 26.188,08 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 117,13% và so với kế hoạch năm đạt 60,90%. Hầu hết các hoạt động kinh doanh lĩnh vực thương mại và dịch vụ đều có mức tăng trưởng dương (trừ dịch vụ lưu trú) so với cùng kỳ năm trước và ở mức khá cao. Chia ra:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa được 20.091,27 tỷ đồng, so với kịch bản tăng trưởng của tỉnh tăng 11,62% và so với cùng kỳ năm trước tăng 18,52%. Trong đó: nhóm lương thực, thực phẩm tăng 19,55%, đặc biệt giá bán sản phẩm bia được điều chỉnh tăng trên thị trường với mức tăng cao nhất tới 30%; xăng dầu các loại tăng 91,39%; đá quý, kim loại quý tăng 2,48%; nhóm các sản phẩm hàng hóa khác tính chung tăng 15,76%. Đây là các nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu bán lẻ lần lượt ở mức 36,99%; 25,29%; 1,47%; 6,84%. Các nhóm hàng khác còn lại trong ngành bán lẻ đang từng bước dần phục hồi và phát triển trở lại sau thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh.
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành được 3.600,37 tỷ đồng, so với kịch bản tăng trưởng của tỉnh bằng 163,65% và so với cùng kỳ năm trước bằng 105,45%. Trong đó:
+ Ngành lưu trú, ước tính được 46,67 tỷ đồng, so với cùng kỳ bằng 73,23%.
+ Ngành ăn uống, ước tính được 3.553,70 tỷ đồng, so với cùng kỳ bằng 106,06%.
- Doanh thu dịch vụ khác được 2.496,44 tỷ đồng, so với kịch bản tăng trưởng của tỉnh bằng 71,33% và so với cùng kỳ năm trước tăng 25,37%. Trong đó, dịch vụ bất động sản tăng 53,24%, dịch vụ vui chơi, giải trí tăng 29,54%, dịch vụ giáo dục đào tạo vẫn có mức tăng trưởng cao, dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng tiếp tục tăng trưởng đạt mức tăng 57,32% so với cùng kỳ là các hoạt động có mức tăng trưởng cao chủ yếu.
8.2. Tình hình xuất nhập khẩu
Ước thực hiện tháng 6/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp thực hiện được 81,00 triệu USD, so với tháng trước bằng 79,93% và so với cùng kỳ năm trước bằng 71,07%. Chia ra:
- Xuất khẩu ước thực hiện được 49,18 triệu USD, so với tháng trước bằng 66,39% và so với cùng kỳ năm trước bằng 76,85%.
- Nhập khẩu ước thực hiện được 31,82 triệu USD, so với tháng trước bằng 116,73% và so với cùng kỳ năm trước bằng 63,68%.
Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, uỷ thác và các dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng thực hiện được 538,34 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 105,22%, so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng của tỉnh bằng 96,79% và so với kế hoạch năm đạt 50,88%. Chia ra:
- Xuất khẩu ước thực hiện được 315,93 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 108,43%, so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng của tỉnh bằng 81,32% và so với kế hoạch năm đạt 44,06%. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ năm trước là do giá trị xuất khẩu của nhóm hàng giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 42,58%; hàng hóa khác tăng 130,81%.
- Nhập khẩu ước thực hiện được 200,76 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 103,33%, so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng của tỉnh bằng 141,08% và so với kế hoạch năm đạt 69,23%. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ năm trước là do giá trị nhập khẩu của các nhóm hàng xăng dầu các loại tăng 9,52%; giấy các loại tăng 28,20%; hàng hóa khác tăng 44,44%.
- Uỷ thác xuất khẩu ước thực hiện được 0,64 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 164,27%, so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng của tỉnh bằng 159,75% và so với kế hoạch năm đạt 63,90%.
- Dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ước thực hiện được 21,01 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 82,07%, so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng của tỉnh bằng 84,05% và so với kế hoạch năm đạt 42,03%.
Nhìn chung, tình hình hoạt động xuất khẩu hàng hóa trực tiếp 6 tháng đầu năm 2022 có sự tăng trưởng khá, ở mức khoảng 8,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng gần tương đương nhau (trong nước chiếm 52,60%, doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 47,40% tổng giá trị chung). Về mức tăng trưởng ở mỗi khu vực, mặc dù số lượng doanh nghiệp FDI ít hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước nhưng giá trị xuất khẩu mà doanh nghiệp tạo ra là gần tương đương và có tốc độ tăng trưởng nhanh so với doanh nghiệp trong nước.
Về thị trường xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp đã xuất hàng hóa đi được 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, so với cùng kỳ năm trước thì số lượng các thị trường xuất khẩu giảm 8 (bằng 89,04% so cùng kỳ). Cơ cấu thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp không có sự thay đổi nhiều so với năm trước, các thị trường xuất khẩu lớn vẫn là khu vực các nước khối liên minh Châu Âu (EU), Châu Mỹ (trong đó khu vực Bắc Mỹ là chủ yếu), Châu Á (khu vực Đông Á và Đông Nam Á chiếm giá trị lớn nhất) là chủ yếu. Giá trị xuất khẩu của các khu vực này có sự tăng giảm lẫn nhau so với cùng kỳ năm trước nhưng nhìn chung mức tăng vẫn chiếm ưu thế nhiều hơn. Cụ thể, giá trị xuất khẩu của các khu vực trên so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: khu vực Châu Á tăng 15,13% (chiếm tỷ trọng 55%), khu vực Châu Âu tăng 37,10% (chiếm tỷ trọng 18,77% ), Châu Mỹ giảm 11,13% (chiếm tỷ trọng 22,23%) đây là khu vực xuất khẩu có giá trị giảm nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước.
Qua 6 tháng đầu năm 2022 một số thị trường truyền thống có quan hệ giao thương với các doanh nghiệp trên địa bàn có mức tăng trưởng trở lại so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường Trung Quốc có sự tăng trưởng rất cao, tăng hơn 83%, Hàn Quốc tăng hơn 72%. Ngoài các thị trường trên thì tổng chung tất cả các thị trường còn lại vẫn có mức tăng trưởng cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc. Do đó, đã giúp tổng giá trị xuất khẩu chung 6 tháng đầu năm vẫn đạt mức tăng trưởng dương, tăng 8,43%. Các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ là; giấy các loại tăng 28,20%, xăng dầu các loại tăng 9,52% và hàng hóa khác tăng 44,44%.
8.3. Vận tải hàng hóa và hành khách
Ước tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi thực hiện trong tháng 6/2022 được 119,67 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 102,53% và so với cùng kỳ năm trước bằng 122,95%. Trong đó:
- Doanh thu đường bộ thực hiện được 70,02 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 102,13% và so với cùng kỳ năm trước bằng 175,87%.
- Doanh thu đường thủy thực hiện được 28,25 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 101,36% và so với cùng kỳ năm trước bằng 95,34%.
- Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải được 21,39 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 105,51% và so với cùng kỳ năm trước bằng 76,74%.
Ước tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi thực hiện 6 tháng năm 2022 được 652,05 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 104,27%. Trong đó:
- Doanh thu đường bộ thực hiện được 379,11 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 142,01%.
- Doanh thu đường thủy thực hiện được 155,43 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 79,75%.
- Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải được 117,51 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 71,88%.
8.3.1. Vận chuyển, luân chuyển hàng hóa
Ước thực hiện tháng 6/2022, toàn tỉnh vận chuyển được 510,86 nghìn tấn hàng hóa các loại (45.459,11 nghìn tấn.km), so với thực hiện tháng trước bằng 100,65% (101,01%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 100,84% (110,77%). Trong đó:
- Đường bộ thực hiện được 167,70 nghìn tấn (13.192,39 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 101,34% (100,11%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 178,07% (149,35%).
- Đường sông thực hiện được 343,16 nghìn tấn (32.266,72 nghìn tấn.km), so với thực hiện tháng trước bằng 100,31% (101,43%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 83,21% (100,19%).
Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh vận chuyển được 2.916,02 nghìn tấn hàng hóa các loại (265.942,84 nghìn tấn.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 88,66% (97,52%). Trong đó:
- Đường bộ thực hiện được 961,26 nghìn tấn (80.518,32 nghìn tấn.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 160,30% (135,29%).
- Đường sông thực hiện được 1.954,76 nghìn tấn (185.424,52 nghìn tấn.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 72,68% (86,98%).
8.3.2 Vận chuyển, luân chuyển hành khách
Ước thực hiện tháng 6/2022, toàn tỉnh thực hiện được 2.800,96 nghìn lượt hành khách (56.135,30 nghìn HK.km), so với tháng trước bằng 103,19% (105,93%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 105,23% (129,71%). Trong đó:
- Đường bộ vận chuyển được 948,83 nghìn lượt hành khách (48.845,64 nghìn HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 102,67% (106,32%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 198,56% (148,50%)
- Đường sông vận chuyển được 1.852,13 nghìn lượt hành khách (7.289,66 nghìn HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 103,46% (103,36%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 84,81% (70,19%)
Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh thực hiện được 15.966,76 nghìn lượt hành khách (313.526,50 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 87,31% (113,06%). Trong đó:
- Đường bộ vận chuyển được 5.418,30 nghìn lượt hành khách (268.119,59 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 127,34% (128,11%).
- Đường sông vận chuyển được 10.548,46 nghìn lượt hành khách (45.406,91 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 75,17% (66,75%).
9. Các vấn đề về xã hội
9.1. Giáo dục
Đẩy mạnh triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Đến nay, tổng số trường học đạt chuẩn Quốc gia là 263/319 trường, đạt tỷ lệ 82,45%, tăng 02 trường so với cùng kỳ.
Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn tổ chức dạy học học kỳ II, năm học 2021 - 2022, triển khai Bộ đề thi tham khảo Kỳ thi trung học phổ thông năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẵn sàng chuẩn bị cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2022.
Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, công tác y tế trường học cho học sinh, phụ huynh học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, đảm bảo an toàn thông qua sổ liên lạc điện tử, hệ thống sổ tay phòng, chống COVID-19. Cung cấp tài liệu, tranh ảnh, app phích tờ rơi hướng dẫn công tác y tế trường học hoặc hệ thống thông tin sẵn có của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch giáo dục, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương.
9.2. Tình hình văn hóa, thể thao
Hoạt động tuyên truyền cổ động, biểu diễn chuyên nghiệp:
Tuyên truyền tập trung chủ yếu các hoạt động “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Nhâm Dần 2022”, bám sát các sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước, hoạt động của lãnh đạo tỉnh và những vấn đề quan tâm của người dân, tuyên truyền có hệ thống và hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trọng tâm tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đưa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ động phòng chống dịch Covid-19, ứng phó biến đổi khí hậu, hạn, mặn,…; khôi phục phát triển kinh tế, duy trì xã hội ổn định và tạo sự đồng lòng của người dân cùng vượt qua khó khăn.
Xây kế hoạch, chương trình và tham gia Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử; Không gian Đờn ca tài tử trong khuôn khổ Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022, từ ngày 06 -11/4/2022. Kết quả đạt: 01 huy chương Vàng và 02 huy Bạc tiết mục; huy chương Bạc Không gian Đờn ca tài tử; huy chương Bạc chương trình dự thi Đờn ca tài tử; Bằng khen của Bộ VHTTDL; Bằng khen UBND thành phố Cần Thơ.
Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Liên hoan Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hậu Giang năm 2022, ngày 19/4/2022. Có 9 đơn vị tham gia gồm: 8 huyện, thị xã, thành phố và Trường Dân tộc Nội trú Him Lam, kết quả: Giải nhất đơn vị huyện Long Mỹ; giải nhì Trường Him Lam và Tp. Vị Thanh; giải ba huyện Châu Thành A; huyện Vị Thủy và TP. Ngã Bảy; giải khuyến khích: huyện Châu Thành; Thị xã Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp. Ngoài ra, BTC còn trao 20 giải cá nhân và tiết mục xuất sắc trong Liên hoan.
Tổ chức Hội thi Nghệ thuật quần chúng các Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật tiêu biểu tỉnh Hậu Giang năm 2022, từ ngày 17-20/5/2022. Kết quả: Giải Nhất huyện Long Mỹ; giải Nhì thị xã Long Mỹ và huyện Vị Thủy; giải Ba huyện Châu Thành và thành phố Vị Thanh; giải khuyến khích huyện Châu Thành A, thành phố Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp. 03 giải loại hình Câu lạc bộ (CLB Thanh nhạc: huyện Châu Thành; CLB Sân khấu: huyện Phụng Hiệp; CLB múa: huyện Long Mỹ). Ngoài ra, BTC còn trao 20 giải sáng tác, dàn dựng và cá nhân xuất sắc trong Hội thi.
Hoạt động thư viện:
Triển lãm 200 loại báo Xuân Nhâm Dần năm 2022 tại Thư viện tỉnh gồm: Báo Xuân của các báo Trung ương và ấn phẩm Xuân của 63 tỉnh thành; Tạp chí Xuân các lĩnh vực trong đời sống; Ấn phẩm Xuân tham gia Cuộc thi bình chọn ấn phẩm Xuân 2022 và 100 quyển sách về Đảng Cộng sản Việt Nam (từ ngày 26/01/2022 đến ngày 07/02/2022), thu hút khoảng 1.500 lượt người xem.
Triển lãm 40 quyển sách online nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022); 40 quyển nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2; 40 quyển nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; 50 quyển nhân kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022).
Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Sách - Sứ mệnh phát triển văn hóa đọc” với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, thu hút trên 2.000 lượt người tham gia, đọc sách.
Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022 với chủ đề “Khát vọng phát triển đất nước” (từ ngày 30/3/2022 đến hết ngày 20/5/2022).
Hoạt động bảo tồn - bảo tàng và phát huy giá trị di sản văn hóa:
Triển lãm ảnh thường xuyên và lưu động 26 cuộc phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm và các sự kiện chính trị với các chuyên đề: Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh; Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử.
Lập kênh Youtube Bảo tàng tỉnh Hậu Giang thực hiện đăng Video 09 Di tích: Chiến thắng Chương Thiện TP, Vị Thanh, Chiến thắng Chương Thiện - Long Mỹ, Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, Tiểu đoàn Tây Đô, Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, Đền thờ Bác Hồ, Chiến thắng Cái Sình, Chiến thắng Tầm Vu, Ủy ban Liên hiệp Đình chiến nam Bộ; để truyền tải nội dung, hình ảnh các di tích trên kênh Youtube nhằm giới thiệu, quảng bá về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến với mọi người.
Sự nghiệp thể dục thể thao:
Tổ chức xong các môn giai đoạn 1 và giai đoạn 2 Đại hội TDTT tỉnh Hậu Giang lần thứ IX năm 2022, gồm 9 môn: Billiards, Kéo co, Đẩy gậy, Đá cầu, Việt dã, Bóng bàn, Cầu lông, Cờ tướng, Cờ vua. Tham gia có 875 vận động viên (518 VĐV nam, 357 VĐV nữ) đến từ 10 đơn vị: Thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy, Công an tỉnh và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh. Phục vụ gần 11.000 lượt người xem.
Tổ chức thành công 02 giải cấp tỉnh, 01 lớp tập huấn trọng tài cấp quốc gia.
Thể thao thành tích cao: Tham gia tổng cộng 13 giải đạt 39 huy chương các loại (11 HCV, 10 HCB, 18 HCĐ). Trong đó, nổi bật có 07 vận động viênđược triệu tập vào Đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 31 được tổ chức tại Việt Nam, kết quả đạt: 03 HCV, 01 HCB, cụ thể: 01 HCV nhảy cao môn Điền kinh, 01 HCV môn Bi sắt nội dung đôi nữ, 01 HCV môn Judonội dung Katame No Kata, 01 HCB Bi sắt nội dung bộ ba nữ.
Có 5 trọng tài tham gia làm nhiệm vụ tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) được tổ chức tại Việt Nam (Bắn cung: 01, Judo: 02, Bóng chuyền: 01, Kickboxing: 1).
9.3. Lao động và an sinh xã hội
9.3.1.Về tình hình đời sống dân cư và giải quyết việc làm
Tình hình đời sống cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp đóng trên địa bàn:
Từ ngày 01/7/2019 điều chỉnh mức lương cơ bản 1.390 nghìn đồng lên 1.490 nghìn đồng (tăng 7,19%) đến nay không có điều chỉnh thêm. Với mức lương như hiện nay, chỉ đáp ứng cơ bản được nhu cầu cho tiêu dùng do giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: xăng, dầu, gas, điện, nước,… vẫn ở mức khá cao.
Hiện nay cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong khối hành chính sự nghiệp mức thu nhập bình quân hàng tháng vẫn ổn định so với cùng kỳ năm 2021. Ước bình quân mức thu nhập người/tháng của mỗi lao động trong khu vực nhà nước do địa phương quản lý là 5,8 triệu đồng, thu nhập mỗi lao động trong khu vực nhà nước do trung ương quản lý là 7,4 triệu đồng.
Đối với người lao động thuộc khối doanh nghiệp: Ước thu nhập bình quân người/tháng của công nhân trực tiếp sản xuất thuộc các doanh nghiệp trong khu vực nhà nước do địa phương quản lý là 5,4 triệu đồng và trung ương quản lý là 6,4 triệu đồng.
Đối với lao động ngoài nhà nước, hiện nay thu nhập vẫn ổn định so với cùng kỳ năm 2021. Ước tính thu nhập bình quân của lao động trong khối doanh nghiệp tư nhân khoảng 4,8 triệu đồng/người/tháng. Đối với lao động thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước thu nhập bình quân 6,9 triệu đồng/người/tháng.
Tình hình đời sống nông dân tại địa phương:
Do đặc thù kinh tế Hậu Giang là tỉnh nông nghiệp, dân số phần đông sống ở vùng nông thôn và hoạt động nông nghiệp với nguồn thu nhập chính từ trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, điều này cũng đồng nghĩa với việc chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, khí hậu... nói chung là các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trong đó bao gồm cả yếu tố giá cả thị trường như giá phân bón, thuốc trừ sâu, giá thức ăn cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giá giống, giá bán của các mặt hàng nông sản, thủy sản... ở một khía cạnh nào đó có thể nói các yếu tố kể trên có tính chất quyết định đến chất lượng cuộc sống người dân nói chung và của dân cư nông thôn nói riêng.
Tình hình đời sống nông dân tại các xã, huyện được công nhận chuẩn Nông thôn mới:
Tính đến nay, Toàn tỉnh có tổng số 35/51 đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 07/35 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 03/8 đơn vị cấp huyện/thị/thành phố được công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới là Thành phố Vị Thanh, Thành phố Ngã Bảy và huyện Châu Thành A. Đây có thể là những đơn vị chủ lực, mang lại tiềm năng kinh tế rất lớn cho tỉnh, hình thành những khu nông nghiệp cây ăn trái chuyên canh, mang lại năng xuất và giá trị kinh tế cao như: Khóm, bưởi, cam, măng cục, sầu riêng… Ngoài ra, các đơn vị này luôn được địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng khá tốt như: cầu, đường, trường trạm… giúp cho người dân lưu thông mua bán trao đổi hàng hóa được thuận lợi. Vì vậy, cuộc sống của người nông dân tại các xã, huyện được công nhận chuẩn Nông thôn mới tương đối khá hơn so với các đơn vị còn lại. Theo kết quả điều tra thu nhập năm 2021 của các xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, thu nhập bình quân của các xã đạt 55,17 triệu đồng/người/năm cao hơn mức thu nhập bình quân chung của tỉnh 10,04 triệu đồng/người/năm (kết quả điều tra khảo sát mức sống dân cư năm 2021 do ngành Thống kê thực hiện, Hậu Giang có mức thu nhập bình quân là 45,13 triệu đồng/người/năm).
Thời gian qua, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực, phù hợp nhằm khuyến khích, kêu gọi sự đầu tư của DN trong và ngoài tỉnh, kể cả DN nước ngoài xây dựng các cơ sở mới, quy mô hiện đại hơn, việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được tỉnh rất chú trọng. Do đó, phần nào giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2022 đã giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho 9.805/15.000 lao động, đạt 65,37%kế hoạch năm, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2021; Đào tạo nghề cho 4.650/6.500 lao động, đạt 71,54% kế hoạch năm, tăng 0,14% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64,38%/65%, tăng 2,23% so với cùng kỳ năm 2021.
9.3.2. An sinh xã hội
Công tác giảm nghèo: Thăm và tặng quà cho các hộ nghèo nhân dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 với tổng số tiền là 41.636,81 triệu đồng; Xây dựng Kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 và giai đoạn 2021 - 2025. Hướng dẫn các địa phương tổ chức rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh mới năm 2022; Ngành Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025. Qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh có 4.419 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,19% và có 4.933 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,45%; kết quả Tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, toàn tỉnh có 12.936 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,42% và có 7.790 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,87%.
Chính sách với người có công và thân nhân người có công: Công tác thực hiện chính sách Người có công luôn được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo sâu sát, uốn nắn kịp thời, nhất là việc triển khai tổ chức thực hiện các quy định mới về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, công tác rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2022 cụ thể như sau:
- Tiếp nhận mới 863 hồ sơ các loại. Đã xét giải quyết 836 hồ sơ. Trong đó, đạt 768 hồ sơ, không đạt 68 hồ sơ. Còn 27 hồ sơ đang trong thời gian xem xét, giải quyết.
- Thực hiện khảo sát 64/64 hiện trạng nhà ở, đời sống của các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống để vận động kinh phí xã hội hóa hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở (nếu có); nhận chăm sóc, phụng dưỡng các Mẹ có hoàn cảnh khó khăn đến cuối đời.
- Tổ chức trao quà cho 47 người có công là thương, bệnh binh từ 81% trở lên trên địa bàn tỉnh với số tiền 705 triệu đồng do Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn VINGROUP) hỗ trợ.
- Tỉnh cũng đã tổ chức thăm và tặng quà cho các đối tượng ưu đãi là người có công, thân nhân người có công với cách mạng với tổng số tiền là 28.153,55 triệu đồng, trong đó thăm và tặng quà nhân dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 là 27.448,55 triệu đồng.
- Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp mới và cấp lại 46 Bằng Tổ quốc ghi công.
Công tác bảo trợ xã hội và việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với các đối tượng khác: Thực hiện trợ cấp hàng tháng cho 35.149(210.702 lượt) đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền 109.208 triệu đồng. Hỗ trợ mai táng phí cho 1.276 trường hợp với số tiền 9.187,2 triệu đồng; hỗ trợ khẩn cấp cho 187 trường hợp với số tiền 3.592 triệu đồng. Cấp trên 26.000 thẻ BHYT cho đối tượng BTXH với kinh phí 10.000 triệu đồng. Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đang chăm sóc, nuôi dưỡng 227 đối tượng. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tại Trung tâm đảm bảo thực hiện tốt.
9.4. Y tế
Trong 6 tháng đầu năm 2022: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 10,67% (kế hoạch 10,5%), giảm 0,2% so với cùng kỳ; số bác sĩ trên 10.000 người dân là 8,73 bác sĩ (kế hoạch 8,65 bác sĩ), tăng 0,42 bác sĩ so với cùng kỳ; số giường bệnh trên 10.000 người dân là 35,4 giường (kế hoạch 35,5 giường), tăng 0,4 giường so với cùng kỳ; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 85,56% (kế hoạch 92,81%), giảm 4% so với cùng kỳ.
Trong tháng, có 46 ca mắc mới bệnh sốt xuất huyết, cộng dồn là 55 ca, tăng 09 ca so với cùng kỳ; bệnh tay chân miệng có 87 ca mắc mới, cộng dồn có 97 ca, giảm 276 ca so với cùng kỳ; bệnh sởi, bệnh dịch lạ, bệnh viêm gan do virút, quai bị và các bệnh truyền nhiễm khác chưa ghi nhận ca mắc trên địa bàn.
Tình hình dịch Covid-19 (tính đến ngày 22/6/2022) như sau:
Tính từ đầu đợt dịch (ngày 08/7/2021) đến nay tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận tổng số 52.566 ca mắc (đã được Bộ Y tế công bố 17.550 ca); trong đó: 2.351 ca mắc là người về từ ngoài tỉnh; 3.794 ca mắc là F1 đã được cách ly, 45.719 ca mắc cộng đồng và 702 ca mắc trong khu vực phong tỏa do có ổ dịch cộng đồng.
Tỉnh Hậu Giang, tiếp tục thực hiện Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân. Trong đó:
Tổng số mũi đã tiêm trên tổng số liều vắc xin được cấp theo quyết định phân bổ của Bộ Y tế: 1.782.965 liều/ 1.806.604 liều, đạt tỷ lệ 98.69%; Đã cập nhật dữ liệu tiêm trên Cổng tiêm chủng quốc gia 1.733.096 liều/ 1.777.820 liều, đạt tỷ lệ 97,5%.
- Số tiêm chủng độ tuổi từ đủ 05 tuổi đến dưới 12 tuổi (tính đến cuối ngày 22/6/2022) đã tiêm được 67.047 người. Trong đó: đã tiêm đủ liều vắc xin cơ bản là 1.823 người, đạt tỷ lệ 2,06% (1.823 người/ 88.373 người); có 65.224 người mới tiêm mũi 1.
- Số tiêm trong độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (tính đến cuối ngày 13/6/2022) đã tiêm được 73.490 người. Trong đó: đã tiêm đủ liều vắc xin cơ bản là 71.657 người, đạt tỷ lệ 97,52% (71.657 người/ 73.483 người); có 1.833 người mới tiêm mũi 1.
- Số tiêm trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên (tính đến cuối ngày 22/6/2022) đã tiêm được 534.061 người, trong đó: đã tiêm đủ liều vắc xin cơ bản là 519.487 người (vắc xin Verocell: 323.427 người, vắc xin khác: 196.060 người), đạt tỷ lệ 96,89% (519.487 người/ 536.163 người); có 14.574 người mới tiêm mũi 1.
- Ngoài ra đến cuối ngày 22/6/2022 đã tiêm mũi nhắc lần 1 được 184.289 người, đạt tỷ lệ 35,48% (184.289 người/ 519.487 đã tiêm đủ liều vắc xin cơ bản). Mũi nhắc lại lần 2 đã tiêm được 72.425 người, đạt tỷ lệ 39,30% (72.425 người/ 184.289 người đã tiêm mũi nhắc lại lần 1). Có 258.686 người được tiêm liều bổ sung đối với người trên 50 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch…
Số trẻ dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ trong tháng là 662, cộng dồn là 5.231 trẻ, đạt 48,3%; Tiêm sởi mũi 2 trong tháng là 971, cộng dồn là 5.669 trẻ, đạt 49,8%; Tiêm ngừa uốn ván trên thai phụ (VAT2 (+)TP) trong tháng là 969, cộng dồn là 5.502, đạt 50,8%.
Số nhiễm HIV mới phát hiện trong tháng 00, cộng dồn: 05ca (giảm 50 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 1.885 ca; số bệnh nhân AIDS phát hiện trong tháng 00 ca, cộng dồn: 00 ca (giảm 07 caso với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 1.048 ca; Số bệnh nhân tử vong do AIDS trong tháng 00 ca, cộng dồn: 00 ca (giảm 09 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 615 ca. Số người hiện đang điều trị Methadone 59 ca, tổng số bệnh nhân điều trị ARV 946 ca.
Kết quả thực hiện khám chữa bệnh tháng 6/2022: Tổng số lần khám 119.689 lượt, cộng dồn: 558.823 lượt, đạt 46,32% kế hoạch, giảm 38,40% so với cùng kỳ. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú: 7.198 lượt, cộng dồn: 37.648 lượt, đạt 27,99% kế hoạch, giảm 34,48% so với cùng kỳ. Ngày điều trị trung bình là 6,97 ngày, tăng 1 ngày so với cùng kỳ. Tổng số tai nạn ngộ độc, chấn thương là 2.048 trường hợp, giảm 1.565 trường hợp so với cùng kỳ.
9.5. Tình hình thực hiện an toàn giao thông
Trong tháng 6/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 07 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 07 người, bị thương 00 người. So với tháng 5/2022 số vụ tai nạn giao thông tăng 02 vụ, số người chết tăng 06 người và số người bị thương giảm 01 người. So với cùng kỳ năm 2021, số vụ tăng 04, số người chết tăng 04 người và số người bị thương tương đương. Nguyên nhân: Không chú ý quan sát 02 vụ; Đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều 02 vụ; Lỗi hỗn hợp 03 vụ.
Trong 6 tháng đầu năm (từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/6/2022), toàn tỉnh xảy ra 32 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 33 người, bị thương 02 người. So cùng kỳ năm 2021, số vụ tăng 02 vụ, số người chết tăng 08, số người bị thương giảm 05.
9.6. Tình hình môi trường, thiên tai và phòng, chống cháy, nổ
Tình hình môi trường: Trong tháng, ngành chức năng đã kiểm tra một số đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh và đã phát hiện 08 vụ vi phạm và xử lý 04 vụ vi phạm về vận chuyển, chôn, lắp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vi phạm các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm và vi phạm các quy định về vệ sinh thú y với số tiền xử phạt là 16 triệu đồng. So với cùng kỳ, số vụ vi phạm tăng 05 vụ, xử lý giảm 02 vụ, số tiền xử phạt tăng 01 triệu đồng (tháng 6 năm 2021, số vụ vi phạm môi trường phát hiện 03 vụ, xử lý 06 vụ, xử phạt 15 triệu đồng). Lũy từ đầu năm: Số vụ vi phạm môi trường phát hiện là 34 vụ, xử lý 27 vụ với số tiền xử phạt là 521,50 triệu đồng, chủ yếu là vi phạm về an toàn thực phẩm, xả nước thải, khí thải vượt chuẩn cho phép và vi phạm quy định về vệ sinh thú y; vi phạm về thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và vi phạm về vận chuyển, chôn, lắp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. So với cùng kỳ năm 2021, số vụ vi phạm giảm 02 vụ, xử lý giảm 06 vụ, số tiền xử phạt giảm 172,50 triệu đồng (năm 2021, số vụ vi phạm môi trường phát hiện 36 vụ, xử lý 33 vụ, xử phạt 694,00 triệu đồng). Ngành chức năng tiếp tục giám sát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân để kịp thời xử lý theo quy định.
Tình hình thiên tai:
- Tình hình sạt lỡ: Trong tháng, xảy ra 06 vụ sạt lỡ, diện tích mất đất là 693m2, ước tổng thiệt hại 230 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2021, giảm 05 vụ, diện tích mất đất giảm 1.050m2, ước thiệt hại giảm 580 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay: Xảy ra 09 trường hợp sạt lỡ, không có trường hợp nhà bị cuốn trôi, diện tích mất đất 1.265m2, ước tổng thiệt hại 636 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2021, giảm 16 vụ, diện tích mất đất giảm 2.982m2 và ước giá trị thiệt hại giảm 1.053 triệu đồng.
- Mưa lớn, dông lốc: Trong tháng, có 01 vụ mưa lớn làm sập 01 căn nhà và tốc mái 03 căn nhà, ước thiệt hại 42 triệu đồng. Cùng kỳ năm 2021, không có xảy ra mưa lớn, giông lốc. Lũy kế từ đầu năm đến nay: sập 07 căn nhà, tốc mái 27 căn nhà và 02 phòng của Ban giám hiệu, ước thiệt hại 485 triệu đồng. Cùng kỳ năm 2021, xảy ra 02 vụ làm sập 08 căn nhà, tốc mái 16 căn nhà và 01 nhà kho, ước giá trị thiệt hại 2.244 triệu đồng.
Ước tổng giá trị thiệt hại do thiên tai từ đầu năm đến nay là 1.121 triệu đồng, giảm 2.812 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2021.
Về công tác phòng, chống cháy, nổ luôn được các ngành chức năng quan tâm thực hiện, định kỳ có kiểm tra, hướng dẫn người dân, các cơ sở kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Trong tháng: xảy ra 01 vụ cháy, không thiệt hại về người, ước tài sản thiệt hại 650 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay đã xảy ra 04 vụ cháy, không thiệt hại về người, ước tổng tài sản thiệt hại khoảng 1.400 triệu đồng.
10. Đề xuất giải pháp
Để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trong các tháng cuối năm các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị cần phải tiếp tục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tập trung phục hồi sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra cho từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương, trong đó tập trung vào những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:
- Một là, tập trung cải cách hành chính, nâng cao chất lượng các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
- Hai là, phát triển công nghiệp - xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tập trung nguồn lực nhanh chóng triển khai các giải pháp đồng bộ cho công tác tạo quỹ đất sạch cho phát triển công nghiệp; đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; Triển khai chương trình thu hút, phát triển doanh nghiệp đầu tư mới là thành tố quan trọng trong phát triển công nghiệp; Thường xuyên theo dõi, đôn đốc tiến độ dự án, hướng dẫn các nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án Nhà ở xã hội, nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh; Chủ động triển khai đúng lộ trình của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Kiểm soát chặt chẽ các kế hoạch điều chỉnh dự án đầu tư công.
- Ba là, phát triển nông nghiệp, thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ lúa Hè thu và Thu đông. Tăng cường kiểm tra, theo dõi sát tình hình, chủ động dự báo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả các dịch hại trên cây trồng,... Đồng thời theo dõi, để có khuyến cáo nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hỗ trợ dân trong việc tìm kiếm thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông, thủy sản; Tăng cường công tác phòng, chống hạn, mặn và thiên tai nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại đến mức thấp nhất trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh sản xuất rau màu, cây ăn quả nhất các cây trồng có lợi thế cạnh tranh cao, sản xuất theo chuỗi giá trị và theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn có thị trường tiêu thụ tốt để tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp; Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và nông dân tiếp tục đầu tư phát triển thủy sản nhất là các đối tượng thủy sản tiềm năng, các loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao; Tiếp tục phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi an toàn để góp phần cùng cả nước bình ổn giá và tăng thêm giá trị sản xuất, đồng thời tăng cường công tác giám sát, phòng trừ dịch bệnh.
- Bốn là, phát triển dịch vụ. Tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Hậu Giang năm 2022 trong khuôn khổ giải Marathon quốc tế “Mekong Delta Marathon” tỉnh Hậu Giang năm 2022; Tăng cường kêu gọi xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng thương mại nông thôn; Tiếp tục tham mưu và thực hiện tốt công tác dự báo và bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2022 nhằm đảm bảo cung cầu, phục vụ tốt đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Năm là, quản lý, sử dụng tài chính có hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành thu ngân sách nhà nước, tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phát triển ổn định. Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tập trung nguồn vốn, tích cực ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các chương trình, đề án trọng điểm của tỉnh. Duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng, phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương, đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh mới, đảm bảo nợ xấu ở mức an toàn.
- Sáu là, nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách ưu đãi người có công; tiếp tục rà soát, giải quyết hiệu quả chính sách hỗ trợ người có công, bảo đảm công khai, minh bạch. Hướng dẫn địa phương kịp thời tổ chức tốt các chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Tập trung triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2022./.
[1] Đóng góp từng khu vực: Nông nghiệp chiếm 89,68%, tăng 4,51%; lâm nghiệp chiếm 1,52%, tăng 0,61%; thủy sản chiếm 8,80%, tăng 4,71%.
File đính kèm: Bao_cao_KTXH_thang_6_va_6_thang_nam_2022_tinh_Hau_Giang.docSo_lieu_KTXH_thang_6_va_6_thang_nam_2022_tinh_Hau_Giang.xlsx
Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang